Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Pháp Luật Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp

51

được phát hành”28. Quan niệm này chưa được chính xác bởi vì theo khái niệm này, người đọc sẽ hiểu nhầm sang thị trường thứ cấp, thể hiện ở ý “mua bán chứng khoán mới được phát hành” mà không hề thể hiện rò việc mua bán diễn ra giữa các chủ thể nào, trong khi đó việc phân biệt khái niệm thị trường sơ cấp chủ yếu dựa vào chủ thể của quan hệ mua bán trái phiếu trên thị trường này. Cụ thể, quan hệ mua bán trái phiếu trên thị trường này diễn ra giữa hai chủ thể có lợi ích khác nhau, đó là tổ chức phát hành trái phiếu và nhà đầu tư, trong đó tổ chức phát hành là bên có trái phiếu bán để huy động vốn, nhà đầu tư là người có tiền mua trái phiếu để tìm kiếm lợi nhuận từ khoản tiền nhàn rỗi của mình. Quan điểm của tác giả Nguyễn Niên về thị trường sơ cấp cũng tương tự, cụ thể: “Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các loại chứng khoán phát hành lần đầu. Chức năng cơ bản nhất của thị trường sơ cấp là huy động vốn đầu tư. Thông qua thị trường sơ cấp, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành để đưa vào đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh”29.

Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, thị trường phát hành là thị trường được hình thành chủ yếu bởi quan hệ vay/cho vay tài sản giữa doanh nghiệp phát hành trái phiếu và nhà đầu tư. Sự hoạt động của thị trường phát hành tạo ra một kênh thu hút, huy động nguồn tiền nhàn rỗi của công chúng chuyển thành vốn đầu tư cho nền kinh tế. Thông qua thị trường phát hành, doanh nghiệp có thể vay các nhà đầu tư một lượng tiền nhất định để tăng vốn đầu tư kinh doanh. Vì vậy, trong nội dung pháp luật về thị trường phát hành TPDN, nghiên cứu sinh sẽ đề cập đến các nội dung liên quan đến thị trường này, gồm: chủ thể tham gia thị trường (trong đó tập trung vào chủ thể phát hành và nhà đầu tư); khách thể của thị trường (là TPDN – hàng hóa của thị trường); hình thức phát hành trái phiếu (nghiên cứu về các hình thức phát hành trái phiếu dưới góc độ làm rò bản chất của mỗi hình thức phát hành và điều kiện phát hành trái phiếu ở mỗi hình thức); trình tự, thủ tục phát hành TPDN; quản lý nhà nước về thị trường.

*Thị trường giao dịch

Các nhà đầu tư sau khi đã mua trái phiếu từ doanh nghiệp trên thị trường phát hành thì họ có thể giữ trái phiếu đến khi đáo hạn để nhận lãi từ doanh nghiệp phát hành hoặc có thể bán lại cho nhà đầu tư khác trước thời điểm trái phiếu đáo hạn để hưởng lãi trên cở sở chênh lệch giữa giá mua và giá bán trái phiếu. Để thỏa mãn nhu cầu thứ hai, thị trường giao dịch ra đời. Thị trường giao dịch hay còn gọi


28Bạch Đức Hiển (2009), Giáo trình Thị trường chứng khoán, Học viện Tài chính, Nhà xuất bản tài chính 2009, tr.15.

29Nguyễn Niên (1998), Những vấn đề pháp lý cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Tạp chí pháp lý số 8 năm 1998, tr.6.

52

là thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các TPDN đã được phát hành trên thị trường phát hành. Sự hoạt động của thị trường giao dịch tạo ra khả năng chuyển đổi trái phiếu thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện. Trên thị trường này diễn ra việc mua bán trái phiếu giữa các nhà đầu tư, tiền thu được từ việc bán trái phiếu không thuộc về nhà phát hành mà thuộc về nhà đầu tư bán trái phiếu. Sự phát triển của thị trường giao dịch đặc biệt quan trọng bởi vì ở thị trường này tính thanh khoản của trái phiếu thể hiện rò ràng. Thị trường này tạo cho các nhà đầu tư có thể chuyển trái phiếu thành tiền mặt khi họ có nhu cầu. Ở phần lớn các nước trên thế giới hiện nay cũng như ở Việt Nam, dựa vào hình thức tổ chức thị trường mà thị trường giao dịch được chia thành thị trường giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán (hay còn gọi là thị trường giao dịch tập trung) và thị trường giao dịch bên ngoài Sở giao dịch chứng khoán (hay còn gọi là thị trường phi tập trung). Trong cuốn Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp định nghĩa thị trường giao dịch tập trung là nơi thực hiện mua, bán chứng khoán hoặc nơi tham khảo để thực hiện mua, bán chứng khoán, được trang bị các phương tiện kỹ thuận cần thiết để các giao dịch chứng khoán được tiến hành một cách thuận lợi, dễ dàng theo những quy tắc có tính chất bắt buộc được ấn định trước đối với những người tham gia30. Thị trường giao dịch phi tập trung được đề cập trong cuốn sách Luật Chứng khoán của Trường Đại học Luật Hà Nội là thị trường không được tổ chức theo các quy định của pháp luật về thị trường chứng khoán; các giao dịch trên thị trường này diễn ra tự phát giữa các nhà đầu tư với nhau; việc mua bán chứng khoán trên thị trường này không chịu sự giám sát và không phải tuân thủ pháp luật về chứng khoán, tuy nhiên vẫn phải tuân thủ pháp luật dân sự31. Vì vậy, trong nội dung pháp luật về thị trường giao dịch trái phiếu, nghiên cứu sinh sẽ trình bày 05 nhóm nội dung tương tự như trình bày trong phần pháp luật về thị trường phát hành, gồm: chủ thể tham gia thị trường giao dịch; khách thể của thị trường giao dịch (TPDN - hàng hóa giao dịch trên thị trường); các hình thức giao dịch và trình tự, thủ tục giao dịch TPDN trên thị trường giao dịch; quản lý nhà nước về thị trường. Năm nhóm nội dung này, nghiên cứu sinh sẽ triển khai theo hướng bám sát vào từng hình thức tổ chức của thị trường giao dịch TPDN (gồm giao dịch tại SGDCK và giao dịch bên ngoài SGDCK).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Giữa thị trường phát hành và thị trường giao dịch có mối quan hệ nội tại, trong đó thị trường phát hành là cơ sở, là tiền đề; thị trường giao dịch là động lực. Nếu không có thị trường phát hành thì không có trái phiếu để lưu thông trên thị


Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam - 8


30Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Tư pháp, 2006, tr.711.

31Phạm Thị Giang Thu (2013),Giáo trình Luật Chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2013, tr.114.

53

trường giao dịch và ngược lại nếu không có thị trường giao dịch thì thị trường phát hành khó hoạt động trôi chảy, các loại trái phiếu sẽ rất khó khăn trong phát hành, không ai dám mua trái phiếu vì vốn của họ bị bất động, trái phiếu không thể chuyển hóa thành tiền khi nhà đầu tư có nhu cầu. Việc phân định TTTPDN thành TTPH và TTGD có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp nhà nước thấy được đặc thù của mỗi thị trường để đưa ra những quy định phù hợp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, đảm bảo cho sự vận hành của TTTPDN ổn định. Vì vậy, trong luận án, tác giả dựa trên cách phân loại dựa vào sự luân chuyển các nguồn vốn – cách phân loại phổ biến nhất để tiếp cận TTTPDN. Do đó, nội dung pháp luật về TTTPDN được tác giả trình bày trong luận án cũng dựa trên cách phân loại phổ biến này, gồm pháp luật về thị trường phát hành TPDN và pháp luật về thị trường giao dịch TPDN.

1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật thị trường trái phiếu doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm và cấu trúc của pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung, của TTTPDN nói riêng không thể thiếu vai trò điều tiết, can thiệp của Nhà nước. Nhà nước với tư cách là tổ chức đại diện cho quyền lực công đặc biệt (quyền lực giai cấp) quản lý TTTPDN bằng nhiều công cụ khác nhau, trong đó trước hết và chủ yếu là pháp luật.

Với cách tiếp cận của trường phái pháp luật thực định, khái niệm hay quan niệm về pháp luật về TTTPDN được nhiều tác giả đề cập trong các công trình nghiên cứu khoa học khác nhau. Tác giả Phạm Thị Giang Thu đưa ra khái niệm pháp luật TTCK: “Pháp luật thị trường chứng khoán là tổng thể các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh những lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán”32. Khái niệm này được tác giả đưa ra khá đơn giản, là khái niệm hình thức, chưa lột tả được nội dung bên trong của TTCK. Khái niệm này phù hợp với thời điểm lịch sử của thị trường, đó là thời điểm thị trường mới hình thành. Hoặc quan niệm “Khung pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán được hiểu là tổng thể các yếu tố thể hiện cấu trúc pháp luật điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán ở một quốc gia”33.

Nhìn chung các quan niệm về pháp luật về TTTPDN thời kỳ đầu hình thành thị trường gần như không có mà được nhất thể hóa trong khái niệm pháp luật về TTCK. Bản thân các khái niệm về pháp luật về TTCK trong thời kỳ này cũng rất chung chung, mang tính hình thức mà không thể hiện được nội dung kinh tế của thị


32Phạm Thị Giang Thu(2003), Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về thị trường chứng khoán ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.43.

33Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2000), Cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần xây dựng pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, tr.10.

54

trường. Cho đến sau này, quan niệm về pháp luật về TTCK mới rò hơn, thể hiện được những hoạt động bên trong của thị trường. Ví dụ quan niệm “Luật chứng khoán là tổng hợp những nguyên tắc, định hướng cơ bản của cơ chế hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán đã được thể chế hóa, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chào bán, niêm yết và giao dịch chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam và các hoạt động liên quan đến chứng khoán của các tổ chức, cá nhân Việt Nam”34. Với cách tiếp cận này, nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm pháp luật về TTTPDN như sau:

Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, được thể hiện dưới những hình thức xác định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bao gồm thị trường phát hành và thị trường giao dịch

Với khái niệm pháp luật TTTPDN như trên và thống nhất với nghiên cứu trong phần phân loại TTTPDN, theo nghiên cứu sinh, cấu trúc của pháp luật về TTTPDN bao gồm các bộ phận sau:

*Pháp luật về thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Để hình thành bất kỳ loại thị trường nào, điều kiện đầu tiên là phải có hàng hóa được phép mua bán trên thị trường. Thị trường phát hành có “sứ mệnh” thực thi nhiệm vụ này. Đối với TTTPDN Việt Nam nói riêng và thị trường quốc tế nói chung, thị trường phát hành luôn là cấu phần quan trọng, quyết định quy mô và tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu, đặc biệt là thị trường giao dịch. Đây là thước đo khả năng cung ứng vốn cho doanh nghiệp của thị trường. Mục đích của pháp luật liên quan đến TTPH là nhằm kiểm soát nguồn cung hàng hóa cho TTTPDN, đảm bảo ban đầu về lợi ích của các nhà đầu tư nói riêng và ổn định kinh tế nói chung, giảm thiểu nguy cơ rủi ro xảy ra trong lĩnh vực huy động vốn bằng phát hành TPDN. Nội dung của pháp luật về thị trường phát hành TPDN bao gồm:

Thứ nhất, các quy định về loại trái phiếu được phát hành - hàng hóa của thị trường.

Với quan điểm TTTPDN là một thị trường như các thị trường khác, là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Để thị trường TPDN có thể hoạt động được thì cần phải có hàng hóa cho thị trường này. Trái phiếu doanh nghiệp chính là hàng hóa của thị trường đó. Hơn nữa, thị trường mà có sản phẩm hàng hóa đa dạng thì thị trường hoạt động càng sôi động và phát triển, nhà đầu tư có


34Phạm Thị Giang Thu (2013), Giáo trình Luật Chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, tr.21.

55

nhiều lợi thế lựa chọn được loại trái phiếu phù hợp với mục tiêu đầu tư của mình, nhà phát hành lựa chọn được loại trái phiếu phù hợp với mục tiêu huy động vốn, chiến lược kinh doanh của mình. Trong bản công bố thông tin về phát hành trái phiếu, một trong những thông tin quan trọng mà doanh nghiệp phải công bố rò, đó là loại hình trái phiếu mà doanh nghiệp sẽ phát hành. Vì vậy, nghiên cứu pháp luật về các loại hình TPDN là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật về TTTPDN.

Tác giả Libena Tetrevova đã đề cập khá đa dạng về các loại TPDN và nêu ra khái niệm mỗi loại trái phiếu trong bài báo «Mezzanine finance and corporate bonds”. Bài báo nói rò: «Trái phiếu có nhiều loại, phân loại dựa trên những căn cứ khác nhau. Dựa vào lãi suất có trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu có lợi nhuận, trái phiếu có lợi nhuận bằng không. Dựa vào phương thức mua lại có trái phiếu thanh toán một lần, trái phiếu trả góp, trái phiếu chuyển đổi. Dựa vào sự bảo lãnh có trái phiếu được bảo đảm, trái phiếu không được bảo đảm. Dựa vào tiêu chí quốc gia và đồng tiền phát hành thì có trái phiếu trong nước, trái phiếu nước ngoài, trái phiếu Châu Âu (Eurobonds). Dựa vào hình thức tồn tại có trái phiếu tồn tại dưới dạng vật chất (như tờ trái phiếu), trái phiếu tồn tại dưới dạng điện tử (như đăng ký dưới dạng điện tử). Ngoài ra còn có trái phiếu tự nhiên, trái phiếu quyền chọn, trái phiếu ưu tiên, trái phiếu có thể giao dịch công khai, trái phiếu giao dịch không công khai”35.

Nhìn chung, tuy là một thị trường còn chưa phát triển hoàn thiện, về sản phẩm/ hàng hóa, tại Việt Nam đã tồn tại hầu hết các loại TPDN phổ biến trên thế giới, gồm: trái phiếu không chuyển đổi, trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền; trái phiếu có bảo đảm, trái phiếu không có bảo đảm; trái phiếu có thể mua lại trước hạn, trái phiếu có thể bán lại trước hạn; trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất thả nổi,.v.v...

Thứ hai, các quy định về chủ thể tham gia thị trường.

Chủ thể tham gia TTTPDN rất đa dạng, phong phú với những mối quan tâm và lợi ích khác nhau. Theo cuốn Từ điển Luật học, chủ thể tham gia thị trường chứng khoán gồm có người mua, người bán, người môi giới và chủ thể quản lý nhà nước đối với thị trường36.

Là một thị trường diễn ra việc mua bán nên trước hết phải có bên bán, tức là chủ thể phát hành trái phiếu. Đây là chủ thể huy động vốn thông qua hoạt động bán



35Libena Tetrevova (2009), Mezzanine finance and corporate bonds, University of Pardubice, Czech Republic, tr.148 – tr.149.

36Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Tư pháp, 2006, tr.710.

56

trái phiếu cho nhà đầu tư. Chủ thể phát hành TPDN là các doanh nghiệp, bao gồm công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có nhu cầu huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh bằng công cụ trái phiếu. Tùy từng quốc gia khác nhau, quyền phát hành TPDN có thể khác nhau. Ví dụ ở Malaysia để tạo điều kiện phát hành trái phiếu Hồi giáo xuyên biên giới nên chính quyền Malaysia cho phép các tập đoàn đa quốc gia được phát hành trái phiếu Hồi giáo tại Malaysia bằng đồng Myr (Ringgit - đồng tiền của Malaysia)37. Hoặc có quốc gia đã có thời kỳ quy định các tập đoàn phi tài chính là chủ thể chủ yếu phát hành TPDN (nước Áo thời kỳ trước những năm 2000). Ở Việt Nam, chỉ có công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam mới có quyền phát hành trái phiếu.

Bên cạnh người bán, trên TTTPDN cần có cả người mua, đó là các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người mua TPDN do chủ thể phát hành cung cấp. Thông thường dựa vào khả năng, trình độ phân tích thị trường của nhà đầu tư, quy mô đầu tư thì nhà đầu tư chia thành nhà đầu tư cá nhân (gồm các cá nhân, các hộ gia đình) và nhà đầu tư có tổ chức (gồm các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư,…). Tùy mỗi quốc gia, mỗi thị trường, tùy mỗi giai đoạn phát triển của thị trường mà sự phát triển và vai trò của mỗi loại nhà đầu tư này khác nhau. Ở Trung Quốc, tổ chức là nhà đầu tư chính trên thị trường trái phiếu liên ngân hàng (thị trường OTC), còn nhà đầu tư vừa và nhỏ và cá nhân là nhà đầu tư chính trên thị trường giao dịch trái phiếu38. Ở Ấn Độ, có 04 loại nhà đầu tư gồm: ngân hàng và các tổ chức tài chính; các công ty bảo hiểm, quỹ tiết kiệm và quỹ hưu trí; quỹ tương hỗ; nhà đầu tư bán lẻ39. Ở Hàn Quốc những năm 90 và đầu những năm 2000, trên thị trường giao dịch, các nhà đầu tư là tổ chức tài chính nắm giữ 60% tổng số TPDN đang lưu hành, trong khi các công ty bảo hiểm nhân thọ và quỹ hưu trí chiếm tương đối thấp40. Ở Mỹ, vào cuối năm 2013, TPDN được phân phối giữa các loại nhà đầu tư khác nhau, các hộ gia đình nắm giữ 19% tổng số TPDN và 81% còn lại được nắm giữ bởi các nhà đầu tư tổ


37Muhamad bin Ibraham and Adrian Wong (2005), The corporate bond market in Malaysia, BIS papers No- 26 (2005) Developing corporate bond markets in Asia, Proceeding of a BIS/PBC seminar held in Kunning, China on 17 – 18 November 2005, tr.126.

38Mu Huaipeng (2005), The development of China’s bond market, BIS papers No-26 (2005) Developing corporate bond markets in Asia, Proceeding of a BIS/PBC seminar held in Kunning, China on 17 – 18 November 2005, tr.56.

39VK Shama and Chandan Sinha (2005),The corporate debt market in India, BIS papers No-26 (2005) Developing corporate bond markets in Asia, Proceeding of a BIS/PBC seminar held in Kunning, China on 17

– 18 November 2005, tr.83.

40Sungmin Kim and Jae Hwan Park (2002), Structural change in the corporate bond market in Korea after the currency crisis,BIS Paper No.11 (2002), The development of bond markets in emerging economics, Bank for international Settlements, Monetary and Economic Department 2002, tr.142.

57

chức, ngân hàng và các pháp nhân khác; nhà đầu tư có tổ chức được định nghĩa là các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư41.

Trong cuốn sách của tác giả Moorad Choudhry cũng nêu khá đầy đủ về khái niệm nhà đầu tư: “Có rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu. Thứ nhất là nhà đầu tư tổ chức ngắn hạn, bao gồm ngân hàng, quỹ quản lý thị trường tiền tệ, ngân hàng trung ương, quỹ của một số doanh nghiệp. Hai là các nhà đầu tư tổ chức dài hạn, bao gồm các quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm nhân thọ. Thứ ba là nhà đầu tư tổ chức hỗn hợp là những nhà đầu tư chiếm số lượng đông hơn các nhà đầu tư khác bao gồm các công ty bảo hiểm nói chung và hầu hết các doanh nghiệp”42. Trong cuốn sách Thị trường chứng khoán, nhóm tác giả đề cập tới các nhà đầu tư gồm nhà đầu tư cá nhân (là người tham gia thị trường trái phiếu nhằm tìm kiếm lợi nhuận, gồm nhà đầu tư chấp nhận rủi ro và nhà đầu tư không thích rủi ro); nhà đầu tư có tổ chức (là nhà đầu tư thường xuyên mua bán trái phiếu với số lượng lớn, gồm các công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí và các quỹ bảo hiểm xã hội khác, các công ty tài chính)43.

Ngoài hai chủ thể chính là nhà phát hành (bên bán) và nhà đầu tư (bên mua), trên TTPH còn có các chủ thể liên quan khác. Một trong số ó là tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm là chủ thể đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với TTTPDN, đặc biệt là trên thị trường phát hành. Theo IOSCO, “Định mức tín nhiệm là sự đánh giá được hiển thị bằng hệ thống hệ số tín nhiệm đã được thiết lập và xác định về khả năng thanh toán nợ của một chủ thể, một khoản nợ, một chứng khoán nợ hoặc của người phát hành các nghĩa vụ này”44. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm là tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi theo kỳ hạn và những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể dưới dạng hệ số tín nhiệm. Các nhà đầu tư có thể dựa vào các hệ số tín nhiệm do các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm cung cấp để cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư của mình. Trong các loại chứng khoán mà doanh nghiệp có thể phát hành, việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp là trường hợp cần nhất vai trò của tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Có thể coi xếp hạng tín nhiệm là yêu cầu tất yếu trong việc phát hành TPDN vì việc phát hành TPDN là việc doanh nghiệp vay nợ, do đó công chúng đầu tư (tức người cho vay) cần được biết rò các


41Serdar Celik, Gul Demirtas, Mats Isaksson (2015), Corporate bonds, bondholders and corporate governance, OCED Corporate Governance Working Papers No.16, 2015, tr.24.

42Moorad Choudhry (2004), Corporate bonds and structured financial products, 2004, tr.7.

43Bạch Đức Hiển (2009), Giáo trình Thị trường chứng khoán, Học viện Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính 2009, tr.22 – tr25.

44IOSCO (2008), Code of Conduct Fundamentals for Credit Rating Agencies, The Technical Committee of IOSCO, 2008, tr.3.

58

thông tin liên quan đến con nợ của mình (tức doanh nghiệp phát hành) trước khi quyết định cho vay. Thông thường một đợt phát hành TPDN có sự tham gia của 03 bên: doanh nghiệp phát hành, đơn vị tư vấn/phân phối/bảo lãnh, nhà đầu tư. Trong cuộc phát hành này, cả doanh nghiệp phát hành và đơn vị tư vấn/phân phối/bảo lãnh đều có lợi khi trái phiếu được phát hành thành công. Vì vậy, nếu không có tổ chức xếp hạng tín nhiệm (độc lập với 02 chủ thể trên) thì nhà đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào các thông tin được doanh nghiệp công bố và có thể gặp nhiều rủi ro.

Tác giả Hakansson cho rằng một trong những điều kiện quan trọng giúp TTTPDN phát triển lành mạnh là vai trò của các nhà phân tích tài chính, họ có vai trò cung cấp cho nhà đầu tư lời khuyên độc lập; các nhóm các nhà phân tích từ lâu đã bắt đầu hình thành cơ quan xếp hạng, trong đó tốt nhất được biết đến là Moody, Standard and Poor’s và Fitch Investor; họ hỗ trợ các nhà đầu tư trái phiếu. Vì vậy các cơ quan xếp hạng tín nhiệm là một trong những thành phần chính của một thị trường trái phiếu phát triển45. Đánh giá về vai trò của tổ chức xếp hạng tín dụng đối với việc phát triển TTTPDN, ông Thomas Keller của tổ chức xếp hạng tín dụng Moody (Moody’s Asia Pacific) khẳng định: “Vai trò của tổ chức XHTN là giúp tăng cường minh bạch và hiệu quả trên thị trường vốn nợ bằng cách giảm bất cân xứng thông tin giữa người vay và người cho vay. Điều này có lợi cho thị trường vì làm tăng niềm tin của nhà đầu tư. Ý kiến xếp hạng hướng tới công khai, tự do, rộng rãi. Xếp hạng tín nhiệm là ý kiến về xác suất tương lai của việc trả nợ đầy đủ và kịp thời cho các nghĩa vụ nợ như trái phiếu. Xếp hạng tín nhiệm được truyền đạt tới thị trường thông qua một hệ thống ký hiệu bắt nguồn gần 100 năm trước, xếp hạng rủi ro trên thang điểm với 9 bậc từ Aaa đến C”46. Có thể tham khảo hệ thống thứ hạng định mức tín nhiệm trái phiếu của 02 công ty xếp hạng tín nhiệm nổi tiếng trên thế giới qua bảng sau:



45Hakansson Nils H (1999), The role of a Corporate Bond Market in an Economy and in Avoiding Crises,

UC Berkeley, 1999, tr.9.

46Thomas Keller, (2005), The role and function of rating agencies, BIS papers No-26 (2005) Developing corporate bond markets in Asia, Proceeding of a BIS/PBC seminar held in Kunning, China on 17 – 18 November 2005, tr.39.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022