Hệ Thống Thứ Hạng Định Mức Tín Nhiệm Trái Phiếu

59

Bảng 1. Hệ thống thứ hạng định mức tín nhiệm trái phiếu


Thứ hạng

Rating

Standard and

Poor’s

Moody’s

Thứ hạng đầu tư

Insvestment grade (high-grade)



Cao nhất

Highest grade

AAA

Aaa

Cao

High grade

AA

Aa

Cao trung bình

Upper medium grade

A

A

Trung bình

Medium grade

BBB

Baa

Thứ hạng đầu cơ

Speculative grade (high - yield)



Thấp trung bình

Lower medium grade

BB

Ba

Đầu cơ

Speculative

B

B

Thấp

Poor standing

CCC

Caa

Đầu cơ cao

Highly speculative

CC

Ca

Thấp nhất, không lãi

Lowest quality, no interest

C

C

Vỡ nợ

Default

D


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam - 9

Nguồn: Financial Risk Manager Handbook47 Để có được hệ thống ký hiệu như trên, các công ty xếp hạng tín nhiệm thường dựa vào các yếu tố đánh giá như: về kinh doanh (ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, phạm vi thị trường và khách hàng, công nghệ và năng lực bán hàng, lợi thế và điểm yếu của doanh nghiệp, triển vọng kinh doanh,… để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp); về quản lý (tổ chức quản lý, năng lực cán bộ quản lý, chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh,… để đánh giá năng lực vận hành bộ máy của doanh nghiệp để hướng tới những mục tiêu, kết mà doanh nghiệp đang hướng tới); yếu tố tài chính (tính chất ổn định về thu nhập của doanh nghiệp, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, khả năng ứng phó với những biến động trên thị trường,…để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp phát hành trái phiếu). Nhìn chung, hiện nay việc sử dụng hệ số tín nhiệm đã trở thành thông lệ ở nhiều nước, đặc biệt là tại các trung tâm tài chính lớn của thế giới. Tại một số nước, việc đánh giá hệ số tín nhiệm đã trở thành vấn đề pháp lý có tính chất bắt buộc đối với việc phát hành trái phiếu. Hệ số tín nhiệm đã và đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường trái phiếu của nhiều nước và thị trường trái phiếu quốc tế. Ở Việt Nam, mặc dù các công trình của nhiều tác giả cũng đã nhắc tới tổ chức xếp hạng tín nhiệm, khẳng định vai trò của tổ chức này nhưng trên thực

tế, việc phát triển tổ chức này ở Việt Nam chưa được quan tâm, chú trọng.


47Berrard J. Winger and Nancy Mohan (1991), Principles of Financial Management, Macmillan Publishing Co.

60

Thứ ba, các quy định về hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Phát hành TPDN hay còn gọi là chào bán TPDN là việc nhà phát hành đưa trái phiếu (hàng hóa) gia nhập thị trường. Nhìn chung, quan điểm trong các công trình nghiên cứu lý luận cũng như trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới hiện nay đều chỉ ra rằng phát hành TPDN có hai hình thức là phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ.

Trong cuốn sách của tác giả Moorad Choudhry quan niệm: “Chào bán ra công chúng là bất kỳ ai cũng có thể mua trái phiếu. Chào bán riêng lẻ là việc mà khách hàng của ngân hàng đầu tư được chào bán thông qua môi giới hoặc đại lý48. Quan điểm của tác giả Walter Waschiczek: “Tùy thuộc vào chiến lược, vị trí, trái phiếu về cơ bản gồm 02 loại: trái phiếu được phát hành công khai là trái phiếu được cung cấp cho một phạm vi rộng lớn các nhà đầu tư; trái phiếu phát hành riêng lẻ là trái phiếu được bán trực tiếp với số lượng hạn chế các nhà đầu tư có tổ chức”49. Trong cuốn từ điển Luật học nổi tiếng Black’s Law Dictionary cho rằng hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng là hoạt động chào bán trái phiếu rộng rãi cho các nhà đầu tư không hạn chế về số lượng50. Ở Việt Nam, quan điểm chung cho rằng phát hành trái phiếu ra công chúng là quá trình trong đó trái phiếu được chào bán rộng rãi cho tất cả các nhà đầu tư, nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư chuyên nghiệp được hưởng những điều kiện như nhau. Phát hành trái phiếu riêng lẻ là phương thức phát hành trong đó trái phiếu được bán trong phạm vi giới hạn một số lượng nhà đầu tư nhất định, không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng cho việc chào bán. Ví dụ trong cuốn sách Thị trường Chứng khoán của Học viện Tài chính quan niệm “Phát hành riêng lẻ là phương thức phát hành trong đó chứng khoán được bán trong phạm vi một số nhà đầu tư nhất định (thông thường là các nhà đầu tư có tổ chức) với những điều kiện hạn chế và không tiến hành rộng rãi ra công chúng. Chào bán chứng khoán ra công chúng là quá trình trong đó chứng khoán được chào bán rộng rãi cho tất cả các nhà đầu tư, gồm cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư chuyên nghiệp với những điều kiện và thời gian như nhau”51. Nhìn chung, các quan điểm này đều cho thấy việc chào bán trái phiếu ra công chúng hay chào bán riêng lẻ khác nhau ở phạm vi nhà đầu tư được tham gia mua, trong đó chào bán ra công chúng hướng tới rộng rãi công chúng đầu tư thì chào bán riêng lẻ chỉ hướng tới những khách hàng nhất định và thường là khách hàng lớn.


48Moorad Choudhry (2004), Corporate bonds and structured financial products, 2004, tr.9.

49Walter Waschiczek (2004), The role of corporate bonds for finance in Autria, Monetary Policy and the Economy 4, 2004, tr.40.

50Bryan A.Garner, Black’s Law Dictionary, West Group (7th Ed) 1999, tr.1112.

51Bạch Đức Hiển (2009), Giáo trình Thị trường chứng khoán, Học viện Tài chính, Nhà xuất bản tài chính 2009, tr.93.

61

Trên thực tế, việc lựa chọn hình thức phát hành nào tùy thuộc vào khả năng, mục tiêu huy động vốn của doanh nghiệp. Thông thường, doanh nghiệp lựa chọn hình thức phát hành riêng lẻ vì những lý do như: doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn để phát hành trái phiếu ra công chúng; số lượng vốn cần huy động không nhiều nên doanh nghiệp không lựa chọn hình thức phát hành ra công chúng; doanh nghiệp phát hành trái phiếu bán cho một số nhà đầu tư đặc biệt để duy trì các mối quan hệ kinh doanh. Bản chất của chào bán trái phiếu ra công chúng là việc chào bán rộng rãi cho tất cả các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư cá nhân nhằm mục đích huy động được lượng vốn lớn. Khi phát hành trái phiếu ra công chúng, doanh nghiệp có được các lợi thế như: huy động được số lượng vốn lớn; cơ hội cho công ty trong việc quảng bá tên tuổi; cơ hội để công ty tìm kiếm được bạn hàng và ký kết các hợp đồng kinh doanh; sự thành công của đợt chào bán được đảm bảo cao hơn nhờ có sự tham gia của tổ chức bảo lãnh phát hành có uy tín;.v.v…

Việc phân chia các hình thức phát hành TPDN và đưa ra các tiêu thức để phân định ranh giới giữa chúng có vai trò rất quan trọng trong việc xác định quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động mỗi hình thức này. Mỗi hình thức phát hành trái phiếu có thể có sự khác biệt nhau về tính chất, số lượng nhà đầu tư, về phạm vi phát hành, về cách truyền bá thông tin về cuộc phát hành,.v.v… nên nội dung điều chỉnh pháp luật cũng khác nhau.

Thứ tư, các quy định về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Phát hành trái phiếu liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể, trong đó quan trọng nhất là lợi ích của các nhà đầu tư. Để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, ngoài quy định về các điều kiện phát hành, pháp luật của các nước còn quy định về thủ tục phát hành và yêu cầu doanh nghiệp phát hành phải tuân thủ nghiêm ngặt. Thủ tục chào bán TPDN riêng lẻ và thủ tục chào bán TPDN ra công chúng về mặt bản chất khác nhau nên quy định về thủ tục chào bán cũng khác nhau. Thủ tục chào bán TPDN ra công chúng trải qua các bước nghiêm ngặt hơn so với phát hành TPDN riêng lẻ. Nhìn chung, trình tự, thủ tục này trải qua các bước chủ yếu sau:

+ Về hồ sơ liên quan đến đợt phát hành

Ở bước đầu tiên này, đối với phát hành TPDN ra công chúng thì các doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng; còn đối với phát hành TPDN riêng lẻ thì doanh nghiệp phát hành không phải nộp hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu riêng lẻ mà chỉ cần chuẩn bị hồ sơ phát hành trái phiếu.

+ Về công bố thông tin trước đợt phát hành

62

Thị trường chứng khoán vốn được coi là thị trường nhạy cảm về thông tin. Do vậy, đối với thị trường chứng khoán nói chung và TTTPDN nói riêng, hoạt động công bố thông tin là nghĩa vụ bắt buộc đối với tổ chức phát hành. Việc công bố thông tin trước khi phát hành trái phiếu là hoạt động của tổ chức phát hành phải thực hiện theo các nguyên tắc, phương thức và thời hạn quy định chặt chẽ bởi pháp luật chứng khoán. Việc này nhằm cung cấp các thông tin kịp thời, chính xác liên quan đến phương án phát hành trái phiếu và tổ chức phát hành. Hoạt động công bố thông tin đóng vai trò quan trọng, không chỉ giúp minh bạch thị trường mà còn giúp tạo niềm tin và chi phối quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Đây chính là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một phương án phát hành trái phiếu. Tập trung vào mục tiêu chung của thị trường chứng khoán là minh bạch hóa thông tin, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, các cơ quan quản lý Việt Nam đã bước đầu có nhữngyêu cầu nhất định về việc công bố thông tin đối với doanh nghiệp phát hành chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng. Nhìn chung khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có nhu cầu phát hành phải xây dựng phương án phát hành trái phiếu và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và phê duyệt và công bố thông tin cho các đối tượng mua trái phiếu. Phương án xây dựng phải bao gồm các nội dung cơ bản như thông tin về ngành nghề kinh doanh, tình hình tài chính, mục đích phát hành trái phiếu, phương án sử dụng vốn, kế hoạch và phương thức thanh toán,... Do vậy, doanh nghiệp phát hành có nghĩa vụ công bố những thông tin về việc phát hành trái phiếu theo quy định pháp luật để các nhà đầu tư có được những thông tin cần thiết trước khi quyết định mua hay không mua trái phiếu của bên phát hành. Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định cả hai trường hợp phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng doanh nghiệp đều phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin nhưng mức độ, cách thức công bố thông tin khác nhau.

+ Về phân phối trái phiếu

Là bước mà doanh nghiệp phát hành sẽ tiến hành phân phối trái phiếu cho người mua. Có 04 phương thức mà doanh nghiệp có thể thực hiện phân phối trái phiếu cho người mua, gồm: đấu thầu phát hành trái phiếu; bảo lãnh phát hành trái phiếu; đại lý phát hành trái phiếu; bán trực tiếp cho nhà đầu tư.

+ Về báo cáo kết quả đợt phát hành

Là bước mà doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin về kết quả của đợt phát hành cho các nhà đầu tư sở hữu trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin đến Sở giao dịch chứng khoán. Sau đó Sở giao dịch chứng khoán tổng hợp thông tin về kết quả phát hành trái phiếu rồi công bố thông tin trên chuyên trang thông tin về TPDN.

63

Thứ năm, các quy định về quản lý nhà nước đối với thị trường.

Quản lý nhà nước đối với TTCK nói chung, TTTPDN nói riêng là hoạt động không thể thiếu để đảm bảo một thị trường hoạt động trật tự, công bằng, đúng pháp luật. Quản lý thị trường được thực hiện thông qua các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các tổ chức tự quản.

Đối với hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước, ở mỗi quốc gia khác nhau, mô hình cơ quan quản lý nhà nước đối với TTCK sẽ khác nhau. Về cơ bản, có hai loại mô hình cơ quan quản lý nhà nước đối với TTCK.

Loại thứ nhất giao trách nhiệm chủ yếu quản lý nhà nước đối với TTCK cho một Bộ của Chính phủ - ví dụ như ở Nhật Bản trách nhiệm này được giao cho Bộ Tài chính. Ở Nhật Bản, theo quy định của những văn bản pháp luật đầu tiên về chứng khoán (Luật công cụ tài chính và thị trường công cụ tài chính năm 1948) thì Ủy ban chứng khoán (The securities and Exchange Commission) được thành lập và có chức năng tương tự như cơ quan SEC của Mỹ vì Luật Chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán Nhật Bản năm 1948 được xây dựng theo nguyên mẫu của Luật chứng khoán Mỹ năm 1933 và Luật về Sở giao dịch chứng khoán Mỹ năm 1934. Hiện nay, Nhật Bản đã bãi bỏ Uỷ ban chứng khoán và giao quyền giám sát, quản lý TTCK cho Bộ Tài chính, thậm chí Bộ trưởng Bộ Tài chính trong một số trường hợp cũng được thực hiện thẩm quyền quản lý TTCK với tư cách cá nhân đích danh. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, việc quản lý thị trường lại được giao cho một cơ quan quản lý chính là đầu mối: “Trên thị trường Nhật Bản, cơ quan quản lý được giao làm đầu mối là Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật Bản (Financial Services Authority – FSA), cơ quan này thực hiện chức năng cấp phép phát hành TPDN, xây dựng khung pháp lý và giám sát thực thi các dịch vụ trên thị trường tài chính nói chung”52.

Loại thức hai thành lập cơ quan chuyên trách độc lập với các Bộ khác, trực thuộc Chính phủ để quản lý nhà nước về TTCK (ví dụ ở Mỹ có Securities Exchange Commission - SEC - Ủy ban Chứng khoán và giao dịch chứng khoán, gọi tắt là SEC). Ở Mỹ, theo Luật chứng khoán Mỹ năm 1933 thì UBCK Mỹ là cơ quan trực thuộc Liên bang có trách nhiệm thưc thi bộ luật53. Trong Luật này có thể tìm thấy các điều luật quy định về việc đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng với UBCK Mỹ, thẩm quyền của UBCK Mỹ trong việc không chấp thuận hồ sơ đăng ký, thẩm quyền của Ủy ban trong trường hợp phát hiện sai phạm trong hồ sơ đăng ký;… Hoặc theo Luật về Sở giao dịch chứng khoán năm 1934 của Mỹ thì UBCK


52Mục 2.3, phần II, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (2016), Đề án phát triển thị trường TPDN.

53United States Congress (1933), Securities Act of 1933, Sec 28[77z-3], https://www.sec.gov/answers/about- lawsshtml.html?fbclid=IwAR3WItOy9xbP605G7TNk0wLtG1w2kyp81JoEYbW9l9kQZVB6Q2gdfr4isCw#seca ct1933, (truy cập 23h30, ngày 20/5/2020).

64

Mỹ được thành lập năm 1934, là cơ quan quản lý chuyên trách, độc lập, có quyền lực cao nhất trong việc quản lý TTCK Mỹ. Ủy ban Chứng khoán Mỹ có thẩm quyền đối với tất cả mọi mặt hoạt động của ngành chứng khoán, trong đó bao gồm thẩm quyền đối với các SGDCK, Trung tâm lưu ký chứng khoán và các tổ chứng tự quản khác (Ví dụ SEC có quyền ban hành các quy chế, quy định về TTCK; có quyền thanh tra, kiểm tra và truy tố các tổ chức kinh doanh chứng khoán vi phạm luật; cấp hoặc thu hồi giấy phép đối với các Sàn giao dịch chứng khoán, công ty môi giới, các nhà giao dịch, các công ty đầu tư chứng khoán,…). Trong nội dung của Luật này có thể thấy các điều luật quy định về: cơ cấu, tổ chức, thẩm quyền của UBCK đối với tất cả các đối tượng tham gia trên TTCK; hồ sơ đăng ký phát hành, báo cáo định kỳ và các loại báo cáo khác của tổ chức phát hành nộp cho UBCK;... Ở Hàn Quốc, cơ quan quản lý TTCK là Ủy ban Dịch vụ tài chính (Financial Service Commission - FSC): “Ủy ban Dịch vụ tài chính được thành lập theo Luật về thành lập Tổ chức giám sát Tài chính là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện quản lý cấp cao nhất đối với thị trường chứng khoán. Trong cơ cấu của FSC có hai cơ quan giám sát chuyên biệt trực thuộc là Cơ quan giám sát tài chính (FSS) và Ủy ban Chứng khoán và hợp đồng tương lai đối với các định chế tham gia TTCK và các thị trường giao dịch có tổ chức (SFC)”54. Ở Trung Quốc, mô hình đặc biệt hơn. Cụ thể ngày 29/12/1998, Luật Chứng khoán Trung Quốc được thông qua quy định việc giám sát, quản lý TTCK thuộc cơ quan có tên là Giám quản chứng khoán, cơ quan này là cơ quan quản lý chứng khoán trực thuộc Quốc vụ viện (tức Chính phủ) Trung Quốc. Sau đó luật này được sửa đổi năm 2005 và vẫn giữ nguyên quyền quản lý thị trường của Cơ quan giám quản thuộc Quốc Vụ viện: cơ quan quản lý chứng khoán thuộc Quốc Vụ viện giám sát và quản lý thị trường chứng khoán theo quy định pháp luật55. Hoặc: “Sở giao dịch chứng khoán thực hiện giám sát thời gian thực hiện các giao dịch chứng khoán và báo cáo về giao dịch bất thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý chứng khoán thuộc Quốc Vụ viện”56. Ở Malaysia: “Uỷ ban chứng khoán Malaysia là đơn vị đầu mối thực hiện quản lý chính. Uỷ ban chứng khoán Malaysia thực hiện ban hành các văn bản quy định về phát hành và giao dịch TPDN. Ngoài



54TS. Đỗ Thị Kim Tiên, Pháp luật về mô hình giám sát thị trường chứng khoán một số nước trên thế giới,

Tạp chí Thanh tra số 10 năm 2016, tr.54.

55China Congress (2005), Securities Law of The People’s Republic of China, passed 2005-10-27, effective January 1, 2006,Art 179, http://english.mofcom.gov.cn/article/policyrelease/internationalpolicy/200703/20070304466356.shtml(truy cập 9h30 ngày 18/5/2020).

56China Congress (2005), Securities Law of The People’s Republic of China, passed 2005-10-27, effective

January 1, 2006,Art 10, http://english.mofcom.gov.cn/article/policyrelease/internationalpolicy/200703/20070304466356.shtml(truy cập 9h30 ngày 18/5/2020).

65

ra, UBCK Malaysia cũng đồng thời là cơ quan tiếp nhận đăng ký và cấp phép phát hành TPDN”57.

Đối với hoạt động quản lý của các tổ chức tự quản, việc quản lý thị trường được thực hiện bởi các tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán. Trên thế giới tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán thường tổ chức dưới dạng các hiệp hội và có nhiều loại hình hiệp hội chứng khoán như hiệp hội tự quản, hiệp hội thương mại… Xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới là phát triển loại hình hiệp hội tự quản và trao cho hiệp hội khá nhiều quyền năng như: ban hành, quản lý và củng cố các quy tắc, thực hiện đúng đắn các giao dịch trên thị trường; có quyền khiển trách, tước bỏ, phạt tiền hoặc đình chỉ hoạt động của các thành viên nếu sự phạm của thành viên đó nghiêm trọng; phối hợp với Chính phủ để đưa ra những ý kiến, đề xuất với Chính phủ về các vấn đề trên TTCK nhằm bổ sung, hoàn thiện pháp luật có liên quan đến TTCK; điều hành thị trường phi tập trung (các chứng khoán muốn được giao dịch tại thị trường phi tập trung thì phải đăng ký với Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán);.v.v…

*Pháp luật về thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp

Tùy theo mục đích, chất lượng, phương thức hoạt động, ở thị trường giao dịch TPDN, TPDN có thể được giao dịch tại SGDCK hoặc bên ngoài SGDCK. Thông thường, bộ phận pháp luật điều chỉnh hoạt động giao dịch TPDN tại SGDCK được coi là khâu trung tâm của thị trường giao dịch. Đối với hoạt động giao dịch TPDN bên ngoài SGDCK, nhà nước có thể chỉ thực hiện quản lý vĩ mô, hoạt động quản lý cụ thể đối với mô hình thị trường này do các tổ chức tự quản đảm nhiệm. Nội dung của pháp luật về thị trường giao dịch gồm:

Thứ nhất, các quy định về về loại trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch – hàng hóa của thị trường.

Dù là TTPH hay TTGD thì đều là những bộ phận của TTTPDN. Vì vậy, hàng hóa của cả TTPH và TTGD về nguyên tắc là một, không có sự khác nhau. Bất kỳ trái phiếu nào đã phát hành trên TTPH đều có thể được đem ra mua đi bán lại trên TTGD.

