thiểu số nội trú; 246 trung tâm dạy nghề được hỗ trợ đầu tư tập trung. Ngoài ra, cho đến nay đã có thêm rất nhiều dự án ODA đầu tư cho lĩnh vực dạy nghề, điển hình như: Dự án “Đào tạo nghề theo nhu cầu giảm nghèo tại Đồng bằng sông Cửu Long” sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Quỹ Giảm nghèo Nhật Bản thông qua Ngân hàng Phát triển châu Á; Dự án “Nâng cao năng lực nhằm thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại Việt Nam” sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc; Dự án “Chương trình đào tạo nghề” sử dụng vốn ODA của Chính Phủ CHLB Đức; Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật giai đoạn II Chương trình đào tạo nghề 2008” sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính Phủ CHLB Đức; Dự án “Tư vấn hệ thống dạy nghề giai đoạn II” sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ CHLB Đức;Dự án Tăng cường kỹ năng nghề do Ngân hàng Phát triển châu Á ADB; Dự Thành lập 5 trường cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc, Dự án Đầu tư phát triển các trường dạy nghề chất lượng cao sử dụng vốn ODA của Chính phủ Pháp,…. Tổng số vốn ODA đầu tư cho lĩnh vực dạy nghề chỉ tính riêng trong giai đoạn 2004-2014 ước đạt 232.374.196 USD trong đó Vốn vay ODA trị giá khoảng 160.858.649 USD, Vốn ODA viện trợ không hoàn lại trị giá khoảng 13.661.280 USD và 57.754.267 USD, điều này đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại của các trường dạy nghề. Thực hiện Quyết định số 826/QĐ- LĐTBXH ngày 07/07/2011, có 26 nghề trọng điểm quốc tế, 49 nghề trọng điểm khu vực ASEAN và 107 nghề trọng điểm quốc gia được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, đáp ứng cho việc đào tạo theo chương trình của các nghề trọng điểm quốc tế, khu vực và quốc gia. Ngoài việc đầu tư, mua sắm, phong trào tự làm thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề đã bổ sung nhiều thiết bị cho giảng dạy và thực hành. Công tác chuẩn hóa, hiện đại hóa trang thiết bị dạy nghề đã được quan tâm bằng việc ban hành các quy định
về danh mục thiết bị tối thiểu cho các nghề đào tạo. Đến nay đã ban hành được 9 danh mục thiết bị tối thiểu cho 9 nghề trình độ trung cấp và 9 nghề trình độ cao đẳng.
Về công tác xã hội hóa lĩnh vực dạy nghề
Công tác xã hội hoá dạy nghề đạt được kết quả bước đầu. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đã đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề. Năm 2006, số cơ sở dạy nghề ngoài công lập chiếm 23,34% đến năm 2011 tăng lên 35,37%, thu hút khoảng trên 30% học sinh vào học nghề. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Nhà nước đã có rất nhiều chính sách về phát triển giáo dục nghề nghiệp đặc biệt là chú trọng công tác xã hội hóa lĩnh vực dạy nghề. Các tổ chức, cá nhân đóng góp, đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của Chính phủ. Ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo nhà giáo và cán bộ quản lý, cho thuê cơ sở vật chất, thiết bị để khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận. Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhà nước ưu tiên cho thuê cơ sở vật chất, thiết bị để đào tạo. Các cơ sở dạy nghề không phân biệt công lập hay tư thục đều được tham gia đấu thầu, đặt hàng đào tạo; vay vốn ưu đãi từ chương trình, dự án trong và ngoài nước; tham gia chương trình bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý trong và ngoài nước bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước... Các cơ sở dạy nghề được tự chủ trong các hoạt động thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật. Các cơ sở dạy nghề công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện theo quy định của Chính phủ. Doanh nghiệp khi tham gia hoạt động dạy
nghề sẽ được thành lập các cơ sở dạy nghề để đào tạo nhân lực trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong doanh nghiệp và cho xã hội; đăng ký hoạt động dạy nghề để tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định của pháp luật cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp và lao động khác; được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người khuyết tật vào học tập và làm việc cho doanh nghiệp; được phối hợp với các cơ sở hoạt động dạy nghề khác để tổ chức đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo thường xuyên; được tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các khoản chi cho hoạt động dạy nghề của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Qua đó cho thấy, Nhà nước đang hết sức quan tâm và đề cao yêu cầu phát triển hệ thống dạy nghề theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác. Đầu tư cho phát triển dạy nghề được ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nhân lực. Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề được cải thiện, chất lượng và hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực, đào tạo nghề đã gắn với sử dụng lao động, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.Ngân sách cho phát triển dạy nghề được ưu tiên trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, đào tạo; được phân bổ theo nguyên tắc công khai, minh bạch, kịp thời. Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề theo quy hoạch; tập trung đầu tư hình thành một số cơ sở dạy nghề trọng điểm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu học tập của người lao động và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên. Ưu tiên đầu tư đồng bộ cho đào tạo nhân
lực thuộc các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, các ngành, nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng ven biển; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa. Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ngư dân đánh bắt xa bờ, lao động nông thôn là người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học tập để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp; thực hiện bình đẳng giới trong đào tạo nghề và tạo điều kiện cho cơ sở dạy nghề tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
2.1.4. Về c ông tác phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, chế độ đãi ngộ thu hút người học nghề
Về công tá c phá t triển đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề
Đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề (sau đây gọi là giáo viên dạy nghề) có vai trò quyết định đến chất lượng dạy nghề. Vì vậy, đây là một trong những vấn đề được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, ví dụ như: Nghị định 43/2008/NĐ-CP ngày 08/04/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 62 và Điều 72 Luật Dạy nghề 2006 về chính sách cho giáo viên dạy nghề; Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề; Quyết định 57/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 26/5/2008 về sử dụng, đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 quy định chuẩn giáo viên, giảng viên
Có thể bạn quan tâm!
- Những Kết Quả Đạt Được Trong Thực Hiện Pháp Luật Về Dạy Nghề
- Về Công Tác Tuyển Sinh , Kiểm Điṇ H Chất Lươn Văn Bằng Chứng Chỉ Cho Người Học Nghề
- Tình Hình Tuyển Sinh Học Nghề Trình Độ Trung Cấp, Cao Đẳng
- Tổng Hợp Về Trình Độ Tay Nghề Của Đội Ngũ Giáo Viên
- Những Hạn Chế, Bất Cập Trong Thực Hiện Pháp Luật Về Dạy Nghề
- Giải Pháp Bảo Đảm Thực Hiện Pháp Luật Về Dạy Nghề
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
dạy nghề .v.v…. Trong thời gian gần đây, thực hiện việc đổi mới và phát triển dạy nghề, nhất là trong việc thực hiện Quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH ngày 07/07/2011, để đáp ứng việc giảng dạy cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, đội ngũ giáo viên dạy nghề được quan tâm phát triển theo các cấp độ: Giáo viên dạy nghề các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia; giáo viên dạy nghề các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế và khu vực ASEAN và giáo viên dạy nghề không nằm trong danh mục các nghề trọng điểm. Trên cơ sở các quy định của Luật Dạy nghề 2006 và các văn bản hướng dẫn về giáo viên dạy nghề, trong những năm qua, đội ngũ giáo viên dạy nghề tăng khá nhanh về số lượng và chất lượng cũng dần được nâng cao để đáp ứng yêu cầu dạy nghề 3 trình độ đào tạo. Cụ thể:
+ Về số lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề:
Hiện nay cả nước có 33.270 giáo viên dạy nghề tại các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề, (trong đó có: 12.844 giáo viên tại các trường cao đẳng nghề, 11.514 giáo viên tại các trường trung cấp nghề và 9.312 giáo viên tại các trung tâm dạy nghề) và có gần 16.000 giáo viên thuộc các cơ sở khác có tham gia dạy nghề, tăng 1,6 lần so với năm 2006 [1].
Không chỉ có đội ngũ giáo viên dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và cơ sở khác có dạy nghề còn hàng ngàn người dạy nghề ở các lớp dạy nghề thuộc doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các chương trình, đề án về dạy nghề như Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 v.v….
+ Về chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề:
(i) Về trình độ chuyên môn: Tại các trường cao đẳng nghề, tỷ lệ giáo viên có trình độ đại học trở lên chiếm 69,42%, cao đẳng là 15,29% và công nhân kỹ thuật, nghệ nhân là 15,29%. Tỷ lệ tương ứng tại các trường trung cấp nghề là 48,96%, 23,84% và 27,2%; tại các trung tâm dạy nghề là 30,27%, 23,27% và 46,46% [1].
(ii) Về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề: Tỷ lệ giáo viên đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề của các trường cao đẳng nghề chiếm 81,19%, của các trường trung cấp nghề chiếm 72,68%, của các trung tâm dạy nghề là 50,49% [1].
(iii) Về kỹ năng nghề: Khoảng 65% số giáo viên trong các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề có trình độ kỹ năng nghề, là giáo viên dạy thực hành, trong đó có khoảng 41% dạy cả lý thuyết và thực hành [1].
(iv) Trình độ ngoại ngữ: 66,88% giáo viên dạy nghề có trình độ tiếng Anh từ A trở lên, trong đó trình độ C và cử nhân là 13,86%. Số giáo viên dạy nghề có trình độ ngoại ngữ khác từ A trở lên chiếm gần 3% [1].
(v) Trình độ tin học: 71, 34% giáo viên dạy nghề có trình độ tin học từ A trở lên, trong đó trình độ C và cử nhân chiếm 12,82%.
(vi) Phẩm chất, đạo đức: Hầu hết giáo viên dạy nghề tận tụy với nghề, có phẩm chất, đạo đức tốt, tích cực tham gia Hội giảng, Hội thi các cấp và các hoạt động chuyên môn. Một số giáo viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và các giải thưởng cao quý khác, hàng ngàn giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi các cấp.
+ Về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề
Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây, nhất là nhằm mục tiêu đổi mới và phát triển dạy nghề, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề đáp ứng được các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế theo Quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH ngày 07/07/2011.
Trong thời gian qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng 138 chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy theo chương trình khung cho giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề; 51 chương trình, tài liệu bồi dưỡng công nghệ mới; 28 chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề, trung cấp
nghề; 06 chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiếp cận trình độ quốc tế của City&Guilds .v.v… Thực hiện các chương trình trên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức hàng trăm lớp bồi dưỡng ở các cấp độ cho giáo viên dạy nghề về kỹ năng giảng dạy theo chương trình khung; kỹ năng giảng dạy theo năng lực thực hiện (chương trình hợp tác với ILO); công nghệ mới cho giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và giáo viên các trung tâm dạy nghề; nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề; đánh giá dựa trên năng lực thực hiện cho giáo viên dạy nghề (chương trình hợp tác với Singapore); nghiệp vụ sư phạm tiếp cận trình độ quốc tế của City&Guilds; công nghệ CNC cho giáo viên dạy nghề (chương trình hợp tác với EBG - Cộng hòa liên bang Đức) .v.v… và 04 khóa đào tạo nâng cao kỹ năng nghề tại Malaysia cho giáo viên dạy 04 nghề trọng điểm khu vực; 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nghề quốc tế theo chuẩn của Malaysia tại Việt Nam cho giáo viên dạy các nghề trọng điểm khu vực. Hiện nay, đang thực hiện việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực và quốc tế về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới, phấn đấu 100% số giáo viên này phải đạt chuẩn của các nước tương ứng trong năm 2016. Các Bộ, ngành, địa phương và cơ sở dạy nghề đã tích cực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy nghề nhằm chuẩn hoá và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề theo quy định của pháp luật về dạy nghề.
Như vậy, có thể thấy trong những năm qua mạng lưới các cơ sở dạy nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo; từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối giữa nhu cầu với năng lực đào tạo và phân bố cơ sở dạy nghề giữa các vùng, các ngành; số lượng cơ sở dạy nghề tư thục tăng nhanh, đồng thời công tác đào tạo
bồi dưỡng giáo viên dạy nghề đã hết sức được chú trọng nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy theo nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Về các chính sách dành cho giáo viên dạy nghề.
Theo quy định của Luật Dạy nghề 2006 trước đây, nhà giáo dạy nghề không có chức danh, không có thang bảng lương riêng; chính sách tôn vinh, đãi ngộ thiệt thòi.v.v… Khắc phục các bất cập đó, từ Điều 53 đến Điều 58 “Chính sách đối với nhà giáo” Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 đã quy định rõ tên gọi, chức danh của nhà giáo trong cơ sở dạy nghề. Theo đó, Nhà giáo trong cơ sở hoạt động dạy nghề bao gồm nhà giáo dạy lý thuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành. Nhà giáo trong trung tâm dạy nghề, trường trung cấp được gọi là giáo viên; nhà giáo trong trường cao đẳng được gọi là giảng viên. Chức danh của nhà giáo trong cơ sở dạy nghề bao gồm giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp.
Như vậy, nhà giáo trong các cơ sở dạy nghề cũng đã được ghi nhận các chức danh giáo viên, giảng viên; quy định thang bảng lương gắn với chức danh; quy định rõ chính sách tôn vinh (nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú), kéo dài thời gian làm việc với những nhà giáo có trình độ, học hàm học vị, có tay nghề cao. Nhà giáo dạy thực hành, vừa dạy lý thuyết thực hành được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
Về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo:
(i) Chuẩn giáo viên dạy trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp;
(ii) Chuẩn giáo viên dạy lý thuyết chuyên môn trình độ trung cấp nghề: phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành; chuẩn giáo viên dạy thực hành nghề phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp;
(iii) Chuẩn giảng viên dạy lý thuyết chuyên môn trình độ cao đẳng