Phương Hướng Hoàn Thiện Và Áp Dụng Pháp Luật Về Dạy Và Học Nghề.


Để tạo được nguồn lực đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, kỹ sư thực hành đủ về số lượng, đảm bảo hiệu quả về chất lượng, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì yếu tố đầu tiên, quyết định là cần phải có một hệ thống chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước chỉ đạo và đặc biệt là phải có một hệ thống chính sách pháp luật đồng bộ, hoàn thiện đủ sức tạo động lực cho sự nghiệp dạy nghề đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm đầu của thế kỷ

XXI. Đảng và Nhà nước ta phải tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về dạy nghề, có đường lối chính sách đổi mới nhằm mở rộng thị trường lao động, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi công dân tham gia lựa chọn nghề phù hợp, khuyến khích người lao động và mọi thành phần kinh tế tham gia vào dạy nghề. Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước cũng xây dựng chính sách thu hút mọi nguồn lực để phát triển mạnh mẽ và hiện đại hóa hệ thống dạy nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường và sự phát triển khoa học, công‌

nghệ[28,323]. Để đạt được các mục tiêu trên, Nhà nước cần phải hoàn thiện

hệ thống pháp luật về dạy học nghề, xây dựng các văn bản có giá trị pháp lý cao điều chỉnh về lĩnh vực này, sửa đổi, bổ sung những văn bản còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện hoặc những vấn đề chưa được quy định, chưa được hướng dẫn. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế tri thức thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về dạy nghề là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng và mang tính quyết định tạo nền tảng cho quá trình dạy và học nghề hoạt động có hiệu quả cao trên thực tế.

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ DẠY VÀ HỌC NGHỀ.

3.2.1. Những phương hướng cơ bản.

Dạy và học nghề nằm trong hệ thống giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển công nghiệp hóa-hiện đại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


hóa đất nước nhằm tạo tiền đề để đáp ứng nguồn nhân lực trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Chính vì vậy, có thể nói rằng đầu tư cho dạy và học nghề chính là đầu tư vào “vốn con ngườì”, đầu tư chiều sâu có hiệu quả nhất. Trước yêu cầu lớn mạnh của sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa và kinh tế tri thức thì dạy và học nghề đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn lao, cần phải có những phương hướng cơ bản cho dạy và học nghề nhằm tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để mọi người học tập thường xuyên, suốt đời đào tạo được một đội ngũ lao động công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, kỹ sư thực hành đủ lớn về số lượng và chất lượng. Những phương hướng cơ bản về dạy và học nghề được đặt ra trong Đạ hội IX và chiến lược phát triển dạy và học nghề trong thời gian tới là:

Chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam - 14

. Phải coi dạy và học nghề là sự nghiệp của toàn xã hội, đầu tư cho dạy và học nghề là đầu tư cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Nếu không phát triển dạy và học nghề sẽ không thực hiện thành công tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

. Mở rộng quy mô đào tạo và phát triển đa dạng các loại hình trường dạy nghề, hiện đại hóa một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội, khuyến khích phát triển các hệ thống trường lớp dạy nghề. Mở rộng đào tạo công nhân, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ theo nhiều trình độ. Tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, suốt đời, tạo điều kiện để phần lớn thanh, thiếu niên trong độ tuổi ở thành thị và vùng nông thôn đồng bằng được học hết trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề. Hình thành mạng lưới rộng khắp với quy mô và số cơ sở trọng điểm hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo đại trà và mũi nhọn.


. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề: Phát triển đào tạo nghề mũi nhọn và đào tạo nghề đại trà vừa đáp ứng nhu cầu của khu chế xuất, khu công nghiệp và xuất khẩu lao động, vừa đáp ứng nhu cầu phổ cập nghề cho đa số lao động. Cải tiến việc giảng dạy và học tập trong các trường dạy nghề, đổi mới chương trình dạy nghề, đổi mới phương pháp dạy nghề. Ngoài ra, còn xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, có cơ chế chính sách ưu đãi cho các giáo viên ở vùng cao, hải đảo. Tiến hành tăng cường cơ sở vật chất, tăng đầu tư cho dạy nghề từ ngân sách Nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề.

. Phát triển công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương.

. Xây dựng bộ máy quản lý về dạy nghề thống nhất, năng động, đơn giản, nhưng đủ mạnh để quản lý có hiệu quả các cơ sở dạy nghề trong cả nước.

3.2.2. Những kiến nghị cụ thể.


3.2.2.1. Về mặt văn bản.


Nhà nước cần tiến hành xây dựng và ban hành Luật về dạy và học nghề. Đây là một văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất, đảm bảo một hành lang vững chắc để các chủ thể tham gia vào quan hệ dạy và học nghề.

Có thể nói, pháp luật đã có sự ghi nhận về chế độ dạy và học nghề ngay từ Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947. Qua quá trình phát triển của đất nước thì chế độ dạy và học nghề cũng đã có những thay đổi nhưng mới chỉ được cụ thể hóa trong những văn bản dưới luật do Chính phủ ban hành. Lần đầu tiên vấn đề dạy và học nghề được ghi nhận là một chế định cơ bản


nằm trong cơ cấu chung của Bộ luật lao động. Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trước đến nay, nhưng tại thời điểm ban hành Bộ luật lao động do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên chế định dạy và học nghề đã những điểm hạn chế nhất định chưa tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích các chủ thể tham gia vào quá trình dạy và học nghề như:

Thứ nhất, trong Bộ luật lao động một số điều khoản về dạy và học nghề không có tính thực thi hoặc trong quá trình thực hiện lại gặp những khó khăn bất cập:

- Điều 17 Bộ luật quy định: “Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ một năm trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới phải cho người lao động thôi việc”. Theo quy định này cụm từ “chỗ làm việc mới” và “việc làm mới” được sử dụng là không phù hợp bởi lẽ khi đọc lên quy định này được hiểu là chỉ khi đơn vị có chỗ làm việc mới thì mới có nghĩa vụ tiếp tục sử dụng lao động. Trong khi thực chất của quy định này nhằm buộc người sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu, công nghệ thì phải đào tạo lại để tiếp tục sử dụng những người lao động đã làm viêc cho đơn vị từ một năm trở lên. Mặt khác, đa số các doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu công nghệ thường là những doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, không có lãi nên không có nguồn để lập quỹ dự phòng cho đào tạo nghề. Hơn nữa, đối với việc đào tạo lại nghề cho người lao động không có việc mới thì không biết đào tạo nghề gì, đào tạo nghề mà không có việc làm lại gây lãng phí. Do vậy, quy định này trên thực tế áp dụng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.


- Điều 23 Bộ luật lao động quy định: “Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động và đào tạo lại trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác trong doanh nghiệp”. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho người lao động được nâng cao tay nghề. Doanh nghiệp phải có quỹ đào tạo mới tổ chức nâng cao tay nghề và đào tạo lại cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế quy định này khó thực hiện vì có những doanh nghiệp không có quỹ đào tạo.

Điều 23 Bộ luật lao động nên quy định lại như sau: “Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức đào tạo, đào tạo lại và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động”.

- Khoản 2, Điều 23 quy định: “Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề thì không phải đăng ký và không được thu học phí”. Tuy nhiên trên thực tế doanh nghiệp vẫn tiến hành thu học phí của người học nghề để ràng buộc trách nhiệm đối với người học nghề sau khi học xong nghề lại bỏ đi làm ở doanh nghiệp khác. Mặc dù hai bên tiến hành giao kết hợp đồng học nghề nhưng cũng khó đòi người học nghề bồi thường phí dạy nghề.

Pháp luật cần sửa đổi điều này cho phù hợp để vừa khuyến khích doanh nghiệp tự đào tạo nghề, vừa nghiêm cấm các hành vi trục lợi.

Thứ hai, một số vấn đề về học nghề, dạy nghề chưa được Bộ luật lao động quy định cụ thể hoặc một số quy định trong Bộ luật lao động lại được các văn bản dưới luật hướng dẫn chậm.

. Điều 20, khoản 2 quy định: “Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, được mở cơ sở dạy nghề. Chính phủ ban hành quy định về việc mở các cơ sở dạy nghề”.


Bộ luật lao động được thông qua ngày 23/6/1994 nhưng đến ngày 12/9/1996 Bộ lao động-thương binh xã hội mới ban hành Quy định 1114/LĐ-TBXH về việc ban hành quy chế hoạt động của cơ sở dạy nghề và Thông tư 20/LĐ-TBXH ngày 21/9/1996 hướng dẫn việc mở và quản lý cơ sở dạy nghề. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn chậm như vậy gây khó khăn trong quá trình áp dụng luật trên thực tế.

. Khoản 4, Điều 24 quy định: “Trong trường hợp hợp đồng học nghề chấm dứt trước thời hạn vì lý do bất khả kháng thì không phải bồi thường”. Nhưng trong các văn bản dưới luật chưa quy định cụ thể trường hợp nào được coi là có lý do bất khả kháng. Điều đó, sẽ dễ dẫn đến việc áp dụng luật theo ý chí chủ quan, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người học nghề.

. Trong Bộ luật lao động chưa quy định đối với trường hợp dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài, chưa quy định trách nhiệm của doanh nghiệp phải thành lập quỹ dự phòng một cách cụ thể theo một tỷ lệ phần trăm nhất định. Ngoài ra, Bộ luật lao động thiếu một số điều khoản quan trọng về công tác đào tạo là vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia và chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp.

. Chương III về học nghề nên đổi thành chương dạy và học nghề.


Bên cạnh Bộ luật lao động, Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về học nghề qua 5 năm thực hiện đã bộc lộ những vướng mắc và hạn chế nhất định. Ngày 09/1/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 02/2001/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động và Luật giáo dục về dạy nghề để thay thế Nghị định 90/CP. Cho đến hiện nay, Nghị định


02/CP là văn bản dưới luật có giá trị pháp lý cao nhất hướng dẫn về việc dạy và học nghề, tuy nhiên trong Nghị định 02/CP vẫn còn có một số vấn đề chưa được quy định hoặc chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể như:

- Cần bổ sung khái niệm về học nghề.

- Điều 32 Nghị định 02/CP vẫn chưa quy định cụ thể về các trường hợp bất khả kháng khi chấm dứt hợp đồng học nghề.

- Khoản 5, Điều 37 Nghị định 02/CP quy định “Cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp, hợp tác xã được sử dụngkinh phí từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm để tổ chức dạy nghề, bổ túc nghề, dạy thêm nghề dự phòng cho người lao động nữ, đào tạo lại nghề cho những người của doanh nghiệp phải chuyển sang làm nghề khác do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu sản xuất hoặc công nghệ. Kinh phí dạy nghề của doanh nghiệp được hạch toán vào giá thành sản phẩm của doanh nghiệp”. Tuy nhiên, trên thực tế một số doanh nghiệp khó có quỹ dự phòng bởi vì có những doanh nghiệp hoạt động theo quy mô lớn, họ vẫn tính kinh phí quỹ dự phòng vào giá thành sản phẩm nhưng họ hạ giá thành sản phẩn xuống thì họ vẫn hoạt động và tồn tại, còn đối với các doanh nghiệp sản xuất nhỏ họ không thể hạ giá thành sản phẩm khi đã tính kinh phí quỹ dự phòng vào trong đó. Do vậy dễ dẫn đến trường hợp có doanh nghiệp không thành lập quỹ dự phòng hoặc một số doạnh nghiệp rơi vào tình trạng không bình đẳng. Nên chăng, pháp luật phải quy định một tỷ lệ nhất định dành cho quỹ dự phòng, tránh tình trạng áp dụng luật không thống nhất dễ dấn đến sự tùy tiện. Đối với pháp luật của một số nước lại quy định quỹ đạo tạo này được Nhà nước khấu trừ vào tiền thuế của doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam nên quy định cụ thể vấn đề này.


- Nhà nước cần xây dựng và ban hành các văn bản:

+ Quy định về việc thực hiện chế độ phụ cấp nghề nghiệp đối với cán bộ, giáo viên dạy nghề.

+ Quy định chế độ bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng dạy nghề cho các giáo viên dạy nghề.

+ Quy định các tiêu chuẩn đối với giáo viên ưu tú, giáo viên nhân

dân.

+ Quy định hướng dẫn việc điều chỉnh chế độ tiền lương thích hợp

đối với công nhân có tay nghề kỹ thuật cao hoặc những nghề có điều kiện làm việc đặc biệt nặng nhọc và độc hại.

+ Quy định danh mục những nghề bắt buộc người hành nghề phải có bằng tốt nghiệp nghề hoặc chứng chỉ nghề.

+ Quy chế thi tuyển, kiểm tra, thi tốt nghiệp.

+ Quy chế hoạt động của các trường, trung tâm dạy nghề chất lượng

cao.

+ Quy định về nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện các

chương trình dạy nghề dài hạn, ngắn hạn cho các cơ sở dạy nghề kể cả các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý dạy nghề ở các cấp.

Có thể nói, việc xây dựng và ban hành Luật về dạy và học nghề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nó là một cầu nối vững chắc để các bên có thể tham gia vào quan hệ dạy và học nghề, khuyến khích các chủ thể lựa chọn để học và mở cơ sở dạy nghề. Việc ra đời Luật về dạy và học nghề trên cơ sở kế thừa Nghị định 02/CP đồng thời khắc phục những điểm hạn chế, bổ sung những vấn đề liên quan đến chế độ dạy và học nghề mà chưa

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí