Pháp Luật Quốc Tế Và Nước Ngoài Trong Lĩnh Vực Dạy Và Học Nghề.


Phải coi đây là một chiến lược quan trọng trong tiến trình phát triển nền kinh tế xã hội.

Dạy nghề không chỉ dừng lại ở việc cho “ra lò” những công nhân kỹ thuật, mà theo xu hướng của các nước phát triển là đào tạo có hệ thống những lao động thực hành song hành với một ngành hàn lâm, phải tạo ra nhiều bậc đào tạo. Công tác đào tạo không chỉ dừng lại ở đào tạo công nhân kỹ thuật ở cao đẳng hay đại học mà cái đích phải là tay nghề cao có tri thức. Phải gắn quá trình đào tạo nghề với việc giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Học nghề và giải quyết việc làm là hai mặt đặt trong một chỉnh thể thống nhất, hỗ trợ cho nhau phát triển. Nếu quá trình đào tạo nghề có hiệu quả thiết thực cũng có nghĩa nó là tiền để cơ bản để dễ tìm kiếm, giải quyết việc làm. Và ngược lại, lực lượng lao động dư dôi sau khi học nghề có việc làm lại thúc đẩy, khuyến khích số lao động trẻ trong xã hội thay đổi quan niệm về nghề nghiệp. Học nghề theo nhu cầu, hướng vào những nghề mà thị trường lao động đòi hỏi là một giải pháp tốt để giải quyết việc làm cho người lao động.

Ngoài ra, dạy và học nghề còn gắn với chiến lược xuất khẩu lao động. Tại Việt Nam, xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế-xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ quốc tế giữa nước ta với các nước. Vì vậy xuất khẩu lao động đóng vai trò quan trọng trước mắt và lâu dài, cùng với hoạt động dạy nghề góp phần quan trọng để làm giảm sức ép về giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động mỗi năm. Các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật đa dạng về ngành nghề, có tay nghề cao, có khả năng thực hành và khả năng tiếp cận công nghệ mới, đông đảo về số lượng, bảo đảm cung cấp đội ngũ những lao


động có tay nghề cho nhu cầu phục vụ sản xuất và xã hội trong nước và nước ngoài. Các trường và trung tâm dạy nghề tổ chức đào tạo ngoại ngữ ngắn hạn, bồi dưỡng trang bị cho người lao động về kiến thức pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật và các quy định của nước sở tại, phong tục, tập quán, kinh nghiệm giao tiếp, ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật, học tập, lao động. Có thể nói hoạt động dạy nghề luôn quan hệ mật thiết với chiến lược xuất khẩu lao động, nó có tác động qua lại hỗ trợ cho nhau, dạy nghề sẽ tạo ra một đội ngũ lao động đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu lao động, ngược lại chiến lược xuất khẩu lao động cũng góp phần đẩy mạnh hoạt động dạy nghề để đáp ứng với xu thế chung của thời đại.

1.3.2. Ý nghĩa pháp lý.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quyền dạy và học nghề không chỉ được ghi nhận và bảo đảm thực hiện ở trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia mà nó còn được thể hiện trong pháp luật quốc tế. Ngay trong công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 cũng đã đề cập đến quyền được đào tạo nghề nghiệp và coi đây là một trong những vấn đề gắn liền với quyền cơ bản của con người. Ngoài ra, Công ước số 142 về vai trò của hướng nghiệp và đào tạo nghề trong việc khai thác tài nguyên nguồn nhân lực ngày 4/6/1975 cũng quy định trách nhiệm của các cấp trong đào tạo nghề, vấn đề mở rộng hệ thống dạy nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội.

Ở Việt Nam, quyền dạy và học nghề được bảo đảm thực hiện và được ghi nhận là một quyền cơ bản của công dân. Ngay trong Hiến pháp 1992 đã chỉ rõ công dân có quyền được học nghề dưới nhiều hình thức. Để cụ thể hóa vấn đề này Bộ luật lao động ngày 23/6/1994 đã dành hẳn chương 4 quy định về học nghề. Có thể nói Hiến pháp 1992, Bộ luật lao động và Nghị định 02/CP ngày 09/01/2001 của Chính phủ quy định chi tiết

Chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam - 4


thi hành Bộ luật lao động và Luật giáo dục về dạy nghề là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo cho quyền học và dạy nghề được thực hiện và phát triển.

Trên cơ sở các quy định này, công dân có quyền được tự do lựa chọn nghề nghiệp, tự do lựa chọn nơi học nghề phù hợp với điều kiện của bản thân và gia đình, công dân có quyền lựa chọn các hình thức, quy mô đào tạo nghề, thời gian học nghề, các loại ngành nghề và các cơ sở đào tạo nghề. Pháp luật đã dành những ưu đãi đặc biệt cho những người học nghề là đối tượng lao động đặc thù, người học nghề là thương binh, bệnh binh, người tàn tật, người dân tộc thiểu số, người học nghề ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, người học nghề thuộc các đối tượng hưởng chính sách xã hội, người học nghề học các nghề có điều kiện lao động năng nhọc, độc hại...Những đối tượng này sẽ được hưởng chính sách miễn giảm thuế và các chính sách ưu đãi khác về tuyển sinh, học bổng, miễn giảm học phí, xét tốt nghiệp theo quy định của pháp luật. Đối với người học nghề Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật đã khuyến khích và tạo điều kiện cho người học nghề tham gia thực hiện quyền học nghề của mình. Bên cạnh đó, pháp luật cũng ghi nhậnvà khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện được mở cơ sở dạy nghề. Ngoài ra, pháp luật về dạy và học nghề cũng quy định cụ thể các trường hợp cơ sở dạy nghề được miễn giảm thuế, các trường hợp được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật, tạo sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về dạy và học nghề.

Bằng các quy định của pháp luật về điều kiện của người học nghề, điều kiện mở cơ sở dạy nghề, tổ chức và hoạt động dạy nghề, hình thức pháp lý để các bên tham gia và dạy và học nghề, trách nhiệm của Nhà nước trong việc quản lý về dạy và học nghề có thể khẳng định quyền dạy và học


nghề mang ý nghĩa pháp lý sâu sắc. Qua quá trình phát triển của hệ thống pháp luật về dạy và học nghề có thể nói khung pháp luật này đã kế thừa lịch sử, sửa đổi bổ sung để đáp ứng với yêu cầu thực tế và ngày càng hoàn thiện tương đối phù hợp với luật pháp quốc tế.‌

Có thể nói, đào tạo nghề là một chiến lược quan trọng, nó không chỉ tạo ra nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế-xã hội mà nó còn mang tính pháp lý sâu sắc trong sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay.

1.4. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC DẠY VÀ HỌC NGHỀ.

1.4.1. Các công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO).


Trong luật pháp quốc tế, bao giờ cũng coi quyền làm việc và có việc làm dưới các hình thức khác nhau là một trong những vấn đề gắn liền với quyền cơ bản của con người. Ngay trong Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa do Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua ngày 16/12/1966, mà nước ta đã phê chuẩn ngày 24/9/1992, quy định rõ “Các quốc gia tham gia công ước này thừa nhận quyền làm việc bao gồm quyền của mọi người được có cơ hội kiếm sống bằng một công việc mà mình tự do lựa chọn hoặc chấp nhận và sẽ có các biện pháp thích đáng để bảo vệ quyền này. Các biện pháp mà một quốc gia tham gia công ước này sẽ tiến hành để đạt tới thực thi đầy đủ quyền này phải bao gồm việc hướng dẫn về kỹ năng và nghề nghiệp và các chương trình đào tạo”. Theo công ước này, thì quyền làm việc và quyền được đào tạo nghề nghiệp là hai quyền bổ sung, hỗ trợ và có mối quan hệ với nhau.

Bên cạnh đó, tổ chức lao động quốc tế ILO cũng đã kêu gọi các nước thành viên nhanh chóng xúc tiến các chương trình đào tạo, mở rộng


mô hình đào tạo, tiếp tục nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động, xây dựng những chính sách hợp lý khuyến khích người lao động tham gia tập trung học các khóa học đào tạo nghề nghiệp, xây dựng một đội ngũ công nhân kỹ thuật nghiệp vụ lành nghề trong mọi lĩnh vực để bước đầu tạo cơ sở cho sự nghiệp phát triển đất nước. Điều này được ghi nhận rõ trong khuyến nghị số 136 ngày 13/6/1970 về những chương trình đặc biệt về việc

làm cho thanh niên nhằm mục đích phát triển.[19]

Từ thập kỷ 60, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Châu Âu cũng đã đưa ra khái niệm về chính sách học tập suốt đời. Theo chính sách này, đời người là một quá trình không ngừng giao nhau, kết hợp lẫn nhau giữa học và làm. Coi đào tạo nghề cũng là mục tiêu quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế của một đất nước. Theo Công ước số 142 Công ước về vai trò của hướng nghiệp và đào tạo nghề trong việc khai thác tài nguyên nhân lực ngày 4/6/1975 đã chỉ rõ, đào tạo là nhiệm vụ của mọi cấp có trách nhiệm. Phải coi đào tạo nghề là định hướng cơ bản để luôn đáp ứng với nhu cầu thực tiễn. Trong Công ước ghi nhận rõ các nước thành viên phải chấp thuận, triển khai những chính sách, những chương trình hoàn chỉnh, có phối hợp về hướng nghiệp, đào tạo nghề và thiết lập, nhất là bằng các cơ quan dịch vụ công cộng về việc làm, một mối liên hệ chặt chẽ giữa hướng nghiệp, đào tạo nghề với việc làm. Điều 4 Công ước quy định: “Mỗi nước thành viên phải từng bước mở rộng, thích ứng và điều hòa các loại hệ thống đào tạo nghề của mình để đáp ứng nhu cầu của các thiếu niên và người lớn, trong suốt cuộc đời họ, trong mọi khu vực của nền kinh tế, cho mọi trình độ nghiệp vụ, tay nghề và mọi cấp có trách nhiệm. Mỗi nước thành viên phải thiết lập và hoàn thiện những hệ thống thoáng mở, mềm dẻo, có kèm theo giáo dục phổ thông kỹ thuật và chuyên nghiệp, về định hướng trong nhà


trường và trong nghề nghiệp và về đào tạo nghề, dù là ở trong hay ở ngoài hệ thống nhà trường”.

Có thể nói, dạy và học nghề giữ vị trí quan trọng đối với mọi công dân. Phát triển giáo dục đào tạo, trong đó có học nghề, đào tạo nghề bao giờ cũng là mục tiêu, nhiệm vụ thiết yếu, là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp phát triển đất nước. Đào tạo nghề sẽ tạo ra một đội ngũ lao động hùng mạnh, giỏi tay nghề, tạo ra một nguồn nhân lực cho đất nước, đồng thời qua quá trình đào tạo nghề vấn đề giải quyết việc làm được khắc phục. Do đó, luôn quan tâm tới công tác đào tạo nghề, mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, điều hòa các hệ thống đào tạo, coi trọng công việc dạy nghề, chú trọng việc nâng cao tay nghề cho người lao động, tạo ra những bước đi đúng đắn, thích hợp trong công tác này. Đây không còn là nhiệm vụ của nước Việt Nam mà nó còn là nhiệm vụ trọng yếu của toàn cầu, của luật pháp quốc tế.

1.4.2. Pháp luật của một số quốc gia khác.


Không phải đến bây giờ vấn đề dạy nghề, học nghề mới được đề cập đến mà theo một tư liệu nước ngoài từ thế kỷ XVIII trước công nguyên, chế độ học nghề, tập nghề đã được ghi nhận trong Bộ luật của Vương quốc Ba bi lon. ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, chế độ học nghề, tập nghề đã được luật hóa và áp dụng tương đối phổ biến. Thời trung cổ ở Châu Âu các hãng hội đã áp dụng một loạt các chế độ học nghề, tập nghề nhằm bồi dưỡng kỹ năng sản xuất, tri thức nghiệp vụ cho người làm công

trong thực tế sản xuất và công tác. [14]

Theo báo cáo tóm tắt của Hoa Kỳ, năm 1955, tổ chức trung tâm dịch vụ việc làm đã có từ 1838, trong đó tổ chức này phải giúp cho sự liên tục và hiệu quả của việc làm, tạo cho người lao động thuận lợi được đào tạo


nghề nghiệp, tác động tích cực đến các cơ quan và tổ chức để cùng phân tích khả năng nghề nghiệp, thực hiện tốt việc đào tạo lại và tư vấn nghề. Đến năm 1973 thì Mỹ đã có đạo luật về việc làm và đào tạo nghề. Đặc biệt là Bộ luật lao động của Pháp dành hẳn 1 trong 9 quyển để quy định về “Đào tạo nghề tiếp tục trong khuôn khổ giáo dục thường xuyên” với 9 mục. Trong đó Bộ luật của Pháp khẳng định đào tạo nghề là nghĩa vụ quốc gia. Mục đích giúp người lao động thích ứng với những thay đổi kỹ thuật và điều kiện lao động, giúp cho sự thăng tiến xã hội bằng việc tiếp cận những trình độ văn hóa, trình độ nghề nghiệp khác nhau và giúp cho sự đóng góp tích cực của người lao động vào sự phát triển văn hóa, kinh tế xã hội. Theo đó tất cả tập thể, cơ sở giáo dục, nhà nước, nghiệp đoàn, tổ chức nghề nghiệp phải có nhiệm vụ góp phần bảo đảm những việc nói trên. Ngoài ra trong quyển 9 cũng quy định phạm vi áp dụng chế định về đào tạo nghề, quy định trách nhiệm của Nhà nước trong hoạt động đào tạo nghề và thăng tiến xã hội, quy định vấn đề tài chính để giải quyết cho những thời kỳ tập nghề ứng với các hoạt động đào tạo nghề. Đặc biệt, để ràng buộc nghĩa vụ của các doanh nghiệp, của người sử dụng lao động trong việc tổ chức nâng cao phát triển đạo tạo nghề thì Điều L950-1 quy định: “Mọi người sử dụng lao động sử dụng ít nhất 10 người lao động phải tham gia phát triển đào tạo nghề tiếp tục bằng sự đóng góp tài chính hàng năm cho những thời kỳ tập nghề thuộc các loại hoạt động đào tạo nghề trên” và Điều L950-9 quy định: “Người sử dụng lao động sẽ đóng góp tài chính theo Điều 231-1 của Bộ luật chung về các loại thuế”. Theo đó, người sử dụng lao động phải đóng tỉ lệ theo tổng mức tiền lương trong năm từ năm 1978 trở đi là 1,1% hàng năm.

Trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với nhiệm vụ đào tạo nghề, nhất là nâng cao trình độ nghề nghiệp cho đội ngũ lao động của doanh


nghiệp đã được nhiều nước luật hóa. Tại Quyết định, ngày 21/02/1981 của Trung ương Đảng Cộng sản và Quốc vụ viện Trung Quốc đã chỉ rõ: “Các doanh nghiệp phải tăng cường công tác giáo dục nghề nghiệp đối với công nhân viên chức doanh nghiệp” và sử dụng 15% tổng mức tiền lương, tính vào giá thành và những doanh nghiệp đã thực hiện tự chủ tài chính thì còn trích trong số lợi nhuận để lại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngày 12/7/1986 Quốc vụ việc Trung Quốc cũng quy định: “Các Công ty dịch vụ việc làm các cấp có trách nhiệm tổ chức đào tạo nghề, hướng dẫn cán bộ công nhân viên chờ việc tiến hành sản xuất tự cứu và tự tìm việc làm”. Trong quy định về tăng cường và cải tiến công tác đào tạo tập nghề của Trung Quốc năm 1981 đã ghi nhận cụ thể điều kiện để thu nhận tập nghề, người học nghề, tập nghề phải ký hợp đồng tập nghề, quy định thời hạn tập nghề, mục tiêu đào tạo nghề, quy định cụ thể chế độ kiểm tra sát hạch đối với người tập nghề và đặc biệt là nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý của tất cả doanh nghhiệp, xí nghiệp, đơn vị đối với vấn đề đào tạo tập nghề. Trung Quốc coi “đào tạo nghề là việc lớn, có liên quan trực tiếp đến chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật. Các địa khu, các ngành và các xí nghiệp, đơn vị phải ghi vào nhật trình nghị sự, phải thiết thực nắm lấy, coi là một nhiệm vụ quan trọng. Các xí nghiệp, đơn vị xí nghiệp phải bố trí cán bộ chuyên trách hoặc chỉ định người chuyên quản lý công tác đào tạo tập nghề và tăng cường liên hệ với Công đoàn, Đoàn thanh niên cùng nhau làm tốt công tác đào tạo nghề.

Bên cạnh đó, việc dạy nghề cho người lao động còn được một số Nhà nước hỗ trợ tài chính như nước Pháp đã đầu tư tài chính để đào tạo lại và đào tạo dự phòng, đào tạo thích ứng đối với lao động mới vào làm việc, đào tạo để nâng cao tay nghề cho người lao động.

Ngoài ra, nhiều nước đã coi chiến lược phát triển kinh tế là việc đầu tư vào đào tạo nghề. Ở Na Uy, Thụy Điển từ 80% đến 90% thanh niên sau

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí