định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên SGDCK, TTGDCK; Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 về ban hành mẫu bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng và hồ sơ đăng kí niêm yết chứng khoán trên TTCK; Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3/2007 ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên SGDCK, TTGDCK. Thêm vào đó, trên cơ sở của Luật CK, thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 hướng dẫn về công bố thông tin trên TTCK và Quy chế công bố thông tin trên TTGDCK Tp.HCM đã được ban hành kịp thời giúp các doanh nghiệp niêm yết hiểu rõ việc thực hiện và tuân thủ việc công bố thông tin trên thị trường.
Có thể nói năm 2007, với hiệu lực chính thức của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn được ban hành kịp thời đã góp phần hoàn chỉnh hình thành khuôn khổ pháp luật thống nhất trong việc tổ chức quản lý, giám sát hoạt động niêm yết nói chung và thị truờng nói chung đảm bảo nguyên tắc hoạt động thị trường công khai, công bằng, minh bạch và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.
2. Những mặt tồn tại
2.1. Công bố thông tin còn thiếu tính minh bạch
Theo thông tư số 38/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK, việc giao dịch cổ phiếu niêm yết của các cổ dông lớn hoặc các cổ đông nội bộ chỉ cần thông báo trước 24 giờ so với ngày giao dịch, mà không có quy định giới hạn thời gian hiệu lực. Chính vì vậy nhiều cổ đông VIP sau khi công bố thông tin đã đưa ra khoảng thời gian mua hoặc bán rất dài, khiến các nhà đầu tư khác gặp rất nhiều khó khăn khi không biết khoảng thời gian nào các VIP thực hiện giao dịch. Nếu kiểm soát không tốt, nguy cơ các VIP lợi dụng việc công bố thông tin để làm giá là hoàn toàn có thể xảy ra. Nguy cơ này càng dễ xảy ra hơn khi năng lực giám sát thị trường để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm của UBKNN chưa thật tốt. Ngoài việc thông tin giao dịch cổ phiếu của các VIP còn lỏng lẻo như hiện nay thì dư luận trong giới đầu tư còn than phiến về việc nhiều doanh nghiệp
chưa thực hiện tốt nghĩa vụ công bố thông tin cơ bản - đó là công bố bản cáo bạch khi niêm yết. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đến tận ngày giao dịch đầu tiên trên sàn, mà bản cáo bạch vẫn chưa được công bố rộng rãi. Đơn cử công ty cổ phần Dịch vụ du lịch kỹ thuật dầu khí (mã giao dịch PET) lên sàn vào 13/9/2007, nhưng đến 14/9/2007 bản cáo bạch của công ty mới đuợc đăng tải trên website của Sở.
Một thực tế là không phải nhà đầu tư nào cũng có thể đến trực tiếp doanh nghiệp niêm yết hay công ty tư vấn để lấy bản cáo bạch, nên kênh thông tin chính thống mà dư luận trông chờ chính là tại Sở giao dịch hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán. Việc Sở chậm đưa thông tin về doanh nghiệp mới lên sàn vô hình chung tạo ra sự bất bình đẳng thông tin giữa những nhà đầu tư; về doanh nghiệp niêm yết mới, có nhà đầu tư mua cổ phiếu mà không đủ thông tin, có người mất cơ hội giao dịch vì không tiếp cận được bản cáo bạch… Thêm vào đó, doanh nghiệp và công ty tư vấn thường đưa ra những bản cáo bạch nghèo nàn về nội dung, nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật. Khi nhận không đủ thông tin hoặc thông tin không đáng tin cậy thì người thiệt thòi nhất chính là nhà đầu tư nhỏ lẻ, những người không có mối quan hệ ―chân rết‖ với các VIP để hiểu hơn về doanh nghiệp. Hiện tượng tin đồn quý hơn tin chính thức cũng vì thế mà vẫn còn trở nên phổ biến tại TTCK Việt Nam.
2.2. Chất lượng cung hàng hoá chưa cao :
Quy mô thị trường còn nhỏ chưa thực sự đóng vai trò là kênh quan trọng trong việc huy động các nguồn vốn trung và dài hạn đáp ứng cho yêu cầu đầu tư phát triển và tăng trưởng nền kinh tế. Các sản phẩm niêm yết trên TTCK chưa đa dạng, ít về số lượng và cổ phiếu của các công ty lớn đại diện cho nền kinh tế còn rất ít. Hơn 200 doanh nghiệp niêm yết chưa phải là rổ doanh nghiệp đại diện cho tất cả doanh nghiệp, nên chỉ số chứng khoán chưa trở thành hàn thử biểu của nền kinh tế. Sự biến động của chỉ số này do đó, đôi khi tách biệt khỏi những diễn biến chung của các doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Niêm Yết Chứng Khoán Tại Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.
- Bảng 4. Bảng Tăng Trưởng Lợi Nhuận Của 30 Công Ty Niêm Yết Có Mức
- Đánh Giá Hoạt Động Niêm Yết Chứng Khoán Tại Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.
- I. Định Hướng Phát Triển Thị Truờng Chứng Khoán Việt Nam
- Tăng Cường Hiệu Quả Hoạt Động Quản Lý, Thanh Tra, Giám Sát Niêm Yết
- Niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
2.3. 11Thị truờng trái phiếu chưa thực sự phát triển :
11 http://www22.24h.com.vn/news.php/161/164721(ngày truy cập : 10/10/20007)
Tính đến ngày 30/9/2007, đã có hơn 114.809 tỉ đồng trái phiếu đuợc đưa vào niêm yết giao dịch trên Sở GDCK TP. HCM(HOSE) và trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội tăng gấp hơn 104 lần so với giá trị niêm yết năm 2000. Bên cạnh trái phiếu Chính phủ niêm yết với tỷ trọng trên 90% tổng giá trị trái phiếu niêm yết, cũng có trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, mức vốn hoá thị truờng trái phiếu hiện nay khoảng 8%GDP là khá thấp nếu như so sánh với thị trường trái phiếu của các nước trong khu vực (bình quân khoảng 50-70% , trừ Nhật Bản trên 100%GDP). Điều đó có nghĩa là kênh huy động vốn của Chính phủ thông qua thị truờng trái phiếu để đáp ứng nhu cầu đầu tư của ngân sách còn hạn chế và vì vậy, cần có sự đầu tư thích đáng hơn nữa cho thị truờng này.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đã có nhiều hi vọng con đường tìm kiếm nguồn vốn cho doanh nghiệp sẽ rộng mở, đồng thời thúc đẩy thị trường trái phiếu đầy tiềm năng phát triển. Thế nhưng, thị truờng này vẫn trầm lắng, mặc cho những kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp.
Khối luợng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang có chiều hướng tăng lên, năm 2006 là trên 8000 tỷ đồng, 8 tháng đầu năm 2007 là trên 9.000 tỷ đồng, tuy nhiên đây là con số quá khiêm tốn so với tiềm năng của thị truờng này.
Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp có những lợi thế mà cổ phiếu không thể có đuợc. Đối với doanh nghiệp, phát hành trái phiếu thành công cho phép họ sử dụng nguồn vốn ổn định trong thời gian dài (thuờng là từ 5-10 năm). Như vậy, họ có thể chủ động trong việc sử dụng và hoạch định kế hoạch sử dụng nguồn vốn và thời gian hoàn trả.
Hơn nữa, phát hành trái phiếu còn giúp cho doanh nghiệp tránh được nguy cơ bị mất quyền kiểm soát như khi phát hành cổ phiếu. Nhà đầu tư cũng rất có lợi, Mua trái phiếu doanh nghiệp đem lại cho họ tỷ lệ lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng, bên cạnh đó là những ưu đãi đi kèm như trái phiếu chuyển đổi cho phép nhà đầu tư chuyển đổi từ trái phiếu thành cổ phiếu. Đặc biệt, khi đầu tư vào trái phiếu, nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi về thuế.
Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có một số doanh nghiệp Nhà nước lớn phát hành trái phiếu doanh nghiệp như Vietcombank, BIDV, Tổng công ty Xây dựng Sông Đà, Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Dầu khí tiến hành còn đa số doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm đến kênh huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu.
2.4 . Hoạt động thanh tra, quản lý niêm yết còn nhiều bất cập :
Hiện nay, có một thực tế là doanh nghiệp niêm yết tuy thuộc hàng ngũ tiên tiến trong quản trị, nhưng vẫn không thiếu công ty xử ép với cổ đông nhỏ, vi phạm Luật Doanh nghiệp mà không bị xử lý. Đó một phần là do vai trò ―cán cân‖ của cơ quan thanh tra, giám sát còn mờ nhạt. Hiện nay, SGDCK và TTGDCK đã kết hợp với thanh tra của UBCKNN trong việc giám sát, thanh tra quản lí niêm yết. Bên cạnh những mặt tích cực như chủ động xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra; triển khai thực hiện, sơ kết tổng kết, kiểm tra đúng theo quy trình, kịp thời …. góp phần đảm bảo cho hoạt động của TTCK được ổn định và phát triển, an toàn, công bằng và hiệu quả; bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị truờng thì hoạt động thanh tra mà đặc biệt là thanh tra giám sát niêm yết còn gặp nhiều hạn chế như : Thứ nhất, công tác thanh tra định kỳ chưa đuợc tiến hành thường xuyên, liên tục, cả về chiều rộng và chiều sâu đối với tất cả các lĩnh vực của thị trường nói chung và hoạt động niêm yết nói riêng, vì vậy, chưa có sự đánh giá một cách toàn diện đối với toàn bộ hoạt động của thị trường cho công tác quản lý, giám sát, xây dựng cơ chế, chính sách đối với TTCK và hoạt động niêm yết. Thứ hai, công tác thanh tra, xử lý vi phạm còn gặp khó khăn, do các đề xuất kiến nghị với với Thanh tra về các dấu hiệu vi phạm còn chung chung, thiếu căn cứ pháp lý. Hình thức xử phạt mới chỉ dừng lại ở biện pháp nhắc nhở, phạt hành chính, chưa có hình thức mạnh tay răn đe. Trong khi đó, hoạt động quản lý, giám sát niêm yết của Việt Nam nhìn chung còn yếu do chưa xây dựng được phần mềm giám sát niêm yết nên phần lớn công việc đều phải thao tác thủ công chưa có công cụ hỗ trợ hiệu quả.
3. Nguyên nhân của các tồn tại trên
3.1 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, nhận thức của các doanh nghiệp hiện nay về niêm yết chứng khoán chưa cao
Một số không nhỏ các công ty niêm yết có những băn khoăn riêng khi phải công bố thông tin, họ chưa thấy đuợc quyền lợi của mình so với những công ty khác không niêm yết. Có không ít sự e ngại từ phía các công ty niêm yết vì các công ty này phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ, làm ảnh hưởng đến việc hình thành và ra quyết định chiến lược của công ty, họ sẽ phải đứng ra ―vùng sáng‖ trong khi các đối thủ kinh doanh của họ lại đứng trong vùng tối để quan sát.
Thứ hai, công tác tạo hàng hoá cho chứng khoán còn gặp một số khó
khăn:
Thứ nhất, trong ba nguồn cung cổ phiếu cho các TTGDCK hiện nay là nguồn
từ cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, nguồn từ cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và từ các doanh nghiệp cổ phần thành lập theo Luật Doanh nghiệp năm 1999, công tác tạo hàng hoá hiện nay chủ yếu là tập trung vào hai đối tượng : (1) các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá hoặc bán bớt vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp này;(2) các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi. Đối với các doanh nghiệp được hình thành mới theo Luật Doanh nghiệp, ngoài việc tổ chức các buổi toạ đàm, giải thích pháp luật, UBCKNN vẫn chưa có cách tiếp cận tuơng tự nhu hai loại hình trên để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thị truờng. Các doanh nghiệp này chủ yếu là do các công ty chứng khoán tư vấn tham gia niêm yết.
Thứ hai, trong số các công ty xuất phát từ ba nguồn nói trên, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, tuy đã có hàng trăm công ty đã tổ chức đấu giá cổ phiếu công khai trên thị truờng nhưng chưa đảm bảo phát hành cổ phiếu ra công chúng mà chỉ có một vài tổ chức, cá nhân mua hết lượng cổ phiếu đáu giá. Cũng chính vì vậy, cổ phiếu của các công ty đã đấu giá chưa đáp ứng các tiêu chí đưa vào niêm yết và giao dịch trên thị truờng.
Thứ ba, đối với các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, cho đến nay chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc có nhiều bất cập trong vấn đề quản lý, điều hành, nhiều vấn đề tồn đọng về giải quyết
nguồn nhân lực hoặc thuộc các lĩnh vực kinh doanh ít lợi nhuận, chính vì vậy, có một số doanh nghiệp bán đấu giá cổ phiếu ra công chúng nhưng không có người mua. Nguợc lại, tốc độ, cổ phần hoá ở một số địa phương và ở một số lĩnh vực ngành nghề có nhiều lợi nhuận còn rất chậm ví dụ như dầu khí, duợc, bảo hiểm, hàng không, than, hoá chất, bưu điện, viễn thông… Điều này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết và đăng kí giao dịch trên TTCK chỉ chiếm có 2% so với tổng số doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá.
Thứ tư, đối với các cơ quan chủ quản và các địa phương, mọi quyền lực đối với DNNN như đề bạt, bổ nhiệm nhân sự... kèm theo các đặc lợi, sẽ biến mất khi CPH. Còn các giám đốc DNNN vừa có thể mất đi những quyền lợi không nói ra được, vừa phải đối diện với rủi ro nghề nghiệp cực lớn khi CPH. Các biện pháp mạnh mẽ với các cá nhân ở hai đối tượng này là lời giải chính của câu hỏi. Đối với các doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chần chừ mãi không chịu niêm yết dù đủ điều kiện, lý do chính là họ sợ phải phơi bày tất cả cho mọi người xem! Trong đó có thể có rất nhiều điều không tiện và cũng không dám cho ai biết.
Thứ ba, hạ tầng trái phiếu chưa đủ sức bật :
Hiện nay, trái phiếu Chính phủ ngoài việc bán lẻ qua hệ thống Kho Bạc Nhà nước còn phát hành qua các nhà bảo lãnh hoặc đấu thầu qua TTGDCK, trong đó chỉ có các loại trái phiếu phát hành qua bảo lãnh và đấu thầu mới được niêm yết trên TTGDCK, còn trái phiếu phát hành qua kênh bán lẻ của Kho bạc Nhà nước thì không đuợc niêm yết trên TTGDCK do ngày đáo hạn trái phiếu không đồng nhất.
Bên cạnh đó, lãi suất trái phiếu phát hành vẫn chưa thực sự theo lãi suất thị trường, mà có sự chỉ đạo lãi suất trần Từ Bộ tài Chính, vì vậy chưa tạo được sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư trái phiếu. Chủng loại trái phiếu và kỳ hạn phát hành cũng chưa hợp lý và chưa trở thành chuẩn mực chung đề lãi suất trái phiếu doanh nghiệp tham chiếu. Điều này, phần nào ảnh huởng lớn đến việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu.
Ngoài ra cơ chế vận hành của thị truờng trái phiếu thứ cấp cũng chưa thực sự hợp lý. Hiện tại giao dịch trái phiếu được tổ chức tại sàn HASTC (Sở giao dịch
chứng khoán TP.HCM vẫn giao dịch các trái phiếu niêm yết trước ngày 1/7/2006 cho đến khi đáo hạn). Các thành viên giao dịch trái phiếu chỉ là các công ty chứng khoán nên hạn chế sự tham gia của các nhà kinh doan trái phiếu chuyên nghiệp là các ngân hàng thương mại, tổ chức bảo hiểm. Các nhà kinh doanh trái phiếu muốn mua, bán trái phiếu phải đặt lệnh thông qua công ty chứng khoán thành viên. Điểm này khác với thông lệ quốc tế là nhà giao dịch trái phiếu sơ cấp đồng thời là thành viên của thị trường trái phiếu thứ cấp họ đuợc mua bán trực tiếp thông qua hệ thống đó nên tạo tính thanh khoản tốt hơn. Đây là lý do UBCKNN đang xây dựng đề án phát triển thị truờng trái phiếu Chính phủ chuyên biệt.
12Thứ tư, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu mặn mà với việc niêm
yết trái phiếu : Điều này, có thể quy về 4 nguyên nhân sau :
Thói quen tìm kiếm nguồn vốn từ ngân hàng đã ăn sâu vào suy nghĩ của những doanh nghiệp Việt Nam. Khi cần tiền đầu tư cho một dự án mới thì nguồn vốn đầu tiên mà công ty nghĩ đến là đi vay ngân hàng vì lãi suất thấp. Tuy nhiên, bởi có quá nhiều công ty vay vốn nên kỳ hạn cho vay của ngân hàng thường chỉ dưới 1 năm. Vì thế, công ty rất khó trong việc tìm nguồn vốn cho những dự án lớn có thời gian hoàn vốn lâu.
Thứ hai, ở Việt Nam chưa có một tổ chức cũng nhu khung chuẩn cho việc đánh giá định mức tín nhiệm doanh nghiệp, do đó khó cho cả nhà đầu tư và doanh nghiệp khi tiến hành tiếp cận thị truờng vốn này. Đây là điều Việt Nam cần phải học tập nước ngoài để có thể phát triển thị truờng trái phiếu.
Thứ ba, xuất phát từ việc thiếu cơ sở để ấn định lãi suất khi phát hành trái phiếu nên khiến cho các doanh nghiệp lúng túng, thêm vào đó là sự hiểu biết của các doanh nghiệp về trái phiếu còn rất ít.
Cuối cùng, sự thiếu quan tâm của các định chế tài chính trung gian trong việc phát hành trái phiếu khiến việc phát hành đến với tay nhà đầu tư rất khó khăn. Các cơ quan quản lý thị trường tiền tệ và TTCK chưa có sự hợp tác chặc chẽ với
12 http://www22.24h.com.vn/news.php/161/164721(ngày truy cập : 10/10/20007)
nhau để có thể tạo ra một cơ sở hạ tầng căn bản cho việc phát hành cũng như đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.
Thứ tư, nhân lực thanh tra, giám sát chứng khoán còn mỏng
Nhân lực thanh tra chứng khoán còn mỏng, chưa tới 20 nguời. Thêm vào đó, công tác quản lý, giám sát các hoạt động và tuân thủ pháp luật của cơ quan quản lý còn hạn chế về năng lực và hiệu quả. Năng lực trình độ của cán bộ quản lý, cán bộ hoạch định chính sách, còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường có truờng hợp đòi hỏi yêu cầu rất cao chẳng hạn như liên quan tới kiểm toán các báo cáo tài chính. .. phải nhờ tới Vụ chế độ kế toán của Bộ Tài Chính kiểm tra hộ.
3.2 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, chứng khoán và thị trường chứng khoán là một lĩnh vực hoạt động mới mẻ ở Việt Nam.
Chứng khoán và thị trường chứng khoán hãy còn là hoạt động khá mới mẻ ở Việt Nam mặc dù nó đã và đang trải qua khoảng thời gian là 7 năm. Tuy nhiên 7 năm đó vẫn đuợc coi là tuổi đời khá trẻ của một thị trường chứng khoán như ở Việt Nam. Do đó, cơ chế hoạt động của TTCK chưa thực sự ổn định, khung pháp lý và thể chế chính sách đang trong quá trình hoàn thiện, do đó sẽ không tránh khỏi sự bất cập trong chỉ đạo điều hành.
Thứ hai, quan điểm kinh doanh cũ của các công ty cổ phần ở Việt Nam
Giao dịch trên thị trường chứng khoán đòi hỏi sự năng động, nhạy bén và phải đáp ứng được tính minh bạch, công khai hoá trong hoạt động giao dịch. Trong khi đó, đa phần các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần hoá, kể cả tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước vẫn chủ yế dựa vào vốn vay ngân hàng, ít dựa vào phát huy nội lực để chứng khoán hoá. Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn lối
―an phận thủ thường‖ ngại thay đổi trong cơ cấu, cung cách làm ăn manh mún,
―ngại‖ công bố thông tin nhằm lách luật. Do vậy mà có nhiều công ty hiện giờ chưa muốn tham gia niêm yết trên thị trường.