Phát Triển Thị Trường Trái Phiếu Việt Nam


của một số chuyên gia thì đây là thời điểm thuận lợi để phát hành vì giá cổ phiếu đã xuống mức thấp và mức giá này đã được tích lũy trong một thời gian khá dài nên sẽ có nhiều nhà đầu tư quan tâm mua để đầu tư tích lũy.


Thuê tài chính: việc cấp tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính không đòi hỏi sự bảo đảm tài sản có trước, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận hình thức cấp tín dụng mới, vừa giải tỏa được áp lức về tài sản bảo đảm nếu phải vay ở ngân hàng. Loại hình cho thuê tài chính rất thích hợp cho các DN vừa và nhỏ nhờ ưu điểm không phải thế chấp tài sản như khi vay vốn ở các ngân hàng


Huy động vốn từ các quỹ đầu tư: Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư với sức mạnh về tiềm lực tài chính, năng lực chuyên môn trong thu thập và phân tích thông tin sẽ là cầu nối không chỉ giúp DN tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn thông qua thu mua cổ phiếu mà còn góp phần giảm sự yếu kém trong vấn đề quản trị, bằng cách tư vấn chiến lược, cải tiến quy trình sản xuất, kế toán tài chính, giới thiệu nhân sự chuyên nghiệp. Điều này cũng là chiến lược để các quỹ đầu tư quản lý nguồn vốn, giảm thiểu sự rủi ro và có tiếng nói nhất định trong DN. Tuy nhiên, để thu hút được nguồn vốn từ quỹ đầu tư, DN cần phải minh bạch trong báo cáo tài chính, có dự án khả thi, chiến lược kinh doanh hiệu quả và một đội ngũ quản lý năng lực, chuyên nghiệp.


Huy động vốn thông qua hình thức tín thác bất động sản: đây là hình thức tăng cường liên doanh, liên kết giữa ngân hàng, doanh nghiệp và người dân. Thông qua hình thức này, người mua nhà, DN xây dựng và ngân hàng ký hợp đồng tín thác đăng ký chuyển giao bất động sản cho bên tín thác là ngân hàng. Ngân hàng mở và quản lý một tài khoản tín thác gồm tiền ngân hàng cho vay xây dựng công trình, tiền tự có của DN xây dựng, tiền người mua nhà nộp trước. Các chi phí xây dựng công trình sẽ được chi trả từ tài khoản tín thác.


4.2 Đối với Nhà nước

Việc cải thiện cơ cấu vốn của các DN xây dựng thành công không chỉ là nỗ lực bản thân của DN mà còn phụ thuộc rất lớn vào thị trường tài chính và các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Do đó, tác giả có đề xuất một số kiến nghị nhằm hỗ trợ DN xây dựng trong việc huy động nguồn vốn từ việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, cũng như cải thiện cơ cấu vốn của DN như sau:


4.2.1 Ổn định kinh tế vĩ mô

Chính sách tiền tệ: Nhà nước xem xét lại khung khổ của chính sách tiền tệ nhằm giảm lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái, giảm lãi suất, ngăn chặn việc cạnh tranh lãi suất thiếu lành mạnh.

Giám sát chặt chẽ hệ thống tài chính: Nhà nước theo dòi chặt chẽ diễn biến của thị trường tài sản, đảm bảo hệ thống ngân hàng an toàn và vững chắc; bình ổn giá những mặt hàng quan trọng, ngăn chặn việc tăng giá độc quyền, cải cách doanh nghiệp nhà nước.


4.2.2 Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam

Trong điều hành thị trường trái phiếu, lãi suất trái phiếu chính phủ phải giữ vai trò định hướng và tham chiếu cho các loại lãi suất khác trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ.

Xây dựng và ban hành bộ quy ước thị trường, bộ thông lệ và quy tắc đạo đức cho thị trường trái phiếu Việt Nam. Sau khi ban hành, các thành viên tham gia giao dịch phải được đào tạo đầy đủ về các quy tắc thị trường mà họ giao dịch, môi giới. Đồng thời phải nhận thức được trách nhiệm của bản thân và của công ty hay tổ chức đang làm việc. Bên cạnh đó, người tham gia giao dịch trực tiếp phải nhận thức và tuân thủ mọi yêu cầu hướng dẫn có liên quan hoặc có thể áp dụng tới các hoạt động trên thị trường trái phiếu do các cơ quan quản lý ban hành.

Đơn vị trực tiếp vận hành thị trường trái phiếu chuyên biệt, tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý và cung cấp thông tin về thị trường trái phiếu cho nhà


đầu tư

Thực hiện các biện pháp nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường: cơ cấu

lại danh mục trái phiếu bằng cách mua lại các lô trái phiếu đã phát hành lẻ tẻ để phát hành trái phiếu mới với quy mô lớn, đạt chuẩn về mã trái phiếu, lãi suất, kỳ hạn … tạo cơ sở hình thành đường cong lãi suất chuẩn, sử dụng linh hoạt các công cụ như: chiết khấu, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, cầm cố trái phiếu chính phủ; từng bước phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh nhằm tăng thanh khoản cho thị trường thứ cấp.


4.2.3 Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Để thị trường chứng khoán hồi phục và phát triển lâu dài, các cơ quan điều hành nên có các quyết sách bình ổn thị trường trong ngắn hạn và phát triển ổn định trong dài hạn. Một số kiến nghị như:

Xây dựng lại vị thế của thị trường chứng khoán trong chính sách phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Khi xem xét một quyết sách nào đó liên quan đến thị trường tiền tệ, tài chính, cần phải xem xét sự tác động của quyết sách đó đến thị trường chứng khoán.

Thay đổi các quy định về chứng khoán để tạo sự hấp dẫn trên thị trường như: quy định về giờ giao dịch, cho phép nhà đầu tư mở nhiều hơn một tài khoản giao dịch, mua bán chứng khoán theo thời gian T + 2

Cải thiện chất lượng hàng hóa trên thị trường thông qua: từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chế độ minh bạch công bố thông tin của các DN niêm yết.


KẾT LUẬN


Nghiên cứu này nhằm đánh giá các yếu tố tài chính tác động đến HQKD của các DN ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010. Tác giả đã đi đến kết luận:

Thứ nhất, mô hình các yếu tố tài chính tác động đến HQKD của các DN ngành xây dựng ở Việt Nam cũng tuân theo các lý thuyết tài chính và mô hình các yếu tố tài chính tác động đến động đến HQKD của các DN ở các nước phát triển

Thứ hai, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ có tác động theo chiều âm (-) rất mạnh đến HQKD, tức là DN có tỷ lệ nợ càng cao thì HQKD càng thấp. Tác giả nhận thấy rằng phần lớn các DN xây dựng Việt Nam quá lệ thuộc vào vốn vay ngân hàng, trung bình nợ vay ngân hàng chiếm tỷ trọng khoảng 70% trong cơ cấu vốn của DN, trong đó có đến 90% là vốn vay ngắn hạn

Thứ ba, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và tỷ trọng tài sản cố định lại không có tác động đến HQKD

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các kiến nghị nhằm cải thiện cơ cấu vốn của các DN ngành xây dựng theo chiều hướng giảm nguồn vốn tín dụng ngắn hạn từ ngân hàng, phát huy các kênh huy động vốn trung và dài hạn như huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu, nguồn vốn từ các quỹ đầu tư để phù hợp với bản chất hoạt động kinh doanh và dòng tiền của các DN ngành xây dựng. Bên cạnh đó tác giả có đề xuất các kiến nghị đối với Nhà nước để tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động động kinh doanh của các DN ngành xây dựng như: ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán Việt Nam

Nghiên cứu này được thực hiện trong giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm, giá cổ phiếu trên thị trường không phản ánh đúng giá trị thị trường thực mỗi cổ phần của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Do đó nghiên cứu chỉ xem xét các yếu tố tác động đến HQKD được đo lường ở góc độ tài chính tức là


các số liệu/chỉ số được truy suất từ sổ sách kế toán của DN. Tác giả xin đề xuất hướng tiếp cận cho các nghiên cứu tiếp theo như sau: nghiên cứu các yếu tố tác động đến HQKD được đo lường ở góc độ thị trường bởi các chỉ số: Tobin’s Q [(giá trị thị trường của vốn cổ phần + giá trị sổ sách của nợ)/giá trị sổ sách của tổng tài sản]; MBVR (giá trị thị trường của vốn cổ phần/giá trị sổ sách của vốn cổ phần).


TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, 2008

Luật xây dựng, số 16/2003/QH11


Nguyễn Thị Thu Thủy (2008), Giáo trình tài chính trong DN xây dựng, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, tr.50 - 60

Nguyễn Trọng Hoài, Phùng Thanh Bình, Nguyễn Khanh Duy, Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính, Nhà xuất bản thống kê, TP.HCM, 2009

Nguyễn Văn Tạo (2006), Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường [http://na.gov.vn/htx/vietnamese/default.asp?

Newid=1218#LwpnuK0gqy8B, truy cập ngày 05/07/2011]


Ngô Hoàng Diễm Chi (2011), Phân tích ngành xây dựng [http://www.vndirect.com.vn truy cập ngày 20/07/2011]

TS.Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản thống kê, TP.HCM, 2009

TS. Nguyễn Quang Đông, Kinh tế lượng (chương trình nâng cao), Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2002

ThS. Phạm Trí Cao, ThS. Vũ Minh Châu, Kinh tế lượng ứng dụng, Nhà xuất bản thống kê, TP.HCM, 2009

Trần Thị Bạch Diệp (2009), Giáo trình kinh tế xây dựng, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, tr.3

Thanh Phương (2009), Những thăng trầm của doanh nghiệp ngành xây dựng [http:// www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/18514 truy cập ngày 20/07/2011] và

http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/dac-diem-chung-cua-nganh-xay-dung.494.530.html


truy cập ngày 22/09/2011


Các website: www.gso.gov.vn

www.hsx.vn


www.hnx.vn


www.cafef.vn


www.dnsc.com.vn


www.cophieu68.com



TÀI LIỆU TIẾNG ANH


Dimitris Margaritis and Maria Psillaki, Capital structure, equity ownership and firm performance, 2008.

Ramu Ramanathan, Introductory Econometrics


Onaolapo, Kajola A, Kajola, Sunday O, Capital structure and firm performce: evidan from Nigeria, European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, 2010

Weixu, An empirical study on relationship between corporation performance and capital structure, 2005

Zeitun, R.and Tian, G.G, Capital structure and corporate performce: evidan from Jordan, Autralasian Accounting Business and Finance Journal, 2007

Danh sách 40 DN ngành xây dựng và tỷ trọng doanh thu xây lắp theo từng DN



Stt

Sàn niêm yết

Mã chứng khoán

Tên doanh nghiệp

Tỷ trọng xây lắp

01

HA

B82

Công ty cổ phần 482

90%

02

HO

BCE

Công ty cổ phần xây dựng và giao thông Bình Dương

97%

03

HA

C92

Công ty xây dựng và đầu tư 492

90%

04

HO

CDC

Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Chương Dương

67%

05

HA

CIC

Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Cotec

98%

06

HA

CID

Công ty cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

91%

07

HA

CSC

Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Thành Nam

99%

08

HA

CT6

Công ty cổ phần công trình 6

78%

09

HO

CTD

Công ty cổ phần xây dựng Cotec

98%

10

HO

DCC

Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp DESCON

98%

11

HO

HBC

Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình

94%

12

HO

HTB

Công ty cổ phần xây dựng Huy Thắng

100%

13

HA

HUT

Công ty cổ phần TASCO

92%

14

HA

L18

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18

75%

15

HA

LHC

Công ty cổ phần thủy lợi Lâm Đồng

100%

16

HA

LIG

Công ty cổ phần Licogi 13

88%

17

HA

LUT

Công ty cổ phần xây dựng Lương Tài

92%

18

HA

MCO

Công ty cổ phần công trình 1

91%

19

HA

PHC

Công ty cổ phần Phục Hưng Holdings

88%

20

HA

QTC

Công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam

95%

21

HA

V11

Công ty cổ phần xây dựng số 11

97%

22

HA

V12

Công ty cổ phần xây dựng số 12

95%

23

HA

V15

Công ty cổ phần xây dựng số 15

80%

24

HA

VC1

Công ty cổ phần xây dựng số 1

88%

25

HA

VC2

Công ty cổ phần xây dựng số 2

90%

26

HA

VC5

Công ty cổ phần xây dựng số 5

96%

27

HA

VC6

Công ty cổ phần xây dựng số 6

93%

28

HA

VC9

Công ty cổ phần xây dựng số 9

87%

29

HA

VCC

Công ty cổ phần Vinaconex 25

88%

30

HA

S55

Công ty cổ phần Sông Đà 505

94%

31

HA

SD3

Công ty cổ phần Sông Đà 3

77%

32

HA

SD2

Công ty cổ phần Sông Đà 2

64%

33

HA

SD6

Công ty cổ phần Sông đà 6

81%

34

HA

SD9

Công ty cổ phần Sông đà 9

84%

35

HO

SC5

Công ty cổ phần xây dựng số 5

83%

36

HA

SDD

Công ty cổ phần và xây lắp Sông đà

100%

37

HA

SDJ

Công ty cổ phần Sông đà 25

91%

38

HA

SDS

Công ty cổ phần xây lắp và đầu tư Sông đà

74%

39

HA

SJE

Công ty cổ phần Sông đà 11

80%

40

HA

SJM

Công ty cổ phần Sông đà 19

99%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 9

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2022