Trình Độ, Năng Lực Quản Lý Của Nhà Nước Đối Với Thị Trường

75

cường quản lý, giám sát đối với việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp để hoạt động này an toàn, hiệu quả hơn. Mặc dù còn nhiều quy định đưa ra còn khá chặt chẽ nhưng mặt khác cũng làm cho công chúng đầu tư tin tưởng hơn và có thể sẵn lòng đầu tư vào các đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp.

Năm 2019, nhận thấy sự cần thiết phải đổi mới khung pháp lý điều chỉnh TTCK nói chung, TTTPDN nói riêng, Quốc hội đã ban hành Luật Chứng khoán năm 2019. Vào cuối năm 2020, Chính phủ cũng ban hành hệ thống các Nghị định mới để phù hợp với Luật Chứng khoán năm 2019 và phù hợp với một giai đoạn phát triển mới của TTCK nói chung, TTTPDN nói riêng. Sự đổi mới căn bản của hệ thống pháp luật về TTCK giai đoạn này nhằm phù hợp với một thị trường đã trải qua hơn 20 năm phát triển, không còn phôi thai hay bỡ ngỡ như trước kia. Hệ thống pháp lý về thị trường giai đoạn này cũng nhằm hướng tới sự tương thích với pháp luật quốc tế, phù hợp với tính chất của TTCK là một thị trường không biên giới. Có thể nói, Luật Chứng khoán năm 2019 cùng hệ thống các văn bản dưới luật liên quan đã và sắp được ban hành tạo nền tảng pháp lý cho giai đoạn phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam, góp phần cải thiện chất lượng nguồn cung, thu hút vốn đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước trên TTCK, giúp nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường, tăng cường tính công khai, minh bạch, bảo đảm thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, pháp luật về TTCK giai đoạn này còn giúp nâng cao năng lực quản lý, giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tăng niềm tin của thị trường. Qua đó, khuyến khích mạnh mẽ tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân tham gia đầu tư và hoạt động trên TTCK, tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả hơn cho nền kinh tế. Có như vậy, mục tiêu nâng hạng TTCK Việt Nam trong thời gian sắp tới mới có thể đạt được.

Tóm lược tuy chưa đầy đủ nhưng cũng đủ chứng minh rằng pháp luật về TTTPDN luôn song hành với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, của bản thân TTTPDN nói riêng. Pháp luật về TTTPDN mỗi thời kỳ khác nhau sẽ quy định không giống nhau bởi nó phụ thuộc vào mức độ phát triển chung của nền kinh tế và tình hình phát triển của thị trường. Chính vì vậy, nội dung của pháp luật về TTTPDN ở Việt Nam luôn luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam, của mức độ phát triển của TTTPDN tại Việt Nam.

1.2.2.4. Trình độ, năng lực quản lý của Nhà nước đối với thị trường

Thị trường TPDN cũng như các thị trường khác không thể hoạt động trong một khoảng trống mà nó cần một môi trường pháp lý với các quy định mà chỉ nhà nước mới tạo ra được. Vì vậy, nhà nước đóng vai trò nhất định đối với quá trình phát triển

76

của TTTPDN. Vai trò đó thể hiện qua trình độ, năng lực quản lý của nhà nước đối với thị trường, cụ thể là thông qua năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý. Từ đó, tác động đến quá trình xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh thị trường này.

Thị trường TPDN là một phần của thị trường vốn nên mang tính năng động đặc trưng của thị trường này. Vì vậy, đòi hỏi khung pháp lý điều chỉnh thị trường phải thích ứng hợp lý với sự năng động, linh hoạt đó. Nếu đội ngũ các nhà lãnh đạo, quản lý là người am hiểu thị trường, hệ thống pháp luật do họ xây dựng sẽ bảo đảm chất lượng nhất định và ngược lại.

Với nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, nhà nước cần đổi mới phương thức quản lý từ chỗ can thiệp trực tiếp vào thị trường sang quản lý vĩ mô, kiến tạo phát triển. Vì vậy, khi điều chỉnh TTTPDN, pháp luật cần hạn chế tối đa mệnh lệnh hành chính để các hoạt động của thị trường diễn ra theo các quy luật thị trường, bảo đảm nguyên tắc thị trường tự điều chỉnh. Pháp luật về TTTPDN cần thể hiện được tính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

«mềm mại» so với các lĩnh vực khác, phải thể hiện được sự tôn trọng quyền tự do kinh oanh, mua bán của các chủ thể tham gia thị trường. Để có thể xây dựng được hệ thống pháp luật như vậy, trình độ quản lý của nhà nước rò ràng đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Khi trình độ quản lý TTTPDN của nhà nướcđã đạt đến một trình độ nhất định, nhà nước có thể «buông dần» thị trường, từ từ giao phó sự quản lý cho các tổ chức tự quản. Nhà nước khi đó với tư thế của người kiến tạo thị trường, nên pháp luật tất yếu cũng phản chiếu tinh thần đó.

