sổ nhỏ nhìn ra con suối cạnh nhà quanh năm nước chảy róc rách, có cả một vườn cây và một con đường sỏi đá. Như quan niệm của các nhà văn, nhà thơ xưa thì đó quả là một khung cảnh hữu tình - một bức tranh thủy mặc. Chính cái khung cảnh hữu tình ấy đã trở thành nguồn cảm xúc cho khá nhiều tác phẩm của ông.
Về sau do nhiều lí do khác nhau mà ông không thể giữ được ngôi nhà ấy, dù không còn nhưng đối với ông ngôi nhà ấy đã trở thành một phần máu thịt không thể tách rời. Trong một lần trả lời phỏng vấn, nhà văn đã bộc bạch: "Vì nhiều lí do, tôi đã phải bán ngôi nhà ấy đi, nhưng thú thật là tôi chưa bao giờ quên được nó. Thậm chí, có nhiều đêm, tôi nằm mơ thấy mình vẫn đang sống ở ngôi nhà cũ. Nỗi nhớ ấy đã thôi thúc tôi viết cuốn sách này như một cách trải lòng mình với những kí ức sống ấy". Cuốn sách mà cao Duy Sơn nói đến ở đây chính là tập truyện ngắnNgôi nhà xưa bên suối - tập truyện mà nhà văn đã dùng toàn tâm toàn ý viết trong suốt bốn năm ròng.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Cao Duy Sơn viết cả truyện ngắn và tiểu thuyết. Điều thú vị là cả tiểu thuyết và truyện ngắn của ông đều được "cày ải" và "gặt hái" trên chính mảnh đất nơi ông sinh ra và lớn lên "Tôi nghĩ là không bao giờ tôi tách rời mình khỏi mảnh đất ấy được". Nhà văn ý thức và am hiểu rất rõ về cuộc sống không mấy khá giả và bản chất hiền lành, chân thật của những con người quê hương. Ông viết văn là để bày tỏ tình yêu của mình đối với quê hương đồng thời cũng là để giới thiệu, để giãi bày lối sống, phong tục tập quán, cảnh sắc dân tộc mình, quê hương mình đến với bạn đọc trong và ngoài nước. Khảo sát các tác phẩm của Cao Duy Sơn chúng tôi nhận thấy: các tác phẩm của ông đã làm hiện lên một bức tranh đời sống miền núi với đầy đủ các gam màu sáng - tối, trắng - đen; với đủ các phận người giàu - nghèo, tốt - xấu, hạnh phúc - khổ đau; với đủ các sắc điệu vui - buồn, giận hờn - tha thứ; có đủ cả nước mắt và tiếng cười, cả những giây phút bình yên và bão tố, cả những phong tục tốt đẹp lẫn những hủ tục cần loại bỏ... Nói tóm lại, viết về quê
hương, Cao Duy Sơn không vì tình yêu quê tha thiết mà có cái nhìn thiên vị, một chiều, ngược lại ông sử dụng một cái nhìn toàn vẹn, tổng thể, không bỏ sót bất cứ một điều gì: "Khi ý thức rõ rệt về đời sống của người Tày quê tôi, tôi lại càng tin rằng, sứ mạng của mình là phải viết về những con người, những câu chuyện nơi đây. Thực ra, văn chương của tôi là những câu chuyện xảy ra của chính tôi, của những người thân, của làng mạc tôi, của cái tầng văn hóa tiềm ẩn ở vùng đất này... Chỉ cần bám lấy thị trấn Cô Sầu mà khám phá, mà viết là tôi thấy quá nhiều tư liệu rồi" [29].
Bên cạnh khoảng thời gian sống gắn bó, gần gũi với mảnh đất nơi ông sinh ra, Cao Duy Sơn cũng đã có một khoảng thời gian có thể gọi là khá dài sống ở thành thị. Mặc dù vậy, những gì thuộc về nơi phồn hoa ấy vẫn chưa đủ sức gây được nhiều cảm xúc trong ông. Ngược lại, cái tạo nên cảm xúc, khơi nguồn sáng tạo trong tâm hồn nhà văn lại là mảnh đất nơi nhà văn sinh ra với những kỉ niệm quãng đời thơ ấu. Không chỉ tạo cảm xúc, mảnh đất với những con người ở đó đã trở thành một sự ám ảnh khôn nguôi, từ ngày này qua ngày khác buộc ông phải không ngừng suy nghĩ. Điều này đã được chính Cao Duy Sơn chia sẻ: "Tôi về thành thị 4, 5 năm nay nhưng những gì của thành thị, mặc dù hàng ngày tôi vẫn sống với nó, vẫn chưa đủ thời gian để mình có cảm xúc viết về nó. Cái để tạo nên trong tôi cảm xúc là quãng đời ấu thơ, nơi mình sinh ra và lớn lên. Mà hầu như nhà văn nào cũng bị tác động bởi những kỉ niệm rất riêng. Bên cạnh đó là những gì đã qua trong cuộc đời của mình ở vùng đất mình đã sinh ra, nó trở thành một sự ám ảnh. Viết văn nhất định phải có sự ám ảnh. Không có sự ám ảnh sẽ không thể nào tạo ra được một tác phẩm, vì mọi thứ đều trở lên hời hợt. Sự ám ảnh đó từ ngày này sang ngày khác, nó khiến anh không lúc nào nguôi nghĩ đến nó và phải tìm cách thể hiện theo một cách nào đó..." [37, tr.5].
Đối với Cao Duy Sơn, viết văn không chỉ để trả nợ cảm xúc của bản thân mà còn là trả nợ quê hương. Do vậy mà dù sống ở đâu nhà văn cũng luôn dõi
theo sự đổi thay, sự phát triển của quê hương và những con người ở đó để thấy được những biến cố, những sóng gió đã qua. Những tác phẩm sau khi ra đời đã được nhà văn mang về gửi tặng bà con trong làng như một món quà tri ân của kẻ xa quê.
1.3.2. Vố n số ng, vố n văn hóa
Cao Bằng nói chung, Cô Sầu (huyện Trùng Khánh - Cao Bằng) nói riêng là một vùng đất dày đặc những vỉa tầng văn hóa truyền thống đã được hun đúc qua hàng trăm thế hệ. Vốn là một người con của Cao Bằng, là một người mang trong mình nửa dòng máu dân tộc Tày, hơn hết còn là một người yêu quê hương tha thiết, Cao Duy Sơn am hiểu rất rõ về bản chất con người cũng như phong tục tập quán của những con người nơi đây. Đặc biệt, nhà văn đã có một thời gian dài (mấy chục năm) làm việc cho đài truyền hình tỉnh Cao Bằng. Công việc của một người phóng viên buộc ông phải đi nhiều, quan sát nhiều. Chính điều này đã giúp ông có nhiều trải nghiệm hơn, nhiều vốn sống, vốn văn hóa hơn. Nó giúp cho ông rất nhiều trong việc thể hiện những nét văn hóa đẹp, những con người chân chất, thật thà; những góc tối, ngõ ngách phức tạp của xã hội vùng cao với những mối quan hệ chằng chịt, phức tạp...
Trong các tác phẩm của Cao Duy Sơn hiện lên rất nhiều những phong tục, tập quán như: tục lệ cưới xin của người Tày, tục lấy tên con để gọi thay cho tên cúng cơm của mẹ trong truyện ngắn Song sinh; tục đi chợ tình vào dịp tháng giêng để cho những người yêu nhau mà không lấy được nhau có cơ hội gặp nhau, chia sẻ những hạnh phúc, khổ đau trong cuộc sống trong Chợ tình, tục hát khai xuân vào ngày mùng 1 Tết trong truyện Súc Hỷ ... Điều thú vị và đặc sắc ở đây là với mỗi truyện, mỗi tục lệ, nhà văn lại có sự thay đổi linh hoạt trong giọng kể, giọng trần thuật của mình.
Có thể bạn quan tâm!
- Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn - 1
- Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn - 2
- Quá Trinh Sá Ng Tá C Củ A Cao Duy Sơn
- Vai Trò Của Nhân Vật Văn Học Trong Tác Phẩm Văn Học
- Người Miền Nú I Vớ I Số Phân
- Người Miền Nú I Với Thế Giới Nội Tâm Đa Chiều
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Chẳng hạn như đối với những phong tục tập quán đẹp của dân tộc, Cao Duy Sơn sử dụng giọng trần thuật vui vẻ, sảng khoái, hứng khởi, chứa chan bao hi vọng. Bỏ qua mọi sự giận hờn, đố kỵ, ghen ghét, người đi khai xuân mang
đến cho các gia đình trong làng niềm vui, niềm hi vọng chứa chan vào một năm mới đầy may mắn, hạnh phúc: "Bươn chiêng pi mấu khai vài xuân a...ngần sèn khẩu tu nả à, mò mả khảu tu lăng ơ...cần ké lục đếch khảu pi mấu à a...phù sần au khen slửa lòng dà...khảu, nặm, ngần sèn tim rườm la...cung hỷ phát sòi... (Tháng giêng năm mới đến khai xuân...chúc cho tiền bạc như nước chảy vào cửa trước, ngựa bò chen đầy cửa sau, trẻ già cùng bước vào năm mới, đều được tay áo thần tiên che chở..., gạo, nước, tiền bạc đầy nhà... vui vẻ phát tài...) [55, tr.176]. Với việc đưa lời chúc mừng năm mới bằng tiếng Tày vào trong tác phẩm, Cao Duy Sơn đã làm cho tác phẩm của mình đậm đà bản sắc văn hóa Tày.
Viết về phiên chợ tình, nhà văn cũng dùng giọng văn hứng khởi, trìu mến, đầy tự hào, thân thương: "Chợ ở đây không ồn ào như chợ phiên phố chợ, không tranh mua, tranh bán, không đuổi đánh nhau vì ghen hay thù oán. Đến đây mọi bực dọc đều đã được khỏa dưới sông, mọi toan tính đều đã được cởi bỏ trên đường, chỉ đem theo con tim bồi hồi và những lời thầm thì ái ân tìm vào tai người xưa” [55, tr.46]. Đó là một phiên chợ đặc biệt, chỉ có ở vùng cao, chợ chỉ họp mỗi năm một lần. Chỉ một ngày ngắn ngủi nhưng đó lại là ngày hạnh phúc nhất trong năm. Là ngày mà những người yêu nhau nhưng tình duyên bị lỡ dở được gặp nhau để trang trải món nợ tình duyên mà không phải lo lắng về bất kỳ điều gì. Họ gặp nhau, mừng mừng tủi tủi; họ cũng nhau ôn lại những kỉ niệm cũ rồi kể cho nhau nghe những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
Giọng điệu ngợi ca cũng được Cao Duy Sơn sử dụng để khắc họa lên những con người miền núi hồn nhiên, chất phác, thủy chung, hữu tình, giàu đức hi sinh. Đó là: lão Sinh - bà Ếm (Chợ tình), ông Khơ - bà Dình (Hoa bay cuối trời), Súc Hỷ - bà Dinh (Súc Hỷ), bà Lơ (Những đám mây hình người), chàng trai (Tượng trắng), ông Thim (Người ăn gấu)... Tình yêu đầu trong họ là bất tử, dù dòng đời nghiệt ngã xô đẩy khiến họ chia lìa, mỗi người một ngả nhưng trong họ mối tình ấy vẫn luôn sắt son, thủy chung, không đổi.
Dù cuộc sống của đồng bào vùng cao đã có sự thay đổi nhưng từ điểm nhìn hiện đại, Cao Duy Sơn vẫn xót xa bởi những nỗi đau cũ vẫn còn hiện hữu trong đời sống hiện tại của những con người nơi đây. Đó là những cuộc tình lỡ dở, những quan niệm cổ hủ, lạc hậu còn giam hãm cuộc đời của biết bao người, không cho họ hưởng hạnh phúc. Mẹ chồng của Líu trong Góc trời Tây có cơn mưa đá bị góa chồng khi mới ở tuổi đôi mươi, khi tuổi xuân còn đang phơi phới. Suốt thời gian sau đó, bà đã phải sống quằn quại trong sự thèm khát hạnh phúc ái ân. Đến khi cô con dâu cũng rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như bà, bà đã tìm mọi cách để ngăn cản, buộc Líu và bạn trai phải chia lìa. Hành động đó đã khiến bà trở thành một kẻ có tội. Điều đáng nói là Cao Duy Sơn không đơn thuần chỉ phản ánh cuộc sống khổ đau, những hủ tục lạc hậu mà ông còn miệt mài suy nghĩ để đưa những con người nơi đây thoát ra khỏi cuộc sống bế tắc ấy: "Nàng đi đây. Nàng sẽ đến với tình yêu của nàng. Thứ men lạ lùng nhất trần đời cám dỗ nàng như bùa bả".
Tục lệ vợ chồng lấy nhau phải đợi đến lúc có con mới được về chung sống với nhau cũng khiến cho nhiều đôi lứa bị rơi vào hoàn cảnh éo le, đau khổ. Chỉ vì tục lệ ấy mà giữa Du, Lu và Sìu Song Sinh đã có một sự nhầm lẫn tai hại khiến cho người thì đi biệt xứ, kẻ thì trở thành phế nhân. Những hủ tục lạc hậu cùng với những định kiến và sự thiếu hiểu biết đã dồn biết bao nhiêu số phận con người vào bước đường cùng. Truyện Tượng trắng đề cập đến số phận vất vả, thiếu thốn, cô đơn của những người mắc bệnh hủi. Những người mặc bệnh hủi bị mọi người xa lánh, hắt hủi, thậm chí còn vô tình rơi vào sự tàn ác của những người xung quanh: "Đứa con sẽ bị quệt chàm lên mặt, đặt trong một cái rọ tre cùng với một ít tã lót và một quả trứng luộc, tất cả những thứ trong đó được rắc lên một nắm gạo trộn muối, rồi bị treo tít lên ngọn cây, phơi nắng phơi sương cho chết thối, chết mục. Gió sẽ đưa mùi hôi thối của xương thịt đến mời lũ quạ về rỉa róc" [53, tr.74].
Cuộc sống ở quê hương Cô Sầu đang dần dần thay đổi, cùng với đó là những xung đột ở nhiều khía cạnh, cả trong cuộc sống lẫn trong chính tâm hồn của những con người nơi đây. Cao Duy Sơn là người gắn bó chặt chẽ với quê hương do vậy ông nắm bắt hết được những thay đổi, những xung đột ấy để rồi phản ánh trong tác phẩm của mình một cách tài tình, sắc nét.
Có thể nói, những phong tục, tập quán của người Tày trên cả nước nói chung, người Tày ở Cô Sầu nói riêng trải qua suốt chiều dài lịch sử nay có những tập tục còn, có những tập tục mất hoặc bị hiểu sai lệch, làm biết dạng đi nét đẹp văn hóa vốn có của nó. Bằng sự am hiểu của bản thân, bằng bút pháp dung dị, nhẹ nhàng; thông qua đặc tả diễn biến nội tâm nhân vật trong từng cốt truyện, Cao Duy Sơn đã gửi đến các bạn đọc một thông điệp "mất văn hóa tức là mất gốc".
Một điều đặc biệt mà ta không thể không nhắc đến khi tìm hiểu phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn là: ông là một trong số ít những nhà văn am hiểu, thông thuộc tiếng mẹ đẻ (tiếng Tày), ngôn ngữ văn hóa cũng như lời ăn tiếng nói của dân tộc mình. Mặc dù đã có một thời gian không ngắn sống ở thành thị nhưng với tình yêu, lòng tự hào sâu sắc đối với những gì thuộc về vốn văn hóa của dân tộc, Cao Duy Sơn đã tinh tế, nhẹ nhàng đưa tất cả vào trong các sáng tác của mình. Qua đó tạo ra một nét phong cách riêng biệt, không lẫn với các nhà văn viết về đề tài miền núi khác.
1.3.3. Quan niệm nghệ thuật của Cao Duy Sơn
Cao Duy Sơn là nhà văn kiên trì với đề tài viết về miền núi. Ông cho rằng: "Viết văn nhất định phải có sự ám ảnh. Không có sự ám ảnh sẽ không thể nào tạo ra được một tác phẩm, vì mọi thứ đều trở lên hời hợt" [28, tr.19]. Đó là lí do giải thích tại sao các tác phẩm của ông đều gắn chặt với mảnh đất quê hương, với đề tài miền núi. Hay nói theo cách khác: hầu hết các tác phẩm của Cao Duy Sơn đều được bắt nguồn từ tình cảm gắn bó với quê hương và con người miền núi của ông.
Bên cạnh đó, Cao Duy Sơn cũng quan niệm: "Văn chương đó là một chuyến đi dài. Chuyến đi ấy, chỉ khi nào người viết dừng lại, không còn sống nữa, thì mới biết đâu là tác phẩm hay nhất của đời người cầm bút ấy. Mình đã viết về vùng đất mình được sinh ra, lớn lên, gắn bó suốt mấy chục năm đầu đời đầy ắp những kỷ niệm. Bây giờ viết ra, mình thấy vui vì qua đó đã có nhiều người hơn biết, nhiều người tìm về cái lũng Cô Sầu heo hút của mình. Mình đã giới thiệu được vùng quê nghèo khó ấy, ghi danh nó trong văn học" [22].
Như vậy theo quan niệm của nhà văn, con đường sáng tạo văn chương hay chính là con đường sáng tạo nghệ thuật không phải là một đoạn đường, không phải là công việc của một sớm một chiều mà nó là cả một chuyến đi dài, chuyến đi ấy kéo dài cả đời người, từ lúc người ấy bắt đầu bước chân vào con đường sáng tác văn chương cho tới khi người ấy từ giã cuộc đời - không còn tồn tại nữa. Do vậy, chúng ta cũng không thể vội vàng, không thể một sớm một chiều đánh giá ngay được đâu là tác phẩm hay nhất của một người nghệ sĩ khi mà người tạo ra nó vẫn còn đang tiếp tục sáng tác. Biết đâu sau khi ta khẳng định, người ấy lại cho ra đời một tác phẩm hay hơn, có giá trị hơn, khẳng định được vị trí của người ấy trong nền văn học nước nhà hơn thì sao? Nói như vậy có nghĩa là chỉ khi nào người ấy dừng viết, không còn sống nữa thì chúng ta mới có thể đánh giá dựa trên cái nhìn tổng quát về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cũng như giá trị tư tưởng và tầm ảnh hưởng của tác phẩm ấy đến sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
Cũng giống như lời bài thơ:
Quê hương là chùm khế ngọt
...
Quê hương là đường đi học
...
Quê hương là con diều biếc
....
Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.
(Đỗ Trung Quân)
Cao Duy Sơn cũng cho rằng một nhà văn trước hết phải có ý thức viết về mảnh đất nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt quãng đời thơ ấu; phải có ý thức giới thiệu những nét đẹp, những nét mang tính đặc trưng của mảnh đất ấy ra ngoài, khiến cho nhiều người biết đến từ đó mà có nhiều người ở khắp nơi tìm đến. Nhà văn cảm thấy vui, thấy hãnh diện vì bản thân đã làm được điều đó. Mảnh đất Cô Sầu đã đi vào các trang văn của ông như một nét mang tính đặc trưng, mang tính điển hình góp phần làm nên cái riêng, cái độc đáo cho các sáng tác của nhà văn.
Đối với công việc sáng tác, Cao Duy Sơn đặc biệt đề cao trách nhiệm của người cầm bút: "Bất kỳ người viết nào cũng không có chuyện vô trách nhiệm trước tác phẩm của mình. Thậm chí trách nhiệm ấy còn có mặt thường xuyên (...). Thường người ta viết ra giống như một sự giải tỏa, như được đối thoại với chính bản thân mình. Khi tác phẩm ra đời và được in ấn thì những điều mình viết ra được truyền tải bằng ngôn ngữ mà ngôn ngữ ấy là của mình thì cảm thấy hạnh phúc vì điều đó" [22]. Hiểu một cách đơn giản thì nhà văn đang đề cao cá tính sáng tạo cá nhân hay chính là phong cách nghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ. Bởi mỗi nhà văn lại có một cách nhìn sự vật riêng, một cách cảm thụ riêng, việc sử dụng hệ thống ngôn ngữ, cách thức diễn đạt cũng không ai giống ai. Cho nên mỗi tác phẩm khi ra đời đều mang dấu ấn riêng của người sáng tác ra nó, những nét riêng đó từng bước góp phần hình thành nên phong cách nghệ thuật của từng nhà văn, nhà thơ.
Nói về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm, ông lại khẳng định: "Quan trọng nhất là tác phẩm phải hay từ nội dung đến hình thức thể hiện. Điều đó rất quan trọng, Để có được một chữ hay, người viết phải suốt đời phấn đấu" [22]. Cao Duy Sơn không thiên về coi trọng nội dung hay hình thức của tác phẩm văn học mà cho rằng tầm quan trọng, vai trò của chúng là như nhau. Người cầm bút phải không ngừng nâng cao vốn từ ngữ, phải gạn lọc khơi trong, đãi cát tìm vàng để tìm ra những từ hay, ý đẹp làm cho tác phẩm hay