Các Nghiên Cứu Về Phương Hướng, Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Và Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Pháp Luật Về Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp Ở

19

- được tổ chức bởi SGDCK và thị trường OTC - được tổ chức bởi TTGDCK); đã loại các giao dịch “trao tay” được thực hiện trên thị trường “chợ đen” ra khỏi phạm vi điều chỉnh của pháp luật chứng khoán, thị trường giao dịch chợ đen không được coi là thành tố của thị trường giao dịch chứng khoán.

- Tác giả Nguyễn Thị Ánh Vân trong bài báo “Về điều kiện pháp lý đảm bảo thị trường chứng khoán minh bạch” (Tạp chí Luật học số 11 năm 2010, trang 57 - trang 66 và trang 76) khẳng định chế độ công bố thông tin trên TTCK Việt Nam còn một số hạn chế như: quy định chênh lệch giữa nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng và của tổ chức niêm yết gây bất lợi cho nhà đầu tư, đồng thời không khuyến khích các công ty đại chúng lên sàn; việc mở rộng phạm vi thông tin các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng, tổ chức niêm yết và công ty đại chúng phải công bố theo luật chứng khoán sẽ làm rối thông tin được công bố và có khả năng đặt các chủ thể công bố thông tin nói trên vào vị trí bất lợi; các quy định về thời hạn công bố báo cáo tài chính quý của công ty niêm yết vừa mơ hồ, vừa mâu thuẫn; việc thu hẹp nghĩa vụ công bố thông tin của các Sở giao dịch chứng khoán sẽ làm lu mờ vai trò tự quản của các Sở giao dịch chứng khoán;.v.v…

- Trong bài báo: “Nâng cao tính minh bạch trong công bố thông tin - bước tiến mới trong quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam” của tác giả Bùi Thanh (Tạp chí quản lý nhà nước, số 2 năm 2013, trang 56 - trang 59) phân tích khá rò những ưu điểm nổi bật của pháp luật Việt Nam hiện nay như: quy định về công bố thông tin dựa trên tiêu chuẩn phân lớp doanh nghiệp (công ty đại chúng quy mô lớn và công ty niêm yết) tạo cơ chế công bố thông tin bình đẳng đối với các doanh nghiệp nhỏ; quy định chi tiết hơn các trường hợp công bố thông tin của các đối tượng nhạy cảm và có tác động đến thị trường (như cổ đông nội bộ và người liên quan, cổ đông lớn và người liên quan, các giao dịch mua bán lại cổ phiếu quỹ,…);.v.v… Tác giả đánh giá các quy định mới này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đưa chứng khoán vào niêm yết hay giao dịch trên thị trường có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do, đảm bảo tính công bằng cho các đối tượng tham gia TTCK thực hiện công bố thông tinđầy đủ, công khai, minh bạch theo quy định pháp luật.

- Trong bài báo Pháp luật về mô hình giám sát thị trường chứng khoán một số nước trên thế giới”, tác giả Đỗ Thị Kim Tiên (Tạp chí Thanh tra số 10 năm 2016, trang 52 - trang 55) nói rằng ở Việt Nam hiện nay, mô hình giám sát TTCK đã khá tương thích với thông lệ quốc tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tổ chức mô hình giám sát hai cấp. Cấp giám sát thứ nhất do các tổ chức tự quản thực hiện, bao gồm Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm lưu ký chứng khoán và Hiệp hội kinh doanh chứng

20

khoán. Cấp giám sát thứ hai do UBCKNN thực hiện. Nhiệm vụ của Ủy ban này chủ yếu tập trung vào giám sát tuân thủ pháp luật chứng khoán của các thành viên thị trường như Vụ quản lý kinh doanh, Vụ quản lý các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán, Vụ quản lý phát hành, Vụ giám sát TTCK.

- Trong bài báo “Hoàn thiện pháp luật để phát triển bền vững thị trường chứng khoán” của nhóm tác giả Lê Thị Thu Thủy Đỗ Minh Tuấn (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1 năm 2013) cho rằng TTCK thứ cấp Việt Nam đang bộc lộ nhiều tồn tại như: Có tới hai Sở giao dịch chứng khoán nhưng vẫn chưa có cơ sở pháp lý cho thị trường OTC hình thành; các công ty chứng khoán ở Việt Nam rất đông về số lượng nhưng còn yếu kém về chất lượng, chủ yếu là các nhà môi giới chứng khoán, không có nhiều công ty có khả năng đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường hay nhà bảo lãnh phát hành chứng khoán; trên TTCK Việt Nam chưa có sự hiện diện của tổ chức định mức tín nhiệm;.v.v…(tr.28).

