Chỉ Tiêu Đo Lường Các Biến Trong Mô Hình Hồi Quy‌



- Điều tra các tổ chức kinh doanh du lịch bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp khác và các tổ chức khác kinh doanh du lịch.

- Điều tra, phỏng vấn lãnh đạo UBND Thành phố, các sở, ban, ngành của Thành phố, UBND các huyện, các phòng, ban ngành có liên quan đến du lịch của các huyện lựa chọn điểm điều tra.

- Phỏng vấn lãnh đạo các xã, các doanh nghiệp, các công ty... và các hộ gia đình có liên quan đến các điểm du lịch thuộc huyện điều tra.

* Phương pháp xử lý và thể hiện thông tin

- Những thông tin đơn giản khi phân loại, lựa chọn từ phiếu điều tra, lập bảng phân tích số liệu thống kê, đánh giá sự hài lòng của khách du lịch được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel.

- Xử lý bằng phần mềm chuyên dụng: Những thông tin liên quan tới mô hình hồi quy để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch được xử lý bởi phần mềm chuyên dụng SPSS trên máy vi tính.

- Thể hiện thông tin: Chủ yếu qua các dạng sơ đồ, biểu đồ, bảng, biểu và biểu thức toán học.

3.5. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin‌

3.5.1. Phương pháp xử lý thông tin‌

Các tài liệu thứ cấp và sơ cấp sau khi thu thập sẽ được sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu của đề tài. Sau đó, số liệu sẽ được tập hợp bằng phần mềm Excel để mã hóa sang dạng số liệu. Tại đây, các số liệu sẽ được đồng nhất hóa đơn vị tính, mức thang đo, mã hóa từ dạng chữ sang dạng số để phục vụ công tác phân tích số liệu cũng như thống kê, đánh giá.

Các số liệu sau đó được phân tổ, và tính toán ra các chỉ số theo như yêu cầu nguyên cứu. Thêm vào đó, các số liệu này cũng được mã hóa và chuyển sang phần mềm SPSS để tiến hành các phân tích chuyên sâu (phân tích hồi quy,...).

3.5.2. Phương pháp phân tích thông tin‌

Đề tài sử dụng một số phương pháp phân tích thông tin cụ thể theo bảng dưới đây:


Bảng 3.3: Phương pháp phân tích thông tin‌


STT

Phương pháp

Nội dung


1


Thống kê mô tả

Tổng hợp, phân tích kết quả điều tra thực trạng tình hình khách du lịch, các đơn vị tổ chức kinh doanh du lịch và đơn vị quản lý nhà nước về du lịch

Sử dụng các chỉ tiêu thống kê để phản ánh tình hình du

lịch trong thời gian đã qua


2


Thống kê phân tích (phân tổ, so sánh, tổng hợp)

a) Phân tích đặc điểm cơ bản của từng loại, cơ cấu từng loại: khách du lịch, đơn vị kinh doanh du lịch, loại hình du lịch

Dựa vào kết quả phân tích sâu từng nội dung nghiên cứu, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận, nguyên nhân để

tìm ra giải pháp phù hợp.


3


Chuyên gia

Tham vấn ý kiến các bên có liên quan, đặc biệt là các

chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch.


4


Điển cứu

Nghiên cứu các mô hình tiêu biểu trong phát triển

bền vững du lịch để từ đó rút ra kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh phát triển bền vững du lịch trong thời gian tới.


5


Bộ công cụ PRA (cây vấn đề, ma trận phân loại, biểu đồ triển vọng…); Likert (thang đo); Phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Sciences)

Tiếp cận cộng đồng có sự tham gia với các công cụ: a) Cây vấn đề để xác định những khó khăn, hạn chế chủ yếu trong quá trình phát triển bền vững du lịch, xác định những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trở ngại; b) Xếp hạng ưu tiên nhằm xác định mức độ khó khăn trong phát triển bền vững du lịch; c) Dùng thang đo Likert đánh giá sự hài lòng của khách du lịch trong phân tích tính bền vững du khách; d) Phần mềm SPSS để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch

tại địa phương

6

Dự báo

Dùng các dãy số thời gian để dự báo về tình hình

phát triển bền vững du lịch trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh - 13

Nguồn: Mô tả của tác giả



3.5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả và so sánh

* Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng các lĩnh vực, các đối tượng liên quan đến phát triển bền vững du lịch của địa bàn nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi trong phân tích.

Phương pháp so sánh được áp dụng để so sánh về quy mô, kết quả và hiệu quả kinh tế giữa các thời kỳ khác nhau, hoặc các loại hình khác nhau, hoặc khi thay đổi cơ cấu sản phẩm dịch vụ hay loại hình du lịch hợp lý thì hiệu quả kinh tế sẽ thay đổi như thế nào so với cơ cấu hiện nay để từ đó thấy được tác dụng của sự chuyển dịch cơ cấu và loại hình sản phẩm dịch vụ.

* Phương pháp thống kê cũng được sử dụng trong đề tài để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu phát triển trong hoạt động du lịch, tính toán sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế du lịch trong một khoảng thời gian nhất định, qua đó có thể thấy được sự phát triển bền vững hay không bền vững, mức độ phát triển của từng chỉ tiêu cụ thể, hiệu quả kinh tế du lịch. Trong phạm vi đề tài này, những số liệu thống kê liên quan đến các hoạt động du lịch được thu thập, thống kê trong khoảng thời gian 2011

- 2016. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê để làm căn cứ tính toán, dự báo cho các chỉ tiêu phát triển trong tương lai.

3.5.2.2. Vận dụng thang đo Likert

Để đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến lượng khách du lịch, thông qua sự hài lòng của du khách bởi các yếu tố về: danh lam thắng cảnh; đất nước hoà bình, ổn định; xã hội an toàn; luật pháp và cơ chế chính sách của Nhà nước thuận lợi cho khác du lịch; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển; Cơ sở vật chất về phòng ở và trang thiết bị; Năng lực và thái độ phục vụ của nhân viên du lịch.

Trong đề tài, tác giả tiến hành điều tra 3 điểm du lịch, sử dụng thang đo likert điểm 5 trong việc quy định và cho điểm các mức độ đánh giá theo quy ước sau:

1. Rất không hài lòng

2. Không hài lòng

3. Bình thường

4. Hài lòng



5. Rất hài lòng

Từ sự hài lòng của khách du lịch có thể tương ứng với các yếu đó là tốt hoặc không tốt và mô tả điểm như sau:

1. Rất không tốt

2. Không tốt

3. Bình thường

4. Tốt

5. Rất tốt

Căn cứ vào kết quả điều tra bởi số ý kiến đối với từng mức độ quy ra điểm, tính điểm trung bình theo công thức:

Điểm TBT = ∑( a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B Trong đó: a là số điểm theo thang điểm 5

b là số ý kiến cho từng loại điểm B là tổng số ý kiến.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1) /5 = 0.8.

Tổng thể, thang đo Likert 5 bậc được thể hiện chi tiết qua bảng dưới đây:

Bảng 3.4: Thang đo Likert‌


Điểm

Mức đánh giá

Ý nghĩa

1

1,00 - 1,80

Rất không hài lòng / Rất không tốt

2

1,81 - 2,60

Không hài lòng / Không tốt

3

2,61 - 3,40

Bình thường

4

3,41 - 4,20

Hài lòng / Tốt

5

4,21 - 5,00

Rất hài lòng / Rất tốt

3.5.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy là phương pháp phân tích nhằm tìm ra mối quan hệ phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc) vào một hoặc nhiều biến khác (các biến độc lập). Phương pháp này nhằm mục đích ước lượng giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc khi biết giá trị của biến độc lập [80].

Hồi quy tương quan thường được dùng để phân tích, kiểm định mối quan hệ phụ thuộc và dự đoán giá trị của biến phụ thuộc dựa vào các biến độc lập [89].



Đối với đề tài phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh, để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển du lịch, trong đó có nhiều nhân tố liên quan đến phát triển du lịch có thể xác định được thông qua điều tra, phương pháp phân tích hồi quy sẽ cho phép lượng hóa được mức độ ảnh hưởng ảnh hưởng của từng nhân tố tới việc phát triển du lịch cũng như dự đoán được giá trị kỳ vọng.

Dựa trên kết quả điều tra du khách và các đối tượng liên quan, tác giả sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Sciences) để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch tại địa phương bằng phương pháp Enter (đưa rất cả các biến vào chạy đồng thời để xác định phương án tối ưu). Đây là một phương pháp phổ biến trong nghiên cứu kinh tế học hành vi. Ưu điểm của phần mềm thống kê SPSS là thân thiện với người dùng, và cung cấp đầy đủ các kiểm định phi tham số (Chi-square, Phi, lamda….), thống kê mô tả, kiểm định sự tin cậy của thang đo bằng Cronbach Alpha, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính đơn và bội, kiểm định trung bình (T-test), kiểm định sự khác nhau giữa các biến phân loại (định danh) bằng phân tích phương sai (ANOVA) [45].

Mô hình hồi quy được mô tả qua phương trình dưới đây:

Yi = b0 + b1DLTCi + b2CSHTi + b3PTVCi + b4DVAUi + b5CSLTi +

b6ATXHi + b7HDVi + b8GCi + ui

Trong đó:

Y Đánh giá về phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh DLTC Danh lam thắng cảnh

CSHT Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

PTVC Phương tiện vận chuyển khách tham quan DVAU Dịch vụ ăn uống, thăm quan, mua sắm và giải trí CSLT Cơ sở lưu trú

ATXH An ninh trật tự và an toàn xã hội HDV Hướng dẫn viên du lịch

GC Giá cả dịch vụ

ui Sai số

Tất cả các biến trong mô hình (bao gồm biến độc lập và biến phụ thuộc) được xây dựng thông qua việc thu thập đánh giá của người được điều tra về các nhân tố



ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể các tiêu chí đánh giá được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.5: Chỉ tiêu đo lường các biến trong mô hình hồi quy‌


STT

Biến

Tiêu chí đo lường

Số tiêu chí

đo lường

I. Biến độc lập


1

Danh lam thắng cảnh

Có nhiều thắng cảnh tự nhiên có giá trị


3

Có nhiều công trình văn hóa có giá trị

Có nhiều di tích lịch sử có giá trị


2


Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Hệ thống giao thông thuận lợi


5

Hệ thống điện đầy đủ, ổn định

Hệ thống thông tin công cộng thuận lợi

Hệ thống dịch vụ công cộng đầy đủ tiện lợi

Hệ thống cơ sở y tế phục vụ tốt


3

Phương tiện vận chuyển khách tham quan

Bến tàu, bến xe du lịch rộng rãi, sạch sẽ


4

Có nhiều lựa chọn phương tiện đi du lịch

Các phương tiện có độ an toàn cao

Nhân viên điều khiển, quản lý phương tiện thân

thiện, lịch sự


4

Dịch vụ ăn uống, thăm quan, mua sắm và giải trí

Có nhiều cửa hàng mua sắm thuận lợi


4

Có nhiều điểm tham quan thuận lợi

Có nhiều nhà hàng phục vụ tốt

Có nhiều hoạt động vui chơi giải trí


5


Cơ sở lưu trú

Tìm kiếm khách sạn, cơ sở lưu trú thuận lợi


7

Truy cập wifi/ internet mạnh

Truyền hình có hình ảnh, âm thanh, kênh tốt

Máy lạnh, cung cấp nước nóng tốt

Phòng nghỉ rộng rãi, thoáng mát

Tủ lạnh khách sạn có nhiều loại thức uống

Nhân viên khách sạn thân thiện, lịch sự, nhiệt tình


STT

Biến

Tiêu chí đo lường

Số tiêu chí

đo lường

I. Biến độc lập


6

An ninh trật tự và an toàn xã hội

Tình trạng ăn xin


3

Tình trạng cướp, trấn lột, trộm cắp

Tình trạng chèo kéo, thách giá


7


Hướng dẫn viên du lịch

Chân thật, lịch sự và tế nhị


5

Nhiệt tình, nhanh nhẹn, linh hoạt

Kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực tốt

Kĩ năng giao tiếp ứng xử tốt

Khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt


8


Giá cả dịch vụ

Giá cả thăm quan


4

Giá cả giải trí

Giá cả mua sắm

Giá cả lưu trú

II. Biến phụ thuộc


1

Đánh giá phát

triển bền vững du lịch

Thực trạng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh


1

Tổng số tiêu chí

35


Các biến được đo lường bằng thang đo Likert 5-scale như tác giả đã trình bày ở trên.

3.5.2.4. Phương pháp phân tích biến đối lập những nhân tố cản trở đến sự phát triển

Để phân tích, đánh giá những yếu tố cản trở sự đến sự phát triển đối với từng địa điểm du lịch và địa phương cấp tỉnh, đề tài áp dụng phương pháp phân tích những nhân tố cản trở đến sự phát triển hệ thống, bằng cách khai thác, tận dụng kiến thức của các chuyên gia bản địa để phân tích biến đối lập, nhằm nhận biết mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cản trở sự phát triển du lịch bền vững [dt 94].

Theo phương pháp này, tập hợp những ý kiến của các chuyên gia, người quản lý địa phương và những người làm trực tiếp du lịch, sau đó hệ thống hóa số ý kiến



tính theo tỷ lệ % đối với từng yếu tố. Tỷ lệ yếu tố nào có khó khăn cản trở cao, thì yếu tố đó được coi là làm nghẽn sự phát triển hệ thống, nếu muốn phát triển hệ thống phải có giải pháp khai thông điểm tắc nghẽn đó. Có thể mô tả bằng bảng số liệu, từ đó minh họa bằng biểu đồ.

3.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu‌

Để đánh giá thực trạng, đề ra những giải pháp khoa học, có tính khả thi nhằm phát triển bền vững du lịch, cần có hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. Luận án đưa ra 5 nhóm chỉ tiêu đánh giá các mặt của sự phát triển bền vững du lịch.

3.6.1. Nhóm chỉ tiêu sử dụng để nghiên cứu sự hài lòng của du khách‌

- Thông tin về du lịch đầy đủ, rõ ràng

- Giá dịch vụ

- Dịch vụ khách sạn

- Dịch vụ vui chơi giải trí

- Xã hội an toàn

- Vệ sinh, môi trường

- Sản phẩm dịch vụ đa dạng, khách có nhiều lựa chọn

- Năng lực, sự hiểu biết, lòng nhiệt tình và sự chu đáo của tiếp viên du lịch

- Điều kiện cơ sở vật chất, phòng ở và trang thiết bị du lịch

- Ẩm thực: các món ăn ngon, lạ, hấp dẫn

- Danh lam, phong cảnh

- Mức độ thuận lợi của phương tiện

- Mức độ của sự đặc sắc, độc đáo

- Ấn tượng của khách du lịch

3.6.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng và cơ cấu du lịch‌

* Chỉ tiêu tăng trưởng về lượng khách

- Tổng số khách du lịch đến/năm qua các năm

- Tổng số khách du lịch đi/năm qua các năm

- Tỷ lệ số khách quoay trở lại du lịch qua các năm

- Số ngày lưu trú bình quân của du khách/1 lần du lịch

- Tỷ lệ rủi ro về sức khỏe: số khách bị ốm đau, tai nạn do du lịch/tổng số khách

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí