Các Nghiên Cứu Về Pháp Luật Thị Trường Phát Hành Trái Phiếu Doanh

11

kinh doanh chứng khoán; các quy định về quản lý, giám sát và thanh tra chứng khoán”.

Về cơ bản, các quan điểm trên đều không đề cập đến khái niệm pháp luật TTTPDN và cấu trúc của pháp luật về TTTPDN. Khi đưa ra cấu trúc pháp luật về TTCK, các tác giả cũng có quan điểm khác nhau. Ví dụ tác giả Phạm Thị Giang Thu có tách riêng bộ phận pháp luật về kinh doanh chứng khoán nhưng thực chất kinh doanh chứng khoán không thể tách rời thị trường giao dịch chứng khoán. Do vậy, khi thực hiện đề tài của mình, nghiên cứu sinh coi đây là những gợi ý để xây dựng mới khái niệm pháp luật về TTTPDN cũng như xây dựng một cấu trúc pháp luật về TTTPDN hoàn thiện hơn.

Trong quá trình thực hiện đề tài của mình,luận án dựa vào phân loại của TTTPDN để đưa ra cấu trúc của pháp luật về TTTPDN. Theo đó, các bộ phận cấu thành pháp luật về TTTPDN được xem xét trong luận án này bao gồm pháp luật về thị trường phát hành TPDN và pháp luật về thị trường giao dịch TPDN.

1.1.2.1. Các nghiên cứu về pháp luật thị trường phát hành trái phiếu doanh

nghiệp

Trong phần pháp luật về thị trường phát hành, tác giả dự định nghiên cứu các

nội dung như: pháp luật về hàng hóa của thị trường, pháp luật về chủ thể của thị trường, pháp luật về các hình thức phát hành trái phiếu, pháp luật về trình tự thủ tục phát hành trái phiếu... đề cập đến nội dung này, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:

- Trong bài báo “Mezzanine finance and corporate bons”, University of Pardubice, Czech Republic, năm 2009 (tr.148 – tr.149) của tác giả Libena Tetrevova chỉ ra các loại TPDN và nêu ra khái niệm mỗi loại trái phiếu. Bài báo nói rò: «Trái phiếu có nhiều loại, phân loại dựa trên những căn cứ khác nhau. Dựa vào lãi suất có trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu có lợi nhuận, trái phiếu có lợi nhuận bằng không. Dựa vào phương thức mua lại có trái phiếu thanh toán một lần, trái phiếu trả góp, trái phiếu chuyển đổi. Dựa vào sự bảo lãnh có trái phiếu được bảo đảm, trái phiếu không được bảo đảm. Dựa vào tiêu chí quốc gia và đồng tiền phát hành thì có trái phiếu trong nước, trái phiếu nước ngoài, trái phiếu Châu Âu (Eurobonds). Dựa vào hình thức tồn tại có trái phiếu tồn tại dưới dạng vật chất (như tờ trái phiếu), trái phiếu tồn tại dưới dạng điện tử (như đăng ký dưới dạng điện tử). Ngoài ra còn có trái phiếu tự nhiên, trái phiếu quyền chọn, trái phiếu ưu tiên, trái phiếu có thể giao dịch công khai, trái phiếu giao dịch không công khai”.

12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

- Trong cuốn sách Corporate Bond Markets Instruments an applications», (Published in 2006 by John Wiley & Sons (Asia) Pte Ltd) của tác giả Moorad Choudhry cũng chỉ ra TPDN gồm nhiều loại như trái phiếu thông thường, trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu liên kết, trái phiếu có lãi suất bằng không, trái phiếu có lãi suất cố định,.v.v.

- Trong cuốn Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2006 tại trang 710 chỉ ra chủ thể tham gia thị trường chứng khoán gồm có người mua, người bán, người môi giới và chủ thể quản lý nhà nước đối với thị trường.

Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam - 3

- Trong cuốn sách “Corporate bonds and structured financial products” xuất bản năm 2004 của tác giả Moorad Choudhry trình bày khá phong phú về nhà đầu tư: “Có rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu. Có thể nhóm các loại nhà đầu tư chính theo thời gian hoạt động đầu tư của họ. Thứ nhất là nhà đầu tư tổ chức ngắn hạn, bao gồm ngân hàng, quỹ quản lý thị trường tiền tệ, ngân hàng trung ương, quỹ của một số doanh nghiệp. Thứ hai là các nhà đầu tư tổ chức dài hạn, bao gồm các quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm nhân thọ. Thứ ba là nhà đầu tư tổ chức hỗn hợp là những nhà đầu tư chiếm số lượng đông hơn các nhà đầu tư khác bao gồm các công ty bảo hiểm nói chung và hầu hết các doanh nghiệp” (tr.7).

- Nhóm tác giả VK Shama and Chandan Sinha trong bài kỷ yếu hội thảo«The corporate debt market in India”, BIS papers No-26 (2005) Developing corporate bond markets in Asia, Proceeding of a BIS/PBC seminar held in Kunning, China on 17 – 18 November 2005 cũng chỉ ra rằng: Ở Ấn Độ, có 04 loại nhà đầu tư gồm: ngân hàng và các tổ chức tài chính; các công ty bảo hiểm, quỹ tiết kiệm và quỹ hưu trí; quỹ tương hỗ; nhà đầu tư bán lẻ” (tr.83).

- Trong công trình nghiên cứu “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam” (Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, 2017), tác giả Trần Vinh Quang trình bày về các chủ thể tham gia TTTPDN, bao gồm: chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư (nhà đầu tư), các tổ chức tài chính trung gian (được trình bày từ trang 27 – 29).

- Trong bài báo Vai trò của chuyên gia trong thị trường chứng khoáncủa tác giả Trần Quang Hòa đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 9 năm 1999 cho rằng TTCK có hai loại chủ thể chính là các nhà đầu tư chứng khoán và nhà kinh doanh chứng khoán (tr.21). Theo tác giả thì “Các nhà đầu tư chứng khoán là những người khi mua chứng khoán không phải nhằm mục đích để bán sau đó và hưởng chênh lệch giá, cho dù những người này có thể bán chứng khoán bất cứ khi nào thấy cần thiết” (tr.21). Nhà kinh doanh chứng khoán “Là những người có mặt

13

thường xuyên trên thị trường, những nhà kinh doanh chứng khoán mua chứng khoán và bán ngay sau đó để kiếm lời từ sự chênh lệch giá chứng khoán. Họ là những nhà kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp” (tr.21).

- Tác giả Hakansson Nils H trong bài báo «The role of a Corporate Bond Market in an Economy and in Avoiding Crises”, UC Berkeley, năm 1999, tại trang 9 trình bày về tổ chức xếp hạng tín nhiệm – một trong những tổ chức quan trọng nhất trong nhóm các tổ chức liên quan đến TTTPDN. Tác giả khẳng định rằng một trong những điều kiện quan trọng giúp TTTPDN phát triển lành mạnh là vai trò của các nhà phân tích tài chính, họ có vai trò cung cấp cho nhà đầu tư lời khuyên độc lập; các nhóm các nhà phân tích từ lâu đã bắt đầu hình thành cơ quan xếp hạng, trong đó tốt nhất được biết đến là Moody, Standard and Poor’s và Fitch Investor; họ hỗ trợ các nhà đầu tư trái phiếu, vì vậy các cơ quan xếp hạng tín nhiệm là một trong những thành phần chính của một thị trường trái phiếu phát triển.

- Trong cuốn sách Corporate bonds and structured financial productsxuất bản năm 2004 của tác giả Moorad Choudhry quan niệm: Chào bán ra công chúng là bất kỳ ai cũng có thể mua trái phiếu. Chào bán riêng lẻ là việc mà khách hàng của ngân hàng đầu tư được chào bán thông qua môi giới hoặc đại lý (tr.9).

- Quan điểm của tác giả Walter Waschiczek trong bài viết The role of corporate bonds for finance in Autria”, (Monetary Policy and the Economy 4, 2004): Tùy thuộc vào chiến lược, vị trí, trái phiếu về cơ bản gồm 02 loại: trái phiếu được phát hành công khai là trái phiếu được cung cấp cho một phạm vi rộng lớn các nhà đầu tư; trái phiếu phát hành riêng lẻ là trái phiếu được bán trực tiếp với số lượng hạn chế các nhà đầu tư có tổ chức (tr.40).

1.1.2.2. Các nghiên cứu về pháp luật thị trường giao dịch trái phiếu doanh

nghiệp

Phần pháp luật về thị trường giao dịch, nghiên cứu sinh cũng triển khai các

nhóm nội dung tương tự TTPH. Hoạt động giao dịch TPDN trên thị trường này được thực hiện tập trung tại sàn do Sở giao dịch chứng khoán tổ chức, quản lý hoặc được thực hiện bên ngoài SGDCK, do các công ty chứng khoán làm trung gian. Vì vậy, các nhóm nội dung của pháp luật về TTGD trái phiếu sẽ được nghiên cứu sinh trình bày theo hướng gắn liền với 02 phương thức tồn tại của TTGD, gồm TTGD tập trung do SGDCK tổ chức và TTGD không tập trung được tổ chức bên ngoài SGDCK. Liên quan đến những nội dung này, có thể kể đến một số công trình sau:

- Luận án Tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam” (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008) của tác giả Tạ Thanh Bình ở các trang 9, 10, 11 trình bày về thị trường

14

giao dịch chứng khoán. Theo tác giả thì : “Thị trường thứ cấp được tổ chức theo 03 phương thức: thị trường giao dịch tập trung, thị trường giao dịch phi tập trung và thị trường thứ ba”.

- Trong Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam” (Học viện Tài chính, 2017) của tác giả Trần Vinh Quang nói rằng: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các loại trái phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp bao gồm thị trường tập trung và thị trường phi tập trung (OTC) (tr.30).

Bên cạnh đó, tác giả Trần Vinh Quang cũng trình bày về cách thức hoạt động và giao dịch trên thị trường thứ cấp: “Mặc dù hầu như các sàn giao dịch chứng khoán tập trung lớn trên thế giới đều có niêm yết một số loại TPDN, song phần lớn phân khúc này được giao lại cho thị trường phi tập trung (OTC). Thị trường này được hình thành xoay quanh một mạng lưới các công ty môi giới và các nhà tạo lập thị trường. Giữa các nhà tạo lập thị trường (thường là các ngân hàng đầu tư) có một thị trường bán buôn, có kết nối với các công ty môi giới lớn trên thế giới” (tr.30).

- Tác giả Nguyễn Thị Ánh Vân trong bài báo “Bàn về địa vị pháp lý của thị trường giao dịch chứng khoán tập trung ở Việt Nam” (Tạp chí Luật học số 2 năm 2006, tr.55 – tr.62) nói rằng: Tháng 07 năm 2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên của Việt Nam chính thức bước vào hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 03 năm 2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán thứ hai của Việt Nam cũng đã bắt đầu vận hành tại Hà Nội. Đây là những thị trường giao dịch tập trung, minh chứng cho sự tồn tại và hoạt động của một thị trường chứng khoán chính thức ở Việt Nam.

Tác giả cũng chỉ ra rằng: Trong khoảng hơn một thập kỉ nay, các SGDCK được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp tập thể này đã lần lượt được tư nhân hóa (demutualized), để chuyển đổi hình thức tổ chức thành công ti cổ phần. Mở đầu là SGDCK Stockholm năm 1993, theo sau là SGDCK Helsinki năm 1995 và SGDCK Copenhagen năm 1996, SGDCK Amsterdam năm 1997, SGDCK Úc năm 1998. Và rồi các SGDCK Toronto, Frankfurt, Singapore, Hongkong, London, Paris, Tokyo, New York… cũng lần lượt tư hữu hoá và chuyển sang hình thức công ti cổ phần.

- Tác giả Nguyễn Kiều Giang trong bài viết “Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thị trường giao dịch chứng khoán ở Việt Nam” (Tạp chí Luật học, số 8 năm 2006) khẳng định rằng thị trường giao dịch chứng khoán gồm 02 cấp độ. Ở cấp độ cao nhất là thị trường giao dịch tập trung được tổ chức bởi Sở Giao dịch chứng khoán. Ở thị trường này chứng khoán giao dịch là loại chứng khoán được phép

15

niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán. Ở cấp độ thấp hơn là thị trường giao dịch phi tập trung được tổ chức bởi Trung tâm Giao dịch chứng khoán” (tr.20).

- Tác giả Mu Huaipeng trong bài viết The development of China’s bond market”,(BIS papers No-26 (2005) Developing corporate bond markets in Asia, Proceeding of a BIS/PBC seminar held in Kunning, China on 17 – 18 November 2005) cho rằng ở Trung Quốc bao gồm thị trường trái phiếu liên ngân hàng và thị trường giao dịch. Thị trường trái phiếu liên ngân hàng là một thị trường giao dịch tại quầy không chính thức (Over the counter- viết tắt là OTC) được tổ chức bên ngoài các sàn giao dịch, theo đó các giao dịch được thực hiện dựa trên hỏi giá và trả giá thương lượng trực tiếp giữa hai đối tác giao dịch. Thị trường trái phiếu giao dịch là một thị trường theo trật tự, nơi trái phiếu được giao dịch bên cạnh cổ phiếu trên một cuộc trao đổi, thỏa thuận dựa trên giá đấu thầu” (tr.56).

- Trong cuốn sách Corporate bonds and structured financial productsxuất bản năm 2004của tác giả Moorad Choudhry cho rằng: Một thị trường có thể mô tả là một Sàn giao dịch truyền thống, một Sàn giao dịch có địa điểm nhất định – nơi diễn ra các giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, nhiều công cụ tài chính được giao dịch qua điện thoại, điện tử, qua hệ thống máy tính. Những thị trường này gọi là thị trường giao dịch qua quầy OTC (over the counter) (tr.8).

- Nhóm tác giả Serdar Celik, Gul Demirtas, Mats Isaksson trong cuốn sách Corporate bonds, bondholders and corporate governance” (OCED Corporate Governance Working Papers No.16, 2015) cho rằng TTTPDN thứ cấp theo truyền thống là thị trường OTC với các đại lý đóng vai trò trung tâm. Trong một giao dịch điển hình, nhà đầu tư muốn mua một TPDN sẽ đặt lệnh tại một số đại lý. Sau khi nhận được giá mong muốn, nhà đầu tư sẽ chọn đại lý tốt nhất. Đại lý đó sẽ lấy trái phiếu của chính đại lý hoặc tìm một đại lý khác có trái phiếu đó để bán cho nhà đầu tư. Tương tự, khi nhà đầu tư muốn bán trái phiếu, các đại lý sẽ mua và sau này bán lại nó để tìm kiếm lợi nhuận hoặc tìm người mua thứ ba (tr.25).

1.2. Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam

1.2.1. Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp

- Tác giả Nguyễn Minh Hằng trong luận án Tiến sĩ Luật học “Pháp luật về chào bán cổ phần của công ty cổ phần ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2010 chỉ ra những ưu điểm của pháp luật Việt Nam có liên quan đến thị trường TTPH trái phiếu doanh nghiệp (mặc dù tác giả Nguyễn Minh Hằng nghiên cứu về pháp luật Việt Nam về chào bán cổ phần của

16

công ty cổ phần) như: quy định về báo cáo tài chính của tổ chức phát hành phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp nhận là quy định hợp lý, giúp công chúng đầu tư có được thông tin chính xác, cập nhật về năng lực tài chính cũng như thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (tr.131); quy định về việc tổ chức phát hành phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng nhằm nâng cao trách nhiệm của tổ chức phát hành (tr.131); quy định tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán,…phải chịu trách nhiệm trong phạm vi liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng để nâng cao trách nhiệm của cá nhân tổ chức có liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng (tr.132); quy định về trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng khá chặt chẽ và hợp lý (tr.133); mô hình quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam kết hợp giữa yêu cầu về chất lượng của tổ chức chào bán và yêu cầu về công bố thông tin, điều này thể hiện tính hợp lý của việc xây dựng một mô hình quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán cổ phần của công ty cổ phần ở Việt Nam chặt chẽ hơn so với mô hình quản lý nhà nước của các quốc gia khác (tr.151);.v.v…

Ngoài ra, tác giả Nguyễn Minh Hằng còn chỉ ra một số hạn chế của pháp luật Việt Nam liên quan đến thị trường TTPH trái phiếu doanh nghiệp như sau: mô hình quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán cổ phần ở Việt Nam hiện nay còn thể hiện sự hạn chế của quyền tự do kinh doanh của các chủ thể chào bán, đặc biệt ở việc pháp luật quy định cho phép các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ (tr.151); cơ quan quản lý nhà nước về TTCK ở Việt Nam hiện nay là UBCKNN, là đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính nên UBCKNN chưa thể hiện rò vai trò của mình (tr.142); UBCKNN là một đơn vị thực hiện mọi nghiệp vụ theo các quy định và hướng dẫn trực tiếp từ Chính phủ nhưng về mặt hành chính UBCKNN lại trực thuộc Bộ Tài chính nên UBCKNN gặp phải rất nhiều hạn chế trong quá trình hoạt động (tr.143); ở Việt Nam vẫn chưa có khái niệm chung về nhà đầu tư trong các quy định pháp luật, các khái niệm về nhà đầu tư chưa được hiểu thống nhất ở các văn bản pháp luật khác nhau, hơn nữa việc đưa ra khái niệm nhà đầu tư khác nhau với các quyền lợi và nghĩa vụ khác biệt đi kèm sẽ tạo ra sự bất bình đẳng (tr.91);.v.v…

- Tác giả Nguyễn Văn Vân trong bài “Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư chứng khoán” (Tạp chí Khoa học pháp lý số 2 năm 2010, trang 26 - trang 33) đưa ra một số hạn chế trong quá trình đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của các nhà đầu tư như: các chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thông tin (công ty đại chúng, tổ chức phát hành,

17

tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán và người có liên quan) vẫn còn có hiện tượng vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định pháp luật; tồn tại hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán thu lợi nhuận bất chính (giao dịch nội gián); tính chính xác, trung thực và kịp thời của thông tin được công bố chưa được bảo đảm;.v.v…

- Trong bài báo “Hoàn thiện pháp luật để phát triển bền vững thị trường chứng khoán” của nhóm tác giả Lê Thị Thu Thủy Đỗ Minh Tuấn (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1 năm 2013) cho rằng TTCK Việt Nam đang bộc lộ nhiều tồn tại như: “Hàng hóa trên TTCK Việt Nam chưa đa dạng về thể loại và còn kém chất lượng; cơ cấu nhà đầu tư chưa hợp lý, chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân tham gia TTCK (tr.28).

- Trong bài báo “Thực trạng và giải pháp về phát hành trái phiếu trong các doanh nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Mỹ Kim (Tạp chí kế toán và kiểm toán số 8 năm 2016, trang 25 - trang 28) cho rằng hạn chế của việc phát hành trái phiếu trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là: việc phát hành trái phiếu vẫn chưa dễ dàng (thường là các công ty lớn mới đủ điều kiện và uy tín); các nhà quản lý doanh nghiệp phải chịu áp lực của các cổ đông hiện tại khi phát hành trái phiếu chuyển đổi; khó khăn trong việc phát hành trái phiếu ra thị trường nước ngoài; doanh nghiệp phát hành trái phiếu bị hạn chế về lãi suất trần huy động vốn.

- Nhóm tác giả Vuong Q.H & Tran T.D (2010) trong công trình nghiên cứu “Viet Nam’s Corporate bond market”, 1990 – 2010: some reflection”, The Journal of Economic Policy and Research, Vol 6, No.1, tr.1-47, Oct 2010 – March 2011 đã thông qua việc sử dụng dữ liệu của 152 doanh nghiệp phát hành trái phiếu từ năm 1992 đến 2009 để nghiên cứu về TTTPDN Việt Nam. Nhóm tác giả cho rằng ở Việt Nam, TPDN không phải là một phương tiện tài chính phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam (tr.16). Thị trường trái phiếu là một sân chơi được tổ chức bởi các công ty lớn và nổi tiếng (tr.17). Trên thị trường sơ cấp hầu hết tất cả các thông báo về vấn đề TPDN ở Việt Nam không cung cấp thông tin về kế hoạch niêm yết (tr.33).

- Tác giả Sundaresan trong bài “Developing corporate bond markets in Asia”, BIS papers No-26 (2005) Developing corporate bond markets in Asia, Proceeding of a BIS/PBC seminar held in Kunning, China on 17 – 18 November 2005 cho rằng: ngược lại với thị trường TPCP, TTTPDN có nhiều nhà phát hành, quy mô phát hành nhỏ và không có hợp đồng tiêu chuẩn nên TTTPDN có xu hướng kém thanh khoản hơn thị trường TPCP. Các nhà đầu tư tổ chức có xu hướng chiếm ưu thế hơn trong TTTPDN (tr.4).

18

- Tác giả Gyorgy Sandor trong bài viết “Developments in the Hungarian debt market”,BIS Paper No.11 (2002), The development of bond markets in emerging economics, Bank for international Settlements, Monetary and Economic Department phân tích những nguyên nhân dẫn tới TTTPDN ở Hungari phát triển chậm như: do nền kinh tế vĩ mô không thuận lợi cho việc phát triển những thị trường có thu nhập cố định; các công ty có xu hướng ủng hộ nợ ngoại tệ vì lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài (do tỉ giá hối đoái đạt được sự tín nhiệm từ năm 1995 - 2001); việc thiếu các cơ quan đánh giá đầy đủ và thích hợp công cụ phòng ngừa rủi ro cũng làm TPDN rất rủi ro; việc thiếu thanh khoản dẫn đến chi phí phát hành đáng kể; các ngân hàng tư nhân nhanh nhẹn và sáng tạo trong việc cạnh tranh nên các doanh nghiệp được giảm chi phí vay vốn tại các ngân hàng (tr.116). Mặc dù đây là đánh giá về TTTPDN ở Hungari nhưng có một số điểm tương đồng với thực trạng TTTPDN ở Việt Nam vì Hungari và Việt Nam đều là những quốc gia thuộc các nền kinh tế mới nổi.

- Nhóm tác giả Sungmin Kim Jae Hwan Park trong bài viết“Structural change in the corporate bond market in Korea after the currency crisis”,BIS Paper No.11 (2002), The development of bond markets in emerging economics, Bank for international Settlements, Monetary and Economic Department chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân TTTPDN của Hàn Quốc giai đoạn trước năm 2002 kém phát triển là việc bảo vệ nhà đầu tư vẫn còn rất kém trong việc phát hành trái phiếu TPDN, nhất là đối với TPDN không được bảo đảm. Giữa nhà đầu tư và công ty phát hành không có hợp đồng trái phiếu để chống lại sự suy giảm khả năng trả nợ của công ty phát hành. Trong khi ngược lại, việc ký kết các hợp đồng cho các khoản vay ngân hàng là một thông lệ (tr.143). Đây cũng là một kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi, rút kinh nghiệm vì Hàn Quốc cũng giống như Việt Nam, được coi là những nước có nền kinh tế mới nổi.

1.2.2. Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp

- Trong bài báo: “Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thị trường giao dịch chứng khoán ở Việt Nam” (Tạp chí Luật học số 8 năm 2006, trang 19 trang 24), tác giả Nguyễn Kiều Giang chỉ ra những ưu điểm của pháp luật Việt Nam trong quy định về thị trường giao dịch chứng khoán như: đã phân biệt khái niệm “thị trường giao dịch chứng khoán” với các khái niệm “Sở giao dịch chứng khoán” và “Trung tâm giao dịch chứng khoán”; đã phân chia rất rò ràng thị trường giao dịch chứng khoán theo từng cấp độ khác nhau một cách hợp lý căn cứ vào mô hình thị trường và loại chứng khoán - hàng hóa của thị trường (thị trường giao dịch tập trung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022