Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp

35

Thứ ba, về các đề xuất, kiến nghị.

- Từ những phân tích về bất cập nêu trên, việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TTTPDN cần phải thực hiện theo định hướng nào và giải pháp cụ thể để hoàn thiện ra sao?

- Để việc thực hiện pháp luật về TTTPDN ở Việt Nam hiệu quả hơn thì phải thực hiện các giải pháp cụ thể nào?

3.3. Giả thuyết nghiên cứu

Tương ứng với các câu hỏi nghiên cứu ở trên, nghiên cứu sinh xây dựng một số giả thuyết nghiên cứu tương ứng như sau:

Thứ nhất, thị trường TPDN là một bộ phận cấu thành của TTCK – là một thị trường không còn xa lạ đối với thế giới nên những nghiên cứu về khái niệm, bản chất, vai trò của TTTPDN đã tương đối hoàn thiện. Tuy vậy, khoa học pháp lý Việt Nam chưa làm rò được sự khác biệt giữa TTTPDN và thị trường cổ phiếu, do đó chưa làm nổi bật được những đặc thù của pháp luật điều chỉnh TTTPDN so với pháp luật điều chỉnh thị trường cổ phiếu.

Thứ hai, các nghiên cứu lý luận về những yếu tố chi phối nội dung điều chỉnh của pháp luật về TTTPDN còn mờ nhạt và chưa được làm sáng tỏ.

Thứ ba, chưa có công trình nào phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, có hệ thống về thực trạng pháp luật về TTTPDN và chỉ ra được những thiếu sót của pháp luật về TTTPDN.

Thứ tư, những quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về TTTPDN bộc lộ nhiều điểm còn mâu thuẫn, chưa phù hợp, dẫn tới sự phát triển yếu kém hơn hẳn của TTTPDN so với thị trường cổ phiếu trên thực tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Thứ năm, hiện tại còn thiếu những công trình đưa ra định hướng, giải pháp để bổ sung, khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về TTTPDN cũng như nâng cao tính thực thi của các quy định pháp luật về TTTPDN ở Việt Nam hiện nay.


Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam - 6

Kết luận chương dẫn nhập

Qua việc trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến đề tài ở trong nước và nước ngoài cùng với quá trình phân tích, nhận xét, đánh giá những thành công và những vấn đề còn bỏ ngỏ của các công trình nghiên cứu trên, nghiên cứu sinh rút ra kết luận sau:

1. Về tổng thể, các công trình nghiên cứu, đặc biệt là các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu nghiên cứu về TTCK nói chung. Các nghiên cứu trực tiếp về TTTPDN rất ít và nếu có thì chủ yếu là các công trình nghiên cứu về TTTPDN dưới góc độ kinh tế. Mặc dù có một số công trình nghiên cứu về TTTPDN dưới góc độ pháp lý nhưng phần lớn nghiên cứu một nội dung, một lát cắt nhỏ của TTTPDN

36

mà chưa có công trình nào nghiên cứu về TTTPDN dưới góc độ pháp lý một cách đầy đủ, trực tiếp và chuyên sâu. Do đó, luận án của nghiên cứu sinh là công trình nghiên cứu khoa học có tính chất kế thừa và phát triển các công trình khoa học đã công bố ở mức độ hoàn thiện, có tính hệ thống và đầy đủ hơn. Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình hoàn thiện luận án của nghiên cứu sinh.

2. Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã xây dựng được nền tảng lý luận bền vững về TPDN, TTTPDN như khái niệm, đặc điểm của TPDN; khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại TTTPDN. Vì vậy, trong quá trình triển khai luận án, nghiên cứu sinh kế thừa nền tảng lý luận này mà không cần bổ sung và phát triển thêm. Mặc dù vậy, một số vần đề lý luận sâu hơn về TTTPDN cũng như pháp luật về TTTPDN chưa được đề cập một cách thỏa đáng và dày dặn trong các công trình nghiên cứu này. Đó cũng là một thử thách khá lớn mà nghiên cứu sinh phải vượt qua trong quá trình triển khai và hoàn thiện luận án.

3. Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật, thực thi pháp luật về TTTPDN cũng như các nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao sự thực thi pháp luật về TTTPDN được phản ánh ở nhiều công trình khác nhau và được xem xét dưới nhiều lăng kính khác nhau. Bất lợi cho nghiên cứu sinh ở đây chính là TTTPDN chỉ được phản ánh một cách lồng ghép vào TTCK. Vì vậy, nghiên cứu sinh cần xác định được đặc thù, sự khác biệt của TTTPDN so với TTCK nói chung để từ đó định hình được những nội dung pháp lý mà mình cần triển khai trong luận án này. Từ đó nghiên cứu sinh mới có thể chọn lọc được những nội dung mà mình cần tham khảo, kế thừa từ những công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án.

4. Sau khi đã định hình được những nội dung cần triển khai trong luận án, việc đặt ra được hệ thống câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu phù hợp sẽ giúp cho nghiên cứu sinh xác định được hướng nghiên cứu đúng, từ đó sẽ đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra. Trong chương này, với những vấn đề đơn giản, đã quá rò ràng, không cần dự đoán, không cần chứng minh thì nghiên cứu sinh sẽ không đặt ra câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu.

37

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP, PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

1.1. Một số vấn đề lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp

1.1.1.Quan niệm về thị trường trái phiếu doanh nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong cuốn Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp đưa ra khái niệm: thị trường là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, trao đổi các loại hàng hóa, dịch vụ, vốn, sức lao động và các nguồn lực khác trong nền kinh tế3. Từ khái niệm thị trường như trên, các tác giả của cuốn từ điển này cũng đưa ra khái niệm thị trường chứng khoán (mà không đưa ra khái niệm TTTPDN): thị trường chứng khoán là nơi mua, bán chứng khoán4. Giáo trình Luật Chứng khoán của Trường Đại học Luật Hà Nội cũng không đưa ra khái niệm TTTPDN mà đưa ra khái niệm TTCK: Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi chứng khoán5. Tác giả Nguyễn Niên cho rằng sự phát hành chứng khoán dễ làm nảy sinh nhu cầu mua bán, chuyển nhượng chứng khoán và từ đó hình thành thị trường chứng khoán6. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán còn được hiểu là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán các loại chứng khoán; việc mua bán này trước tiên được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành và sau đó ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi, bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp7.

Những quan niệm trên dù không trực tiếp đưa ra khái niệm TTTPDN nhưng đều lột tả được nội hàm của thuật ngữ thị trường nói chung và thuật ngữ TTCK nói riêng. Theo cách hiểu chung nhất rút ra từ các quan điểm trên thì thị trường là được hiểu là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ. Trái phiếu doanh nghiệp là chứng khoán, là một loại hàng hóa trên thị trường nên có thể hiểu TTTPDN là nơi diễn ra hoạt động mua, bán TPDN. Nơi diễn ra quan hệ giữa người mua trái phiếu lần đầu tiên với người bán tức người sản xuất ra hàng hóa trái phiếu được gọi là thị trường phát hành. Người mua trái phiếu từ nhà phát hành có thể nắm giữ trái phiếu đến khi hết hạn hoặc khi cần tiền họ cũng có thể bán cho nhà đầu tư



3Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Tư pháp, tr.708.

4Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Tư pháp, tr.710.

5Phạm Thị Giang Thu (2013), Giáo trình Luật chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân năm 2012, tr.16

6Nguyễn Niên (1998), Những vấn đề pháp lý cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Tạp chí

pháp lý số 8 năm 1998, tr.6

7Bạch Đức Hiển (2009), Giáo trình Thị trường chứng khoán, Học viện Tài chính, Nhà xuất bản tài chính 2009, tr. 9 & tr.10.

38

khác trước khi trái phiếu đáo hạn. Nơi diễn ra quan hệ mua đi, bán lại trái phiếu đã phát hành giữa các nhà đầu tư với nhau gọi là thị trường giao dịch.

Đồng nhất với khái niệm TTTPDN theo các quan điểm trên, nghiên cứu sinh rút ra khái niệm TTTPDN như sau:

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là thị trường phát hành và giao dịch các loại trái phiếu của các doanh nghiệp theo quy định pháp luật

Thị trường TPDN đóng vai trò quan trọng, không chỉ đối với các chủ thể trên thị trường mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung.

Thứ nhất, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cung cấp cho người cần vốn và người có vốn nhàn rỗi nơi để trao đổi vốn với nhau.

Trên TTTPDN, người cần vốn là các doanh nghiệp. Có nhiều cách khác nhau để doanh nghiệp huy động vốn như vay các ngân hàng thương mại như truyền thống đã tồn tại từ lâu đời, vay các tổ chức, cá nhân khác thông qua hợp đồng vay dân sự hoặc huy động vốn bằng phát hành cổ phần. Tuy nhiên, vay qua kênh ngân hàng thường bị hạn chế bởi nhiều lý do như nguồn vốn vay ngân hàng bị giới hạn tỷ lệ phần trăm giữa khoản vay ngắn hạn và khoản vay dài hạn, doanh nghiệp phải chịu sức ép thanh toán gốc và lãi mỗi tháng cho ngân hàng, phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về tài sản thế chấp,…Vì vậy, việc vay vốn qua phát hành trái phiếu có thể giúp doanh nghiệp khắc phục được những bất lợi khi vay vốn ngân hàng, như tác giả Walter Waschiczek khẳng định «Trái phiếu doanh nghiệp cho phép các công ty đa dạng hóa các nguồn tài chính của họ và mở rộng cơ sở chủ nợ của họ ra ngoài ngành ngân hàng. Trái phiếu doanh nghiệp trở thành một lựa chọn thay thế cho các khoản vay ngân hàng. So với các khoản vay ngân hàng, trái phiếu cho phép các công ty vay tiền lâu hơn»8. Đặc biệt, trong công trình “The development of corporate bond markets in emerging market countries” phân tích khá rò vai trò của việc vay vốn từ TPDN so với vay ngân hàng: “Trong giai đoạn các ngân hàng bị khủng hoảng thì TTTPDN sẽ là nguồn vốn cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước mà không bị ảnh hưởng bởi hoạt động của các ngân hàng. Việc phát hành TPDN sẽ làm giảm chi phí trong khoản vay so với việc vay từ các ngân hàng do việc phát hành trái phiếu, các doanh nghiệp sẽ thu hút vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư mà loại bỏ khâu trung gian là doanh nghiệp ngân hàng, từ đó giúp giảm chi phí thu hút vốn. Thu hút vốn từ việc phát hành TPDN sẽ làm giảm những rủi ro về tiền tệ do nguồn vốn này là nguồn vốn dài hạn, trong khi đó các khoản vay từ ngân hàng



8Walter Waschiczek (2004), The role of corporate bonds for finance in Autria, Monetary Policy and the Economy 4, 2004, tr.39.

39

chủ yếu là ngắn hạn9. Vay cá nhân, tổ chức khác thông qua một hợp đồng dân sự thông thường khó có khả năng thỏa mãn được nhu cầu lớn về tài chính của doanh nghiệp, hơn nữa các tổ chức, cá nhân không phải lúc nào cũng sẵn sàng cho doanh nghiệp vay số vốn lớn. Huy động vốn thông qua phát hành cổ phần cũng vậy, gây ra cho doanh nghiệp và cho chính nhà đầu tư những bất lợi nhất định. Với doanh nghiệp, bất lợi là tăng số lượng chủ sở hữu, pha loãng cơ cấu chủ sở hữu và cơ cấu vốn điều lệ, chia sẻ quyền lợi quản lý… Hơn nữa, việc phát hành cổ phần chỉ là khả năng, cơ hội của công ty cổ phần. Với nhà đầu tư, chưa chắc họ đã muốn trở thành cổ đông, hoặc có những nhà đầu tư không ưa thích mạo hiểm nên họ muốn nắm giữ trái phiếu để bảo đảm sự an toàn.v.v. Có thể nói, phát hành TPDN ngày càng trở thành kênh quan trọng để huy động vốn của doanh nghiệp. Ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới điều này đã được chứng minh trên thực tế. Ví dụ ở Nhật Bản, trong lịch sử, thị trường tín dụng Nhật Bản đã bị chi phối bởi các khoản vay ngân hàng, tuy nhiên lượng dư nợ cho vay của ngân hàng đã giảm trong thập kỷ qua trong khi tài chính trực tiếp thông qua TTTPDN đã tăng hơn gấp đôi10. Hoặc nhận định của tác giả John Hawkins “Ở Hoa Kỳ, TTTPDN phát triển nhất, tài chính TTTPDN đã vượt qua vay từ ngân hàng trong nước đã lâu. Trong số các nền kinh tế mới nổi, TTTPDN ở Hàn Quốc lớn nhất. Trái phiếu ngày càng bổ sung cho vay ngân hàng như một nguồn tài chính cho khu vực tư nhân ở các nền kinh tế mới nổi khác”11. Ngoài ra, bên cạnh tư cách là nhà phát hành, doanh nghiệp cũng có thể đóng vai trò là người mua, và với vai trò là người mua, doanh nghiệp hoàn toàn có cơ hội đưa nguồn tiền nhàn rỗi đầu tư vào trái phiếu để tìm kiếm lợi nhuận, và khi cần doanh nghiệp có thể biến những trái phiếu do mình sở hữu thành tiền mặt trên thị trường thứ cấp.

Về phía nhà đầu tư, TTTPDN có chức năng chuyển các khoản tiết kiệm thành vốn đầu tư, giúp cho các tổ chức, cá nhân chưa đủ điều kiện hoạt động kinh doanh có thể đầu tư vốn vào thị trường. Thị trường TPDN tạo cho các nhà đầu tư nhiều cơ hội lựa chọn để đa dạng hóa các loại tài sản trên danh mục đầu tư của mình. Bằng cách mua và nắm giữ những trái phiếu có thời gian đáo hạn rất đa dạng, người đầu tư có thể thu hồi số vốn khi cần thiết. Có thể khẳng định TTTPDN tạo cho nhà đầu tư một cơ hội đầu tư mới bên cạnh cách truyền thống là gửi tiết kiệm

9The Emerging Markets Committee of the international Organization of Securities Commissions (2002) The development of corporate bond markets in emerging market countries.

10Hibiki Ichiue (2005), Development of Japan’s credit markets, BIS paper No-26 (2005) Developing corporate bond markets in Asia, Proceeding of a BIS/PBC seminar held in Kunning, China on 17 – 18 November 2005, tr.88.

11John Hawkins (2002), Bond markets and banks in emerging economics, BIS Paper No.11 (2002), The development of bond markets in emerging economics, Bank for international Settlements, Monetary and Economic Department, tr.45.

40

tại ngân hàng. Hơn nữa, đầu tư vào TPDN là cơ hội chia đều cho các nhà đầu tư, kể cả những nhà đầu tư ít vốn, những người làm công ăn lương trong doanh nghiệp mà có thể họ chưa đủ một số tiền đáng kể để mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng, mua vàng hoặc đầu tư vào bất động sản.

Thứ hai, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là nơi tạo khả năng thanh khoản cho trái phiếu doanh nghiệp.

Ở bất kỳ một thị trường nào, việc hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra có tiêu thụ được hay không, có khách hàng hay không là điều tối quan trọng, TTTPDN cũng không phải là ngoại lệ. Khi nghiên cứu về thị trường Malaysia, để giải thích cho sự phát triển vượt bậc của TTTPDN ở Malaysia, nhóm tác giả Muhamad bin Ibrahim and Adrian Wong khẳng định một trong những lý do là “Thanh khoản dồi dào, môi trường lãi suất phù hợp đã hỗ trợ sự tăng trưởng của thị trường trái phiếu”12. Hiểu một cách đơn giản, tính thanh khoản là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản hoặc một sản phẩm. Tính thanh khoản của trái phiếu cho phép nhà đầu tư/người mua trái phiếu có thể chuyển đổi thành tiền mặt nhanh khi cần thiết. Điều này khiến thị trường trái phiếu càng trở nên hấp dẫn với nhà đầu tư. Tính thanh khoản của trái phiếu càng cao chứng tỏ thị trường càng năng động. Có thể nói, nhờ có TTTPDN mà các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các trái phiếu họ sở hữu thành tiền mặt khi họ muốn. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho trái phiếu là chức năng quan trọng của TTTPDN. Nó bảo đảm cho thị trường hoạt động một cách hiệu quả, năng động. Khi TTTPDN hoạt động càng hiệu quả, càng năng động thì càng nâng cao tính thanh khoản của các trái phiếu giao dịch trên thị trường.

Thứ ba, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là nơi giúp đánh giá giá trị doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế.

Khi phát hành một trái phiếu nhất định, doanh nghiệp phải đáp ứng các quy định của pháp luật về điều kiện phát hành trái phiếu mà trong đó chủ yếu là các điều kiện liên quan đến bảo đảm an toàn tài chính cho các nhà đầu tư của doanh nghiệp như các quy định về quy mô vốn, về thời gian hoạt động của doanh nghiệp, về lịch sử thanh toán nợ, về xếp hạng định mức tín dụng.v.v…Khi kết thúc việc phát hành trái phiếu, doanh nghiệp muốn niêm yết trái phiếu trên sàn giao dịch cũng phải đáp ứng hàng loạt các điều kiện cũng khắt khe không kém. Bên cạnh đó, trong suốt thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp phải cung cấp, công bố thông tin về tình hình hoạt



12Muhamad bin Ibraham and Adrian Wong (2005), The corporate bond market in Malaysia, BIS papers No- 26 (2005) Developing corporate bond markets in Asia, Proceeding of a BIS/PBC seminar held in Kunning, China on 17 – 18 November 2005, tr.118.

41

động của doanh nghiệp, tình hình sử dụng vốn huy động được từ trái phiếu của doanh nghiệp. Do đó, có thể khẳng định rằng, TTTPDN như một màng lọc tốt để sau đó còn lại là các doanh nghiệp đủ tiềm lực về tài chính và uy tín kinh doanh được hoạt động trên thị trường với tư cách bên vay. Bên cạnh đó, trái phiếu của doanh nghiệp đã phát hành sẽ được mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp. Trái phiếu của doanh nghiệp nào càng được mua đi bán lại dễ dàng, giá thị trường càng cao thì càng chứng tỏ doanh nghiệp đó hoạt động kinh doanh hiệu quả, uy tín lớn, có tiềm năng trong tương lai.

Thị trường TPDN cũng là nơi có thể giúp đánh giá được sự phát triển của một nền kinh tế. Khi một quốc gia đã và đang có một TTTPDN phát triển, điều đó có thể chứng tỏ phần nào nền kinh tế của quốc gia đó đã tiến một giai đoạn phát triển nhất định.

Thứ tư, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là công cụ để Nhà nước có thể thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.

Thị trường vốn là một bộ phận của thị trường tài chính, là thị trường mua bán, trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn. Thị trường này cung cấp tài chính cho các khoản đầu tư dài hạn của Chính phủ và các doanh nghiệp. Trong lịch sử hình thành và phát triển của thị trường tài chính, thị trường vốn hình thành và phát triển ở giai đoạn sau gắn với nhu cầu ngày càng cao cho đầu tư phát triển. Thị trường chứng khoán nói chung, TTTPDN nói riêng là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn. Vì vậy, các chỉ báo của thị trường chứng khoán nói chung, TPDN nói riêng phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và khá chính xác. Giá cả trái phiếu tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại khi giá cả trái phiếu giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì vậy, thị trường chứng khoán nói chung, TPDN nói riêng được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế, là công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Khi thị trường hoạt động lành mạnh, hiệu quả sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, ngược lại thị trường có thể gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ, đe dọa sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, làm thiệt hại đến lợi ích của đông đảo công chúng.

Thị trường TPDN của Hàn Quốc đầu những năm 2000 (giai đoạn diễn ra khủng hoảng tiền tệ) là một trong những minh chứng thuyết phục cho thấy sự tác động mạnh mẽ của TTTPDN đối với nền kinh tế khiến Chính phủ Hàn Quốc phải có những chính sách nhất định. Nhóm tác giả Myong Jong Lee và Soo Ho Kim của Ngân hàng Hàn Quốc khẳng định sự gia tăng đột ngột và lớn về khối lượng TPDN ở Hàn Quốc đầu những năm 2000 có khả năng áp đặt một gánh nặng đáng kể cho

42

nền kinh tế, đặc biệt là sự ổn định tài chính của nó trong tương lai13. Nhóm tác giả cũng khẳng định rằng sự bất ổn của thị trường tài chính do sự bất ổn trong TTTPDN có thể đặt ra thách thức đối với Ngân hàng Trung ương trong nỗ lực cân bằng sự ổn định giá cả và ổn định thị trường tài chính14. Hoặc trong một bài nghiên cứu của một nhóm tác giả Hàn Quốc khác là Sungmin Kim và Jae Hwan Park cũng đề cập đến sự ảnh hưởng của TTTPDN đối với nền kinh tế Hàn Quốc giai đoạn khủng hoảng tiền tệ, cụ thể: «Sự gia tăng đột ngột của TTTPDN Hàn Quốc đã đi kèm với sự thay đổi mạnh mẽ cấu trúc thị trường, từ sự chiếm ưu thế của trái phiếu được bảo đảm sang trái phiếu không được bảo đảm làm cho tình hình tồi tệ hơn… Chất lượng tín dụng của TPDN có ý nghĩa quan trọng để duy trì sự ổn định của nền kinh tế»15.Với sự tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ của TTTPDN đối với nền kinh tế như vậy, đòi hỏi Chính phủ phải sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào thị trường nhằm định hướng đầu tư bảo đảm cho sự phát triển cân đối nền kinh tế. Vì vậy, hoàn toàn có thể khẳng định rằng nhờ vào thực trạng phát triển của TTTPDN và sự tác động sâu sắc của nó đối với nền kinh tế mà Chính phủ các nước có thể đề ra chính sách nhất định điều hành nền kinh tế vĩ mô.

Ngoài ra, TTTPDN phát triển còn đem lại cho nền kinh tế một đường cong lãi suất chuẩn. Đường cong lãi suất được hiểu là đường cong thể hiện lãi suất có một công cụ nợ (có cùng mức rủi ro tín dụng) theo các kỳ hạn khác nhau từ ngắn hạn đến dài hạn; đường cong lãi suất thể hiện kỳ vọng lãi suất tương lai của thị trường tại một thời điểm hiện tại16. Đường cong lãi suất chuẩn thường được xây dựng dựa vào việc quan sát sự biến động của giá và lãi suất trên thị trường các trái phiếu Chính phủ vì trái phiếu Chính phủ không có rủi ro vỡ nợ và tính thanh khoản cao. Còn đối với TTTPDN, muốn dựa vào TTTPDN để xây dựng đường cong lãi suất chuẩn thì phải dựa vào các trái phiếu của các công ty có uy tín. Mức lãi suất của trái phiếu của các công ty này được sử dụng làm lãi suất chuẩn cho các trái phiếu của các công ty khác. Chênh lệch giữa lãi suất chuẩn và lãi suất của các trái phiếu khác phản ánh mức độ rủi ro của các trái phiếu đó, mức chênh lệch càng lớn thì độ rủi ro của trái phiếu đó cành cao. Vì vậy, TTTPDN phát triển mạnh, trong đó


13Myong Jong Lee and Soo Ho Kim (2005), Development the corporate bond market: the Korean experience, BIS paper No-26 (2005) Developing corporate bond markets in Asia, Proceeding of a BIS/PBC seminar held in Kunning, China on 17 – 18 November 2005, tr.112.

14Myong Jong Lee and Soo Ho Kim (2005), Development the corporate bond market: the Korean experience, BIS paper No-26 (2005) Developing corporate bond markets in Asia, Proceeding of a BIS/PBC seminar held in Kunning, China on 17 – 18 November 2005, tr.113.

15Sungmin Kim and Jae Hwan Park (2002), Structural change in the corporate bond market in Korea after the currency crisis,BIS Paper No.11 (2002), The development of bond markets in emerging economics, Bank for international Settlements, Monetary and Economic Department, tr.146.

16Trần Vinh Quang (2017), Phát triển thị trường TPDN ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài Chính, 2017, tr.21.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí