Bảng Tổng Hợp Kết Quả Nhân Tử Phóng Đại Phương Sai Vif


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nội dung chương 3 “Phương pháp nghiên cứu” trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu của luận án bao gồm phương pháp phân tích hồi quy với dữ liệu bảng : OLS, FEM, REM, GMM; các kiểm định có liên quan để đảm bảo lựa chọn mô hình ước lượng phù hợp với độ chính xác cao.

Dựa vào khung lý thuyết được lược khảo ở chương 2, luận án đã lựa chọn các biến nghiên cứu đại diện cho ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng để đưa vào phương trình hồi quy. Từ đó từng bước thực hiện các mục tiêu đo lường đã đề ra. Bên cạnh đó, luận án cũng đề cập đến ảnh hưởng của nền kinh tế tác động đến ổn định của ngân hàng trong mối tương quan với các biến độc lập về ĐDH và cạnh tranh, đảm bảo cho kết quả nghiên cứu được chính xác hơn.

Chương 3 “Phương pháp nghiên cứu” cũng trình bày tóm tắt quá trình thu thập, chọn lọc và xử lý số liệu của luận án. Các nguồn dữ liệu hoàn toàn đáng tin cậy vì được thu thập từ các nguồn như: Báo cáo tài chính được kiểm toán, báo cáo thường niên công bố công khai, Vietstock, Tổng cục thống kê Việt Nam, Website của các ngân hàng, Bankscope, Vietnam Orbis Focus. Cùng với các tiêu chí về sự đầy đủ của thông tin và yêu cầu các chi tiêu cụ thể, luận án đã chọn lọc ra những ngân hàng có số liệu đầy đủ và chính xác.

Thông qua phần mô tả thống kê dữ liệu của luận án đã cho thấy sự phù hợp của số liệu, từ đó giúp ích cho kết quả ước lượng và đem lại tính thuyết phục cho các phân tích kết quả nghiên cứu sau này.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


Nội dung của chương 4 “Kết quả nghiên cứu và thảo luận” trình bày kết quả nghiên cứu của luận án, mô tả chi tiết tác động của ĐDH thu nhập đến ổn định ngân hàng, tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, tác động của ĐDH thu nhập đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng dữ liệu của 28 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017. Thông qua khung lý thuyết được lược khảo ở chương 2 và áp dụng phương pháp nghiên cứu được lựa chọn trong chương 3, chương 4 mô tả kết quả nghiên cứu tác động của yếu tố ĐDH đến ổn định ngân hàng, của yếu tố cạnh tranh đến ổn định ngân hàng và tác động của ĐDH đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 – 2017. Qua đó, đưa ra các thảo luận về kết quả nghiên cứu từ mô hình nghiên cứu trên.

4.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu


Tên biến

Giá trị trung bình

Giá trị tối đa

Giá trị tối thiểu

Độ lệch chuẩn

Z-Score

24,8931

106,2052

0,5752

14,6415

ROA

0,0093

0,0595

-0,0551

0,0080

ROE

0,1023

4,1336

-0,8200

0,2373

RARROA

2,0656

8,4254

-2,7559

1,7383

RARROE

1,8736

6,0351

-2,9827

1,3230

R-Div

0,1932

1,0000

0

0,1309

Lerner

0,8984

1,7607

0,6718

0,0874

Size

17,7695

20,9074

13,1348

1,4317

Growth

0,4857

8,3549

-0,3923

0,9473

Loans

0,5269

0,9174

0,1139

0,1372

Deposits

0,8829

1,1294

0,0152

0,0895

GGDP

0,0618

0,7130

0,0525

0,0061

INF

0,0804

0,2297

0,0063

0,0631

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam - 16

Nguồn: Tính toán và tổng hợp số liệu từ Báo cáo tài chính được kiểm toán, Bankscope và Vietnam Orbis Focus


Nhìn chung, cơ sở dữ liệu bảng 4.1 cho thấy số liệu phản ánh đầy đủ tình hình tài chính của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua. Các giá trị tối đa và tối thiểu có sự chênh lệch đáng kể do sự khác biệt về đặc điểm của các NHTM nhưng xoay quanh giá trị trung bình ở các chỉ số: ROA, ROE, RARROA, RARROE, Size, Loans. Ngoài ra, các biến còn lại có biến động giữa các ngân hàng nhưng kết quả cho thấy độ lệch chuẩn không đáng kể: Z-Score, Growth, Deposits. Còn các biến R- Div, Lerner lại có độ lệch chuẩn cao thể hiện có sự khác biệt rất lớn trong thu nhập từ lãi và ngoài lãi của các NHTM, tức là các NHTM có chiến lược ĐDH khác nhau trong việc tìm kiếm các nguồn thu nhập khác. Qua đó, thể hiện sức cạnh tranh của các NHTM cũng có sự khác biệt lớn.

Các chỉ tiêu về KTVM không có sự biến động lớn trong giai đoạn nghiên cứu. Như vậy, kết quả nghiên cứu sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố này và sẽ khách quan hơn.

Trước khi tiến hành hồi quy các mô hình nghiên cứu luận án tiến hành tính toán chỉ số Lerner theo trình tự cụ thể như sau:

- Ước lượng chi phí biên MC theo phương trình (4): Để làm được điều này, luận án ước lượng các hệ số hồi quy của hàm Tổng chi phí (phương trình (5). Sử dụng phương pháp hồi quy tác động cố định FEM và tác động ngẫu nhiên REM, sau đó dùng kiểm định Hausman để lựa chọn.

Sau khi ước lượng Tổng chi phí, chi phí biên được tính bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất của hàm Tổng chi phí (Phương trình (4)). Từ đó, tính toán hệ số Lerner theo công thức:

𝐿𝑒𝑟𝑛𝑒𝑟𝑖𝑡

= 𝑃𝑟𝑖𝑐𝑒𝑖𝑡 − 𝑀𝐶𝑖𝑡

𝑃𝑟𝑖𝑐𝑒𝑖𝑡


Bảng 4.2: Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy của hàm tổng chi phí theo

FEM và REM

Tên biến

Tác động cố định (b)

FEM

Tác động ngẫu nhiên (B)

REM

Sự khác biệt (b-B)

sqrt(diag(V_b- V_B))

S.E.

lnQ

0,1166

-0,4765

0,5932

0,0763

halflnQ^2

-0,0009

0,1854

-0,1863

0,0056

lnw1

0,3444

0,2283

0,1160

0,0291

lnw2

0,1591

0,8208

-0,6617

0,0501

lnw3

0,6209

0,7777

-0,1568

0,0706

lnQlnw1

-0,0081

-0,0410

0,0328

0,0050

lnQlnw2

0,0844

-0,0150

0,0994

0,0040

lnQlnw3

-0,0763

-0,1453

0,0690

0,0032

halflnw1^2

0,0621

0,526

0,0095

0,0001

halflnw2^2

0,0118

-0,0009

0,0128

0,0119

halflnw3^2

0,1601

0,1750

-0,0148

0,0048

lnw1lnw2

-0,0384

0,0087

-0,0472

0,0010

lnw1lnw3

-0,0124

0,0060

-0,0184

0,0063

lnw2lnw3

-0,0751

-0,0330

-0,0420

0,0097

trend

-0,0882

-0,0871

-0,0010

0,0214

halftrend^2

-0,0029

-0,0082

0,0052

0,0004

lnw1trend

0,0113

-0,0000

0,0113

0,0007

lnw2trend

-0,0074

-0,0125

0,0051

0,0013

lnw3trend

-0,0075

0,0011

-0,0086

0,0010

halflnQtrend

0,01412

0,0316

-0,0173

0,0028

Kiểm định H0: Không có sự khác biệt

chi2(18) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 28,53 ; Prob>chi2 = 0,5611

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu


Tác giả tiến hành phân tích mối quan hệ tương quan giữa các biến trong các mô hình nghiên cứu. Cụ thể như sau:

Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả nhân tử phóng đại phương sai VIF


Tên biến

Z-Score

ROA

ROE

RARROA

RARROE

Mô hình 1

1,39

1,36

1,34

1,38

1,31

Mô hình 2 (Lerner)

1,36

1,33

1,30

1,28

1,28

Mô hình 3

1,38

1,36

1,33

1,30

1,30

Nguồn: Tính toán của tác giả

- Đối với mô hình (1): Nghiên cứu tác động của ĐDH thu nhập đến ổn định ngân hàng. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến bằng nhân tử phóng đại phương sai VIF cho thấy đều rất nhỏ. Chứng tỏ hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập là không đáng kể.

- Đối với mô hình (2): Nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Bảng kết quả kiểm định nhân tố phóng đại phương sai cũng cho kết quả không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình. Vì biến Lerner và Lerner2 sẽ xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến nên tác giả tách hai biến này ra để kiểm tra đa cộng tuyến của từng biến đối với các biến còn lại trong mô hình

(2).

- Đối với mô hình (3): Nghiên cứu tác động của yếu tố ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Bảng kết quả kiểm định nhân tố phóng đại phương sai cũng cho kết quả không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình.

Ngoài ra, khi đánh giá các yếu tố tác động đến HQKD hay ổn định tài chính của các ngân hàng là các yếu tố nội sinh sẽ tồn tại trong mô hình hồi quy (Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành, 2015; Amidu và cộng sự, 2013; Ariss và cộng sự, 2010) như đã trình bày ở chương 3. Bên cạnh đó, do đặc điểm đặc trưng của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời nhưng lại khó xác định hoặc khó có thể đo lường. Mặt khác, những yếu tố riêng có này cũng không nằm trong mục tiêu nghiên cứu của luận án. Do đó, tác giả không tập trung xem xét các yếu tố này mà chỉ đưa ra phương pháp xử lý nội sinh vì các yếu tố này có thể gây ra tương quan


giữa một số các hệ số hồi quy của các biến độc lập đang nghiên cứu với sai số trong mô hình. Kết quả làm cho ước lượng bị chệch và không còn tin cậy. Tác giả sử dụng phương pháp GMM là chuyển đổi dữ liệu để loại bỏ tác động cố định. Nghiên cứu đồng thời sử dụng phần mềm Stata để chạy mô hình hồi quy với dữ liệu bảng.

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.1 Kết quả nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng

Để nghiên cứu tác động của ĐDH đến ổn định ngân hàng, luận án sử dụng nhiều mô hình hồi quy khác nhau cho các biến nghiên cứu (Bảng 4.4).

Tác động của ĐDH đến ổn định ngân hàng qua hệ số Z-Score: Kết quả mô hình cho thấy ĐDH thu nhập tác động cùng chiều với hệ số Z-Score của ngân hàng, phù hợp với kỳ vọng nghiên cứu và tương quan về mối quan hệ với các nghiên cứu của một số tác giả trước đó (Mohammed và cộng sự, 2016; Mensi và Labidi, 2015; Lee và cộng sự, 2013; Amidu và cộng sự, 2013). Tức là khi ngân hàng thực hiện ĐDH trong hoạt động kinh doanh sẽ làm tăng ổn định của ngân hàng với mức ý nghĩa 5%.

Tác động của ĐDH đến tỷ lệ Lợi nhuận trên TTS (ROA): Mô hình hồi quy theo phương pháp GMM khắc phục các hiện tượng phương sai và nội sinh cho mô hình, từ đó cho kết quả ước lượng vững hơn và cho thấy ĐDH tác động tích cực đến chỉ số lợi nhuận trên TTS của ngân hàng. Mối quan hệ tương quan này cũng phù hợp với kỳ vọng nghiên cứu và ủng hộ cho quan điểm ĐDH ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tác giả Mohammed (2016), Mercieca và cộng sự (2007), Mathuva (2015), Lee và cộng sự (2013), Elsa và cộng sự (2009).

Như vậy, chính hoạt động ĐDH của ngân hàng giúp phân tán rủi ro, ngân hàng không tập trung vốn quá nhiều cho các lĩnh vực kinh doanh truyền thống. Ngoài ra việc tìm kiếm và mở rộng sang nhiều hoạt động khác giúp cho ngân hàng gia tăng cơ hội tiếp cận các nguồn thu phi lãi, những nguồn thu này không đòi hỏi quá nhiều chi phí, kinh nghiệm hay năng lực quản lý rủi ro của nhân viên ngân hàng nhưng lại đóng góp đáng kể cho thu nhập của ngân hàng. Mặt khác lại giúp cho


hiệu quả sử dụng tài sản cũng được cải thiện, ngân hàng giảm nguy cơ vỡ nợ. Từ đó góp phần làm cho ngân hàng ổn định hơn.

Tác động của ĐDH đến tỷ lệ Lợi nhuận trên VCSH ROE: Kết quả mô hình hồi quy GMM cho mức ý nghĩa 1%. Điều này khẳng định có tác động mạnh mẽ của ĐDH thu nhập đến hệ số ROE. Việc các NHTM gia tăng các nguồn thu ngoài lãi ảnh hưởng rất tốt nhằm cải thiện hơn hiệu quả sử dụng VCSH của ngân hàng. Dù việc ĐDH sẽ làm gia tăng các chi phí của các hoạt động ngoài lãi nhưng chính thu nhập tạo ra đã cho thấy lợi ích không những bù đắp cho các chi phí này mà còn đem lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Phát hiện này giúp cho các cổ đông ngân hàng thúc đẩy chiến lược tìm kiếm các cơ hội đầu tư sinh lời khác trong điều kiện giới hạn cấp tín dụng hiện nay của nền kinh tế và các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước. Từ đó hoạt động của ngân hàng sẽ đa dạng và phong phú hơn, kích thích cho thị trường tiếp tục ổn định và phát triển.

Tác động của ĐDH đến Tỷ lệ lợi nhuận điều chỉnh rủi ro RARROA và RARROE: Kết quả hồi quy theo mô hình GLS cho thấy ĐDH tác động cùng chiều đến lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của ngân hàng với mức ý nghĩa 1% và 5%. Mối tương quan này không hề mâu thuẫn với dấu kỳ vọng của mô hình. Điều này cung cấp bằng chứng thực nghiệm vững chắc ủng hộ cho quan điểm ĐDH ảnh hưởng tích cực đến ổn định ngân hàng, thể hiện qua việc là gia tăng thu nhập, lợi nhuận cho ngân hàng (Mensi và Labidi, 2015; Amidu và cộng sự, 2013). Mặc dù hoạt động ĐDH của ngân hàng sẽ tạo ra rủi ro trên những lĩnh vực mới nhưng hiệu quả mang lại thật sự đáng kể và kết quả là ổn định ngân hàng được đảm bảo.

Tóm lại, kết quả mô hình hồi quy cho thấy ĐDH thu nhập có tương quan dương với ổn định ngân hàng (Z-Score). Do đó giả thuyết H1 được chấp nhận. Như vậy, hoạt động ĐDH bên cạnh mang lại lợi nhuận thì cũng đảm bảo an toàn trong hoạt động cho hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua.


Bảng 4.4: Kết quả ước lượng tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng qua các chỉ tiêu Z-Score, ROA, ROE, RARROA, RARROE

Biến phụ thuộc: Z-Score – Hệ số đánh giá khả năng vỡ nợ của ngân hàng; ROA – Hệ số lợi nhuận trên TTS; ROA – Hệ số lợi nhuận trên tổng VCSH;

RARROA – Hệ số điều chỉnh rủi ro của ROA; RARROE – Hệ số điều chinh rủi ro của ROE.

Biến độc lập: R-Div – Mức độ ĐDH thu nhập; Size – Quy mô ngân hàng; Growth – Tốc độ tăng TTS; Loans – Tổng cho vay trên TTS; Deposits - Tổng huy động vốn trên TTS.

Tên biến

Z-Score

ROA

ROE

RARROA

RARROE

Z-Scoret-1

-0,22***

(-7,59)

ROAt-1


0,0652***

(8,72)

-0,0638***

(-11,57)



ROEt-1

0,0584***

(0,80)

RARROAt-1

0,867***

(34,14)

RARROEt-1

0,632***

(14,91)

R-Div

9,41**

(2,48)

0,0106***

(4,57)

-0,125***

(-9,02)

1,591***

(3,39)

1,135**

(2,13)

Size

-11,38***

(-17,49)

-0,00328***

(-9,37)

0,0553***

(5,37)

0,0645

(1,31)

0,0843

(1,41)

Growth

-0,47

(-1,35)

0,000237

(1,29)

-0,0638***

(-11,57)

-0,159***

(-3,04)

0,202***

(3,49)

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí