Phát Triển Bền Vững Du Lịch Phải Gắn Với Bảo Vệ Môi Trường

văn hóa. Nhưng cũng chính quá trình vận động du lịch ồ ạt thiếu kiểm soát ở nhiều nơi đang gieo rắc không ít những tác động tiêu cực tới di sản văn hóa trở thành những hệ lụy phải trả giá đắt. Giữa tăng trưởng kinh tế bền vững ngành du lịch và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của địa phương có mối quan hệ tương tác, gắn bó chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ này thể hiện một trong các khía cạnh quan trọng trong trụ cột thứ hai của phát triển du lịch bền vững, trong đó tăng trưởng kinh tế bền vững phải trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả và hợp lý các giá trị văn hóa bản địa - nguồn lực tài nguyên du lịch nhân văn của địa phương; tăng trưởng kinh tế bền vững đóng góp tích cực và hướng đến mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa. Do đó phát triển bền vững du lịch cần phải gắn liền với bảo tồn giá trị di sản càng trở nên cấp thiết. Những dự án phát triển du lịch gắn với khai thác di sản muốn triển khai, nhất định phải có sự tính toán, tham vấn kỹ lưỡng từ những chuyên gia di sản thông qua các hoạt động chuyên môn nhằm đánh giá chi tiết những tác động đến di sản, từ đó bảo đảm khống chế các tác động ở mức độ cho phép.

2.2.3. Phát triển bền vững du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường

- Một là đánh giá đúng tác động với môi trường và có các biện pháp bảo vệ: Đánh giá môi trường là việc phân tích, dự báo ảnh hưởng các tác động về môi trường của các hoạt đông du lịch,..nhằm đề xuất những biện pháp kịp thời để bảo vệ môi trường. Đối với du lịch, hoạt động du lịch thường gây ra nhiều tác động xấu tới môi trường. Việc đánh giá đúng đắn tác động môi trường giúp cho những cơ quan quản lý ra quyết định chủ động lựa chọn những phương án tối ưu về kinh tế, kỹ thuật an toàn trong bất cứ một tình huống nào của môi trường xẩy ra. Phát triển bền vững du lịch cần quan tâm và phục hồi những khu vực có tài nguyên đang bị xuống cấp do sự khai thác quá mức của con người cũng như phong hóa của tự nhiên đang diễn ra thường xuyên.

- Hai là khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch của địa phương trong hoạt động du lịch: Từ thực tiễn hoạt động du lịch dựa trên khai thác di sản thời gian qua, dễ nhận thấy để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phần thua thiệt thường thuộc về các nguồn tài nguyên du lịch. Bằng chứng là để đánh đổi cho những công trình hoành tráng như các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hệ thống cáp treo…; hàng trăm nghìn héc-ta rừng đã biến mất, nhiều bãi biển đẹp bị biến dạng, nhiều dãy núi bị tàn phá; và cùng với đó là sự biến đổi hệ sinh thái tự nhiên cũng sự xuống cấp của các di sản, chúng không còn nguyên vẹn các giá trị… Nếu các tài nguyên du lịch được khai thác một cách hợp lý, bảo tồn và sử dụng bền vững

đảm bảo quá trình tự duy trì hoặc tự bổ sung được diễn ra theo những quy luật tự nhiên hoặc thuận lợi hơn do có sự tác động của con người thông qua việc đầu tư, tôn tạo thì sự tôn tạo đó sẽ đáp ứng lâu dài nhu cầu phát triển của du lịch qua nhiều thế hệ. Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên cần dựa trên cơ sở nghiên cứu kiểm kê, đánh giá, quy hoạch sử dụng và điều tiết cho mục tiêu phát triển cụ thể.

- Ba là phải có sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch: Vào mùa du lịch, kỳ nghỉ lễ kéo dài sự quá tải đã ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái khu du lịch và làm tăng mức độ suy thoái, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm môi trường do khối lượng rác thải tăng đột biễn, ô nhiễm không khí.... Tuy nhiên trách nhiệm bảo vệ môi trường không chỉ ở các cấp chính quyền mà còn cần có sự tham gia của các cơ sở kinh doanh du lịch, cư dân địa phương và khách du lịch gọi chung là cộng đồng. Việc tham gia của cộng đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần quan trọng đối với sự phát triển bền vững của du lịch. Cộng đồng trở thành chủ nhân của tài nguyên du lịch và môi trường, gắn quyền lợi của họ với trách nhiệm khai thác và bảo vệ. Có nghĩa rằng cộng đồng sẽ sở hữu chung ai cũng phải có trách nhiệm với môi trường và tài nguyên du lịch; cùng khai thác, hưởng lợi, phát triển và giám sát lẫn nhau trong quá trình phát triển. Khả năng phát triển lâu dài của du lịch đến đâu là do ý thức chung của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch

2.3. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch

2.3.1 Du lịch bền vững và du lịch không bền vững

Nhiều nghiên cứu tác động của du lịch và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tố được coi là không bền vững đã chỉ ra tác động của du lịch trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội. Để phân biệt du lịch bền vững và du lịch không bền vững, nhiều nghiên cứu đã xem xét các tác động của du lịch và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tố được coi là không bền vững. Các tác giả như Krippendorf, 1982; Lane 1990; Hunter và Green, 1994; Godfrey, 1996; Swarbrooke, 1999 sau khi nghiên cứu tác động của du lịch trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường và xã hội đã đưa ra so sánh các yếu tố được coi là bền vững và các yếu tố được coi là không bền vững trong phát triển du lịch. (Dẫn theo Machado, 2003). [100, tr.18]‌‌‌

Theo tác giả Machado (2003) thì du lịch bền vững khác với du lịch không bền vững ở khái niệm chung, chiến lược phát triển, nguồn lực và khách du lịch. Trong đó, đáng lưu ý là du lịch bền vững không chú trọng vào thu hút số lượng khách đến

mà căn cứ vào thu hút theo sức chứa của điểm du lịch để đảm bảo phát triển bền vững (xem bảng 2.1). [100, tr.18]

Bảng 2.1: Du lịch bền vững và du lịch không bền vững


Du lịch không bền vững

Du lịch bền vững


Khái niệm chung:

Phát triển nhanh Phát triển hài hòa

Phát triển nhanh Phát triển hài hòa

Phát triển không kiểm soát

triển có kiểm soát

Quy mô không phù hợp

Quy mô phù hợp

Mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu dài hạn

Phương pháp tiếp cận theo số lượng

Phương pháp tiếp cận theo chất lượng

Tìm kiếm sự tối đa

Tìm kiếm sự cân bằng

Kiểm soát từ xa

Địa phương kiểm soát


Chiến lược phát triển

Chiến lược phát triển: Không lập kế

hoạch, triển khai tùy tiện

Chiến lược phát triển: Quy hoạch trước, triển

khai sau

Kế hoạch theo dự án

Kế hoạch theo quan điểm

Phương pháp tiếp cận theo lĩnh vực

Phương pháp tiếp cận chính luận

Tập trung vào các trọng điểm

Quan tâm tới cả vùng

Áp lực và lới ích tập trung

Phân tán áp lực và lợi ích

Thời vụ và mùa cao điểm

Quanh năm và cần bằng

Các nhà thầu bên ngoài

Các nhà thầu địa phương

Nhân công bên ngoài

Nhân công địa phương

Kiến trúc theo thị hiếu của khách du lịch

Kiến trúc bản địa

Xúc tiến Marketing tràn lan

Xúc tiến Marketing có tập trung theo đối tượng.


Nguồn lực

Sử dụng tài nguyên nước, năng lượng

lãng phí

Sử dụng vừa phải tài nguyên nước, năng lượng

Không tái sinh

Tăng cường tài sinh

Không chú ý tới lãng phí sản xuất

Giảm thiểu lãng phí

Thực phẩm nhập khẩu

Thực phẩm sản xuất tại địa phương

Tiền bất hợp pháp, không khai báo rõ ràng

Tiền hợp pháp

Nguồn nhân lực chất lượng kém

Nguồn nhân lực có chất lượng


Khách Du lịch

Khách du lịch: Số lượng nhiều

Khách du lịch: Số lượng ít

Không có nhận thức cụ thể

Có thông tin cần thiết bất kỳ lúc nào

Không học tiếng địa phương

Học tiếng địa phương

Bị động và bị thuyết phục, bảo thủ

Chủ động và có nhu cầu

Không ý tứ và kỹ lưỡng

Thông cảm và lịch thiệp

Tìm kiếm du lịch tình dục

Không tham gia vào du lịch tình dục

Lặng lẽ, kỳ quặc

Lặng lẽ, riêng biệt

Không trở lại tham quan

Trở lại tham quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa - 7

(Nguồn: Machado, 2003)

Trong hoạt động thực tiễn, cần xem xét các vấn đề làm giảm tính bền vững của phát triển du lịch, đồng thời so sánh các hoạt động bền vững với các hoạt động không bền vững. Những yếu tố bền vững và không bền vững liệt kê ở trên không

mang tính bắt buộc. Tùy thuộc vào đặc điểm du lịch của từng khu mà sử dụng những tiêu chí đánh giá phù hợp.

2.3.2. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch

Đã có một số công trình nghiên cứu đưa ra các bộ chỉ số bền vững trong phát triển du lịch, trong đó một số bộ chỉ số hướng đến việc đánh giá chung về phát triển bền vững du lịch, số khác đưa ra các chỉ số bền vững trong từng loại hình hoặc lĩnh vực hoạt động của du lịch (như chỉ số bền vững trong hoạt động lữ hành, trong kinh doanh lưu trú, trong quản lý điểm đến, chỉ số bền vững cho một số loại hình du lịch cụ thể...).‌

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững.

STT

Chỉ tiêu

Cách xác định

1

Bảo vệ điểm du lịch

Loại bảo vệ điểm du lịch theo tiêu chuẩn IUCN

2

Áp lực

Số du khách viếng thăm điểm du lịch (tính theo năm, tháng cao điểm)

3

Cường độ sử dụng

Cường độ sử dụng – thời kỳ cao điểm (người/ha)

4

Tác động xã hội

Tỷ số Du khách/Dân địa phương (thời kỳ cao điểm)


5

Mức độ kiểm soát

Các thủ tục đánh giá môi trường hoặc sự kiểm soát hiện có đối với sự phát triển của điểm du lịch và mật độ sử dụng


6


Quản lý chất thải

Phần trăm đường cống thoát tại điểm du lịch có xử lý (chỉ số phụ có thể là giới hạn kết cấu của năng lực cơ sở hạ tầng của điểm du lịch, ví dụ như cấp nước, bãi rác)

7

Quá trình lập quyhoạch

Có các kế hoạch nhằm phục vụ cho điểm du lịch (kể cả các yếu tố du lịch)

8

Các hệ sinh thái tới hạn

Số lượng các loài hiếm đang bị đe dọa

9

Sự thỏa mãn của du khách

Mức độ thỏa mãn của khách du lịch (dựa trên các

phiếu thăm dò ý kiến)

10

Sự thỏa mãn của địa phươn

Mức độ thỏa mãn của địa phương (dựa trên các

phiếu thăm dò ý kiến)

(Nguồn: Manning, 1996))

Hay một bộ tiêu chí khác có ý nghĩa tham khảo trong đánh giá tổng thể về phát triển du lịch bền vững là Bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu do Hội đồng du lịch toàn cầu (GSTC) phiên bản lần thứ 3 xây dựng, bao gồm 4 nhóm chỉ số, cụ thể như sau [29]:

- Chứng minh việc quản lý bền vững hiệu quả, gồm: (1) Hệ thống quản lý bền vững; (2) Tuân thủ pháp luật; (3) Thông tin và báo cáo; (4) Gắn kết nhân viên; (5) Phản hồi của khách hàng; (6) Quảng cáo chính xác; (7) Công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng (Tuân thủ, Tác động và sự toàn vẹn, Các qui định và vật liệu bền vững, Đảm bảo sự tiếp cận cho tất cả); (8) Quyền sở hữu tài sản, đất và nước; (9) Thông tin và diễn giải; (10) Gắn kết với điểm đến du lịch.

- Tối đa hóa các lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương và tối thiểu hóa các tác động có hại:(1) Hỗ trợ cộng đồng; (2) Sử dụng lao động địa phương;

(3) Thu mua địa phương; (4) Cơ sở kinh doanh địa phương; (5) Khai thác và lạm dụng; (6) Cơ hội bình đẳng; (7) Việc làm tử tế; (8) Dịch vụ cộng đồng; (9) Sinh kế dân địa phương.

- Tối đa lợi ích cho di sản văn hóa và tối thiểu tác động có hại:(1) Tương tác văn hóa; (2) Bảo vệ di sản văn hóa; (3) Trình diễn văn hóa và di sản; (4) Đồ tạo tác.

- Tối đa lợi ích cho môi trường và tối thiểu tác động có hại: (1) Bảo tồn tài nguyên (Mua hàng có lợi cho môi trường, Mua hàng hiệu quả, Bảo tồn năng lượng, Bảo tồn nước); (2) Giảm thiểu ô nhiễm (Xả thải khí nhà kính, Vận tải, Nước thải, Chất thải rắn, Chất độc hại, Giảm thiểu ô nhiễm); (3) Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan (Bảo tồn đa dạng sinh học, Các loài xâm hại, Tham quan các khu vực tự nhiên, Tương tác với động vật trong tự nhiên, Quyền lợi cho động vật, Đánh bắt và trao đổi sinh vật hoang dã).

2.3.2. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch của luận án

Cho đến nay, vẫn chưa có một bộ tiêu chuẩn thống nhất mang tính quốc tế về du lịch bền vững, nhất là ở cấp độ vùng và địa phương. Những bộ tiêu chí được đề cập ở trên có ưu điểm là đề cập toàn diện các mặt hoạt động của du lịch bền vững nhưng có trở ngại lớn trong áp dụng vì có quá nhiều chỉ tiêu, trong khi đó khả năng đo lường và đánh giá của của các tiêu chí rất khó xác định.‌

Trong nước, một số công trình nghiên cứu cũng đã đưa ra một số tiêu chí về phát triển bền vững du lịch ở các mức độ cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một bộ tiêu chí thống nhất để đánh giá về phát triển bền vững du lịch; cũng chưa có bộ tiêu chí nào đề ra đầy đủ các giá trị cụ thể cần đạt được trong mỗi nhóm tiêu chí.

Từ phân tích về nội dung phát triển bền vững du lịch của luận án, tham khảo có chọn lọc từ các công trình nghiên cứu đã công bố, tác giả đề xuất một bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch có thể áp dụng và khả thi hơn trong điều kiện thực tế của các địa phương cấp tỉnh Việt Nam. Bộ tiêu chí được xây dựng phù hợp với nội dung của phát triển bền vững du lịch, bao gồm 3 nhóm tiêu chí tương ứng với 3 trụ cột của phát triển bền vững du lịch đã trình bày ở trên. Tác giả xây dựng nội dung bộ tiêu chí đánh giá như sau:

Bảng 2.3: Xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch của luận án

TT

Tiêu chí

Căn cứ đánh giá

Nguồn

Nhóm tiêu chí về kinh tế

1.

Tốc độ tăng trưởng

Sử dụng số liệu thống kê để phân tích, so sánh,



doanh thu du lịch

đánh giá.

Tác giả phát triển từ



Tốc độ tăng trưởng phải liên tục tăng và phải cao

nghiên cứu của Dương



hơn tốc độ tăng trưởng bình quân quả Quốc Gia

Hoàng Hương (2017)



(Khoảng 7%/năm)


2.

Tốc độ tăng trưởng

Sử dụng số liệu thống kê để phân tích, so sánh,

Tác giả phát triển từ nghiên


lượng khách du lịch

đánh giá. Chỉ tiêu này cần liên tục tăng và không dưới 7%/năm

cứu của Vũ Văn Đông

(2014); Dương Hoàng




Hương (2017); Nguyễn




Anh Dũng (2018)

3.

Tốc độ phát triển các

Sử dụng số liệu thống kê để phân tích, so sánh,



đơn vị kinh doanh, hoạt

đánh giá.

Tác giả phát triển từ nghiên


động trong lĩnh vực du

(Số lượng cơ sở kinh doanh lưu trú, số lượng

cứu của Nguyễn Anh Dũng


lịch

phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành tăng và

(2018)



phù hợp với nhịp độ tăng của lượng khách.)


4.

Thời gian lưu trú bình quân của du khách

Sử dụng số liệu thống kê để phân tích, so sánh, đánh giá.

(Thời gian lưu trú phải tăng dần, không thấp hơn 2 ngày/1 khách.)

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của La Nữ Ánh Vân (2012); Dương Hoàng Hương(2017)

5.

Công suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du

lịch (Cơ sở lưu trú...)

Sử dụng số liệu thống kê để phân tích, so sánh, đánh giá. (Công suất sử dụng hợp lý, không bị quá

tải hoặc quá vắng khách.)

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Dương Hoàng

Hương(2017)

6.

Tính đa dạng của sản phẩm du lịch, dịch vụ

du lịch

Sử dụng phiếu khảo sát khách du lịch. (Mức độ ghi nhận tính đa dạng, phong phú > 70% - PTBV, <

70% - Chưa BV)


Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Nguyễn Đức Tuy (2004)

7.

Chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch

Sử dụng phiếu khảo sát khách du lịch. (Mức độ ghi nhận chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch

> 70% - PTBV, < 70% - Chưa BV)

8.

Mức độ hợp lý về giá các loại hàng hóa, sản

phẩm và dịch vụ du lịch

Sử dụng phiếu khảo sát khách du lịch (Mức độ không hài lòng được ghi nhận <20% - PTBV,

>20% - Chưa BV)

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Nguyễn Anh Dũng (2018)

9.

Mức độ hài lòng của du khách

Sử dụng phiếu khảo sát khách du lịch (Mức độ không hài lòng, không quay trở lại điểm du lịch được ghi nhận <20% - PTBV, >20% - Chưa BV)

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Manning(1996); La Nữ Ánh Vân (2012); GSTC

(2016); Dương Hoàng

Hương (2017)

10.

Chi tiêu bình quân của du khách

Sử dụng số liệu khảo sát khách du lịch

( Cơ cấu chi tiêu hợp lý cho một chuyến đi: Tiền phòng, tiền đi lại, tiền vé thăm quan, tiền chi cho ăn uống....)

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của La Nữ Ánh Vân (2012); Dương Hoàng

Hương(2017)

11.

Tổng lượng vốn đầu tư cho du lịch

Sử dụng số liệu để phân tích, đánh giá. (Nguồn vốn lớn và đa dạng.)


Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Dương Hoàng Hương(2017)

12.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho du lịch

Sử dụng số liệu để phân tích, đánh giá.

(Cơ cấu vốn cần phân bổ hợp lý và đầy đủ cho các hạng mục đầu tư phát triển du lịch.)

13.

Số lượng, chất lượng

Sử dụng số liệu thống kê để phân tích, so sánh,



nguồn lao động

đánh giá.

(Số lượng lao động tăng phù hợp với nhịp độ tăng trưởng lượng khách và đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở KDDL. Chất lượng nguồn lao động đánh giá bằng số lượng lao động có trình

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Vũ Văn Đông (2014); Dương Hoàng

Hương (2017)



độ chuyên môn phù hợp > 50%)


14.

Mức độ tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ du lịch

Sử dụng phiếu khảo sát cư dân địa phương (Mức độ tạo việc làm được ghi nhận > 70% - PTBV, < 70% - Chưa BV)

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của GSTC (2016); Nguyễn Anh Dũng (2018)

15.

Đóng góp cho xoá đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho cộng

đồng địa phương

Sử dụng phiếu khảo sát cư dân địa phương (Mức độ xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập ghi nhận mức > 70% - PTBV, < 70% - Chưa BV)

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Dương Hoàng Hương (2017)

16.

Diễn biến an ninh trật

tự tại địa phương khi có hoạt động du lịch

Sử dụng phiếu khảo sát cư dân địa phương, khách

du lịch (Diến biến ANTT được ghi nhận ở mức không tốt <10% - PTBV, >10% - Chưa BV)


Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Nguyễn Anh Dũng (2018)

17.

Sự xuất hiện tệ nạn xã hội tại địa phương khi

có hoạt động du lịch

Sử dụng phiếu khảo sát cư dân địa phương(Sự xuất hiện tệ nạn xã hội được ghi nhận ở mức nhiều<

10% - PTBV, > 10% - Chưa BV)

18.

Tỷ lệ người dân được

Sử dụng phiếu khảo sát cư dân địa phương (Tỷ lệ



thông tin về chủ

được nhân thông tin, lấy ý kiến về quy hoạch được

Tác giả phát triển từ nghiên


trương dự án du lịch

ghi nhận >90% - PTBV, <90% - Chưa BV)

cứu của Dương Hoàng


hoặc lấy ý kiến về quy


Hương(2017)


hoạch



19.

Công tác tuyên truyền

Sử dụng phiếu khảo sát cư dân địa phương (Công



nâng cao nhận thức về ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tài

nguyên và phát triển du

tác tuyên truyền được ghi nhận mức > 90% - PTBV, < 90% - Chưa BV)

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của La Nữ Ánh Vân (2012)


lịch



20.

Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương

đối với hoạt động du lịch

Sử dụng phiếu khảo sát cư dân địa phương (Mức độ hài lòng được ghi nhận > 70% - PTBV, < 70% - Chưa BV)

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Manning(1996); Vũ

Văn Đông (2014);Dương Hoàng Hương (2017)

21.

Công tác đầu tư, tu bổ,

Sử dụng số liệu để phân tích, so sánh, đánh giá. Số



tôn tạo di tích

lượng các di tích được đầu tư, tu bổ, tôn tạo cần

> 30% trong tổng số di tích, danh lam thắng cảnh. Số lượng di tích, danh lam thắng cảnh được kiểm kê

bảo vệ >70% trong tổng số di tích, danh lam thắng

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Vũ Văn Đông (2014); GSTC (2016)



cảnh


Nhóm tiêu chí về môi trường

22.

Tỷ lệ các khu, điểm có

Sử dụng số liệu để phân tích, đánh giá.

Tác giả phát triển từ nghiên


tài nguyên du lịch

(100% - PTBV, <100% Chưa bền vững)

cứu của Manning (1996);


được quy hoạch, đầu


Nguyễn Đức Tuy (2004);



La Nữ Ánh Vân (2012);




Vũ Văn Đông (2014)

23.

Tỷ lệ các điểm du lịch có xử lý thu gom rác thải.

Sử dụng số liệu để phân tích, đánh giá.

Tỷ lệ có khu xử lý rác thải, tỷ lệ doanh nghiệp có hồ sơ đánh giá tác động môi trường. Công suất xử lý rác thải có đảm bảo hay không,

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Nguyễn Đức Tuy (2004); La Nữ Ánh Vân

(2012)

Nhóm tiêu chí về Xã hội

Giới hạn về sức chứa,

Sử dụng số liệu để phân tích, đánh giá

Tác giả phát triển từ nghiên


cường độ hoạt động

Không vượt quá sức chứa tối đa và không gây quá

cứu của Manning(1996); La


và áp lực lên môi

tải áp lực lên môi trường tại các khu, điểm du lịch

Nữ Ánh Vân (2012); Vũ Văn


trường tại các khu,


Đông (2014); Dương Hoàng


điểm du lịch


Hương (2017)

25.

Chất lượng môi trường (nước sạch, không khí, rác thải, tiếng ồn...) tại các khu,

điểm du lịch

Sử dụng phiếu khảo sát khách du lịch, cư dân địa phương

(Chất lượng môi trường được cư dân địa phương, khách du lịch ghi nhận mức > 70% - PTBV, < 70%

- Chưa BV)

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của của GSTC (2016); Dương Hoàng Hương (2017)

26.

Du khách có ý thức

Sử dụng phiếu khảo sát cư dân địa phương,các cơ



trong tham gia bảo vệ

quan QLNN & đơn vị kinh doanh du lịch



môi trường, sử dụng tài

(Ý thức của du khách được cư dân địa phương, các



nguyên và phát triển du

cơ quan QLNN & đơn vị kinh doanh du lịch ghi



lịch

nhận mức > 70% - PTBV, < 70% - Chưa BV)


27.

Cư dân địa phương có ý thức trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát

triển du lịch

Sử dụng phiếu khảo sát khách du lịch, các cơ quan QLNN & đơn vị kinh doanh du lịch.

(Ý thức của cư dân địa phương được du khách, các cơ quan QLNN & đơn vị kinh doanh du lịch ghi

nhận mức > 70% - PTBV, < 70% - Chưa BV)

Tác giả phát triển từ nghiên cứu của Nguyễn Tử Lương (20115); Dương Hoàng Hương (2017)

28.

Các cơ sở kinh doanh

Sử dụng phiếu khảo sát khách du lịch, cư dân địa


du lịch có ý thức trong

phương



tham gia bảo vệ môi

(Ý thức của các cơ sở kinh doanh du lịch được du



trường, sử dụng tài

khách, cư dân địa phương ghi nhận mức > 70% -



nguyên và phát triển du

PTBV, < 70% - Chưa BV)



lịch



24.

(Tác giả tổng hợp và phát triển) Tác giả để xuất mức độ đánh giá mức độ ghi nhận >70% - PTBV, <70% - Chưa BV tại một số tiêu chí đánh giá: (6); (7); (14); (15); (16); (20); ( 25); (26); (27); (28). Do đây là các tiêu chí được khảo sát ngẫu nhiên; đánh giá khách quan dựa trên sự theo dõi và cảm nhận do đó với mức độ ghi nhận trên 2/3 số người được hỏi ghi nhận là tương đối phù hợp để đánh giá tính bền vững của các tiêu chí phát

triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa.

Tại tiêu chí: (12) Mức độ hợp lý về giá các loại hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ du lịch; (13) Mức độ hài lòng của du khách tác giả thiết kế mức độ ghi nhận 20% - PTBV, >20% - Chưa BV. Đây là các tiêu chí được ghi nhận từ khách du lịch. Thanh Hóa với quá trình phát triển du lịch tương đối dài và đã có sự đổi mới trong nhiều năm gặt hái những thành tựu đáng kể, lưu lượng khách lớn do đó mức đánh giá các tiêu chí trên cần xây dựng ở mức cao >80% ghi nhận hài lòng/hợp lý/sẵn sàng quay trở lại là hoàn toàn phù hợp trong điều kiện và bối cảnh phát triển hiện tại của Thanh Hóa.

Tại một số tiêu chí khác: (17) Diễn biến an ninh trật tự tại địa phương khi có hoạt động du lịch; (18) Sự xuất hiện tệ nạn xã hội tại địa phương khi có hoạt động

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023