- Trong bài báo “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp: nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Hòa Nhân, Lê Phương Dung, Nguyễn Thiều Quang (Tạp chí Kinh tế và phát triển số 207, tháng 9/2014, trang 37 - trang 45) cho rằng trên thị trường trái phiếu, TPDN chỉ chiếm một lượng nhỏ, không đáng kể, chủ yếu là của các doanh nghiệp có quy mô lớn, uy tín. Do đó, phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam thông qua phát triển TTTPDN có ý nghĩa hết sức quan trọng.

- Trong bài báo“Hoàn thiện pháp luật về điều kiện niêm yết chứng khoán tại Việt Nam” của nhóm tác giả Lê Vũ Nam Lê Hà Diễm Châu (Tạp chí Tòa án nhân dân số 12 năm 2012, trang 14 - trang 26) cũng đưa ra những hạn chế của pháp luật Việt Nam liên quan đến điều kiện niêm yết chứng khoán tại Việt Nam: các điều kiện niêm yết chứng khoán trên TTCK Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước cả về điều kiện định lượng và điều kiện định tính; pháp luật Việt Nam chưa quy định các điều kiện niêm yết đối với các chứng khoán phái sinh như quyền mua cổ phiếu, quyền chọn mua, chọn bán, hợp đồng tương lai, chưa điều chỉnh trường hợp doanh nghiệp nước ngoài niêm yết tại Việt Nam; các điều kiện niêm yết tại TTCK Việt Nam chủ yếu thiên về định lượng hơn định tính, các điều kiện định lượng được các nhà làm luật đưa ra lại mang tính chất cảm tính mà không có sự đánh giá, nghiên cứu, khảo sát để thiết lập cơ sở khoa học cho từng chỉ tiêu, con số cụ thể, do đó tính thuyết phục và mức độ ổn định chưa cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

- Nhóm tác giả Vuong Q.H & Tran T.D (2010) trong công trình nghiên cứu “Viet Nam’s Corporate bond market”, 1990 – 2010: some reflection”, The Journal of Economic Policy and Research, Vol 6, No.1, tr.1-47, Oct 2010 – March 2011 đã

21

Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam - 4

thông qua việc sử dụng dữ liệu của 152 doanh nghiệp phát hành trái phiếu từ năm 1992 đến 2009 để nghiên cứu về TTTPDN Việt Nam. Trong công trình này, tại phần tóm tắt nhóm tác giả chỉ ra rằng: ở Việt Nam, Chính phủ không chỉ can thiệp vào thị trường trái phiếu với các chính sách và nguồn vốn dồi dào mà còn trực tiếp cạnh tranh với doanh nghiệp. Sự thống trị của doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp lớn trên thị trường là rào cản lớn ngăn cản các doanh nghiệp vừa và nhỏ huy động vốn từ thị trường.

Ở trang 33 của công trình nhóm tác giả cũng chỉ ra rằng: “Mặc dù thị trường trái phiếu chủ yếu dành cho nhà đầu tư tổ chức (ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán) nhưng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu thứ cấp phụ thuộc vào sự quan tâm của nhà đầu tư cá nhân – người được cho là chiếm lực lượng lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

- Nhóm tác giả Goswami M & Shama S (2011) trong công trình “The Development of local debt markets in Asia”, International Monetary Fund, IMF working paper 2011, 11/132 chỉ ra những nguyên nhân chính khiến thị trường trái phiếu ở Châu Á chưa phát triển gồm: sự thống trị của các ngân hàng thương mại; thiếu quy mô phát hành hợp lý; thiếu mạng lưới các nhà đầu tư đa dạng và các nhà đầu tư thực sự; thiếu những quy định và khung pháp lý cho các định chế tài chính khác ngân hàng; hệ thống quản trị doanh nghiệp yếu kém; thông tin thị trường không đầy đủ; chi phí phát hành và chi phí giao dịch cao; thiếu các cơ sở tham chiếu giá và các công cụ bảo hiểm rủi ro (tr.16).

Ở trang 20, nhóm tác giả cũng chỉ ra rằng: “Ở hầu hết các nước Châu Á, TTTPDN kém phát triển hoặc kém thanh khoản là do chi phí giao dịch cao, thiếu đường cong lợi suất của Chính phủ để làm điểm chuẩn để định giá và phòng ngừa rủi ro. Ngay cả các nước có TTTPDN khá lớn thì khối lượng giao dịch vẫn thấp và chi phí giao dịch cao. Ngoài ra, một tỉ lệ đáng kể các công ty chủ yếu phát hành trên thị trường riêng lẻ - nơi chứng khoán thường không được xếp hạng và thường được tổ chức bởi các nhà đầu tư có khả năng chịu rủi ro cao hơn”.

- Nhóm tác giả Plummer, M.G & Click, R.W (2005) trong công trình “Bond market development and intergration in ASEAN”, International Journal of finance & Economics 10 (2), 133 – 142, 2005 cho rằng tính thanh khoản kém là cản trở lớn nhất đối với sự phát triển của thị trường trái phiếu của hầu hết các nước ASEAN. So với Singapore và ASEAN-4, thị trường trái phiếu kém phát triển đáng kể là Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam. Trên thực tế, chính phủ Campuchia chưa phát hành trái phiếu. Ngoại trừ Việt Nam, thật khó có thể tượng tượng các quốc gia này tham gia vào việc kiến thiết thị trường trái phiếu khu vực về lâu dài (tr.11).

22

- Nhóm tác giả Batten, J. & Kim, Y.H (2000), trong công trình “Expanding Long-term Financing Through Bond market development: A post crisis Policy Task”, Working Paper, 07 đã lấy mẫu phân tích là các quốc gia Châu Á sau cuộc khủng hoảng tài chính (Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia) để chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại trên thị trường trái phiếu của các nước Châu Á là: sự thiếu minh bạch ngăn cản nhu cầu bán lẻ trái phiếu; cơ sở hạ tầng thanh toán thống nhất còn thiếu; quy mô phát hành tương đối nhỏ dẫn đến tăng chi phí giao dịch, không khuyến khích thị trường thứ cấp; thị trường thứ cấp doanh thu cũng thấp do số lượng trái phiếu được giữ đến ngày đáo hạn bởi các nhà đầu tư phi ngân hàng lớn (tr.22).

Nhóm tác giả cũng chỉ ra một số trở ngại cho sự phát triển của TTTPDN các nước Châu Á gồm: thiếu đường cong lợi suất chuẩn (tr.28); cơ sở nhà đầu tư hẹp (tr.30); nguồn cung các trái phiếu chất lượng bị hạn chế (tr.30); cơ sở hạ tầng thị trường trái phiếu không đầy đủ (tr.32).

- Nhóm tác giả Jacob Gyntelberg, Guoan Ma Eli Remolona (2005), Bank for International Settlements, BIS papers No-26 (2005), Developing corporate bond markets in Asia, Proceeding of a BIS/PBC seminar held in Kunning, China on 17 – 18 November 2005 (tr.17)cho rằng ở Châu Á tính thanh khoản của TPDN ở thị trường thứ cấp tụt hậu rất xa so với TPCP, trong khi thị trường TPCP đã trở lên thanh khoản hợp lý thì TTTPDN vẫn thanh khoản kém (tr.16). Lý do khiến TTTPDN ở Châu Á kém thanh khoản là: thiếu sự đa dạng của các nhà đầu tư; các cấu trúc của thị trường không đầy đủ; sự mờ nhạt của thị trường; thông tin kịp thời về tổ chức phát hành bị giới hạn (tr.17).

- Theo khảo sát của tổ chức IOSCO năm 2011 về phát triển TTTPDN ở các thị trường mới nổi thì giao dịch TPDN tại các thị trường mới nổi được chia đều giữa thị trường OTC và thị trường Sở giao dịch. Trong số 36 quốc gia được khảo sát, Hàn Quốc có thị trường OTC lớn nhất, tiếp theo là Ấn Độ và Brazil. Ba nước với thị trường Sở giao dịch lớn nhất lần lượt là Nam Phi, Colombia và Trung Quốc. Cũng tại 36 quốc gia này, các nhà đầu tư tổ chức cũng là nhà đầu tư chi phối TTTPDN (IOSCO (2011), “Development of corporate bond markets in the Emerging markets”, Emerging market Committee of the internatinal Organization of Securities Commission in the colloboration with the World Bank Group, IOSCO, Madrid).

Nhìn chung, trong số các công trình trên thì các công trình của các tác giả trong nước phân tích khá kỹ và có tính thuyết phục về thực trạng của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay về TTCK. Tuy vậy, các công trình này chỉ nghiên cứu về

23

thực trạng pháp luật Việt Nam về TTCK nói chung mà chưa có nhiều nghiên cứu về thực trạng TTTPDN. Hơn nữa, rất nhiều công trình tham khảo trên được công bố khá xa thời điểm hiện tại, do đó những phân tích thực trạng không còn phù hợp. Các công trình của các tác giả nước ngoài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng phát triển của TTTPDN của các quốc gia trên thế giới mà không có bất kỳ công trình nước ngoài nào nghiên cứu về thực trạng pháp luật Việt Nam về TTTPDN tại Việt Nam. Mặc dù mục này nghiên cứu về thực trạng pháp luật Việt Nam về TTTPDN cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về TPDN tại Việt Nam nhưng trong luận án có tham khảo một số công trình của các tác giả nước ngoài này. Bởi lẽ các công trình này nghiên cứu về TTTPDN của các nước Châu Á, các nước có nền kinh tế mới nổi và các nước Asean. Đây là những quốc gia trong khu vực, có những điểm chung nhất định về điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa với Việt Nam và Việt Nam có thể học hỏi được ít nhiều kinh nghiệm từ các quốc gia này trong quá trình phát triển TTTPDN của mình.

1.3. Các nghiên cứu về phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam

- Tác giả Trần Vinh Quang (2017) trong công trình nghiên cứu “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam” (Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính) đưa ra những giải pháp nhằm phát triển TTTPDN, gồm 3 nhóm giải pháp: nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tổ chức TTTPDN; nhóm giải pháp phát triển TTTPDN sơ cấp; nhóm giải pháp về đối tượng tham gia hoạt động trên TTTPDN. Trong đó nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật tác giả đi sâu vào các giải pháp cụ thể như: chỉnh sửa bổ sung Nghị định số 90/2011/NĐ-CP theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về huy động vốn bằng phát hành TPDN; sửa đổi về điều kiện phát hành TPDN; tạo cơ chế cho phép cả các doanh nghiệp có báo cáo chưa đẹp được phát hành trái phiếu và để thị trường tự đánh giá dựa trên rủi ro cao của chính doanh nghiệp; phải thực hiện chế độ công bố thông tin khi phát hành TPDN; khẩn trương triển khai Nghị định 88/2014/NĐ-CP về xếp hạng tín nhiệm;.v.v.

- Tác giả Bạch Thị Thanh Hà trong công trình nghiên cứu “Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện, Học Viện Tài Chính) đưa ra các giải pháp nhằm phát triển TTTPDN như: tái cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao giá trị doanh nghiệp tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư đối với TPDN; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro của các doanh nghiệp góp phần bảo

24

vệ quyền lợi của các nhà đầu tư trái phiếu; đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia tích cực hơn trên TTTPDN; đa dạng hóa hình thức huy động bằng phát hành trái phiếu, lựa chọn hình thức phát hành trái phiếu phù hợp từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp; đảm bảo tính minh bạch thông tin, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trái phiếu;.v.v…

- Trong bài báo “Phát triển thị trường vốn - kênh huy động vốn dài hạn quan trọng bậc nhất của nền kinh tế” của tác giả Đinh Tiến Dũng - Bộ trưởng Bộ Tài chính (Tạp chí Cộng sản số 4 năm 2015, trang 15 - trang 25) có đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu, bao gồm: Phát triển hệ thống nhà đầu tư có tổ chức nhằm tăng cường đầu tư dài hạn và thu hút nguồn vốn dài hạn trên thị trường; Củng cố và tăng cường hệ thống các nhà tạo lập thị trường như các ngân hành thương mại, công ty chứng khoán để vừa phát triển thị trường sơ cấp, vừa đẩy mạnh giao dịch trên thị trường thứ cấp; Thực hiện các giải pháp để thu hút nhà đầu tư nước ngoài; Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo sự chênh lệch lớn giữa lãi suất tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn với lãi suất tiền gửi ngắn hạn để khuyến khích người dân gửi tiền tiết kiệm dài hạn, khi đó các ngân hàng thương mại sẽ có nguồn vốn dài hạn cho đầu tư.

- Trong bài báo “Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán” (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5 năm 2012), tác giả Lê Thị Thảo đưa ra các giải pháp bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư chứng khoán cá nhân, bao gồm: Hoàn thiện pháp luật, xây dựng cơ chế tự kiểm soát trên cơ sở nâng cao khả năng nhận thức thị trường và năng lực, kỹ thuật đầu tư của nhà đầu tư; Xây dựng các quy phạm pháp luật hoàn chỉnh ghi nhận quyền lợi của nhà đầu tư cũng như trách nhiệm, chế tài xử phạt và mức bồi thường cụ thể nhằm bảo vệ quyền mua và bán chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân, đảm bảo thứ tự ưu tiên trong các lệnh đặt mua, đặt bán và khả năng thanh toán từ phía các công ty chứng khoán; phải có cơ chế công bố thông tin kịp thời, công khai, chính xác, minh bạch và đáng tin cậy; Cần thành lập quỹ và công ty bảo vệ nhà đầu tư vì các công ty chứng khoán hiện nay không có cơ chế quản trị rủi ro hiệu quản để bảo vệ nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân; Nâng cao chất lượng quản lý và giám sát thị trường; Cần có cơ chế để thúc đẩy và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho TTCK.

- Tác giả Nguyễn Văn Vân trong bài báo “Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư chứng khoán”của (Tạp chí Khoa học pháp lý số 2 năm 2010, trang 26 - trang 33) đưa ra những giải pháp để góp phần tạo sự minh bạch, công bằng trong cơ hội tiếp cận thông tin trên TTCK như: Sửa đổi Luật chứng khoán theo hướng mở rộng thẩm quyền của Thanh tra chứng khoán; Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung

25

bên cạnh hình thức xử phạt chính; trong trường hợp nhà đầu tư khởi kiện người thực hiện giao dịch nội gián để yêu cầu bồi thường thiệt hại thì được miễn thủ tục chứng minh hành vi vi phạm của bị đơn, các chứng cứ và kết luận của thanh tra chứng khoán về hành vi vi phạm này mặc nhiên có giá trị trong vụ kiện dân sự mà không cần phải chứng minh.

- Tác giả Viên Thế Giang trong bài báo “Hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán” (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 15 năm 2013) cho rằng cần nâng cao vị trí pháp lý của Ủy ban chứng khoán nhà nước trong quản lý TTCK. Tác giả đề xuất nên đưa Ủy ban chứng khoán nhà nước trực thuộc Chính phủ, là cơ quan ngang bộ chứ không để UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính như hiện nay để UBCKNN được chủ động tối đa trong việc đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với diễn biến của thị trường nhất là khi thị trường xảy ra những biến động xấu, cần những quyết định kịp thời. Tác giả cũng khẳng định khi có vị trí pháp lý của cơ quan ngang Bộ, UBCKNN được quyền chủ động ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quản lý thị trường, còn với vị trí pháp lý trực thuộc Bộ tài chính, UBCKNN chỉ được quyền ban hành các quyết định hành chính cá biệt vào giải quyết những công việc cụ thể. Tác giả cũng cho rằng với vị trí là thành viên Chính phủ, người đứng đầu UBCKNN được tham dự các phiên họp của Chính phủ, tham gia góp ý kiến và có định hướng phát triển thị trường phù hợp vói chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ; trong trường hợp cần thiết, UBCKNN có thể chủ động đề xuất với các Bộ, ngành hữu quan trong việc thúc đẩy phát triển thị trường.

- Trong bài báo “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp: nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam” (Tạp chí Kinh tế và phát triển số 207, tháng 9/2014, tr.37 – tr.45), nhóm tác giả Nguyễn Hòa Nhân, Lê Phương Dung, Nguyễn Thiều Quang đưa ra quan điểm: Cần phải minh bạch hóa thông tin về doanh nghiệp (như thông tin về các đợt phát hành, cách thức sử dụng vốn huy động,…), tăng cường vai trò của các tổ chức định mức tín nhiệm hay các công ty giám sát độc lập; các doanh nghiệp đa dạng hóa hơn nữa các loại trái phiếu để tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

- Trong bài báo “Thực trạng và giải pháp về phát hành trái phiếu trong các doanh nghiệp ở Việt Nam”, (Tạp chí Kế toán và kiểm toán số 8 năm 2016, tr.25 – tr.28) của tác giả Lê Thị Mỹ Kim đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho TTTPDN Việt Nam, bao gồm: nhà nước cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng thị trường để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư; nhà nước nên thành lập thị trường trái phiếu Việt Nam một cơ quan đầu mối để thu thập, tổng hợp, xử lý và cung cấp dữ

26

liệu đa chiều cho thị trường trái phiếu Việt Nam; các đơn vị phát hành trái phiếu nên công khai, minh bạch về kế hoạch phát hành trái phiếu để thu hút được nhiều nhà đầu tư; nhà nước cần tạo điều kiện cho các đơn vị xếp hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp phát triển; nhà nước cần dỡ bỏ quy định về điều kiện phát hành TPDN là doanh nghiệp phải có kết quả kinh doanh năm liền trước năm phát hành phải có lãi;.v.v…

- Tác giả Mary Jo White, SEC Chairman (2014) trong công trình “Corporate bond marketstructure the time for reform is now”, cho rằng TTTPDN là thị trường cung cấp nguồn vốn nhiều nhất và lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Để phát triển thị trường này thì việc chuẩn hóa các sản phẩm được cung cấp, cùng với đó là một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo ra sức thanh khoản cho các sản phẩm này, từ đó sẽ thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

- Tác giả Hakansson Nils H trong công trình «The role of a Corporate Bond Market in an Economy and in Avoiding Crises”, UC Berkeley, 1999 cho rằng một trong những điều kiện tiên quyết cho TTTPDN phát triển là nó phải không có sự can thiệp của Chính phủ, các nhà đầu tư phải được tự do đưa ra các quyết định (tr.8); thành phần quan trọng thứ 2 giúp TTTPDN phát triển lành mạnh là vai trò của tổ chức xếp hạng tín nhiệm, họ có vai trò cung cấp cho nhà đầu tư lời khuyên độc lập (tr.9).

- Tác giả Thomas Keller trong bài viết “The role and function of rating agencies”, BIS paper No-26 (2005) Developing corporate bond markets in Asia, Proceeding of a BIS/PBC seminar held in Kunning, China on 17 – 18 November 2005, tại trang 39 viết: “Vai trò của tổ chức xếp hạng tín dụng là giúp tăng cường minh bạch và hiệu quả trên thị trường vốn nợ bằng cách giảm bất cân xứng thông tin giữa người vay và người cho vay. Điều này có lợi cho thị trường vì làm tăng niềm tin của nhà đầu tư. Ý kiến xếp hạng hướng tới công khai, tự do, rộng rãi. Xếp hạng tín dụng là ý kiến về xác suất tương lai của việc trả nợ đầy đủ và kịp thời cho các nghĩa vụ nợ như trái phiếu”.

- Nhóm tác giả Myong Jong Lee Soo Ho Kim trong bài viết Development the corporate bond market:the Korean experience”, BIS paper No- 26 (2005) Developing corporate bond markets in Asia, Proceeding of a BIS/PBC seminar held in Kunning, China on 17 – 18 November 2005 rút ra kinh nghiệm từ TTTPDN Hàn Quốc rằng cần nỗ lực nhiều hơn để phát triển thị trường và tăng minh bạch trên thị trường thứ cấp (tr.112). Một số biện pháp nên được xem xét để phát triển thị trường thứ cấp như: hoạt động của các nhà môi giới liên đại lý và đại lý nên thường xuyên với vai trò tạo thị trường; khuyến khích liên đại lý, đại lý

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí