Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam - 12

học phổ thông chuyển sang học nghề vào năm 2020 và đạt tỷ lệ 60% vào năm 2030;

+ Mở rộng hơn nữa các quy định các cơ chế, chính sách phân luồng, thu hút người học nghề như chính sách miễn, giảm học phí; chính sách hỗ trợ học nghề cho các đối tượng chính sách xã hội; chính sách tiền lương, chính sách tuyển dụng, nhất là tuyển dụng vào cơ quan nhà nước; chính sách tuyển thẳng vào đại học nếu tốt nghiệp loại giỏi; được doanh nghiệp tuyển dụng vào doanh nghiệp, sau đó được cử đi học nghề, được doanh nghiệp bảo đảm các điều kiện thực tập và hướng dẫn thực hành tại doanh nghiệp theo chương trình đào tạo; được doanh nghiệp trả tiền lương hoặc hỗ trợ thu nhập khi làm ra sản phẩm. v.v..

+ Ngoài ra cũng cần tính đến việc tạo điều kiện liên thông của các chương trình đào tạo trong các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề lên trình độ cao đẳng, đại học đáp ứng nguyện vọng chính đáng về cơ hội học lên cao của các em.

Như vậy, để làm tốt công tác phân luồng học sinh sau trung học phổ thông và trung học cơ sở, bên cạnh việc thay đổi nhận thức về đào tạo nghề nghiệp trong tâm lý của phụ huynh, học sinh và xã hội, điều cần nhất vẫn là một chính sách vĩ mô, tổng thể, quy hoạch phân luồng hợp lý. Để công tác phân luồng học sinh đạt kết quả tốt cần sự phối hợp nhiều bộ ngành để giải chính xác đề bài: “Đào tạo bao nhiêu người, đào tạo ở đâu, giai đoạn nào, trình độ nào?” rồi đi theo là các cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ học sinh, nhà trường thực hiện công tác đào tạo và cả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng nhân lực đào tạo nghề.

3.2.2. Tăng cường sự gắn kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp

Để tạo sự gắn kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp cần xây dựng chính sách đủ mạnh, tạo cơ chế lợi ích hấp dẫn, thu hút doanh nghiệp tham

gia dạy nghề. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách này lại liên đến hệ thống pháp luật như: Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; các luật thuế; Bộ luật Lao động; Luật Giáo dục; Luật Dạy nghề; Luật Việc làm,.v.v... nhưng thục tế hiện nay, hệ thống pháp luật này còn thiếu đồng bộ, thậm chí xung đột, mâu thuẫn. Do vậy, cần sửa đổi, bổ sung Luật Dạy nghề cũng như tiến tới sửa đổi, bổ sung các luật khác có liên quan (ví dụ như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp) để tạo sự gắn kết thực sự giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp. Một số nội dung sửa đổi, bổ sung chính như sau:

- Doanh nghiệp khi tham gia hoạt động dạy nghề được miễn, giảm thuế, ưu đãi về thuế suất, ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế và được trừ để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật, cụ thể đối với các khoản chi phí sau đây:

+ Chi đầu tư bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí mua sắm máy, thiết bị dùng để dạy nghề;

+ Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, khấu hao cơ sở vật chất, thiết bị dùng để dạy nghề, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

+ Chi phí dạy nghề của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc cho doanh nghiệp;

+ Chi tài trợ cho hoạt động dạy nghề;

Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam - 12

+ Chi phí cho các hoạt động dạy nghề khác.

- Để được hưởng chính sách trên doanh nghiệp phải có trách nhiệm:

+ Tuyển dụng lao động vào doanh nghiệp và tổ chức dạy nghề hoặc đặt

hàng với cơ sở dạy nghề để dạy nghề cho người học ở các cấp trình độ dạy nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp.

+ Tham gia xây dựng, thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề; giảng dạy, hướng dẫn thực tập nghề; tham gia các hội đồng thi kết thúc các mô-đun đào tạo của người học nghề; tiếp nhận người học nghề, nhà giáo dạy nghề đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghề thông qua hợp đồng với cơ sở dạy nghề.

+ Trong thời gian thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, nếu người học nghề, nhà giáo dạy nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, doanh nghiệp trả tiền lương, tiền công theo mức do hai bên thoả thuận.

Cần phải gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với lợi ích của doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề để thu hút các doanh nghiệp phát huy mạnh hơn nữa vai trò trong công tác đào tạo nghề và đảm bảo giảm tỷ lệ thất nghiệp cho người học nghề. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cũng cần chú trọng việc xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa dạy nghề với thị trường lao động ở các cấp (cả nước, vùng, tỉnh, huyện, xã) để đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống dạy nghề hướng vào việc đáp ứng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của người sử dụng lao động và giải quyết việc làm. Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động để gắn kết đào tạo và sử dụng lao động. Khuyến khích doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm (số lượng cần tuyển dụng theo nghề và trình độ đào tạo, yêu cầu về thể lực, năng lực khác…) và các chế độ cho người lao động (tiền lương, môi trường và điều kiện làm việc, phúc lợi…) cho các cơ sở dạy nghề; đồng thời thường xuyên có thông tin phản hồi cho cơ sở dạy nghề mức độ hài lòng đối với “sản phẩm” đào tạo của cơ sở dạy nghề. Bên cạnh đó, các cơ sở dạy nghề tổ chức theo dõi, thu thập thông tin về học sinh học nghề sau khi tốt

nghiệp, tiếp nhận các thông tin từ phía doanh nghiệp và thay đổi để thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp.

3.2.3. Tăng cường hoàn thiên

chính sách đào tạo bồi dưỡng cho nhà

giáo dạy nghề và chính sách đối với người học nghề

Trong Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề được xem là một giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược này. Chiến lược xác định cần chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề. 100% số giáo viên này phải đạt chuẩn vào năm 2014; Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực và quốc tế về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới. 100% số giáo viên này phải đạt chuẩn của các nước tương ứng vào năm 2014. Từ thực trạng hệ thống chính sách, những đề xuất nhóm chính sách liên quan đến đào tạo bồi dưỡng cho nhà giáo dạy nghề cần quan tâm đến những vấn đề sau: Nguồn đầu tư cho việc đào tạo bồi dưỡng nhà giáo dạy nghề còn thiếu hụt; Chương trình bồi dưỡng cho nhà giáo dạy nghề chưa được xây dựng theo chuẩn kỹ năng nghề; Chưa quy định về chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo dạy nghề; Khung năng lực quốc gia đối với nhà giáo dạy nghề chưa được xây dựng và ban hành; Mô hình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo dạy nghề theo hai phương thức song song và nối tiếp. Phương pháp mạch thẳng ưu điểm về chất lượng song lại chậm về quy mô. Phương pháp đào tạo nối tiếp tăng nhanh về quy mô nhưng chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng; Sự tách biệt giữa đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo dạy nghề và nghiên cứu khoa học,…

Để nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo dạy nghề, vấn đề trước hết cần quan tâm là đảm bảo nguồn tài chính cần thiết cho hoạt động này, cần xem đó là một ưu tiên trong phát triển nhà giáo dạy nghề. Do đó, cần nhanh chóng thực hiện một số giải pháp như:

+ Quy định các dự án về dạy nghề vốn ODA phải dành một tỷ lệ kinh phí nhất định để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo dạy nghề, nhất là tổ chức cho nhà giáo dạy nghề rèn luyện kỹ năng, phương pháp giảng dạy ở các nước tiên tiến, có hoạt động dạy nghề phát triển.

+ Đổi mới chính sách phân bổ tài chính trong đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo dạy nghề. Thực hiện phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp thay vì xác định theo định mức đầu người.

+ Quy định trao quyền quyết định sử dụng kinh phí cho các cơ quan, đơn vị sử dụng nhà giáo dạy nghề. Bởi lẽ, cơ quan, đơn vị sử dụng nhà giáo dạy nghề là chủ thể có thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất những thiếu hụt về năng lực của đội ngũ nhà giáo dạy nghề. Nếu cơ quan, đơn vị sử dụng nhà giáo dạy nghề được quyền quyết định kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, có quyền lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng sẽ làm thay đổi hẳn thói quen cung ứng dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng hiện nay và tạo điều kiện cho những cơ sở có năng lực tham gia cung ứng dịch vụ này. Khi đó người học sẽ có cơ hội để lựa chọn dịch vụ tốt hơn, rẻ hơn và nhà nước cũng tiết kiệm kinh phí đầu tư. Một khi đã trao quyền tự chủ cho các cơ quan sử dụng nhà giáo dạy nghề, trong đó có quyền chọn cơ sở đào tạo sẽ hình thành một cơ chế cạnh tranh trong việc tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo dạy nghề. Điều này giúp nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, khắc phục tình trạng nhà giáo dạy nghề tham dự nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhưng năng lực làm việc không được cải thiện tương ứng.

Nếu coi chất lượng đội ngũ nhà giáo dạy nghề là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo nghề nghiệp thì việc Nhà nước với hệ thống các chính sách hợp lý nhằm cung ứng được nguồn nhân lực tốt nhất cho lĩnh vực này đang thực sự là một thách thức.

3.2.4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề

Tăng cườ ng công tác tuyên truyền, phổ biến phá p luât

về day

nghê

Thực hiện quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, để mọi người dân và nhất là các đối tượng chịu tác động của Luật Giáo dục nghề nghiệp hiểu biết, nắm được các quy định của Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Giáo dục nghề nghiệp cần được tuyên truyền, phổ biến đến mọi đối tượng thông qua các hình thức như họp báo, thông cáo báo chí, cung cấp thông tin, tài liệu về Luật hoặc tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; đăng tải trên Công báo, trên trang thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề; tổ chức các lớp tuyên truyền, bồi dưỡng trực tiếp cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; in ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền về Luật Giáo dục nghề nghiệp.v.v... Trong các hoạt động, các quyết định thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình, các cơ quan nhà nước mà trực tiếp là các cán bộ, công chức nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề là người tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật cần phải gắn việc thực thi công vụ kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, giải thích các quy định của pháp luật nhằm giúp cho đối tượng được áp dụng pháp luật dạy nghề hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của các quy định pháp luật được áp dụng hoặc các quy định có liên quan, hiểu và ý thức được về quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình, từ đó tự nguyện chấp hành nghiêm túc các quyết định áp dụng pháp luật về dạy nghề nói riêng và chấp hành pháp luật nói chung, hình thành niềm tin pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Việc tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào dự án luật có tác dụng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật rất lớn và có hiệu quả. Cơ quan có thẩm quyền cần nghiêm túc tiếp thu, lẵng nghe phản hồi của các doanh nghiệp, người lao động tham gia học nghề, các đối tượng áp dụng của pháp

luật về dạy nghề để có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp từ đó sẽ đưa pháp luật đến gần với thực tiễn và có tính khả thi cao.

Tăng cườ ng công tá c thanh tra , kiểm tra viêc

thưc

hiên

phá p luât vê

dạy nghề, xử lý nghiêm minh những vi pham phá p luật về dạy nghề

Để đảm bảo cho pháp luật về dạy nghề được triển khai đồng bộ, hiệu quả, việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về dạy nghề là vô cùng quan trọng. Trong thời gian tới, để đảm bảo công tác quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra kết hợp với việc đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ thanh tra để đảm bảo cho công tác này được triển khai hiệu quả. Đồng thời, công tác thanh tra, kiểm tra cần được triển khai đồng bộ, mạnh mẽ hơn nữa để tránh tình trạng các trường dạy nghề phát triển nở rộ tràn lan trong khi thực tế công tác tuyển sinh lại khó khăn, nhiều trường nghề chỉ tồn tại hoạt động cầm chừng, thiết bị đắp chiếu,... dẫn đến lãng phí nguồn ngân sách quốc gia cho dạy nghề và làm cho người học khó khăn trong quá trình lựa chọn trường dạy nghề thực sự có chất lượng.

KẾT LUẬN


Trên cơ sở những nghiên cứu pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam, về cơ bản luận văn đã đề cập đến các vấn đề lý luận chung về dạy nghề, pháp luật về dạy nghề và phân tích các nội dung, đặc điểm và vai trò của pháp luật về dạy nghề. Luận văn cũng đã tổng kết một số kết quả đạt được trong công tác thực hiện pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam, qua đó cho thấy hệ thống pháp luật về dạy nghề ở nước ta hiện nay về cơ bản đã được hoàn thiện thông qua việc ban hành Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, công tác quản lý nhà nước về dạy nghề đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập và luận văn cũng đã có những phân tích làm rõ nguyên nhân của những hạn chế bất cập đó. Đồng thời, Luận văn cũng đưa ra một số quan điểm, giải pháp để đảm bảo thực hiện hiệu quả pháp luật về dạy nghề trong thời gian tới.

Thông qua đề tài nghiên cứu của mình tôi mong muốn Luận văn hoàn thành có thể làm tài liệu tham khảo, vận dụng trong quá trình hoàn thiện pháp luật về dạy nghề hiện nay.

Phát triển dạy nghề đang là một nhu cầu vô cùng quan trọng để đảm bảo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình xây dựng đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Chính bởi lẽ đó, cần thiết có một hệ thống pháp luật phù hợp, mang tính thực tiễn tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, thực hiện được thông suốt. Tôi mong muốn trong thời gian tới, pháp luật về dạy nghề tiếp tục được hoàn thiện để đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật dạy nghề phát huy hiệu quả trên thực tế nhằm mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành dạy nghề nói chung./

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí