Khung Phân Tích Nghiên Cứu Phát Triển Bền Vững Du Lịch Tỉnh Bắc Ninh‌



một ốc đảo du lịch, không kết nối với các tỉnh khác. Bắc Ninh có thể là một điểm đến trong tuyến/chuỗi điểm đến của du khách.

3.3.2. Khung phân tích‌

Khung phân tích được hiểu là một đề cương dàn ý, trong đó xác định những vấn đề chủ yếu liên quan đến việc phân tích, mục tiêu phân tích và công cụ phân tích. Việc xây dựng khung phân tích nhằm tạo ra một kết cấu hợp lý, bảo đảm sự toàn diện và cân đối cho bản phân tích.

Để xây dựng khung phân tích chi tiết trước hết thiết kế khung lý thuyết chung, trên cơ sở khung lý thuyết chung sẽ xây dựng khung phân tích chi tiết.

Đối với đề tài luận án: Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh khung lý thuyết được thiết kế theo hình 3.2.

Khung phân tích về nghiên cứu phát triển bền vững du lịch ở tỉnh Bắc Ninh được thể hiện ở hình 3.3. như sau:


Vấn đề nghiên cứu

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh


Cơ sở khoa học của nghiên cứu


Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển

du lịch bền vững ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.

Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững.

Nghiên cứu định tính

Phỏng vấn các chuyên gia =>Xác định biến đưa vào mô hình

Hoạch định giải pháp Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh:

- Bối cảnh hiện nay và xu hướng

- Quan điểm trong phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh

- Phương hướng, mục tiêu phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh

- Giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu định lượng

- Đánh giá sự tương quan giữa các biến trong mô hình và kiểm định các giả thuyết.

- Phân tích mô hình hồi quy.

Cơ sở thực tiễn

- Thực trạng phát triển du lịch bền vững tỉnh Bắc Ninh thời gian qua.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bắc Ninh.

Hình 3.2. Thiết kế khung lý thuyết nghiên cứu‌

79


Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch

Thực trạng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh

Giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh


Danh lam thắng cảnh

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Giải pháp chung:

- Cơ chế chính sách

- Quy hoạch, vốn đầu tư

- Phát triển du lịch thông minh

- Xúc tiến, quảng bá

- Phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Phát triển cơ sở hạ tầng

Thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch:

- Các địa danh phát triển du lịch

Phương tiện vận chuyển khách tham quan

- Nguồn nhân lực du lịch


Thực trạng quy hoạch và phát triển địa phương du lịch bền vững:

Dịch vụ ăn uống, thăm quan, mua sắm và giải trí

- Thực trạng quy hoạch

- Thực trạng phát triển các điểm du lịch


Cơ sở lưu trú

Thực trạng phát triển khách du lịch:

- Khách nội địa.

- Khách quốc tế

An ninh trật tự và an toàn xã hội

Hướng dẫn viên du lịch

Giải pháp phát triển bền vững du lịch Bắc Ninh


Thực trạng phát triển kinh doanh du lịch bền vững:

- Các đơn vị kinh doanh du lịch

- Kết quả và hiệu quả kinh doanh

Giải pháp riêng cho từng vùng:

- Vùng Bắc Sông Đuống

- Vùng Nam Sông Đuống

Giá cả dịch vụ

Hình 3.3: Khung phân tích nghiên cứu phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh‌



3.4. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra‌

3.4.1. Chọn điểm nghiên cứu‌

Từ phương pháp tiếp cận không gian theo vùng, quy hoạch của tỉnh Bắc Ninh chia làm 2 vùng: Vùng 1- Bắc sông Đuống và Vùng 2- Nam sông Đuống. Vùng 1 - Bắc sông Đuống, gồm có: Thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên Du, thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong và huyện Quế Võ. Vùng 2 - Nam sông Đuống, gồm: huyện Thuận Thành, huyện Gia Bình và huyện Lương Tài. Căn cứ vào bản đồ hành chính, bản đồ địa hình của tỉnh Bắc Ninh, căn cứ vào phân vùng và đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Để bảo đảm tính đại diện du lịch từng vùng, đề tài lựa chọn 7 đơn vị cấp huyện để điều tra: Vùng 1 - Bắc sông Đuống, bao gồm 4 đơn vị cấp huyện; Vùng 2 -Nam sông Đuống, bao gồm 3 đơn vị cấp huyện được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Lựa chọn địa điểm nghiên cứu‌


Vùng

Chọn đơn vị cấp huyện


Vùng 1: Bắc sông Đuống

Thành phố Bắc Ninh

Thị xã Từ Sơn

Huyện Tiên Du

Huyện Yên Phong


Vùng 2: Nam sông Đuống

Huyện Thuận Thành

Huyện Gia Bình

Huyện Lương Tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh - 12

3.4.2. Chọn mẫu điều tra‌

Theo các tác giả Nguyễn Đình Thọ (2011), Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2002), thì trong phân tích cấu trúc tuyến tính, lý thuyết về phân phối mẫu của Raykov và Widaman (1995) luôn đòi hỏi mẫu kích thước lớn và càng lớn thì càng tốt. Tuy nhiên, kích thước mẫu lớn bao nhiêu để đảm bảo tính đại diện là một trong những câu hỏi chưa có nghiên cứu nào chỉ ra chi tiết.

Do vậy, trong các nghiên cứu, tính đại diện rất được quan tâm và việc lựa chọn mẫu cần phải đảm bảo tính đại diện tốt nhất, để từ đó suy rộng kết quả phân tích mẫu cho tổng thể. Để đảm bảo yêu cầu thống kê, kích thước lớn phải đủ lớn và



độ dài dữ liệu đủ rộng. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, để xác định mẫu phù hợp, tác giả tiến hành lần lượt theo các bước từ xác định tổng thể nghiên cứu, đến khung lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu, kích thước mẫu.

- Đối tượng điều tra: Do mục tiêu là nghiên cứu về thực trạng phát triển bền vững du lịch và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh, do vậy, đối tượng điều tra bao gồm 03 nhóm: (1) Khách du lịch; (2) Các cơ sở kinh doanh du lịch; (3) Người quản lý nhà nước về du lịch.

- Phương pháp chọn mẫu: Để chọn mẫu đảm bảo tính đại diện và đáp ứng được thông tin nghiên cứu đề tài, tác giả chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu hệ thống phân tầng ngẫu nhiên khả dụng theo TS. Lê Quốc Tuấn [123] trên 3 nhóm đối tượng là: khách du lịch; các cơ sở kinh doanh du lịch và người quản lý nhà nước về du lịch.

- Kích thước mẫu: Về nguyên tắc, mẫu càng lớn thì độ chính xác càng cao. Tuy nhiên, việc điều tra đòi hỏi nhiều thời gian và tốn kém nên trong khả năng, tác giả cố gắng điều tra số lượng hợp lý nhất có thể mà vẫn đảm bảo tính đại diện.

Cụ thể, để phân tích câu trúc tuyến tính và chạy hồi quy, theo Hair và các cộng sự (2006), với phương pháp ước lượng là cực đại hợp lý (Maximum Likelihood) thì kích thước mẫu tối thiểu từ 100 - 150. Tuy nhiên, Theo Hoelter (1983), con số kích thước mẫu tối thiểu phải là 200; Theo Bollen (1989) kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng. Theo đó, với 36 tham số, số mẫu cần thiết ít nhất sẽ là 180. Trong trường hợp phân tích mô hình SEM, số mẫu cần đạt theo Trần Thị Kim Dung và Nguyễn Thị Mai Trang (2002) là 300 - 500.

Về đối tượng khảo sát, để có để đảm bảo tính toàn diện của nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh cũng như đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch của tỉnh, đối tượng khảo sát cần phải đa dạng, toàn diện, đảm bảo tính đại diện nghiên cứu. Do đó, tác giả tiến hành điều tra 03 nhóm:

(1) Khách du lịch; (2) Cơ sở kinh doanh du lịch; (3) Người quản lý nhà nước về du lịch. 03 nhóm này sẽ được điều tra với các nội dung khác nhau, đảm bảo sự phù hợp cũng như tính khoa học.



Do đó, trong nghiên cứu này, để đảm bảo đạt yêu cầu tất cả các tiêu chuẩn thống kê trong bối cảnh hạn chế về mặt tài chính và thời gian, tác giả tiến hành điều tra hết khả năng cho phép trong thời gian 06 tháng (06/2019 - 12/2019) và thu được 900 phiếu điều tra. Cụ thể được phân bổ như sau:

Bảng 3.2: Lựa chọn số mẫu nghiên cứu theo từng đối tượng‌


Đối tượng

Số mẫu (người)

Tỷ lệ (%)

Khách du lịch

600

66,7

Cơ sở kinh doanh du lịch

200

22,2

Người quản lý nhà nước

về du lịch

100

11,1

Tổng cộng

900

100


Cụ thể như sau:

- Điều tra khách du lịch:

Để đảm bảo mức độ tin cậy khi chạy các mô hình, số lượng mỗi chủng loại đối tượng tối thiểu 30 người. Tính mẫu theo tỷ lệ thực trạng, trong đó các loại khách chênh lệch rất lớn, số tối thiểu 30, nên đề tài phải điều tra: 600 người, trong đó có 4 loại đối tượng bao gồm: khách nội địa đến du lịch Bắc Ninh, khách quốc tế đến du lịch Bắc Ninh, khách du lịch Bắc Ninh đưa đi nội địa, khách du lịch Bắc Ninh đưa đi quốc tế.

- Đối với cán bộ quản nhà nước về du lịch:

Với số cơ quan quản lý nhà nước về du lịch không lớn, tác giả điều 100 người, đang công tác tại các cơ quan nhà nước, là những người tham gia công tác quản lý nhà nước về du lịch.

- Điều tra quản lý khách sạn trên địa bàn:

Có 200 người quản lý lưu trú được phỏng vấn để có được quan điểm của họ về việc sử dụng các sản phẩm nhập khẩu. Việc lựa chọn người quản lý chỗ ở được thực hiện dựa trên phương pháp lấy mẫu theo tỷ lệ, bao gồm ba cụm chỗ ở, đó là: (i) 1,2 & 3 khách sạn được xếp hạng sao, (ii) Khách sạn 4 & 5 sao xếp hạng khách sạn theo chuỗi hoặc không theo chuỗi, và (iii) Khách sạn không được xếp hạng sao.


Phương pháp lấy mẫu Xác suất theo tỷ lệ xác suất (PPS) được đề xuất bởi Kish (1965: 234) và Yamane (1973)2.

Nội dung khảo sát phần này gồm: lý do sử dụng sản phẩm nhập khẩu; chất lượng và tính sẵn có của các sản phẩm địa phương; quan điểm của các nhà quản lý khách sạn về nguyên nhân và tác động của rò rỉ trong du lịch và sẵn sàng giảm sử dụng các sản phẩm nhập khẩu và ưu tiên cho các sản phẩm địa phương.

Cơ cấu mẫu khảo sát dựa trên thực tế tổng thể của từng nhóm, kết hợp với phương pháp chọn mẫu ngẫn nhiên khả dụng. Đây là phương pháp tối ưu nhất trong việc chọn mẫu đối với đề tài này.

- Phương pháp khảo sát: Tác giả khảo sát dựa trên bảng câu hỏi điều tra chuẩn bị trước kết hợp với phỏng vấn nhanh các đối tượng tác giả có thể tiếp cận được trên cơ sở tiếp cận ngẫu nhiên khả dụng với đối tượng điều tra.

3.5. Phương pháp thu thập thông tin‌

3.5.1. Thu thập thông tin thứ cấp‌

Thu thập thông tin thứ cấp để nghiên cứu có sự kế thừa của những nghiên cứu đã được công bố. Đối với đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch tỉnh Bắc Ninh, thông tin thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu tổng quan, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá đặc điểm của địa bàn nghiên cứu và thực trạng chung về phát triển bền vững du lịch.

Những tư liệu thứ cấp được thu thập từ những tài liệu đã công bố bao gồm những thông tin được tổng kết từ những tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến phát triển bền vững du lịch được thu thập từ các viện, trường đại học, các tổ chức quốc tế và trên mạng internet.

Tài liệu trong nước được thu thập từ các nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường học viện Tài chính, Trường học viện khoa học xã hội và nhân văn, Trường đại học Văn hóa… Trung tâm học liệu của Đại học



2 Kish, L. 1965. Survey Sampling. Copyright by John Wiley & son, Inc. Library of Congress. United State of America.

Yamane. 1973. Determining Sample Size. Chapter 3. Methodology. [cited 2012 Jun. 6].

Available from URL: www.thapra.lib.su.acth/objects/thesis/fulltex/thapra/.../chapter3.pdf



Thái Nguyên, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) và trên mạng internet, các tài liệu nước ngoài chủ yếu từ Tổ chức Du lịch Thế giới viết tắt là UNWTO (World Tourism Organization), Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới WTTC (World Tourism and Travel Council), các kỷ yếu hội thảo quốc tế về du lịch và trên mạng internet…

3.5.2 Thu thập thông tin sơ cấp‌

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, các phương pháp sử dụng chính là: Thống kê kinh tế, khảo sát bằng phiếu điều tra có sự tham gia [80].

Các phương pháp trên được sử dụng kết hợp trong điều tra cụ thể như sau:

Thiết kế 3 loại phiếu điều tra: Phiếu điều tra du khách, phiếu điều tra đơn vị kinh doanh du lịch và phiếu điều tra người làm công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Trước khi tiến hành điều tra, nhóm điều tra lên lịch điều tra và chuẩn bị nội dung điều tra trong đó thiết kế mẫu phiếu điều tra, loại phiếu này có những chỉ tiêu cố định cả định lượng và trắc nghiệm, ngoài ra còn có một số trang trống có thể ghi chép những thông tin khi phỏng vấn và quan sát cần thiết.

Tiến hành điều tra: Được sự giúp đỡ của đội ngũ hướng viên du lịch và sự trợ giúp của sinh viên thực tập tốt nghiệp khoa du lịch của trường Đại học Kinh Bắc, thực hiện phiếu điều tra và phỏng vấn những người liên quan.

Thẩm định thông tin điều tra: Sau 6 đến 8 tháng điều tra lần thứ nhất chúng tôi tiến hành điều tra lại một số tổ chức kinh doanh du lịch và một số chuyên gia, mục tiêu của lần này là thẩm định lại thông tin đã điều tra có thể sai sót do nhóm điều tra không đúng phương pháp, hoặc các yếu tố kỹ thuật. Để có kết quả đúng đắn thẩm định thông tin, nhóm điều tra thẩm định gồm tác giả và những thành viên khác (không phải là thành viên đã điều tra lần trước), nhằm loại trừ bớt yếu tố chủ quan.

Thông tin được thu thập từ việc điều tra khảo sát, phỏng vấn trực tiếp thông qua hệ thống bảng câu hỏi điều tra, phiếu phỏng vấn được in sẵn cho từng đối tượng điều tra, phỏng vấn đã được thông qua trước hội đồng phê duyệt đề cương luận án. Thông tin sơ cấp được thu thập từ những nguồn thông tin sau:

- Điều tra du khách với 4 loại khách du lịch nội địa và quốc tế theo phương pháp tiếp cận.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2023