Đối tượng của thị trường giao dịch là các TPDN đã được phát hành trên thị trường phát hành. Sau khi trái phiếu được phát hành, để có thể chuyển thành tiền khi cần thiết, các nhà đầu tư sẽ đem trái phiếu ra giao dịch trên thị trường giao dịch. Do đó, về nguyên tắc, những loại trái phiếu nào được doanh nghiệp phát hành trên thị trường phát hành đều có thể được giao dịch trên TTGD. Tuy nhiên, do đặc thù


57Mục 2.3, phần II, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (2016), Đề án phát triển thị trường TPDN.

66

của TTGD nên dựa theo tính chất tổ chức của thị trường này mà TPDN được nghiên cứu sinh trình bày ở phần này bao gồm 02 loại: trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch tập trung tại SGDCK; trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch không tập trung bên ngoài SGDCK. Sở dĩ nghiên cứu sinh phân chia như vậy là vì trái phiếu được giao dịch tại SGDCK phải tuân thủ những tiêu chí khác với những trái phiếu được giao dịch ngoài SGDCK.

Thứ hai, các quy định về chủ thể của thị trường giao dịch.

Cũng giống như TTPH, TTGD muốn tồn tại và hoạt động cần có các chủ thể. Đều là các bộ phận của TTTPDN nên TTPH và TTGD đều có sự đồng nhất nhất định về chủ thể của thị trường. Tuy nhiên, do tính chất khác nhau mà cơ cấu chủ thể của TTPH và TTGD cũng có điểm khác nhau. Ở TTPH, quan hệ phát sinh giữa các chủ thể về bản chất là quan hệ vay tài sản. Vì vậy, chủ thể chủ yếu của TTPH là bên vay (doanh nghiệp pháp hành trái phiếu) và bên cho vay (các nhà đầu tư). Ở TTGD, quan hệ phát sinh giữa các chủ thể là quan hệ mua đi bán lại các trái phiếu đã được phát hành. Vì vậy, chủ thể chủ yếu của TTGD là các nhà đầu tư. Tuy nhiên, với sự chi phối của nguyên tắc trung gian, trên TTGD các nhà đầu tư không trực tiếp mua bán với nhau mà phải thông qua các chủ thể trung gian kết nối họ với nhau. Bên cạnh đó, để mua đi bán lại với nhau, các nhà đầu tư cần có nơi giao dịch và nơi giao dịch đó phải có người tổ chức, quản lý. Do đó, các chủ thể của TTGD được nghiên cứu trong phần này bao gồm: nhà đầu tư; các chủ thể trung gian của thị trường trong đó chủ yếu nghiên cứu về: Công ty chứng khoán – là trung gian quan trọng nhất trên TTGD đối với cả các giao dịch tại SGDCK và các giao dịch bên ngoài SGDCK; Sở giao dịch chứng khoán – chủ thể tổ chức, quản lý hoạt động giao dịch trên thị trường.

Thứ ba, các quy định về hình thức tổ chức giao dịch và trình tự, thủ tục giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào hình thức tổ chức của thị trường mà hình thức giao dịch trái phiếu sẽ khác nhau. Mỗi hình thức giao dịch trái phiếu gắn liền với nó sẽ là trình tự, thủ tục giao dịch khác nhau. Vì vậy ở phần này nghiên cứu sinh trình bày đồng thời về hình thức tổ chức giao dịch trái phiếu và trình tự, thủ tục giao dịch trái phiếu trên TTGD.

Có nhiều cách để các nhà đầu tư thực hiện việc mua, bán trái phiếu trên TTGD. Với các TPDN được mua, bán thông qua SGDCK hình thức giao dịch sẽ khác với các TPDN được mua, bán bên ngoài SGDCK. Mặc dù ở Việt Nam đang trong quá trình tiến hàng hợp nhất hai SGDCK nhưng cho đến thời điểm hiện tại nhà đầu tư có thể giao dịch trái phiếu trên 03 sàn (03 sàn này đều có sự quản lý của SGDCK) là sàn Hà Nội, sàn Thành phố Hồ Chí Minh và sàn Upcom. Trái phiếu

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí