- Công tác ban hành văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về dạy nghề Mặc dù hầu hết những nội dung cơ bản của Luật về dạy nghề mới chỉ
quy định mang tính nguyên tắc chung, cần phải có văn bản hướng dẫn mới có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn, nhưng đến nay vẫn không có văn bản hướng dẫn thi hành nên đã hạn chế hiệu quả thi hành pháp luật về dạy nghề trong thực tế (ví dụ như: vấn đề liên kết hoạt động dạy nghề, vấn đề tổ chức và hoạt động đào tạo nghề trong các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, vấn đề dạy nghề thường xuyên...). Lí do là vì hiện nay Chính phủ không giao cho cơ quan nào chịu trách nhiệm trù chì hướng dẫn thi hành những nên các cơ quan quản lý không có đủ cơ sở pháp lý để ban hành văn bản hướng dẫn. Không chỉ vậy kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn rất hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc đảm bảo thực hiện đầy đủ quy trình soạn thảo văn bản theo quy định.
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành Luật Dạy nghề
Ở các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không có thanh tra viên chuyên ngành về dạy nghề nên việc thực hiện công tác thanh tra dạy nghề ở các địa phương còn hạn chế, trong khi đó, số lượng các cơ sở dạy nghề ngày càng tăng nhanh, nên tính trung bình cứ khoảng 3 năm sau mới tiến hành thanh tra, kiểm tra lần tiếp theo đối với các địa phương, chưa tính đến việc thanh tra các cơ sở dạy nghề.
Đặc biệt, từ năm 2011 cho đến nay, theo quy định mới của Luật Thanh tra, Tổng cục Dạy nghề không còn tổ chức thanh tra độc lập, chỉ còn một vài biên chế làm công tác thanh tra nên công tác thanh tra dạy nghề càng trở nên khó khăn và làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước với dạy nghề.
Kinh phí cho hoạt động thanh tra, kiểm tra rất hạn chế, do vậy không thể tiến hành thanh tra, kiểm tra trên diện rộng, mà chỉ thực hiện mang tính điểm và theo tính chất sự vụ.
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế , bất câp đó có thể kể đến những nguyên nhân sau đây:
nêu trên , trong
Có thể bạn quan tâm!
- Về C Ông Tác Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Dạy Nghề, Chế Độ Đãi Ngộ Thu Hút Người Học Nghề
- Tổng Hợp Về Trình Độ Tay Nghề Của Đội Ngũ Giáo Viên
- Những Hạn Chế, Bất Cập Trong Thực Hiện Pháp Luật Về Dạy Nghề
- Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam - 12
- Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Thứ nhất, môt số quy định của pháp luật về dạy nghề còn chưa thưc sư
phù hợp với thực tế cuộc sống
Nhìn chung, các quy định của pháp luật về đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực dạy nghề. Cùng với việc hoàn thiện Luật dạy nghề và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo nên một hệ thống pháp luật về dạy nghề tương đối đồng bộ, thống nhất, góp phần thúc đẩy dạy nghề phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp quan trọng nêu trên, do tình hình kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, giáo dục, đào tạo nói riêng đã có những thay đổi, nên một số quy định trong Luật Dạy nghề không còn phù hợp với thực tiễn, như:
- Một số quy định của pháp luật về dạy nghề tính khả thi chưa cao như quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề còn chưa cụ thể, doanh nghiệp chưa thực sự là một chủ thể của hoạt động dạy nghề; chính sách đối với cơ sở dạy nghề dạy nghề tư thục còn thiếu, chưa tạo sự bình đẳng trong hoạt động dạy nghề v.v...;
- Một số quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động dạy nghề nhưng chưa được Luật điều chỉnh hoặc có điều chỉnh nhưng chưa cụ thể, ví dụ như các vấn đề về điều kiện, thẩm quyền thành lập các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài; về các loại hình sở hữu cơ sở dạy nghề; về hợp tác quốc tế về dạy nghề .v.v…;
- Một số quy định của pháp luật về dạy nghề chưa tạo được cơ chế linh hoạt, phù hợp với tính đa dạng, phong phú trong dạy nghề, cụ thể như mục tiêu dạy nghề ở các cấp trình độ chưa định hướng vào chuẩn đầu ra (vị trí làm việc của người lao động); chưa quy định cụ thể về dạy nghề thường xuyên để
lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề và chứng chỉ sơ cấp nghề, trong khi đây là nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đông đảo người học.
Thứ hai, các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, các ngành chưa quan tâm đúng mức cho phát triển dạy nghề cả ở nhận thức và chỉ đạo thực tiễn
Công tác tư vấn và hướng nghiệp về dạy nghề cho học sinh, thanh niên còn yếu. Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội; doanh nghiệp và người dân về dạy nghề còn hạn chế, chưa đầy đủ; chậm xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực trong cả nước, của các Bộ, ngành và địa phương để làm căn cứ xác định quy mô và cơ cấu đào tạo nghề phù hợp (đến giữa năm 2011 mới có Chiến lược và quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia).
Thứ ba , chưa thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề
Sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề còn thụ động, chưa có văn bản xác định vị thế của doanh nghiệp là một trong những chủ thể của hoạt động dạy nghề. Thực trạng mang tính truyền thống hiện nay, doanh nghiệp chỉ quan tâm tuyển dụng lao đông mà không quan tâm đến đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn (nhất là doanh nghiệp nhà nước) tuy có tham gia đào tạo nghề nhưng thực hiện chưa hiệu quả và xu hướng chuyển cơ sở dạy nghề về cơ quan nhà nước quản lý. Mối quan hệ gắn kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp tuy được quy định ở một số văn bản quy phaṃ
pháp luật nhưng thiếu đồng bộ, chưa thống nhất từ quan điểm đến trách nhiệm của doanh nghiệp, nhất là chính sách liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp, không tạo được động lực cho doanh nghiệp.
Thứ tư , hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao, các cơ quan có thẩm quyền chậm ban hành hoặc ban hành chưa đầy đủ những cơ chế, chính sách để nâng cao chất lượng dạy nghề
Nhiều năm nay, bất cập trong quản lý giáo dục nghề nghiệp (khối trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, còn Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý khối dạy nghề, làm cho giáo dục nghề nghiệp bị chia cắt, phân tán trong công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành chung về đầu tư, phân bổ nguồn lực. Theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 thì Chính phủ vẫn là đơn vị thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Như vậy, việc không thống nhất được một cơ quan trực tiếp trù chì, thực hiện lĩnh vực này dẫn đến việc Luật đã ban hành nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thi hành vì các cơ quan nhà nước chưa được phân rõ chức năng quản lý, điều này dẫn đến một thực tế là hiện nay một số nội dung hướng dẫn thi hành của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 vẫn phải sử dụng văn bản hướng dẫn của Luật Dạy nghề 2006 làm cơ sở triển khai. Trước thực tế này, Chính phủ cần thiết phải có sự phân công, phân cấp rõ ràng để triển khai thực hiện hiệu quả pháp luật về dạy nghề. Bên cạnh đó, để pháp luật về dạy nghề thực sự đi vào thực tế cần thiết phải xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết để đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả cho công tác dạy nghề.
Thứ năm, tổ chức và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về dạy nghề ở
địa phương chưa tương xứng với chứ c năng nhiệm vụ đươc
giao
Trong những năm qua, công tác sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề cũng còn nhiều khó khăn, bất cập, nguyên nhân chính là do chưa giải quyết thoả đáng chế độ chính sách đối với những nhà giáo được điều động sang làm công tác quản lý; thu nhập của cán bộ quản lý dạy nghề ở các trường công lập và ngoài công lập có khác biệt lớn; đời sống của phần
đông cán bộ quản lý dạy nghề gặp khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn chế nên nhiều người chưa thực sự yên tâm công tác. Bên cạnh đó, trong công tác tổ chức quản lý chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành trong dạy nghề; các cơ sở dạy nghề chưa thực sự có được quyền tự chủ đầy đủ ; chưa
xây dưn
g đươc
hê ̣thống chính sách đủ mạnh (tuyển dụng, sử dụng, tiền
lương và môi trường làm việc…) để tạo động lực cho cán bộ thực hiện công tác dạy nghề.
Chương 3
QUAN ĐIỂ M, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DẠY NGHỀ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
hiên
3.1. Quan điểm bảo đảm thưc nay
hiên
phá p luât
về day
nghề ở nướ c ta
3.1.1. Thưc
hiên
phá p luât
về day
nghề phải hướ ng tớ i bảo đảm việc
phân luồng lưa
chon
nghề nghiêp
cho môt
bô ̣ phân
người lao đông
Phân luồng giáo dục được hiểu là việc tạo ra các hướng đi tiếp tục phù hợp cho học sinh sau khi tốt nghiệp một cấp học, bậc học. Phân luồng giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi không chỉ liên quan đến sự nghiệp của mỗi cá nhân mà còn liên quan đến quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội. Ý nghĩa của phân luồng là ở chỗ mỗi một học sinh, người lao động có những thiên hướng, năng lực, sở trường, nguyện vọng, sở thích, hoàn cảnh khác nhau, việc lựa chọn đúng hướng đi theo những luồng được cơ cấu hợp lý sẽ vừa phát huy được khả năng cá nhân vừa mang lại lợi ích cho xã hội. Theo GS.TSKH Nguyễn Minh Đường: “Phân luồng nhằm tạo cơ hội cho mỗi học sinh đều có thể lựa chọn cho mình được con đường nghề nghiệp thích hợp với sở trường, năng lực, hoàn cảnh của mình, đồng thời phù hợp với nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước, của từng địa phương.” Phân luồng học sinh hợp lý có lợi cho cả cá nhân và xã hội. Công tác phân luồng học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước, cần thiết có một đội ngũ cán bộ, công nhân có tay nghề phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong bối cảnh trường dạy nghề khó khăn tuyển sinh, nhiều người học đại học xong không có việc làm, v.v… thì công tác phân luồng lại càng trở lên cấp thiết. Pháp luật về dạy nghề thông qua các cơ chế cần đưa ra những
chính sách, quy định phù hợp để đảm bảo công tác phân luồng, khuyến khích người dạy, người học, phát triển ngành dạy nghề đáp ứng yêu cầu của xã hội.
3.1.2. Thưc
hiên
phá p luât
về day
nghề phải bảo đảm huy đôn
g tố i đa
nguồn lưc
xã hôi
tham gia hoat
đôn
g dạy nghề, tăng cường sự gắn kết giữa
các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp
Pháp luật về dạy nghề trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động dạy nghề để huy động tối đa các nguồn lực của xã hội tham gia vào hoạt động dạy nghề. Trong đó cần đa dạng hóa hình thức và tổ chức đào tạo nghề, tạo điều kiện cho người học có cơ hội lựa chọn phương thức học tập phù hợp với năng lực và điều kiện cá nhân và học tập suốt đời; đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề, cách thức đánh giá người học; đổi mới các chuẩn đảm bảo chất lượng dạy nghề và kiểm định chất lượng dạy nghề; công nhận văn bằng, chứng chỉ nghề; thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề trong quá trình hoạt động dạy nghề; đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động.
3.1.3. Thưc
hiên
phá p luât
về day
nghề phải bảo đảm nâng cao chất
lượng đào tạo nghề cho người học nghề, đảm bảo cho người học nghề có tay nghề vững, có việc làm ổn định hướng đến mục tiêu lao động có chất lượng cao
Nhà nước giữ vai trò định hướng phát triển và điều tiết đối với phát triển của ngành dạy nghề nói chung thông qua việc ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật, các chính sách, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình về phát triển nguồn nhân lực trên bình diện cả nước, từng ngành và địa phương, vì vậy việc tăng cường công tác quản lý nhà nước một cách thống nhất và toàn diện là vấn đề cốt lõi để thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành dạy nghề. Các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề cần xây dựng, hoạch định các chính sách phát triển dạy nghề phù hợp và
đảm bảo cho pháp luật về dạy nghề được triển khai hiệu quả trong thực tiễn, các chính sách pháp luật cần được kịp thời điều chỉnh, hướng dẫn triển khai để pháp luật đảm bảo tính khả thi. Trên hết, công tác quản lý nhà nước về dạy nghề cần gắn chặt với mục tiêu phát triển toàn ngành để nâng cao chất lượng dạy và học, để thu hút học viên, để cải thiện đời sống và chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên, để đảm bảo cho học viên học nghề tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp,...
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về dạy nghề
3.2.1. Đẩy mạnh phân luồng trong hoạt động dạy nghề
Công tác phân luồng trong đào tao
nói chung , trong đào tao
nghề nói
riêng là vấn đề quan tron
g nhưng đăc
biêṭ khó khăn . Vì vậy, để thực hiện tốt
công tác này cần tập trung công tác tuyên truyền một cách bài bản, lâu dài để thay đổi nhận thức xã hội về học nghề.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu, tham khảo mô hình, kinh nghiệm một số nước phát triển như Đức, Ý, Trung quốc, Nhật bản,...để xây dựng chính sách phân luồng và học hỏi kinh nghiệm phân luồng của họ đạt từ 60 - 80% tổng số thanh niên, học sinh. Trong quá trình thực hiện phân luồng giáo dục, trên cơ sở thực tiễn kết hợp giữa việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh dạy nghề kết hợp với việc xây dựng chính sách nhằm khuyến khích, thay đổi nhận thức của phụ huynh và học sinh trong quá trình lựa chọn trường lớp. Chúng ta cần kiên quyết chống lại tư tưởng khép kín, giáo điều, thoát ly thực tế về yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; coi trọng đào tạo gắn với sử dụng lao động.
- Về mặt chính sách pháp luật, cần sửa đổi, bổ sung một số nội dung cụ thể sau vào các quy định của pháp luật dạy nghề như:
+ Quy định tỷ lệ phân luồng cụ thể cho từng giai đoạn. Theo đó, cần đặt ra mục tiêu cụ thể như đạt tỷ lệ 40% học sinh trung học cơ sở, trung