3.1.3. Lãi suất danh nghĩa
Đứng trước tình hình lạm phát năm 2008 rất cao lãi suất danh nghĩa của Việt Nam đã tăng lên mức 13,46% nhằm kiềm chế những tác động của lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế. Sau khủng hoảng 2008, mặc dù tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống mức một con số nhưng lãi suất danh nghĩa ở Việt Nam vẫn giữ mức trên hai con số cho đến năm 2012. Từ năm 2011 trở đi, lãi suất danh nghĩa giảm đều và đạt mức 7,62% trong năm 2014 và đến năm 2015, lãi suất tiếp tục giảm còn 6,5%.
BIỂU ĐỒ 3. 3:LÃI SUẤT DANH NGHĨA CỦA VIỆT NAM
16.00%
14.00% 13.46%
13.00%
12.00%
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Tổng Quan Các Yếu Tố Cơ Bản Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Nhtm
- Các Yếu Tố Cơ Bản Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng
- Tỷ Lệ Ldr Và Tỷ Lệ Tài Sản Thanh Khoản/tổng Tài Sản (%)
- Kết Quả Kiểm Định Giả Thuyết Của Ols
- Giải Pháp Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
11.50%
11.50%
10.37%
10.00%
8.48%
8.00%
7.62%
6.50%
6.00%
4.00%
2.00%
0.00%
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Nguồn: VietNam Key Indicators (2015), ADB
3.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM
3.2.1. Tăng trưởng tín dụng
Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình giai đoạn 2008 – 2014 đạt 19.15%. Hoạt động tín dụng tăng trưởng mạnh từ 23,38% năm 2008 lên 37,53% năm 2009 chủ yếu là do tác động của các chính sách kích thích kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, các năm còn lại, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống lại theo chiều hướng đi xuống. Từ năm 2010 đến 2011, tăng trưởng tín dụng giảm mạnh do chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát, thanh khoản của một số NHTM gặp khó khăn và một số TCTD chưa chấp hành nghiêm các quy định lãi suất huy động tối đa của NHNN nên được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thấp. Trong năm 2010, NHNN ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD. Việc ban hành Thông tư 13 và 19 góp phần siết chặt hơn việc sử dụng các nguồn vốn trong hoạt động của các TCTD. Năm 2012, tăng trưởng tín dụng đạt 8,91% mặc dù chỉ tiêu NHNN đưa ra đầu năm là 15 – 17%. Trong năm 2012, NHNN cũng đã phân nhóm giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng với các mức 17%, 15%, 8%, tuy nhiên hết năm, các chỉ tiêu đã không được hoàn thành, có ngân hàng còn tăng trưởng tín dụng âm. Năm 2013, tăng trưởng tín dụng tiếp tục thấp và tưởng chừng như sẽ không hoàn thành mục tiêu 12%. Tuy nhiên, cuối năm lại có sự đột phá lớn, tăng trưởng của riêng quý 3/2013 đã đạt gần 4%, góp phần đưa tăng trưởng tín dụng cả năm 2013 đạt 12,51%, vượt cả chỉ tiêu tăng trưởng đề ra. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần xem xét lại con số tăng trưởng này là thật hay do các điều chỉnh kỹ thuật của các ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra của Ngân hàng Nhà nước. Năm 2014, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 14,16%, phù hợp với chỉ tiêu đầu năm đề ra của NHNN là tăng trưởng tín dụng trong mức 12%-14%. Đến năm 2015, tăng trưởng tín dụng tăng trở lại là 17,29% so với năm 2014 nhưng thấp hơn mức kỳ vọng 18%, điều này cho thấy
hoạt động tín dụng của NHTM tương đối ổn định đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
BIỂU ĐỒ 3. 4:TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM VÀ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM
45.00%
39.57%
40.00%
35.00%
32.43%
30.00%
25.43%
25.00%
20.00%
17.29%
14.31%
15.00%
14.16%
12.52%
10.00%
8.91%
5.00%
6.23%
6.78%
6.68%
5.32%
5.89%
5.03%
5.42%
5.62%
0.00%
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng GDP
Nguồn: TCTK, NHNN,Vietstock, ADB
Giai đoạn 2011 trở về trước, mặc dù tín dụng tăng trưởng mạnh song GDP cũng chỉ xoay quanh mức 6%. Trong khi đó, từ năm 2012 đến năm 2014, tín dụng tăng
trưởng thấp hơn hẳn giai đoạn trước và GDP cũng giảm thấp nhưng vẫn ở mức trên 5%, điều đó cho thấy nguồn vốn tín dụng đã được đầu tư đúng hướng hơn, phục vụ tốt hơn cho mục tiêu phát triển. Cùng với những khởi sắc của nền kinh tế trong điều kiện mặt bằng lãi suất ổn định, tăng trưởng tín dụng năm 2015 đạt ở mức cao 17,29%, tốc độ tăng trưởng đã thay đổi tích cực so cuối năm 2014. Đồng thời, trong năm dòng chảy tín dụng đã tập trung cho lĩnh vực sản xuất, tạo động lực tăng trưởng năm 2015 bền vững cho nền kinh tế, trong đó, tín dụng cho khu vực nông nghiệp - nông thôn, công nghiệp ưu tiên phát triển và công nghệ cao có mức tăng trưởng lần lượt là 11%, 10% và 50%. Ngoài ra, tín dụng phân theo kỳ hạn cũng chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng.
3.2.2. Tỷ lệ dư nợ so với GDP
Từ năm 2008 đến năm 2009 tỷ lệ dư nợ so với GDP tăng rất mạnh luôn ở mức cao (>95%) cho thấy tín dụng đã, đang và sẽ luôn là kênh chủ đạo cung ứng vốn cho nền kinh tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP của cả nước.
Tăng trưởng GDP thường dựa vào đóng góp của 3 nhân tố: vốn, lao động và năng suất. Tại Việt Nam, tăng trưởng GDP phụ thuộc hoàn toàn vào vốn (với tỷ lệ hơn 80%) và lao động (chủ yếu tập trung lao động giá rẻ). Vì vậy, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng phải gánh trọn nhiệm vụ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
BIỂU ĐỒ 3. 5:TỶ LỆ DƯ NỢ/GDP CỦA CÁC NHTM
140%
128%
125%
120%
113%
114%
110%
108%
105%
100%
87%
80%
60%
40%
20%
0%
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Nguồn: Worldbank
3.2.3. Tỷ lệ dư nợ so với tổng tài sản
Dư nợ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tài sản của ngân hàng. Hoạt động tín dụng vẫn chiếm khoảng 60-80% tổng tài sản của NHTM, nên thu nhập tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của các NHTM. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM giai đoạn này có chiều hướng sụt giảm so với giai đoạn trước 2012 và tăng trở lại trong năm 2015, khoản mục cho vay của các NHTM chiếm tỷ trọng cao có nguy cơ gây rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
BIỂU ĐỒ 3. 6:DƯ NỢ TÍN DỤNG/TỔNG TÀI SẢN CỦA CÁC NHTM
90.00%
83.80%
81.70%
80.00%
76.60%
78.30%
76.70%
73.89%
70.00%
64.50%
63.00%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Nguồn : Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước qua các năm
3.2.4. Tỷ lệ nợ xấu
Hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam phát triển theo hướng tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng nhưng lại không tập trung nâng cao chất lượng tín dụng cùng với những biến động bất lợi của nền kinh tế khiến chất lượng tín dụng giảm mạnh. Bắt đầu từ năm 2011 trở đi, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam có xu hướng tăng cao. Đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu được NHNN công bố là 4,08%. Trong năm 2013 và 2014, với những nỗ lực nhằm kìm hãm nợ xấu qua công tác cơ
cấu lại các khoản nợ và bán nợ cho Công ty quản lý nợ (VAMC).Vì vậy, tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam đã giảm xuống, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn trên mức 3%.
Trong khoảng thời gian 2008 – 2014, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tăng trưởng tín dụng giảm mạnh trong khi tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng cao do việc tăng trưởng tín dụng nóng bất chấp những quy định an toàn trong cho vay của hệ thống ngân hàng những năm trước đây. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,17% năm 2010 lên 4,08% năm 2012 do tình hình kinh tế khó khăn và sự xuống dốc của thị trường bất động sản. Thời điểm tháng 5/2012, tỷ lệ nợ xấu lên đến 8,6%, mặc dù đến cuối năm 2012 tỷ lệ nợ xấu giảm còn 4,08%. Năm 2013, bên cạnh sự ra đời của Công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) ngày 09/07/213, các TCTD cũng đẩy mạnh tự giải quyết nợ xấu bằng nguồn dự phòng, tái cơ cấu nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 giúp tỷ lệ nợ xấu giảm xuống mức 3,61%. Năm 2014, sau khi tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm do tình hình kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn và các ngân hàng phải áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn theo những quy định trong Thông tư 09/2014/TT- NHNN, nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã bắt đầu giảm. Theo báo cáo tài chính của các ngân hàng, đến cuối tháng 12/2014, tổng nợ xấu nội bảng là 145.000 tỷ đồng, chiếm 3,25% tổng dư nợ. Các NHTM Việt Nam vẫn phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời hạn mà không đánh giá được một cách chính xác tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ vào nhóm không phản đúng thực chất khoản nợ. Ngoài ra, việc sắp xếp lại các khoản nợ, đưa nợ ra ngoại bảng và cơ cấu lại nợ đã làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể.
BIỂU ĐỒ 3. 7: TỶ LỆ NỢ ẤU
4.50%
4.00%
4.08%
3.61%
3.50%
3.30%
3.25%
3.00%
3.07%
2.50%
2.55%
2.20%
2.00%
2.17%
1.50%
1.00%
0.50%
0.00%
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước qua các năm
Thời gian vừa qua vấn đề nợ xấu trở thành mối quan tâm hàng đầu của các NHTM Việt Nam các khoản cho vay của các ngân hàng chủ yếu đầu tư bất động sản và các tập đoàn Nhà nước. Hiện các NHTM đang tích cực đưa ra các biện pháp nhằm giảm số nợ xấu tồn đọng và đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa phát sinh nợ xấu như: cấp hạn mức tín dụng dựa trên mức độ rủi ro đối với từng khách hàng vay vốn, lập quy trình kiếm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ.