Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam - 2

3

định này được xây dựng để chuẩn bị cho sự ra đời của thị trường chứng khoán và tạo điều kiện kịp thời cho thị trường chứng khoán nước ta đi vào hoạt động). Sau đó Luật Doanh nghiệp 1999 được Quốc Hội ban hành ngày 12/6/1999 thay thế Luật công ty 1990, cùng với đó hàng loạt các văn bản pháp luật được ban hành thay thế các văn bản trước đó, như: Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 thay thế Nghị định số 48/1998/NĐ-CP; Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 thay thế Nghị định số 120/1994/CP. Đặc biệt, Luật Chứng khoán được Quốc Hội thông qua ngày 29/6/2006 đã đánh dấu một bước kiện toàn hệ thống pháp lý, giúp thị trường chứng khoán nói chung và thị trường TPDN nói riêng phát triển ổn định, công khai và minh bạch hơn. Nhìn chung khung pháp lý về thị trường TPDN đã được kiện toàn ở một mức độ nhất định từ luật đến thông tư hướng dẫn. Hiện nay thị trường TPDN được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật như: Luật Doanh nghiệp năm 2020; Luật Chứng khoán năm 2019; Nghị định số 88/2014/NĐ-CP về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm; Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế; Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;.v.v... Mặc dù vậy khuôn khổ pháp lý về thị trường TPDN mới đang ở giai đoạn đầu hình thành. Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động của thị TTTPDN ở Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết và thời sự.

Thứ tư, xuất phát từ thực trạng nghiên cứu về hệ thống pháp luật thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.

Ở nước ta, yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về TTTPDN mặc dù đặt ra cấp thiết nhưng đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về khuôn khổ pháp lý cho TTTPDN. Các nghiên cứu chủ yếu về thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu nói chung và nếu có các nghiên cứu về TTTPDN thì cũng chủ yếu nghiên cứu TTTPDN dưới góc độ kinh tế. Trong khi đó, đề cập tới khung pháp lý về TTTPDN chủ yếu được phản ánh một cách lồng ghép, gián tiếp trong các công trình khoa học có liên quan. Nhìn chung các bài viết, các công trình nghiên cứu đã được công bố có đề cập đến nhiều khía cạnh và ở các mức độ khác nhau của khuôn khổ pháp lý về TTTPDN. Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu ở cấp tiến sĩ luật học mang tính lý luận về hệ

4

thống pháp luật TTTPDN Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị để xây dựng hệ thống pháp luật về TTTPDN là chưa có.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

*Đối tượng nghiên cứu

Luận án chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về thị trường TPDN. Bên cạnh đó, luận án cũng nghiên cứu quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới nhằm so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thị trường TPDN ở Việt Nam. Ngoài ra, luận án còn nghiên cứu quan điểm, lý thuyết về TPDN, TTTPDN và pháp luật về TTTPDN.

*Phạm vi nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Về nội dung, với đề tài đã chọn, nghiên cứu sinh chủ yếu tập trung làm rò những vấn đề lý luận pháp luật về thị trường TPDN cũng như thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam về thị trường TPDN, bao gồm pháp luật về thị trường phát hành TPDN và pháp luật về thị trường giao dịch TPDN. Ở cả hai thị trường này, nghiên cứu sinh đều xem xét 04 nhóm vấn đề, gồm: hàng hóa của thị trường; chủ thể của thị trường; hình thức phát hành/giao dịch TPDN; trình tự, thủ tục phát hành/giao dịch TPDN.

Về không gian, luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án còn có sự phân tích, so sánh, bình luận pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về cùng vấn đề để rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TTTPDN.

Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam - 2

Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành để đánh giá chính xác thực trạng pháp luật Việt Nam về thị trường TPDN. Song để đảm bảo tính khả thi của các giải pháp, luận án cũng nghiên cứu quá trình vận động và phát triển của các quy định pháp luật về thị trường TPDN từ khi Luật Chứng khoán năm 2006 ra đời.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

*Mục đích nghiên cứu của luận án

So với TTCK nói chung, thị trường cổ phiếu nói riêng, TTTPDN ở Việt Nam dường như chưa có sự phát triển tương xứng. Một trong những lý do của thực tế này bắt nguồn từ hiện trạng pháp luật. Do đó, mục đích nghiên cứu của luận án này là phân tích, đánh giá, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận điều chỉnh pháp luật cũng như đánh giá thực trạng pháp luật về TTTPDN. Từ đó, luận án tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về TTTPDN, hướng tới thúc đẩy sự phát

5

triển của TTTPDN Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

*Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Để đạt được mục đích trên, luận án đề ra và lần lượt thực hiện các nhiệm vụ sau:

Một là, nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, vai trò của TTTPDN và sự khác biệt của TTTPDN so với thị trường cổ phiếu. Từ sự khác biệt này, luận án chỉ ra các bộ phận pháp luật đặc thù của TTTPDN mà pháp luật về thị trường cổ phiếu không có.

Hai là, nghiên cứu phân loại của TTTPDN, từ đó chỉ ra cấu trúc pháp luật của TTTPDN. Luận án cũng phân tích một số yếu tố chi phối nội dung pháp luật về TTTPDN.

Ba là, nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về TTTPDN. Trong phần nghiên cứu thực trạng này, luận án có sự phân tích, so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới về cùng vấn đề. Bên cạnh đó, luận án cũng nghiên cứu thực trạng thực thi pháp luật về TTTPDN ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu này, luận án chỉ ra những điểm đã hoàn chỉnh, những bất cập cần được khắc phục của pháp luật Việt Nam về TTTPDN cũng như những khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết trong quá trình thực thi pháp luật về TTTPDN.

Bốn là, đưa ra định hướng và một số giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật về TTTPDN cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về TTTPDN tại Việt Nam.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Để thực hiện đề tài, nghiên cứu sinh dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên cơ sở nền tảng đó tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học xã hội, bao gồm:

- Phương pháp phân tích: phương pháp này được tác giả sử dụng khi đánh giá, bình luận các quy định pháp luật, thực tiễn và hiệu quả áp dụng pháp luật về TTTPDN để làm cơ sở cho những kết luận khoa học. Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh luật học: được tác giả sử dụng khi phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về TTTPDN trong mối tương quan với quy định pháp luật trong lĩnh vực khác, pháp luật của một số quốc gia để từ đó có những tham khảo nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực TTTPDN.

- Phương pháp tổng hợp: được tác giả sử dụng khi đánh giá nhằm rút ra những kết luận tổng quan, những quan điểm, các đề xuất, kiến nghị cụ thể liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của luận án.

6

Ngoài các phương pháp nghiên cứu có tính phổ biến nêu trên, luận án còn áp dụng phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê dựa trên các số liệu, báo cáo tổng kết hàng năm của Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng Cục Thống kê, Ủy ban Chứng khoán nhà nước và các địa phương cũng như những thông tin trên mạng Internet để giải quyết được các nội dung thuộc yêu cầu của đề tài luận án.

5. Những đóng góp mới của luận án

Ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện nay, luận án là công trình chuyên khảo nghiên cứu toàn diện về pháp luật TTTPDN. So với các công trình đã được công bố của các tác giả khác, luận án đạt được một số điểm mới sau:

- Luận án làm rò khái niệm, đặc điểm, vai trò của thị trường TPDN. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra sự khác biệt của thị trường TPDN so với thị trường cổ phiếu.

- Luận án phân tích cấu trúc của pháp luật về thị trường TPDN. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra những bộ phận pháp luật đặc thù của thị trường TPDN mà pháp luật về thị trường cổ phiếu không có.

- Luận án phân tích và chỉ ra những thiếu sót, bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành về TTTPDN cũng như những khó khăn, vướng mắc trong thực thi pháp luật về TTTPDN.

- Luận án tiếp cận và nghiên cứu pháp luật về TTTPDN của một số quốc gia trên thế giới có thị trường chứng khoán phát triển (Mỹ), hoặc có điều kiện phát triển tương tự Việt Nam (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,…) dưới góc độ so sánh với pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, rút ra những kinh nghiệm lập pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về TTTPDN Việt Nam trong tương lai.

- Luận án đã xây dựng đượcđịnh hướng lớn cũng như một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về TTTPDN và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về TTTPDN ở Việt Nam.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm phần tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và ba chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.

7

Chương dẫn nhập

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1. Các nghiên cứu lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp và pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp

1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp

1.1.1.1. Các nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, vai trò của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, về sự khác biệt giữa thị trường trái phiếu doanh nghiệp với thị trường cổ phiếu.

- Trong bài báo “Tín hiệu bước đầu về chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hiện nay” của tác giả Trần Vinh Quang đăng trên Tạp chí nghiên cứu tài chính – kế toán số 11/2012, trang 56 – 58 đưa ra khái niệm TTTPDN: “Thị trường TPDN là thị trường phát hành và giao dịch các loại trái phiếu của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”

- Trong công trình nghiên cứu “Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về thị trường chứng khoán ở Việt Nam”(Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003) của tác giả Phạm Thị Giang Thu chỉ ra vai trò của thị trường chứng khoán ở trang 12: (i) Là công cụ quan trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn; (ii) Là công cụ thực hiện chính sách tài chính tiền tệ quốc gia và các chính sách vĩ mô khác; (iii) Tạo khả năng thanh khoản cho các chứng khoán; (iv) Có mối quan hệ mật thiết với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Giang Thu là công trình khoa học được công bố ở thời điểm những năm đầu mới hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của công trình rất rộng, bao trùm lên toàn bộ khung pháp lý về TTCK ở Việt Nam. Công trình tuy nghiên cứu khung pháp lý về TTCK nói chung nhưng là gợi mở quý báu để nghiên cứu sinh triển khai luận án của mình về TTTPDN - một trong những bộ phận của TTCK.

- Trong công trình nghiên cứu “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam” (Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, 2017) của tác giả Trần Vinh Quang phân tích vai trò của TTTPDN dưới nhiều góc độ, cụ thể: (i) Đối với toàn bộ nền kinh tế, TTTPDN có vai trò khuyến khích tiết kiệm và thu hút các nguồn vốn đầu tư trong xã hội; (ii) Đối với các doanh nghiệp, TTTPDN tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với một kênh huy động vốn mới linh hoạt và có hiệu quả hơn (giúp doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn với khối lượng lớn; là đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu; chi phí sử dụng trái phiếu thường thấp hơn so với các nguồn tài trợ khác;…); (iii) Đối

8

với công chúng đầu tư, TTTPDN giúp công chúng sử dụng có hiệu quả hơn nguồn tiền của mình.

- Trong công trình nghiên cứu “Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” do tác giả Bạch Thị Thanh Hà chủ nhiệm (Đề tài khoa học cấp học viện, Học viện Tài chính, 2015) trình bày vai trò của TTTPDN ở nhiều góc độ: vai trò của TTTPDN đối với sự phát triển của nền kinh tế (tr.12, 13); vai trò của TTTPDN đối với các doanh nghiệp phát hành (tr.13, 14). Ngoài ra, tác giả còn phân tích vai trò của TTTPDN đối với các nhà đầu tư, đối với thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ.

- Tác giả Mary Jo White, SEC Chairman trong công trình nghiên cứu Corporate bond market structure the time for reform is now” năm 2014 cho rằng TTTPDN là thị trường cung cấp nguồn vốn nhiều nhất và lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời gian gần đây.

- Trong công trình nghiên cứu The development of corporate bond markets in emerging market countries” của Ủy ban chấp hành Thị trường mới nổi trực thuộc Hội đồng chứng khoán thế giới (The Emerging Markets Committee of the international Organization of Securities Commissions) năm 2002 đã chỉ ra vai trò của TTTPDN trong nước: (i) Việc phát hành TPDN sẽ làm giảm chi phí trong khoản vay so với việc vay từ các ngân hàng do việc phát hành trái phiếu các doanh nghiệp sẽ thu hút vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư mà loại bỏ khâu trung gian là doanh nghiệp là ngân hàng, từ đó giúp giảm chi phí thu hút vốn; (ii) Thị trường TPDN là nhân tố để phát triển thị trường tài chính trong nước, tăng lượng hàng hóa cung cấp cho các nhà đầu tư lựa chọn; (iii) Thị trường TPDN thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính một cách ổn định.

1.1.1.2. Các nghiên cứu về phân loại thị trường trái phiếu doanh nghiệp

- Trong bài báo “Những vấn đề pháp lý cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán” của tác giả Nguyễn Niên (Tạp chí pháp lý số 8/1998) phân loại TTCK như sau: “Sự phát hành chứng khoán dễ làm nảy sinh nhu cầu mua bán, chuyển nhượng chứng khoán, và từ đó hình thành thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán chia làm hai loại: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các loại chứng khoán phát hành lần đầu. Thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đã phát hành” (tr.6).

- Theo tác giả Mu Huaipeng của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc trong bài viết tại cuộc hội thảo về TTTPDN ở Châu Á tại Trung Quốc tháng 11 năm 2005 thì: “Cấu trúc của TTTPDN Trung Quốc gồm 02 thị trường chính là thị trường liên ngân hàng và thị trường giao dịch. Mỗi thị trường có một phân khúc riêng đáp ứng

9

nhu cầu của các nhà đầu tư khác nhau” (Mu Huaipeng (2005), The development of China’s bond market”, BIS papers No-26 (2005) Developing corporate bond markets in Asia, Proceeding of a BIS/PBC seminar held in Kunning, China on 17 – 18 November 2005, tr. 56).

- Tác giả Moorad Choudhry (2004) trong cuốn sách Corporate bonds and structured financial products xuất bản năm 2004, phân loại TTTPDN gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp (tr.9). Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra cơ cấu của TTTPDN thứ cấp: “Một thị trường có thể mô tả là một sàn giao dịch truyền thống, một sàn giao dịch có địa điểm nhất định nơi giao dịch chứng khoán xảy ra. Ngoài ra, nhiều công cụ tài chính được giao dịch qua điện thoại, điện tử, qua hệ thống máy tính. Những thị trường này gọi là thị trường qua quầy OTC” (tr.9).

- Trong công trình nghiên cứu “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam” (Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, 2017), tác giả Trần Vinh Quang kế thừa quan điểm của các nhà khoa học trong và ngoài nước trước đó cũng phân loại TTTPDN bao gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp (được trình bày từ trang 29 - 31).

Sau khi nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến các vấn đề lý luận về TTTPDN, nghiên cứu sinh rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, về khái niệm, đặc điểm, vai trò của thị trường trái phiếu doanh nghiệp; sự khác biệt giữa thị trường trái phiếu doanh nghiệp với thị trường cổ phiếu: Nhìn chung đa số các công trình đã được công bố liên quan đến TTTPDN mà tiêu biểu là một số công trình tác giả đã liệt kê ở trên phần lớn không đưa ra khái niệm TTTPDN. Vì vậy, trong luận án của mình, nghiên cứu sinh sẽ phải làm rò hơn khái niệm TTTPDN. Các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố hầu hết không đề cập đến đặc điểm của TTTPDN. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án sẽ hoàn thiện hơn nội dung này. Nhìn chung thông qua phần hệ thống trên cho thấy các tác giả phân tích khá đầy đủ và toàn diện vai trò của TTTPDN nói riêng và TTCK nói chung. Tuy nhiên, những quan điểm của các tác giả trên chưa phân định rò ranh giới giữa TPDN và TTTPDN, dẫn tới việc đánh đồng vai trò của TPDN với vai trò của TTTPDN. Phần lớn các công trình trên (ngoại trừ công trình của tác giả Phạm Thị Giang Thu và công trình công trình “The development of corporate bond markets in emerging market countries” của Ủy ban chấp hành Thị trường mới nổi trực thuộc Hội đồng chứng khoán thế giới) chủ yếu phân tích vai trò của TPDN. Theo nghiên cứu sinh, TPDN là một hàng hóa, TTTPDN là môi trường cho sự tồn tại của hàng hóa đó nên vai trò của TTTPDN thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nữa mà không chỉ trong phạm vi như các tác giả đã

10

phân tích. Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu này cũng cung cấp cho nghiên cứu sinh những nội dung quan trọng để tham khảo và kế thừa khi phân tích vai trò của TTTPDN. Ngoài ra, chưa có công trình nào nghiên cứu về sự khác biệt giữa TTTPDN với thị trường cổ phiếu.

Thứ hai, về phân loại thị trường trái phiếu doanh nghiệp: nhìn chung các tác giả trong các công trình trên và phần lớn các công trình khác khá đồng nhất quan điểm trong việc phân loại thị trường chứng khoán nói chung, TTTPDN nói riêng. Các công trình này cũng phân loại của TTTPDN theo nhiều tiêu chí khác nhau. Vì vậy, về cơ cấu của TTTPDN cơ bản luận án sẽ kế thừa các quan điểm này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh sẽ lựa chọn một tiêu chí nhất định để triển khai phần nội dung về cơ cấu của TTTPDN, từ đó tạo nên sự thống nhất trong quá trình nghiên cứu cấu trúc pháp luật về TTTPDN.

1.1.2. Các nghiên cứu lý luận về pháp luật thị trường trái phiếu doanh nghiệp

- Trong công trình nghiên cứu “Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về thị trường chứng khoán ở Việt Nam” (Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003) của tác giả Phạm Thị Giang Thu chỉ ra cấu trúc pháp luật về TTCK bao gồm: “Pháp luật về phát hành chứng khoán, pháp luật về tổ chức và hoạt động của thị trường tập trung, pháp luật về kinh doanh chứng khoán, pháp luật về quản lý đối với thị trường chứng khoán” (từ tr.43 - tr.50).

- Trong công trình nghiên cứu “Cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần xây dựng pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam(Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2000), Đề tài khoa học cấp Bộ, năm 2000) chỉ ra rằng: “Khung pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán được hiểu là tổng thể các yếu tố thể hiện cấu trúc pháp luật điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán ở một quốc gia” (tr.10). Công trình này cũng chỉ ra các yếu tố cấu thành khung pháp luật về TTCK bao gồm: “Những nguyên tắc và định hướng chính sách cơ bản của cơ chế kinh tế được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật; tổng thể các quy phạm pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK; hệ thống các định chế và thể chế liên quan đến tổ chức và hoạt động của TTCK” (tr.10).

- Trong bài “Pháp luật điều chỉnh thị trường chứng khoán ở Việt Nam” (1999) của tác giả Vũ Bằng tại Hội thảo “Luật công ty và Luật chứng khoán Nhật Bản”, Bộ Tư pháp do Jica tổ chức cũng chỉ ra khung pháp luật TTCK bao gồm: “Các quy định về chứng khoán và phát hành chứng khoán; các quy định về giao dịch và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022