thành thị chiếm 27,6%, khu vực nông thôn chiếm 72,4%. Về lực lượng lao động, tổng số trong độ tuổi là: 778.599 người, trong đó nam chiếm 49,6%, nữ chiếm 50,4%. Lao động khu vực thành thị chiếm 26,6%, khu vực nông thôn chiếm 73,4%. Lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm: 13,2%, công nghiệp và xây dựng chiếm: 67,2%, dịch vụ chiếm: 17,2%, ngành nghề khác chiếm: 2,4%.
Từ số liệu trên cho thấy: Bắc Ninh là tỉnh công nghiệp khá phát triển, nhưng cơ cấu dân số và lao động khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng cao, cần phát triển đô thị hóa. Cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ chưa cao, nhưng cao hơn lao động nông lâm thủy sản, biểu hiện ngành dịch vụ nói chung và ngành du lịch nói riêng trong khu vực nông thôn đã có xu hướng phát triển.
4.1.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
* Về giao thông
Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống giao thông đa dạng, gồm cả đường bộ, đường sắt và đường sông. Trong đó, hệ thống đường bộ là chủ yếu. Tỉnh có 3 tuyến đường bộ huyết mạch quốc gia chạy qua là tuyến QL 1 (1A và 1B chạy song song từ Hà Nội lên Lạng Sơn), tuyến QL 18 (Nội Bài - Hạ Long - Cái Lân - Móng Cái) và tuyến QL 38 và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn. Mạng lưới giao thông đường bộ toàn tỉnh hiện có trên 3.810 km, mật độ đường 4,63km/km2, thuộc loại cao so với bình quân của cả nước [9].
* Về bưu chính - viễn thông
Hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông được hiện đại hóa. Tính đến năm 2015, thuê bao điện thoại là 1.320 nghìn thuê bao; mật độ đạt 114,4 thuê bao điện thoại/100 dân; tổng số thuê bao internet 666,9 nghìn; mật độ đạt 81,6 thuê bao internet/100 dân. Tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án phủ sóng wifi miễn phí trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Nhiều năm qua, Bắc Ninh luôn nằm trong top 10 tỉnh, thành phố có chỉ số ICT Index (chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT) cao nhất cả nước. Hoạt động của các mạng công nghệ thông tin đã góp phần đáng kể trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của các cơ quan Đảng và Nhà nước [9].
* Về Giáo dục - Đào tạo
Bắc Ninh có lịch sử là miền đất sinh thành vị tổ của nền khoa bảng Việt Nam, địa phương duy nhất trong cả nước có đủ tam khôi với 22 vị tiến sĩ, trong đó có 2
trạng nguyên. Truyền thống hiếu học đất Kinh Bắc từ xưa đến nay, Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh phát triển toàn diện cả về loại hình, quy mô và chất lượng, nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước về: Kiên cố hóa trường lớp học, tăng cường cơ sở vật chất theo hướng hiện đại; tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia; phổ cập giáo dục Mầm non và Tiểu học; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn; chuẩn tin học và ngoại ngữ…. Năm 2015, Bắc Ninh đứng vị trí thứ 4 toàn quốc về chất lượng giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT, với 11 học sinh được dự thi chọn đổi tuyển đi thi quốc tế và có 1 học sinh được Huy chương Bạc quốc tế môn Hóa học. Bắc Ninh có 12 trường Đại học, Học viên các loại, 18 trường trung học phổ thông [9].
* Y tế - Sức khoẻ:
Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân luôn được tỉnh đặc biệt chú trọng. Hiện toàn tỉnh có 166 cơ sở y tế, trong đó có 16 bệnh viện, 24 phòng khám đa khoa khu vực, 126 trạm y tế xã, phường. Cơ sở vật chất và đội ngũ y, bác sỹ tăng dần qua các năm. Số giường bệnh trong toàn tỉnh là 3.346; số cán bộ công tác ở ngành y là 3.114 người, trong đó có 1.144 bác sỹ, 748 y sỹ, 925 y tá và 297 hộ sinh; cán bộ ngành dược là 1.046 người, trong đó có 177 dược sỹ (kể cả tiến sỹ, thạc sỹ chuyên khoa), 804 dược sỹ trung cấp, 65 dược tá [9].
Thành phố Bắc Ninh đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Dabaco - Vạn An khởi công năm 2017, khu đô thị Đông Nam thành phố Bắc Ninh, khu đô thị Huyền Quang 2, khu đô thị Lý Thái Tổ, khu đô thị An Huy, khu đô thị Phúc Ninh, khu đô thị Đại Hoàng Long...
Theo đề án điều chỉnh quy hoạch Bắc Ninh, hình thành 5 trục phát triển:
Thứ nhất là phát triển đô thị dọc QL1: Từ Sơn - Tiên Sơn - Bắc Ninh, kết hợp với trục phát triển đô thị Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang.
Thứ hai là trục phát triển đô thị công nghiệp dọc QL18: Yên Phong - Bắc Ninh
- Quế Võ phục vụ phát triển công nghiệp.
Thứ ba là trục phát triển đô thị dọc QL38, vành đai 04: TP Bắc Ninh - Thuận Thành. Thứ tư là trục phát triển đô thị, dịch vụ dọc hành lang sông Đuống.
Thứ năm là trục phát triển đô thị dọc QL17: Quế Võ - Gia Bình - Thuận Thành [4].
4.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh và so với cả nước
Tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ, nhưng có nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội được xếp hạng rất cao. Tính đến đầu năm 2017, lấy số liệu của năm 2016 để so sánh. Trong 16 chỉ tiêu chung Bắc Ninh có 3 chỉ tiêu xếp hạng đứng thứ nhất toàn quốc là tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia, tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn Quốc và tỷ lệ xã đạt nông thôn mới. Chi tiết một số chỉ tiêu về kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh và so với toàn quốc được thể hiện trên bảng 4.2.
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu của tỉnh Bắc Ninh so với cả nước
Chỉ tiêu | ĐVT | Cả nước | Tỉnh Bắc Ninh | |||
Số lượng | Số lượng | Tỷ lệ so với cả nước (%) | Xếp hạng | |||
1 | Dân số trung bình | Nghìn người | 92.701 | 1.215,2 | 1,27 | 35 |
2 | Tổng sản phẩm (GDP) | Tỷ đồng | 4.502.733 | 125.461 | 2,79 | 6 |
3 | GDP bình quân/người | USD | 2.215 | 4.847 | 218,83 | 2 |
4 | Thu nhập BQ/Người/Tháng | 1.000đ | 3.480 | 3.971 | 114,11 | 7 |
5 | Thu Ngân sách nhà nước | Tỷ đồng | 1.051.051 | 17.400 | 1,66 | 10 |
6 | GTSX Công nghiệp | Tỷ đồng | 8.040.660 | 765.621 | 9,52 | 2 |
7 | Số dự án đầu tư nước ngoài | Dự án | 22.625 | 935 | 4,13 | 5 |
8 | Kim ngạch Xuất khẩu HH | Triệu USD | 175.942 | 22.839 | 12,98 | 2 |
9 | Chỉ số phát triển con người | 0.72 | 0.84 | 116,67 | 7 | |
10 | Diện tích nhà ở/người | m2 | 22,6 | 27,5 | 121,68 | 6 |
11 | Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố | % | 32,6 | 96,7 | 296,62 | 3 |
12 | Tỷ lệ hộ nghèo | % | 9,88 | 2,86 | 28,95 | 7 |
13 | Tỷ lệ lao động qua đào tạo | % | 32,6 | 63,2 | 193,87 | 6 |
14 | Tỷ lệ trường đạt chuẩn QG | % | 41,6 | 87,4 | 210,10 | 1 |
15 | Tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn QG | % | 55,1 | 94,4 | 171,32 | 1 |
16 | Tỷ lệ xã đạt nông thôn mới | % | 23 | 59,8 | 260,00 | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khung Phân Tích Nghiên Cứu Phát Triển Bền Vững Du Lịch Tỉnh Bắc Ninh
- Chỉ Tiêu Đo Lường Các Biến Trong Mô Hình Hồi Quy
- Nhóm Chỉ Tiêu Đánh Giá Về Hiệu Quả Kinh Doanh
- Một Số Địa Danh Du Lịch Đến Chính Vùng 2- Nam Sông Đuống
- Số Điểm Có Tiềm Năng Và Số Điểm Đã Được Công Nhận Điểm Du Lịch
- Thực Trạng Phát Triển Kinh Doanh Bền Vững Du Lịch Tỉnh Bắc Ninh
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
Nguồn: [15],[16],[17]
Bảng 4.2 cho thấy tuy Bắc Ninh là tỉnh nhỏ, dân số chỉ có 1.215,2 nghìn người, nhưng tỉnh Bắc Ninh có tổng sản phẩm (GDP) khá cao đạt 125.461 tỷ đồng,
xếp hạng thứ 6 trong cả nước. Đặc biệt một số chỉ tiêu xếp hạng 1 toàn quốc như: tỷ lệ trường đạt chuẩn QG: 41,6%, tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn QG: 55,1% và tỷ lệ xã đạt nông thôn mới: 23%; các chỉ tiêu xếp hạng 2 toàn quốc là: GDP bình quân/người đạt 2.215 USD, Kim ngạch Xuất khẩu HH đạt 175.942 USD. Các chỉ tiêu khác cũng đạt khá cao và xếp hạng từ 3 đến 10 trong toàn quốc. Qua đó cho thấy tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh khá phát triển, có tiềm năng phát triển nhiều mặt trong đó có tiềm năng phát triển du lịch.
4.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh
4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là miền đất Kinh Bắc xưa, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế, nơi hội tụ của kho tàng văn hóa nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu Quan họ trữ tình đằm thắm đã được UNESCO công nhân là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng. Người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hóa Kinh Bắc, mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, vẽ tranh dân gian... cộng với nhiều cảnh quan đẹp vì vậy Bắc Ninh đã có nhiều khách thăm quan và khách đến với các lễ hội tâm linh, khách buôn bán…tạo nên du lịch từ rất lâu đời. Thời kỳ Pháp thuộc du lịch chủ yếu là người Pháp sang thăm người nhà, bạn bè làm việc ở Việt Nam, trong nước chủ yếu là người dân địa phương, các địa bàn lân cận đến các Đình, Chùa thăm quan, đi lễ tự phát mang tính tâm linh, truyền thống. Tỉnh Bắc Ninh có trên 40 lễ hội có lịch sử lâu đời và vẫn được duy trì đến nay, trong đó phải kể đến những lễ hội có tầm ảnh hưởng lớn như: Hội chùa Dâu, hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho...mang đậm nét đặc trưng cho lễ hội cổ truyền vùng Kinh Bắc [14].
Thời kỳ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội khóa II ra Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Bắc Ninh - Bắc Giang thành lập tỉnh Hà Bắc ngày 27 tháng 10 năm 1962. Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX, ngày 06 tháng 11 năm 1996 đã ra Quyết định phê chuẩn việc tái lập hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Ngày 1 tháng 1
năm 1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập Quốc tế cả nước du lịch tỉnh Bắc Ninh bắt đầu có bước phát triển từ năm 1995 sau khi nước ta bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1990, bình thường hóa quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính quốc tế 1993. Đặc biệt Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995.
Du lịch Bắc Ninh chỉ thực sự được phát triển từ năm 2007 đến nay, sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ năm 2000 sau đó Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2006. Đồng thời về mặt Pháp lý Quốc hội Việt Nam đã thông qua và ban hành Luật du lịch ngày 5/5/2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006.
Du lịch Bắc Ninh có thêm một mốc phát triển mạnh từ năm 2009, sau khi Dân ca Quan họ Bắc Ninh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Du lịch Bắc Ninh gắn chặt với các giá trị di sản văn hóa Quan họ chính là điểm khác biệt, là thế mạnh nổi bật mang thương hiệu Bắc Ninh. Khách du lịch thưởng thức những âm hưởng ngọt ngào, chất trữ tình, những luyến láy đặc trưng và sự mến khách bằng cả tấm lòng chân thành của Quan họ Bắc Ninh. Vì vậy từ năm 2009 đến nay du lịch có sự phát triển mạnh, văn hóa Quan họ không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh một Bắc Ninh đẹp đẽ, mang đậm nền văn minh vùng ven Sông Hồng, mà còn góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đất nước, con người ra bạn bè quốc tế [38], [63].
4.2.2. Kinh tế du lịch trong cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh
4.2.2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh
Để đánh giá vai trò ngành dịch vụ trong đó có du lịch của tỉnh Bắc Ninh luận án xem xét một số chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế qua 6 năm từ 2014 đến 2019 của tỉnh Bắc Ninh được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh
2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |||||||
Giá trị Sản xuất (Tỷ đồng) | Cơ cấu (%) | Giá trị Sản xuất (Tỷ đồng) | Cơ cấu (%) | Giá trị Sản xuất (Tỷ đồng) | Cơ cấu (%) | Giá trị Sản xuất (Tỷ đồng) | Cơ cấu (%) | Giá trị Sản xuất (Tỷ đồng) | Cơ cấu (%) | Giá trị Sản xuất (Tỷ đồng) | Cơ cấu (%) | |
Công nghiệp và Xâydựng | 80.907,9 | 74,39 | 87.609,2 | 74,59 | 93.252,1 | 74,33 | 102.502,7 | 74,67 | 118.223,4 | 74,98 | 124.363,2 | 75,09 |
Nông, Lâm nghiệp và Thủysản | 6.271,0 | 5,77 | 6.291,7 | 5,35 | 6.301,5 | 5,02 | 6.861,2 | 4,99 | 7.442,1 | 4,72 | 7.699,8 | 4,65 |
Dịch vụ | 21.576,8 | 19,84 | 23.559,0 | 20,06 | 25.907,2 | 20,65 | 27.923,6 | 20,34 | 32.007,7 | 20,30 | 33.558,8 | 20,26 |
Cộng | 108.755,7 | 100,0 | 117.459,9 | 100,0 | 125.460,8 | 100,0 | 137.287,5 | 100,0 | 157.673,2 | 100,0 | 165.621,8 | 100 |
Nguồn: [18],[77][78][153]
Theo kinh tế học Giá trị sản lượng = Sản lượng sản xuất x Giá bán; Doanh thu
= Sản lượng tiêu thụ x Giá bán. Như vậy đối với ngành dịch vụ sản lượng cung cấp cũng là sản lượng tiêu thụ, vì vậy giá trị sản xuất cũng chính là doanh thu.
Qua bảng 4.3 cho thấy: Ngành công nghiệp và xây dựng tỉnh Bắc Ninh phát triển mạnh, xu hướng tăng liên tục trong những năm qua, kể cả GTSX và cơ cấu trong nền kinh tế, năm 2014 đạt 80.907,9 tỷ đồng đến năm 2019 đạt 124.363,2 tỷ đồng; về cơ cấu năm 2014 chiếm 74,39% đến năm 2019 là 75,09%. Đối với ngành nông lâm thủy sản cơ cấu giảm theo hướng tích cực năm 2014 là 5,77% năm 2019 là 4,65%. Đối với ngành dịch vụ mặc dù có tổng giá trị sản xuất tăng liên tục qua các năm 2014 đạt 21.576,8 tỷ đồng, đến năm 2019 đạt 33.558,8 tỷ đồng; nhưng cơ cấu trong nền kinh tế 3 năm trở lại đây có xu hướng giảm nhẹ năm 2016 đạt 20,65%, năm 2017 đạt 20,34%, năm 2018 là 20,30% đến năm 2019 chỉ còn là 20,26%. Số liệu trên cho thấy tỉnh Bắc Ninh là tỉnh công nghiệp phát triển. Đối với ngành dịch vụ mặc dù có nhiều tiềm năng, có sự phát triển, nhưng cơ cấu trong nền kinh tế có xu hướng giảm, cần có giải pháp phát triển hơn nữa xứng với tiềm năng của tỉnh Bắc Ninh.
4.2.2.2. Cơ cấu kinh tế du lịch trong ngành dịch vụ tỉnh Bắc Ninh
Trong ngành dịch vụ của tỉnh Bắc Ninh, nếu chỉ tính các đơn vị kinh doanh du lịch, không kể đến các dịch vụ liên quan đến du lịch như: khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác không do các đơn vị kinh doanh du lịch quản lý thì cơ cấu kinh tế du lịch chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong ngành dịch vụ thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4: Cơ cấu kinh tế du lịch trong ngành dịch vụ của tỉnh Bắc Ninh
Chỉ tiêu | Năm ĐVT | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
I | Tổng GTSX ngành dịch vụ | Tỷ đồng | 21.576,8 | 23.559,0 | 25.907,2 | 28.923,6 | 32.007,7 | 33.558,8 |
1 | Du lịch | Tỷ đồng | 320,1 | 382,0 | 589,0 | 710,0 | 855,2 | 1.100,2 |
2 | Dịch vụ khác | Tỷ đồng | 21.256,7 | 23.177,0 | 25.318,2 | 28.213,6 | 31.152,5 | 32.458,8 |
II | Cơ cấu ngành dịch vụ | % | 100,0 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
1 | Du lịch | % | 1,5 | 1,6 | 2,3 | 2,5 | 2,8 | 3,2 |
2 | Dịch vụ khác | % | 98,5 | 98,4 | 97,7 | 97,5 | 97,2 | 96,8 |
Nguồn: [16],[72],[73],[74], [75],[77],[78][153]
Bảng 4.4 cho thấy: mặc dù tiềm năng du lịch tỉnh Bắc Ninh khá cao, nhưng GTSX kinh doanh du lịch còn rất thấp, năm 2014 đạt 320,1 tỷ đồng, chiếm 1,5% trong ngành dịch vụ, đến năm 2019 đạt: 1100,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 3,2% trong cơ cấu ngành dịch vụ. Đáng chú ý là GTSX tăng qua các năm, đồng thời tỷ trọng du lịch trong cơ cấu ngành dịch vụ cũng tăng mạnh và liên tục qua các năm, năm 2014 là: 1,5%, đến năm 2019 là: 3,2%. Mặc dù tăng qua các năm nhưng qua số liệu trên cho thấy ngành du lịch có cơ cấu kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngành dịch vụ và như vậy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh, tuy có xu hướng đang phát triển mạnh, nhưng chưa xứng đáng với tiềm năng của tỉnh. Vì vậy cần có giải pháp thúc đẩy mạnh tạo bước đột phá nhảy vọt.
4.2.3. Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Ninh
4.2.3.1. Một số địa danh du lịch tỉnh Bắc Ninh
a. Vùng 1 - Bắc sông Đuống
Khảo sát cho thấy Vùng 1- Bắc sông Đuống là vùng trung tâm của tỉnh Bắc Ninh, có rất nhiều địa danh là những công trình văn hóa, di tích văn hóa, di tích lịch sử, hàng năm tổ chức nhiều lễ hội thu hút khách du lịch. Những địa danh và các hoạt động du lịch được thể hiện qua bảng 4.5.
Bảng 4.5: Một số địa danh du lịch chính của Vùng 1- Bắc sông Đuống
STT | Tên địa danh | Các hoạt động du lịch | |
Thành Phố Bắc Ninh | 1 | Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc | Thăm quan, vui chơi |
2 | Đền Bà Chúa kho | Lễ hội tâm linh, thăm quan di tích | |
3 | Thành cổ Bắc Ninh | Thăm quan di tích | |
4 | Miền Quan họ xã Hòa Long | Trải nghiệm, nghỉ dưỡng | |
5 | Di tích Văn Miếu Bắc Ninh | Thăm quan, trải nghiệm | |
6 | Nhà thờ chính tòa Bắc Ninh | Lễ hội, tâm linh, trải nghiệm | |
7 | Làng Diềm - Di sản VH thế giới | Thăm quan, trải nghiệm | |
8 | Làng Hòa Đình - Hội Nhồi | Lễ hội, tâm linh | |
9 | Đền Vua bà | Lễ hội, tâm linh | |
10 | Giếng ngọc cá thần | Lễ hội, tâm linh | |
11 | Núi Dạm, Chùa Dạm | Thăm quan, vui chơi, thể thao | |
12 | Chùa Hàm Long Bắc Ninh | Thăm quan, tâm linh | |
13 | Hội chém lợn - Xã Khắc Niệm | Thăm quan, trải nghiệm | |
Thị xã Từ Sơn | 1 | Đền Đầm | Khu vui chơi, giải trí |
2 | Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý (Đền đô) | Lễ hội, tâm linh | |
3 | Khu di tích lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ | Thăm quan, trải nghiệm | |
4 | Hội làng Trịnh Nguyễn Bắc Ninh | Thăm quan | |
5 | Mộc Mỹ nghệ Phù Khê | Thăm quan | |
6 | Chùa Tiêu Thiên Tâm | Lễ hội, tâm linh | |
7 | Chùa Cảm Ứng | Lễ hội, tâm linh | |
8 | Gỗ Mỹ nghệ, Hội rước pháo Đồng Kỵ | Thăm quan, trải nghiệm | |
9 | Đền Đình Bảng | Lễ hội, tâm linh | |
Huyện Tiên Du | 1 | Hội Lim | Lễ hội, trải nghiệm |
2 | Chùa Phật tích | Lễ hội, tâm linh | |
3 | Làng Lim - Chẩy Hội mùa xuân | Lễ hội, tâm linh | |
4 | Chùa Linh Cảm | Lễ hội, tâm linh | |
5 | Ga Cầu Bây | Thăm quan |