Ở chiều ngược lại, nếu trình độ, năng lực quản lý TTTPDN của nhà nước yếu kém, hệ thống pháp luật vì thế cũng sẽ không phù hợp, không thúc đẩy được sự phát triển của thị trường. Khi đó, pháp luật điều chỉnh TTTPDN sẽ là hàng loạt các quy định mang tính chất cấm đoán, «cầm tay chỉ việc», can thiệp thô bạo vào thị trường, trái ngược hoàn toàn với sự năng động, linh hoạt của TTTPDN – thị trường được ví như «hàn thử biểu» của nền kinh tế.

Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam - 11

77

Kết luận chương 1

Với những nội dung được trình bày ở chương này, nghiên cứu sinh rút ra một số kết luận sau:

1. Với vị trí quan trọng của TTTPDN cùng với khả năng tiềm ẩn rủi ro vốn có, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như các nhà nước khác trên thế giới, với sứ mệnh quản lý xã hội đã bước đầu xây dựng một hệ thống pháp lý đặt nền móng cho sự tồn tại, phát triển của TTTPDN. Trong quá trình điều chỉnh, hệ thống pháp lý đó dần dần được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn và sẽ hoàn thiện hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, để hoàn thiện được hệ thống pháp lý trong lĩnh vực này, điều cốt yếu là phải xây dựng được cơ sở lý luận vững chắc và hợp lý về thị trường cũng như về pháp luật điều chỉnh thị trường.

2. Thị trường TPDN là một bộ phận của thị trường chứng khoán nói chung nên mang những đặc điểm chung của thị trường này. Nhưng, với bản chất là chứng khoán nợ, trái phiếu có sự khác biệt với các loại chứng khoán khác, pháp luật điều chỉnh TTTPDN vì thế cũng có những bộ phận khác biệt nhất định so với pháp luật điều chỉnh thị trường chứng khoán nói chung và pháp luật điều chỉnh thị trường cổ phiếu nói riêng.

3. Việc xác định được các yếu tố chi phối nội dung pháp luật về TTTPDN đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện pháp luật về thị trường này. Về mặt lý luận chung, pháp luật về TTTPDN chịu sự tác động chung của các yếu tố như: điều kiện, trình độ phát triển của nền kinh tế; đường lối, chính sách của Đảng lãnh đạo;.v.v… Bên cạnh đó, với đặc thù là một thị trường năng động, nhạy cảm, liên quan đến lợi ích kinh tế của nhiều chủ thể khác nhau nên pháp luật điều chỉnh TTTPDN chịu sự chi phối trực tiếp của những yếu tố đặc thù, vốn có của thị trường này.

78

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

2.1. Thực trạng pháp luật về thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.

2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về loại trái phiếu doanh nghiệp được phát hành – hàng hóa của thị trường

Đạo luật về hợp đồng trái phiếu năm 1939 của Mỹ quy định nhằm bảo vệ người mua các loại chứng khoán nợ, bao gồm trái phiếu trung hạn (notes), trái phiếu dài hạn (bonds), giấy nợ (debentures) và các sản phẩm tương tự, luật cấm công ty bán bất cứ chứng khoán nợ của của công ty nào nếu không được phát hành thông qua một hợp đồng trái phiếu64. Ở thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, các loại TPDN được quy định rải rác trong các điều luật của Luật Chứng khoán. Nhìn chung, theo pháp luật chứng khoán của Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, TPDN tồn tại rất đa dạng được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật, phù hợp với thị trường đã phát triển ở các nước này: trái phiếu thông thường; trái phiếu chuyển đổi; trái phiếu có khả năng đáo hạn trước hạn (theo yêu cầu của trái chủ); trái phiếu có khả năng mua lại trước hạn (theo nhu cầu của tổ chức phát hành); trái phiếu có tài sản thế chấp; trái phiếu có bảo lãnh; trái phiếu có lãi suất thả nổi.

Ngoài ra, ở các nước này còn phát triển một số loại trái phiếu đặc thù, phù hợp với sự phát triển của thị trường. Ở Malaysia,trên thị trường còn có một loại TPDN đặc thù, đó là trái phiếu Hồi giáo Sukuk. Ở Mỹ, TTTPDN Mỹ còn dành hẳn một khu vực đặc biệt cho các doanh nghiệp nước ngoài phát hành và giao dịch trái phiếu tại Mỹ bằng đồng đô la Mỹ, gọi là thị trường trái phiếu Yankee. Trái phiếu Yankee có các đặc điểm tương tự như TPDN trong nước, chỉ khác về tổ chức phát hành là các doanh nghiệp ngoài nước Mỹ). Trái phiếu Yankee có thể mang lại lợi ích cho cả nhà phát hành và cả nhà đầu tư như: nhà phát hành có khả năng huy động được nguồn tài chính với chi phí rẻ (do lãi suất trái phiếu ở Mỹ thấp hơn so với ở nước khác); quy mô thị trường trái phiếu Mỹ và sự năng động của các nhà đầu tư tại đây là những lợi thế cho doanh nghiệp phát hành, đặc biệt là cho những đợt chào bán TPDN với số lượng lớn; các nhà đầu tư Mỹ luôn luôn được thỏa mãn nhu cầu với một số lượng trái phiếu dồi dào trên thị trường. Tương tự Mỹ, để tạo cơ hội cho các tổ chức phát hành nước ngoài trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, ở Nhật Bản có trái phiếu Samurai, là trái phiếu phát hành bằng đồng Yên của Nhật Bản và


64United States Congress (1939),The Trust Indenture Act of 1939, Sec.302 [77bbb],https://www.sec.gov/divisions/corpfin/guidance/tiainterp.htm, truy cập 10h43 ngày 14/11/2020.

79

phát hành tại Tokyo nhưng chủ thể phát hành là một công ty/tổ chức nước ngoài, không phải là công ty/tổ chức của Nhật và phải tuân thủ các quy định của pháp luật Nhật Bản. Trái phiếu Samurai tạo điều kiện cho các nhà phát hành khả năng tiếp cận nguồn vốn sẵn có tại Nhật Bản để phát triển hoạt động kinh doanh của mình65.

Cũng tương tự pháp luật của các nước, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định khá đa dạng về các loại trái phiếu hiện có trên thị trường chứng khoán thế giới như: trái phiếu có bảo đảm, trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu không chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền, trái phiếu không kèm chứng quyền,… Các quy định về các loại trái phiếu được tìm thấy ở Điều 4 các khoản 2, 3, 4, 5 của Nghị định số 153/2020/ NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế. Ngoài ra, tại Điều 31 Luật Chứng khoán năm 2019 được Quốc hội thông qua tháng 11 năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021) cũng chỉ ra các loại TPDN. Ngoài những loại trái phiếu phổ biến trên còn có rất nhiều loại trái phiếu khác như: trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi66; trái phiếu có thể mua lại, trái phiếu hoán đổi67;.v.v…

Đặc biệt, theo pháp luật hiện hành, ở Việt Nam còn có quy định về TPDN xanh. Trái phiếu doanh nghiệp xanh là TPDN được phát hành để đầu tư cho dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường68. Như vậy, để đặt tên cho loại trái phiếu này là TPDN xanh, pháp luật đã căn cứ vào mục đích của việc sử dụng đồng vốn có được từ việc phát hành loại trái phiếu này. Các khoản tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu này sẽ được cam kết đầu tư cho các chương trình tăng cường sự thích nghi và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm các dự án năng lượng sạch, sử dụng năng lượng hiệu quả, giao thông công cộng, nước sạch,.v.v… Lợi ích của trái phiếu xanh vừa đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư, đáp ứng nhu cầu sinh lời của họ, vừa bảo đảm được nguồn vốn cho các dự án môi trường ở Việt Nam. Hơn hết, trái phiếu xanh còn mang lại lợi ích lớn hơn cả số tiền lãi mà nhà đầu tư nhận được, đó là nền tảng cho một nền chính trị - kinh tế - xã hội phát triển công bằng, bền vững.


65Bạch Đức Hiển (2009), Giáo trình Thị trường chứng khoán, Học viện Tài chính, Nhà xuất bản tài chính 2009, tr.266 – 273.

66Điều 6 Khoản 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP. 67Điều 7 Khoản 1 Nghị định 153/2020/NĐ-CP. 68Điều 4 Khoản 2 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.

80

Mặc dù pháp luật Việt Nam quy định khá đa dạng về các loại hình TPDN nhưng trên thực tế, hàng hóa của TTTPDN Việt Nam vẫn còn rất nghèo nàn, chủ yếu tập trung vào một số loại trái phiếu quen thuộc. Theo Báo cáo Thị trường Trái phiếu năm 2016 của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), năm 2016 các trái phiếu được phát hành là trái phiếu có lãi suất thả nổi. Lãi suất trái phiếu phổ biến được yết mức cố định trong vòng 12 tháng đầu và sau đó thả nổi theo lãi suất tham chiếu cộng với biên độ khoảng 2%-4%. Trong đó, thông thường lãi suất tham chiếu được tính toán dựa theo trung bình mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn tại một số NHTM là Vietcombank, Vietinbank, BIDV hay Agribank. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cá biệt như CTG đã phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu 5 năm với lãi suất cố định 5,8%, hay Công ty cổ phần Giao nhận Vận tải Ngoại thương (VNT) đưa ra 2 lựa chọn cho nhà đầu tư lãi suất thả nổi hoặc cố định 8% trong vòng 2 năm đối với khoản trái phiếu phát hành 72 tỷ đồng69.

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn SSI (SSI Research and Advisory Center) của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, năm 2019 có 51.3% trái phiếu phát hành có lãi suất cố định (tập trung chủ yếu vào các trái phiếu kỳ hạn 2 năm – 3 năm của nhóm NHTM, trả lãi định kỳ hàng năm); 48.7% trái phiếu còn lại có lãi suất thả nổi (chủ yếu là trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản và trái phiếu ngân hàng kỳ hạn 5 năm trở lên)70.

Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về các loại hình TPDN cũng như quá trình thực thi pháp luật về loại hình TPDN, nghiên cứu sinh rút ra một số nhận xét sau:

Một là, mặc dù là một thị trường chưa phát triển hoàn thiện nhưng về mặt pháp lý, sự phong phú của các loại hình TPDN ở Việt Nam đã được ghi nhận. Ghi nhận của pháp luật về sự tồn tại đa dạng của TPDN góp phần tạo nên một TTTPDN với sự phong phú của các loại hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa này đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định và chính chúng tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho nhà đầu tư cũng như cho doanh nghiệp phát hành. Đặc biệt, pháp luật Việt Nam cũng tỏ ra khá tiến bộ khi lần đầu tiên quy định về TPDN xanh. Quy định này trao cơ hội huy động và sử dụng vốn từ thị trường trái phiếu cho các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực thân thiện với môi trường. Tuy pháp luật hiện hành đã quy định tương đối đa dạng về các loại TPDN nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ chung



69file:///C:/Users/Admin/Documents/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20tr%C3%A1i%20phi%E1%BA%BFu%

20n%C4%83m%202016.pdf, truy cập 16h51 ngày 12/8/2020.

70https://ndh.vn/bao-cao/ssi-research-bao-cao-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-viet-nam-2019-so-khoi-

va-ngon-ngang-1261784.html, truy cập 9h47 ngày 23/8/2020.

81

chung dưới dạng ghi nhận sự tồn tại của các loại trái phiếu này. Nếu có các quy định cụ thể thì các quy định đó cũng chủ yếu xoay quanh trái phiếu không chuyển đổi/trái phiếu không kèm chứng quyền, trái phiếu chuyển đổi/trái phiếu kèm chứng quyền (ở các điều luật từ Điều 8 – Điều 14, Nghị định số 153/2020/NĐ-CP). Hiện nay, các trái phiếu hiện đại rất ít hoặc không xuất hiện trong các quy định của pháp luật hiện hành.

Hai là, thực tiễn phát hành TPDN cho thấy các sản phẩm trên TTTPDN Việt Nam còn khá nghèo nàn. Mặc dù pháp luật Việt Nam ghi nhận sự tồn tại đa dạng của các loại hình trái phiếu nhưng trên thực tế các sản phẩm trên TTTPDN Việt Nam còn khá đơn giản, chủ yếu là các trái phiếu không chuyển đổi. Thị trường Việt Nam chưa có các sản phẩm vốn đã được phổ biến khá lâu tại các thị trường phát triển trong khu vực như: sản phẩm chứng khoán hóa (chứng khoán có bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp; sản phẩm cấu trúc (trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng); các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro; các sản phẩm trái phiếu dự án; trái phiếu xanh… Theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ và Nguyễn Thị Thanh Hương thì: “Các sản phẩm của thị trường khá đơn giản, chưa đa dạng hóa và chưa đủ hấp dẫn với nhà đầu tư, chủ yếu tập trung vào phân mảng trung hạn, trả lãi coupon cố định hoặc thả nổi. Hiện chưa có sản phẩm trái phiếu gắn với chỉ số lạm phát; các trái phiếu kèm quyền mua/chứng quyền đã được phát hành nhưng chưa nhiều”71. Bên cạnh đó, cũng chưa có cơ chế bảo đảm cho loại trái phiếu chuyển đổi được chuyển đổi thành cổ phiếu.

2.1.2. Thực trạng quy định pháp luật về chủ thể của thị trường phát hành

2.1.2.1. Chủ thể phát hành

Pháp luật Việt Nam quy định về chủ thể phát hành TPDN tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Chứng khoán năm 2019 và Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020, theo đó chỉ có công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn mới được quyền phát hành TPDN. Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định tại Điều 2 Khoản 1: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, chủ thể được phát hành TPDN bao gồm hai loại hình doanh nghiệp là CTCP và CTTNHH được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam (pháp nhân Việt Nam) thuộc mọi thành phần kinh tế, kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào (trừ ngành nghề pháp luật cấm), trên bất kỳ địa bàn nào nếu có nhu cầu vay vốn thông qua kênh trái phiếu


71http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tong-quan-ve-phat-trien-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-viet-nam-

69408.htm, truy cập 13h41 ngày 23/8/2020.

82

và đáp ứng đủ điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định pháp luật. Việc pháp luật Việt Nam loại trừ CTHD và DNTN ra khỏi chủ thể phát hành TPDN là quy định nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, bởi lẽ ở hai loại hình doanh nghiệp này, tài sản của doanh nghiệp cũng là tài sản chủ sở hữu nên tính công khai, minh bạch về tài sản của doanh nghiệp thấp. Điều này rất dễ dẫn tới xâm phạm lợi ích, thậm chí lừa đảo nhà đầu tư – chủ nợ của doanh nghiệp phát hành. Đối với CTCP, CTTNHH, cả hai công ty đều có tư cách pháp nhân, đều có sự tách bạch rò ràng về tài sản giữa tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty nên việc xác định phạm vi trách nhiệm tài sản trước các khoản nợ rất rò ràng. Nhà đầu tư trái phiếu (thực chất là chủ nợ) trước khi quyết định mua (trước khi quyết định cho vay) đều biết rò công ty có khả năng trả nợ đến đâu nên giảm thiểu được rủi ro cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng nhấn mạnh CTCP, CTTNHH được phát hành TPDN phải là CTCP, CTTNHH được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tức là pháp nhân Việt Nam. Do đó, với quy định này, pháp luật Việt Nam đã loại trừ các doanh nghiệp là pháp nhân nước ngoài ra khỏi hoạt động phát hành TPDN trên TTTPDN Việt Nam. Quy định này có lẽ xuất phát từ chính sách thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế trong nước, khuyến khích các nhà đầu tư đem tiền cho doanh nghiệp trong nước vay trước khi đem tiền cho các doanh nghiệp của nước khác vay. Quy định này của pháp luật Việt Nam khác hẳn so với một số nước trên thế giới và trong khu vực khi mà các nước này đã và đang nỗ lực xây dựng một thị trường trái phiếu riêng biệt cho các doanh nghiệp nước ngoài huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu trên đất nước mình (Ví dụ thị trường trái phiếu Yankee của Mỹ, thị trường trái phiếu Samurai của Nhật Bản).

Pháp luật Việt Nam cũng đưa ra các quy định về công ty phát hành là công ty đại chúng. Việc phân biệt giữa công ty đại chúng và công ty chưa phải là công ty đại chúng rất quan trọng để pháp luật đưa ra cơ chế khác nhau trong việc phát hành trái phiếu của hai loại công ty này. Khi phát hành trái phiếu, công ty đại chúng phải tuân thủ những điều kiện khắt khe hơn so với các công ty không phải là công ty đại chúng, như: nghĩa vụ công khai, minh bạch; điều kiện chào bán trái phiếu;…Mỗi quốc gia khác nhau đưa ra tiêu chí xác định công ty đại chúng khác nhau.

Ở Bungary quan niệm công ty đại chúng là công ty đã phát hành cổ phần theo các điều kiện của việc phát hành ra công chúng lần đầu hoặc đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán về việc phát hành chứng khoán với mục đích tham gia giao dịch tại TTCK được quản lý72. Ở Mỹ, công ty đại chúng có vốn điều lệ tối thiểu 10


72Bulgarian Parliament (1999), Public Offering of Securities Act, Act No.114/30.12.1999, effective 31.01.2000, Art

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022