27
thường xuyên thực hiện báo giá 02 chiều trên cơ sở thời gian thực để tạo tính thanh khoản cao và tính minh bạch của thị trường; chính quyền giám sát thị trường thứ cấp cần tăng cường các hoạt động để tạo điều kiện cho sự minh bạch và giao dịch công bằng (tr.113).
- Nhóm tác giả Muhamad bin Ibraham và Adrian Wong trong bài “The corporate bond market in Malaysia”, BIS papers No-26 (2005) Developing corporate bond markets in Asia, Proceeding of a BIS/PBC seminar held in Kunning, China on 17 – 18 November 2005 chỉ ra rằng việc xây dựng một khung pháp lý toàn diện, cơ sở hạ tầng mạnh mẽ cùng với tầm nhìn, sự ổn định chính trị và các chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh đặt nền tảng cho sự phát triển thị trường trái phiếu Malaysia (tr.115). Thanh khoản dồi dào, môi trường lãi suất phù hợp đã hỗ trợ sự tăng trưởng của thị trường trái phiếu (tr.118). Trước tháng 7 năm 2000, tất cả các TPDN của Malaysia đều được xếp hạng bắt buộc tối thiểu, yêu cầu từ BBB trở lên, điều này mang lại niềm tin cho nhà đầu tư vào việc phát hành (tr.121).
- Nhóm tác giả Plummer, M.G & Click, R.W (2005) trong công trình “Bond market development and intergration in ASEAN”, International Journal of finance & Economics 10 (2), 133 – 142, 2005 đưa ra một số giải pháp để phát triển TTTPDN ở các quốc gia thuộc ASEAN, trong đó có Việt Nam như: (i) cần phải bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư thông qua hệ thống giám sát và kiểm toán hiệu quả, kế toán minh bạch và truyền thông mạnh mẽ (tr.17); (ii) xây dựng cơ sở hạ tầng tốt (tr.17); (iii) tạo sự sâu rộng của thị trường bằng cách tạo tính thanh khoản cho thị trường, thu hút nhiều người tham gia thị trường đặc biệt là đa dạng hóa các nhà đầu tư và khuyến khích sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường; (iv) thuế của các giao dịch trái phiếu cần được giảm thiểu, phải quy định về xếp hạng tín dụng tối thiểu (tr.18).
- Nhóm tác giả Batten, J. & Kim, Y.H (2000), trong công trình “Expanding Long-term Financing Through Bond market development: A post crisis Policy Task”, Working Paper, 07 đề xuất 08 giải pháp để phát triển TTTPDN cho các nước Châu Á sau cuộc khủng hoảng gồm: (i) tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch trái phiếu; (ii) cải cách hệ thống quản trị doanh nghiệp; (iii) tăng độ tin cậy của các hệ số tín nhiệm; (iv) tạo ra đường cong lợi suất tham chiếu; (v) tăng cường vai trò của các tổ chức đầu tư và các quỹ tương hỗ; (vi) mở rộng việc phát hành riêng lẻ; (vii) phát triển hệ thống thanh toán; (viii) tăng cường cơ chế, chính sách.
Có thể nói các công trình nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật về TTTPDN cũng như nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về TTTPDN rất đa dạng, phong phú. Ngoài các công trình đã chỉ ra ở trên thì còn một số công trình
28
khác đề cập tới những giải pháp để hoàn thiện khía cạnh nhất định về TTCK nói chung và TTTPDN nói riêng. Tuy vậy, đa số những công trình này đều nghiên cứu về TTCK nên nghiên cứu sinh sẽ tham khảo để từ đó đưa ra những giải pháp riêng theo quan điểm của cá nhân mình để hoàn thiện pháp luật về TTTPDN. Đối với một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài nghiên cứu về TTTPDN của các quốc gia khác. Tuy đối tượng nghiên cứu của các công trình này không phải là TTTPDN Việt Nam nhưng những kinh nghiệm rút ra từ những công trình đó cũng ít nhiều giúp nghiên cứu sinh xây dựng ý tưởng nhất định trong việc đưa ra các giải pháp, nhất là các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TTTPDN ở Việt Nam.
2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
2.1. Những vấn đề đã được giải quyết trong các công trình đã công bố mà luận án kế thừa, phát triển
Thứ nhất, về các vấn đề lý luận liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp và thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Các vấn đề lý luận liên quan đến TPDN và TTTPDN như khái niệm TPDN, khái niệm TTTPDN đã được các tác giả đưa ra và phân tích khá cụ thể, đầy đủ. Đặc biệt, khái niệm TPDN không những được các tác giả đề cập đến trong rất nhiều công trình nghiên cứu mà khái niệm này cũng đã được chuẩn hóa trong văn bản pháp luật. Khái niệm TTTPDN cũng được một số tác giả có đề cập đến tuy chưa nhiều. Các tác giả cũng phân tích rất thấu đáo về vai trò của TTTPDN dưới nhiều góc độ như: với doanh nghiệp, với nhà đầu tư, với nền kinh tế nói chung. Về phân loại TTTPDN cũng như các chủ thể tham gia TTTPDN cũng được các tác giả đưa ra khá chi tiết. Do vậy, các vấn đề lý luận liên quan đến TPDN và TTTPDN như khái niệm TPDN, khái niệm TTTPDN, vai trò của TTTPDN, phân loại TTTPDN, các chủ thể tham gia TTTPDN, luận án chủ yếu kế thừa. Đối với nội dung liên quan đến đặc điểm của TTTPDN, vai trò của TTTPDN, luận án sẽ cần nghiên cứu sâu hơn, đa chiều hơn những công trình đã chỉ ra ở trên.
Thứ hai, các vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Các vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật về TTTPDN như: khái niệm pháp luật TTTPDN, cấu trúc pháp luật của TTTPDN, các yếu tố chi phối nội dung của hệ thống pháp luật về TTTPDN cũng được các tác giả đề cập khá nhiều trong các công trình nghiên cứu. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu đã công bố cũng đã đưa ra khá cụ thể, chi tiết về cấu trúc pháp luật của TTCK bao gồm: pháp luật về phát hành chứng khoán, pháp luật về tổ chức và hoạt động của thị trường tập trung, pháp luật về kinh doanh chứng khoán, pháp luật về quản lý nhà nước đối với thị trường chứng
29
khoán, từ đó giúp nghiên cứu sinh có thể đưa ra cấu trúc pháp luật của TTTPDN một cách hợp lý, phù hợp với quan điểm cá nhân và phạm vi nghiên của của luận án.
Thứ ba, về thực trạng pháp luật Việt Nam liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thực tiễn thi hành pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
Nhìn chung các công trình của các tác giả đều phân tích khá kỹ và có tính thuyết phục về thực trạng của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay về TTCK nói chung, rất ít những nghiên cứu trực tiếp về thực trạng pháp luật Việt Nam về TTTPDN. Tuy vậy những nghiên cứu này cũng gợi mở cho chúng tôi những ý tưởng nhất định bởi lẽ TTTPDN cũng là một bộ phận của TTCK nên có khá nhiều quy định chung như quy định về cấu trúc thị trường, quy định về hình thức phát hành chứng khoán/trái phiếu, quy định về cơ quan quản lý thị trường, quy định về trình tự, thủ tục pháp hành chứng khoán/trái phiếu,.v.v… Nếu các nghiên cứu về thực trạng của pháp luật Việt Nam về TTTPDN khá hiếm hoi thì các nghiên cứu về thực tiễn thi hành pháp luật TTTPDN tại Việt Nam dường như phong phú hơn. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về thực tiễn thi hành pháp luật TTTPDN chủ yếu là các bài báo, các thông tin nhanh trên các tờ báo mạng mà ít các bài báo đăng trên các tạp chí nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
Thứ tư, về các vấn đề liên quan đến giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Điểm nổi bật của các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án đó là phân tích khá đầy đủ, chi tiết, thuyết phục về các định hướng lớn cũng như giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam trong quá trình điều chỉnh TTTPDN. Những phân tích này có thể tìm thấy dễ dàng trong các công trình nghiên cứu về TTTPDN dưới góc độ pháp lý. Bên cạnh đó, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của TTTPDN được các tác giả phân tích rất phong phú trong các công trình nghiên cứu về TTTPDN dưới góc độ kinh tế. Vì vậy, về cơ bản luận án có thể tham khảo những công trình nàytrong xây dựng các giải pháphoàn thiện hệ thống pháp luật về TTTPDN và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường. Tuy vậy, những giải pháp được các tác giả đưa ra trong các công trình đã công bố chủ yếu liên quan chặt chẽ tới Luật Chứng khoán năm 2006 và một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành xung quanh Luật này. Do đó, nghiên cứu sinh cũng cần tham khảo kỹ càng cho phù hợp với sự thay đổi lớn của hệ thống pháp luật hiện hành về TTCK, đó là sự ra đời của Luật Chứng khoán năm 2019 và sắp tới sẽ là hàng chục văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật này.
30
2.2. Những vấn đề chưa được giải quyết trong các công trình đã công bố mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, về các vấn đề lý luận liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp và thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Như đã phân tích ở mục 2.1, các vấn đề lý luận liên quan đến TPDN và TTTPDN được các tác giả đề cập gần như đầy đủ trong các công trình nghiên cứu. Tuy vậy, vẫn còn một số vần đề lý luận liên quan mà nghiên cứu sinh sẽ phát triển thêm như khái niệm TTTPDN, đặc điểm của TTTPDN. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu không nghiên cứu trực tiếp các vấn đề lý luận về TTTPDN mà chủ yếu nghiên cứu các vấn đề lý luận về TTCK.
Thứ hai, các vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Các công trình đã công bố phân tích khá đầy đủ các vấn đề lý luận về mặt pháp lý liên quan đến TTTPDN nhưng chủ yếu phản ánh lồng ghép trong các công trình nghiên cứu về TTCK. Mặc dù TTTPDN là một bộ phận của TTCK nhưng nó cũng có những điểm khác biệt nhất định cần được nghiên cứu riêng.
Thứ ba, về thực trạng pháp luật Việt Nam liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thực tiễn thi hành pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã công bố vẫn chủ yếu nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam liên quan đến TTCK nói chung. Hơn nữa, các công trình khoa học đã công bố cũng chỉ nghiên cứu TTCK ở một lát cắt nào đó. Có thể chỉ xem xét về chủ thể tham gia thị trường hoặc về thị trường phát hành, hoặc về chế độ công bố thông tin,.v.v… Chưa có công trình nào đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về TTTPDN một cách trực tiếp và đồng bộ. Riêng về thực tiễn hoạt động của TTTPDN được các tác giả nghiên cứu khá chi tiết trong các công trình khoa học trong lĩnh vực kinh tế. Hơn nữa, rất nhiều công trình được công bố khá xa thời điểm hiện tại, do đó những phân tích, đánh giá về thực trạng sẽ có nhiều nội dung không còn phù hợp, việc tham khảo, kế thừa sẽ cần có chọn lọc
Thứ tư, về các vấn đề liên quan đến giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Các công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến TTTPDN dưới góc độ pháp lý ở Việt Nam hiện nay rất ít mà chủ yếu là các công trình nghiên cứu dưới góc độ kinh tế. Do đó, các vấn đề về giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến TTTPDN cần được luận án này phát triển thêm.
31
Nói chung, các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án đều có những điểm chung như: ít công trình nghiên cứu trực tiếp về TTTPDN mà chủ yếu nghiên cứu trực tiếp về TTCK; nghiên cứu một khía cạnh nhỏ của TTCK; thời điểm nghiên cứu của đa số công trình đã khá xa so với thời điểm hiện nay nên không còn phù hợp; các công trình nghiên cứu về TTTPDN chủ yếu dưới góc độ kinh tế mà ít các công trình nghiên cứu dưới góc độ pháp lý,.v.v… Đó là những khó khăn, thách thức khá lớn trong quá trình hoàn thiện luận án của nghiên cứu sinh.
Đối với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, các tác giả chủ yếu nghiên cứu lý luận về TPDN nói chung và thực trạng phát hành TPDN dựa trên thực tiễn của các quốc gia khác, phục vụ các vấn đề đặt ra ở các quốc gia thuộc phạm vi nghiên cứu của các tác giả. Do đó, không có công trình nghiên cứu nào của các tác giả nước ngoài nghiên cứu cụ thể và giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam. Mặc dù vậy, các tài liệu đã liệt kê là nguồn tài liệu rất cần thiết cho luận án đặc biệt giúp chúng tôi hoàn thiện hơn phần lý luận về TPDN và TTTPDN như khái niệm, phân loại, vai trò,.v.v. của TPDN, TTTPDN và phần giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thị trường.
Nhìn vào tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài mà luận án đã tổng hợp trên đây thấy rò TTTPDN và các vấn đề xung quanh nó nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học cả trong và ngoài nước. Các nghiên cứu nhìn chung xem xét ở những khía cạnh khác nhau và do đối tượng nghiên cứu có sự khác biệt, do sự biến động của tình hình phát triển kinh tế - xã hội, do giới hạn về địa lý và lịch sử nên mỗi công trình mới chỉ giải quyết một phần nào đó liên quan đến lý luận về trái phiếu và thị trường trái phiếu nói chung. Rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về TTTPDN và nếu có thì chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ kinh tế mà không có công trình nào nghiên cứu TTTPDN một cách toàn diện dưới góc độ pháp lý.
2.3. Những vấn đề cơ bản cần giải quyết trong luận án
2.3.1. Những vấn đề lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp và pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Luận án làm rò một số vấn đề lý luận cơ bản sau đây:
Một là, lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp và TTTPDN không phải là vấn đề mới mẻ nên nhiều công trình nghiên cứu, đặc biệt là các công trình nghiên cứu ngoài nước đã đề cập và chuẩn hóa các nội dung cơ bản liên quan đến thị trường này như khái niệm, đặc điểm, phân loại TPDN; khái niệm, đặc điểm, vai trò của TTTPDN;.v.v… Vì vậy, nghiên cứu sinh không cần hoàn thiện thêm các nội dung trên mà sẽ kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu. Trong phần lý luận về TTTPDN, luận án sẽ tập
32
trung phân tích phân loại TTTPDN vì từ nội dung về phân loại TTTPDN sẽ quyết định cấu trúc pháp luật về thị trường này. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra sự khác biệt của TTTPDN so với thị trường cổ phiếu vì từ sự khác biệt này sẽ dẫn tới sự khác biệt về pháp luật điều chỉnh TTTPDN so với pháp luật điều chỉnh thị trường cổ phiếu.
Hai là, lý luận pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Từ những vấn đề lý luận về TTTPDN, luận án đưa ra quan niệm pháp luật về TTTPDN. Trên cơ sở quan niệm này, cùng với sự tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài, luận án khái quát các nội dung pháp luật về TTTPDN. Về cơ bản, theo nghiên cứu sinh, pháp luật về TTTPDN sẽ được xem xét tương thích với việc phân loại TTTPDN (cụ thể là phân loại dựa vào tiêu chí luân chuyển vốn) nên bao gồm hai nội dung: pháp luật về thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp, pháp luật về thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp. Đây là các vấn đề lý luận cơ bản, quan trọng của luận án. Từ các nội dung pháp luật này, luận án luận giải những yếu tố tác động đến việc Nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật về thị trường. Bên cạnh đó, dựa trên lý luận về TTTPDN, trong phần này nghiên cứu sinh cũng chỉ ra các bộ phận pháp luật đặc thù của TTTPDN mà pháp luật về thị trường cổ phiếu không có.
Việc xác định và phân tích các nội dung pháp luật về TTTPDN tạo tiền đề cho nghiên cứu sinh phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về TTTPDN và là cơ sở về mặt lý luận để nghiên cứu sinh đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về TTTPDN ở Việt Nam.
2.3.2. Những vấn đề liên quan đến thực trạng pháp luật Việt Nam về thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thực tiễn thi hành pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Dựa vào cấu trúc nội dung pháp luật về TTTPDN, luận án đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp về TTTPDN dựa trên các quy định của Luật Chứng khoán năm 2019 và một số văn bản pháp luật khác như Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4/12/2018 của Chính phủ quy định về phát hành TPDN; Nghị định số 81/2020/NĐ-CP ngày 9/7/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP; Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế; Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán; Nghị định số 88/2014/NĐ-CP ngày 26/9/2014 của Chính phủ quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm; Thông tư số 77/2020/TT-BTC ngày 14/8/2020
33
hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 81/2020/NĐ-CP;.v.v…Cụ thể là những nội dung sau:
Thứ nhất, thực trạng pháp luật về thị trường phát hành trái phiếu doanh
nghiệp
- Thực trạng pháp luật về chủ thể tham gia TTPH, bao gồm chủ thể phát
hành – bên bán, nhà đầu tư – bên mua, tổ chức xếp hạng tín nhiệm – chủ thể độc lập với bên mua và bên bán để đưa ra những thông tin xếp hạng tín nhiệm đối với bên phát hành.
- Thực trạng pháp luật về hàng hóa của thị trường bao gồm các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về các loại TPDN.
- Thực trạng pháp luật về hình thức phát hành TPDN gồm phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng, trong đó luận án sẽ đi sâu nghiên cứu dấu hiệu pháp lý của pháp luật Việt Nam trong việc phân định ranh giới 02 hình thức phát hành này; các điều kiện phát hành TPDN ra công chúng và phát hành TPDN riêng lẻ.
- Thực trạng pháp luật về trình tự, thủ tục phát hành TPDN (gắn với 02 hình thức phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng).
- Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước đối với thị trường gồm hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước và hoạt động tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp về chứng khoán.
Thứ hai, thực trạng pháp luật về thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp
- Thực trạng pháp luật về hàng hóa của TTGD. Luận án phân tích về loại trái phiếu được giao dịch tập trung trên SGDCK, trong đó nhấn mạnh điều kiện niêm yết TPDN trên SGDCK, đồng thời phân tích các trái phiếu được giao dịch không tập trung bên ngoài SGDCK.
- Thực trạng pháp luật về chủ thể của TTGD, bao gồm: SGDCK – chủ thể đứng ra tổ chức TTGD, công ty chứng khoán – chủ thể trung gian quan trọng nhất của thị trường, nhà đầu tư – người mua đi bán lại trái phiếu trên TTGD.
- Thực trạng pháp luật về hình thức giao dịch trái phiếu và trình tự, thủ tục giao dịch trái phiếu trên TTGD (gắn với 02 hình thức tổ chức của thị trường).
- Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước đối với thị trường.
Ngoài ra, luận án trình bày tình hình thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về TTTPDN ở Việt Nam xen kẽ cùng với phần nội dung thực trạng pháp luật về TTTPDN. Trên cơ sở đánh giá các quy định pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về TTTPDN, luận án rút ra những điểm bất cập làm căn cứ để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về TTTPDN tại Việt Nam cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về TTTPDN ở chương tiếp theo.
34
2.3.3. Những vấn đề liên quan đến kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật, luận án sẽ luận giải phương hướng hoàn thiện pháp luật về TTTPDN, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về TTTPDN ở Việt Nam. Nội dung này gồm hai phần sẽ được giải quyết:
Phần thứ nhất, định hướng hoàn thiện pháp luật về TTTPDN ở Việt Nam. Ở phần này, nghiên cứu sinh phân tích các định hướng lớn trong việc hoàn thiện pháp luật về TTTPDN. Những định hướng này là kim chỉ nam cho những kiến nghị cụ thể của phần tiếp theo.
Phần thứ hai, những đề xuất cụ thể trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TTTPDN và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TTTPDN, trong đó nghiên cứu sinh chia thành hai mảng nội dung chủ yếu là giải pháp hoàn thiện pháp luật về TTTPDN và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TTTPDN.
3. Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
3.1. Lý thuyết nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh sử dụng các lý thuyết nghiên cứu chủ đạo sau đây:
- Lý thuyết về quyền tự do kinh doanh - Lý thuyết về bất cân xứng thông tin - Lý thuyết về quản trị rủi ro - Lý thuyết về minh bạch hóa. |
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam - 2
- Các Nghiên Cứu Về Pháp Luật Thị Trường Phát Hành Trái Phiếu Doanh
- Các Nghiên Cứu Về Phương Hướng, Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Và Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Pháp Luật Về Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp Ở
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp
- Sự Khác Biệt Giữa Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp Và Thị Trường Cổ
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Pháp Luật Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu sinh dự định tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, về khía cạnh lý luận.
- Thị trường TPDN khác gì so với thị trường cổ phiếu? Pháp luật về TTTPDN bao gồm những bộ phận nào và có những bộ phận đặc thù nào so với pháp luật về thị trường cổ phiếu?
- Những yếu tố nào chi phối nội dung điều chỉnh của pháp luật về TTTPDN?
Thứ hai, về khía cạnh pháp luật thực định.
- Thực trạng pháp luật Việt Nam quy định về TTTPDN hiện hành như thế nào? Việc thực hiện các quy định đó trong thực tiễn ra sao?
- Những kết quả đạt được và những bất cập của các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về TTTPDN? Việc thực hiện các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành trên thực tế đã đạt được những kết quả gì, còn gì vướng mắc?