lượng trúng thầu sẽ bị hạn chế đi rất nhiều so với khối lượng dự định phát hành và sẽ chỉ bó hẹp trong phạm vi một số nhỏ các nhà đầu tư. Khối lượng trúng thầu thấp cộng với một số nhỏ các nhà đầu tư nắm giữ sẽ làm giảm tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường thứ cấp. Mặt khác, tất cả các trái phiếu đều trả lãi sau, với phương thức trả lãi hàng năm (coupon), lãi suất cố định. Riêng Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty điện lực Việt Nam phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi, được điều chỉnh căn cứ vào lãi suất trái phiếu Chính Phủ hoặc lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Về cơ bản, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp đều cao hơn lãi suất đấu thấu trái phiếu chính phủ. So sánh với lãi vay ngân hàng, có thể thấy lãi suất này vẫn thấp hơn so với lãi suất vay ngân hàng. Thực ra, đây chỉ là lãi suất danh nghĩa, không phải lãi suất thực, trong bối cảnh lạm phát tăng, lãi suất thực có xu hướng xuống dưới mức 0%. Điều này có thể giải thích tại sao các nhà đầu tư tỏ ra thờ ơ với việc đầu tư vào trái phiếu. Tính thanh khoản của trái phiếu càng thấp càng làm giảm tính hấp dẫn của nó đối với các nhà đầu tư, và càng ít nhà đầu tư càng làm giảm tính thanh khoản của thị trường. Sẽ có ít nhà đầu tư muốn tham gia mua trái phiếu lần đầu trên thị trường phát hành cũng như mua lại trên thị trường thứ cấp nếu biết rằng khả năng bán lại các trái phiếu đó là rất ít, hoặc nếu có họ phải chờ một thời gian khá lâu và bỏ lỡ các cơ hội đầu tư khác.
2.4.6. Hệ thống pháp luật chưa phù hợp
Khung pháp luật mới được hình thành bước đầu; một số lĩnh vực vẫn chưa có hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh, nhất là lĩnh vực chứng khoán. Các nguyên tắc quản lý và chuẩn mực quốc tế về tính minh bạch, kế toán, kiểm toán... tuy đã được áp dụng nhưng còn ở phạm vi hẹp. Thể chế pháp luật còn thiếu các qui định cần thiết nên hạn chế sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro như hoán đổi lãi suất, mua bán kỳ hạn hay tái mua lại nhằm giúp nhà đầu tư có thể bảo vệ rủi ro cho mình. Hệ thống văn bản pháp luật điều
chỉnh hoạt động của thị trường chưa đồng bộ. Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay cũng chỉ mới được điều chỉnh bởi Nghị định 52 của Chính phủ và chưa có thông tư hướng dẫn. Bên cạnh đó, mặc dù các đợt phát hành trái phiếu được phê duyệt căn cứ theo năng lực của tổ chức phát hành, nhưng lại không có một quy định rõ ràng về tiêu chí để xác định năng lực trong các văn bản pháp luật. Do đó, điều này đã khiến các nhà phát hành và cơ quan phê duyệt tốn rất nhiều thời gian trong việc đàm phán và vì thế, không khuyến khích các nhà phát hành tiềm năng huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu.
Kết luận chương 2
Chương 2 nêu lên thực trạng của thị trường trái phiếu Việt Nam trong bối cảnh chung của toàn nền kinh tế. Thị trường trái phiếu đã có bước phát triển khởi sắc trong năm 2007. Tuy vậy, thị trường này vẫn ở đang giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Tốc độ tăng trưởng của TTTP Việt Nam được đánh giá là cao nhất trong khu vực các nước mới nổi ở Đông Á, tuy nhiên về giá trị phát hành lại là nước thấp nhất. Nguyên nhân kém phát triển là do quy mô TTTP Việt Nam còn nhỏ, thiếu tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp, thiếu vắng đội ngũ tạo lập thị trường, tính cạnh tranh còn thấp, tính thanh khoản kém, khung pháp lý chưa hoàn chỉnh. Ngoài ra còn có nguyên nhân từ nhận thức của các doanh nghiệp chưa quen với phương thức huy động vốn trực tiếp qua phát hành trái phiếu, đặc biệt là các tổng công ty, các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng.
Với thực tế còn nhiều hạn chế, để phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam cần có những giải pháp để hoàn thiện và thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển phù hợp với mục tiêu chiến lược của nền kinh tế. Sau đây tôi xin đưa ra một số đề xuất để phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Giá Trị Trái Phiếu Niêm Yết Và Giao Dịch Tại Ttgdck Hà Nội
- Quy Mô Của Thị Trường Còn Nhỏ, Tính Thanh Khoản Thấp
- Nhận Thức Của Các Doanh Nghiệp, Nhà Đầu Tư Về Trái Phiếu Còn Hạn Chế
- Một Số Đề Xuất Nhằm Phát Triển Thị Trường Trái Phiếu Việt Nam.
- Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển - 13
- Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển - 14
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
3.1. Nhận định chung về thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới
3.1.1. Cơ hội và thách thức để phát triển thị trường trái phiếu trong thời gian tới
Trong hơn 20 năm của quá trình đổi mới, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP cao. Sau khi gia nhập WTO, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã không ngừng được nâng lên, được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008- 2009. Những hiệu ứng tích cực của việc gia nhập WTO đã giúp Việt Nam đạt được những kết quả đầy khích lệ, thể hiện Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Vị thế đó đã mở ra cho kinh tế nói chung và thị trường trái phiếu Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức.
Về cơ hội: Việt Nam có một nền chính trị ổn định, nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển khởi sắc. Nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển là rất lớn và đang cần phát huy tối đa nội lực. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước, đến năm 2010 nước ta hoàn toàn thoát khỏi tình trạng kém phát triển và đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được các mục tiêu đã đề ra đòi hỏi phải huy động từ nhiều nguồn lực, trong đó nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng. Chính phủ, các địa phương, các doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đối với sự phát triển của nền kinh tế, phát triển kênh dẫn vốn nhanh cho nền kinh tế đó là thị trường chứng khoán nói chung và TTTP nói riêng. Hướng đến tầm nhìn năm 2020, TTTP triển cả về quy mô và chất lượng hoạt động đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, đồng thời góp phần phát triển thị trường vốn Việt Nam sánh vai với các nước trong khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, Nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển thị trường TPDN, bởi lẽ trong xu thế hội nhập Chính phủ không thể là “bà đỡ” cho các doanh nghiệp mãi, bản thân các doanh nghiệp phải tự chủ trong việc tìm các nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Bộ Tài chính cũng đã đưa ra một số định hướng phát triển cho TPDN như: khuyến khích doanh nghiệp huy động vốn trực tiếp trên thị trường, hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào việc cấp vốn qua kênh tín dụng; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Ngoài ra, việc hình thành và phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ cho thị trường trái phiếu như tổ ĐMTN, định giá trái phiếu; đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế… cũng đã được tính đến. Đó chính là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển thị trường TPDN ở Việt Nam. Mặt khác, số lượng tài khoản đăng ký tham gia giao dịch chứng khoán ở Việt Nam hiện nay là rất nhỏ so với số dân cả nước, trong khi đó con số này ở các nước khác trên thế giới cao hơn nhiều lần; hiện nay nhận thức và hiểu biết về thị trường chứng khoán nói chung và TTTP nói riêng của đông đảo người dân Việt Nam ngày càng tăng cao. Vì vậy số lượng người tham gia thị trường chứng khoán trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng, đây là một thuận lợi trong việc thu hút tiền nhàn rỗi của người dân để phát triển thị trường trái phiếu.
Về thách thức: Thị trường TPDN chỉ phát triển khi thị trường TPCP phát triển đến một mức độ nhất định, nhưng ở Việt Nam thị trường này cũng còn hạn chế. Chúng ta cũng còn thiếu một đội ngũ trí thức, hiểu biết về thị trường này và hệ thống pháp luật đầy đủ, toàn diện. Theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Chủ tịch Diễn đàn thị trường trái phiếu Việt Nam nhận định về sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam trong năm tới: “Trước mắt trong năm 2009 thì thị trường trái phiếu Việt Nam sẽ có nhiều thách thức. Nếu không có các giải pháp kịp thời thì tính thanh khoản trên thị trường trái phiếu thứ cấp trong năm 2009 cũng có nguy cơ bị giảm sút bởi những nguyên nhân sau: Thứ nhất, nhu cầu đầu tư trái phiếu có xu hướng giảm xuống khi đối tượng các nhà đầu tư
nước ngoài có xu hướng co lại. Xu hướng rút vốn đầu tư khỏi các thị trường, tài sản có độ rủi ro cao chuyển sang thị trường và tài sản có độ rủi ro thấp cùng với việc giảm mạnh tỷ lệ đòn bẩy trong hoạt động đầu tư và chuyển sang giữ tiền mặt đã sẽ còn tiếp tục tác động mạnh tới khả năng tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường trái phiếu cũng như cổ phiếu Việt Nam, ít nhất là trong nửa đầu năm 2009. Thứ hai, mặc dù ở nước ngoài khi kinh tế bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn thì các nhà đầu tư thường có xu hướng tăng cường đầu tư vào TPCP nhưng ở Việt Nam xu hướng này chưa có điều kiện hình thành rõ, do đối tượng nhà đầu tư trái phiếu trong nước chưa đa dạng, chủ yếu mới chỉ là các ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm”.
Việc đẩy mạnh mua khối lượng lớn TPCP từ các nhà đầu tư nước ngoài của các ngân hàng trong nước thời gian qua sẽ có thể dẫn đến khả năng tham gia đầu tư vào trái phiếu của đối tượng này sẽ bị hạn chế trong năm 2009 vì lý do thanh khoản và giới hạn đầu tư trên tổng tài sản. Ngoài ra, việc phát hành và giao dịch TPDN cũng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu thị trường TPCP không phát triển và thu hút được nhà đầu tư vì trái phiếu chính phủ luôn được coi là chuẩn cho trái phiếu doanh nghiệp. Một khi hệ thống thông tin và điều lệ phát hành TPDN hoàn chỉnh, các doanh nghiệp sẽ có khả năng phát hành trái phiếu như Chính phủ. Trong tương lai thị trường trái phiếu Việt Nam sẽ phát triển tích cực, đặc biệt là khi thị trường đạt được những mức lãi suất hấp dẫn.
3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam của Chính phủ
Quan điểm phát triển
Quan điểm phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam của Chính phủ trong thời gian tới là:
- Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam là một bộ phận trong sự phát triển thống nhất của thị trường tài chính, trên cơ sở phối hợp đồng bộ với các
thị trường bộ phận khác nhằm đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Xây dựng, hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển đồng bộ giữa thị trường trái phiếu sơ cấp và thứ cấp, phát triển thị trường trái phiếu cả về quy mô và chất lượng nhằm thúc đẩy thị trường phát triển một cách bền vững.
- Đẩy mạnh việc đa dạng hóa hình thức TPCP, TPCQĐP, TPDN. Thị trường trái phiếu phải đáp ứng vai trò là kênh huy động, chu chuyển vốn trung hạn và dài hạn cho nền kinh tế.
- Học hỏi kinh nghiệm phát triển TTTP ở các quốc gia có thị trường tài chính vững mạnh. Nâng cao và củng cố vị thế của TTTP Việt Nam trên trường quốc tế trên cơ sở bảo đảm tính ổn định tài chính quốc gia.
- Tạo dựng nền tảng pháp lý thống nhất và chặt chẽ để thị trường trái phiếu vận động và phát triển, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, cũng như có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia.
Định hướng phát triển
Định hướng phát triển thị trường trái phiếu của Chính phủ như sau:
- Ưu tiên phát triển thị trường trái phiếu nội tệ, phát triển thị trường TPCP, nâng cao tính thanh khoản, mở rộng quy mô thị trường, xây dựng đường cong lãi suất chuẩn làm nền tảng lãi suất cho TPDN cũng như các công cụ nợ khác. Chỉ khi nào thị trường TPCP phát triển khi đó mới có thể khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư đối với thị trường TPDN, tạo động lực cho thị trường TPDN phát triển.
- Chú trọng phát triển thị trường TPDN nhằm tạo thêm kênh huy động vốn cho doanh nghiệp và tạo thêm sản phẩm cho TTCK, mặt khác làm giảm nhẹ sự tập trung vay vốn ngân hàng góp phần tạo ra cấu trúc thị trường bền vững thông qua việc:
Thứ nhất: Chính phủ đẩy nhanh thực hiện việc chuyển đổi DNNN theo hướng đa sở hữu, với mục tiêu đại bộ phận các DNNN thực hiện cổ phần hóa.
Thứ hai: Bên cạnh các quy định về phát hành TPDN đã thông thoáng hơn cần có biện pháp kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập phương án phát hành, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhu cầu vốn rất cao nhưng vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng phương án phát hành trái phiếu cũng như việc minh bạch các báo cáo tài chính.
Thứ ba: Mở rộng quy mô thị trường TPDN về số lượng và chất lượng, từng bước hướng các doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu ra công chúng.
Thứ tư : Nâng cao kiến thức và nhận thức cho các nhà quản lý tài chính tại các doanh nghiệp và cho nhà đầu tư về TPDN.
- Phát triển hệ thống định mức tín nhiệm trong nước. Tăng cường tính minh bạch thông tin, bắt buộc các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải định mức tín nhiệm.
- Thu hút các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức như NHTM, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, quỹ đầu tư, công ty quản lý tài sản, công ty tài chính… Hình thành một hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp, tạo lập thị trường cho trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
3.2. Bài học kinh nghiệm từ phát triển thị trường trái phiếu một số nước trên thế giới
Trên thế giới hiện nay, từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển, thị trường trái phiếu luôn là một phương tiện huy động vốn hữu hiệu phục vụ công cuộc phát triển kinh tế. Trong quá trình xây dựng và phát triển TTTP Việt Nam, bên cạnh việc phân tích tình hình thực tế trong nước để tìm ra các giải pháp phù hợp, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước trên thế giới trong lĩnh vực phát triển TTTP cũng rất quan trọng và cần thiết trong việc phát triển thị trường này ở nước ta.
3.2.1. Thị trường trái phiếu Mỹ
Trước những năm 1970, TTTP Mỹ bị coi là kém nhộn nhịp so với thị trường cổ phiếu đầy sôi động. Tuy nhiên, sau khi cuộc khủng hoảng nợ diễn ra vào đầu những năm 1970 thì bộ mặt thị trường tài chính Mỹ đã biến đổi hoàn toàn. Lúc này, TTTP Mỹ đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi hơn từ phía các nhà đầu tư có tổ chức, đồng thời các tổ chức tài chính thuộc các cơ quan Chính phủ cũng bắt đầu được thành lập và nhanh chóng tạo ra lượng vốn lớn cho trên thị trường trái phiếu. Hiện nay, TTTP Mỹ được coi là thị trường lớn nhất thế giới, sẵn sàng phục vụ người đi vay và người cho vay của bất kỳ nước kinh tế phát triển nào. Điều này phản ánh đúng vị thế và mức độ của một nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sự phát triển đa dạng của hệ thống thị trường chứng khoán đã góp phần quan trọng cho hoạt động huy động vốn bằng phát hành trái phiếu. Hầu hết việc mua bán trái phiếu Mỹ được thực hiện trên thị trường phi tập trung (OTC). TTTP Mỹ vô cùng rộng lớn, sôi động và đa dạng. Trong đó, TTTP Mỹ do Bộ tài chính Mỹ phát hành và được đảm bảo bởi sự cam kết và tín nhiệm của Chính phủ Mỹ. Tổng giá trị trái phiếu phát hành được quy định bởi Quốc hội là cơ quan có quyền quyết định mức nợ tối đa của quốc gia. TPCP Mỹ có độ rủi ro rất thấp, rủi ro được đánh giá gần bằng 0. Do vậy, lãi suất TPCP Mỹ được coi là lãi suất chuẩn không chỉ trong nền kinh tế Mỹ mà còn trên thị trường vốn toàn cầu. TPCP Mỹ thường được phát hành theo phương thức đấu thầu, trong đó Cục dự trữ liên bang đóng vai trò là cơ quan đại lý của Kho bạc trong việc tổ chức các đợt đấu thầu. Cục dự trữ liên bang đặt ra các tiêu chuẩn và các điều kiện cần thiết để điều tiết thị trường. Thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ Mỹ được thực hiện chủ yếu qua các nhà mô giới. Họ đã thể hiện vai trò rất lớn mang lại thành công cho TTTP Mỹ. Đây là đặc điểm quan trọng bậc nhất của thị trường này và được nhiều thị trường khác học tập. Hiện nay thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ Mỹ được đánh giá là có tính thanh khoản cao nhất thế giới. Tại Mỹ, thời