Những Hạn Chế, Bất Cập Trong Thực Hiện Pháp Luật Về Dạy Nghề

thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở dạy nghề thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy nghề được thực hiện thường xuyên hàng năm. Năm 2006, Thanh tra dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề đã triển khai thanh tra công tác dạy nghề ở 11 tỉnh, thành phố. Từ năm 2007 đến năm 2011, trung bình hàng năm tiến hành thanh tra công tác dạy nghề ở 22 tỉnh, thành phố.

Theo báo cáo của 52 Bộ, ngành, địa phương và Tập đoàn, công tác kiểm tra thực hiện Luật Dạy nghề cũng được các Bộ, ngành, địa phương thực hiện định kỳ hàng năm, đảm bảo cho việc thực hiện dạy nghề tại Bộ, ngành, địa phương được triển khai theo đúng quy định của Luật Dạy nghề. Kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy nhiều địa phương, cơ sở dạy nghề thực hiện tương đối tốt các quy định của Luật Dạy nghề và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Qua thanh tra, kiểm tra đã kịp thời chấn chỉnh, tư vấn, hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng các quy định của pháp luật về dạy nghề hoặc đã có những kiến nghị, đề xuất kịp thời để các đơn vị khắc phục những tồn tại, góp phần đưa hoạt động dạy nghề ngày càng đi vào nề nếp và tăng hiệu quả sử dụng kinh phí được đầu tư.

Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về dạy nghề trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đã làm thay đổi toàn diện và nâng cao vị thế, vai trò của công tác dạy nghề, học nghề. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề từ Trung ương đến địa phương trong những năm qua đã được tăng cường. Các bộ, ngành đã có bộ phận quản lý dạy nghề. Cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề) đã được hoàn thiện. Tính đến hết năm 2011, đã có 60 địa phương thành lập Phòng dạy nghề. Nhiều địa phương đã bổ sung 1 biên chế làm công tác quản lý về dạy nghề ở phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện (tính đến hết năm 2011 đã có 212 huyện có cán bộ bán chuyên trách làm công tác dạy

nghề). Các cán bộ quản lý dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề đã được bố trí đảm bảo theo chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đã được nâng lên, số người có trình độ trên đại học trong các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề chiếm 9,2%; trình độ đại học chiếm 69,3% và cao đẳng chiếm khoảng 7%. Có gần 35% số cán bộ quản lý các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và 18,8% cán bộ quản lý ở các trung tâm dạy nghề đã qua đào tạo, bồi dưỡng về quản lý giáo dục - đào tạo;

- Hệ thống dạy nghề đã và đang thực hiện đổi mới khá mạnh mẽ, chuyển từ hệ thống dạy nghề với hai chương trình đào tạo (dài hạn và ngắn hạn) sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ đào tạo (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề); coi trọng dạy nghề trình độ cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; chuyển từ đào tạo theo hướng cung sang đào tạo theo hướng cầu của thị trường lao động.

- Cơ cấu ngành nghề trong đào tạo nghề đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Các cơ sở dạy nghề đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu. Cùng với việc đào tạo các nghề phục vụ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở dạy nghề đã tổ chức đào tạo các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động.

- Kỹ năng nghề của học sinh tốt nghiệp các cơ sở dạy nghề đã được nâng lên. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, 80% - 85% số lao động qua đào tạo nghề được sử dụng đúng trình độ đào tạo ; 30% có kỹ năng nghề từ khá trở lên. Ở một số nghề (nghề hàn, nghề dịch vụ nhà hàng, nấu ăn, thủy

thủ tầu biển, thuyền trưởng, và một số nghề thuộc lĩnh vực viễn thông…), kỹ năng nghề của lao động Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế. Lao động qua đào tạo nghề tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đã đảm

nhận được các vị trí, công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện; khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

- Dạy nghề đã góp phần bước đầu vào phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào học nghề. Đã có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và dạy nghề trong việc thực hiện phân luồng;

- Dạy nghề cho lao động nông thôn đã bước đầu được chú trọng. Ngày 27/11/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đã tăng lên hàng năm: Năm 2006 là 17,65%, năm 2007 là 18,68%, chủ yếu tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn. Trong hai năm 2009 - 2010, đã dạy nghề cho gần 95.000 người là dân tộc và học sinh dân tộc thiểu số (chưa bao gồm dạy nghề theo chính sách của Đề án 1956), trong đó trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề là trên 45.000 người. Từ năm 2010 bắt đầu triển khai thực hiện Đề án 1956, thí điểm các mô hình đào tạo, đặt hàng đào tạo gắn với việc làm, hơn 300 ngàn người đã được đào tạo nghề. Chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được nâng lên rõ rệt. Năm 2010, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đạt khoảng 22%. Ở nhiều địa phương, tỷ lệ lao động sau khi đào tạo nghề có được việc làm hoặc tự tạo việc làm đúng nghề đào tạo đạt trên 70%. Ngoài ra, dạy nghề không chỉ góp phần tích cực vào giải quyết việc làm trong nước mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động.

Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam - 10

Qua đó cho thấy hiệu quả từ dạy nghề đã và đang góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người lao động.

2.2. Những hạn chế, bất cập trong thực hiện pháp luật về dạy nghề

Thứ nhất, chất lươn

g đà o tao

nghề chưa đá p ứ ng đươc

yêu cầu của xã

hôị , cơ cấu ngà nh nghề đà o tao

chưa hơp

lý , các điều kiện nâng cao chất

lươn

g công tá c đà o tao

chưa đươc

bảo đảm.

- Chất lượng đào tạo nghề mặc dù đã ngày càng được nâng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề, về các kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm... Kỹ năng nghề, năng lực nghề nghiệp của lao động Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

- Cơ cấu đào tạo theo nghề và trình độ đào tạo chưa hợp lý , chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành , từng địa phương ; chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất và thị trường lao động. Dạy nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ còn chậm.

- Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề còn bất cập; giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng (yếu kỹ năng nghề); quản lý nhà nước về dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dạy nghề, đặc biệt là cơ chế, chính sách.

- Chưa hình thành được những cơ sở dạy nghề chất lượng cao và các trung tâm đào tạo nghề ở các vùng.

- Việc chuyển đào tạo nghề từ năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động còn chậm. Sự tham gia của doanh nghiệp vào dạy nghề còn hạn chế.

Mặt khác, do yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng, Việt Nam tham gia vào Cộng đồng ASEAN, đòi hỏi dạy nghề cần phải đổi mới cho phù hợp với tình hình trong nước, khu vực và quốc tế.

Thứ hai, công tác phát triển và đổi mới cơ chế chính sách đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề còn nhiều bất cập kéo dài, rất chậm được khắc phục.

Từ nhiều năm nay, chính sách đầu tư cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

dành cho giáo viên dạy nghề được coi là điều kiện thiếu yếu để thực hiện việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhà giáo trong dạy nghề. Tuy nhiên trong hệ thống chính sách hiện hành mới chỉ định ra phương thức thực hiện mà chưa xây dựng định mức cho phép trong quá trình thực hiện. Thứ nữa, chính sách cũng chưa tính đến điều kiện thực tế trong việc tổ chức triển khai việc huy động nguồn lực đầu tư. Vì thế hiện nguồn lực này vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế mà các Bộ, ngành, các đơn vị chủ quản và cơ sở đào tạo nghề chưa tìm được nguồn khai thác. Cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có Quỹ hỗ trợ kĩ năng nghề cho giáo viên do nhà nước quản lý. Tính quy hoạch trong đầu tư chưa rõ ràng do quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề chưa bám sát thực tế. Hầu hết các chính sách đào tạo, bồi dưỡng đều dựa trên các tiêu chuẩn đối với giáo viên giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề theo từng trình độ đào tạo với 2 mô hình:

+ Mô hình nối tiếp: ưu tiên đào tạo chuyên môn và kĩ năng nghề, sau đó mới bổ sung nghiệp vụ sư phạm.

+ Mô hình song song: Kết hợp đào tạo kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp với nghiệp vụ sư phạm trong quá trình đào tạo nguồn lực giáo viên nghề.

Hai mô hình đào tạo giáo viên nghề đã nêu trên đều có những điểm tích cực nhưng cũng bộc lộ một số nhược điểm. Theo chuẩn giáo viên nghề được quy định tại Thông tư 30/2010/TT- BLĐTBXH thì cả hai cách đào tạo trên đều khó đáp ứng. Nói cách khác, các chính sách ban hành chưa thể hiện sự đa dạng hóa trong đào tạo, bồi dưỡng đối với nhà giáo dạy nghề, chưa gắn kết, huy động sự tham gia đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của các doanh nghiệp, các tổ chức đối với giáo viên dạy nghề. Bên cạnh đó, các chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng giáo viên còn thiếu cơ chế thu hút doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề thực hành. Pháp luật về dạy nghề mới chỉ quy định các doanh nghiệp có nghĩa vụ tiếp nhận đối với người học

nghề tại các cơ sở đào tạo nghề có nhu cầu thực tập, chưa có quy định bắt buộc đối với doanh nghiệp trong việc tham gia nâng cao trình độ kĩ năng cho giáo viên dạy nghề. Luật giáo dục nghề nghiệp đã quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tiếp nhận giáo viên dạy nghề thực hành, nhưng chưa quy định mức độ chịu trách nhiệm và chế tài xử lý cũng như quyền lợi của doanh nghiệp với riêng vấn đề này. Pháp luật về dạy nghề đã trao quyền tự chủ cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhưng chưa đưa ra định mức đào tạo cho giáo viên dạy nghề mỗi năm, chưa có quy định về kiểm tra, giám sát sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, chưa đặt ra vấn đề đào tạo theo nhu cầu công việc, đào tạo theo vị trí việc làm, đào tạo tại chỗ, chưa có những chính sách khuyến khích, động viên đối với giáo viên tự phấn đấu nâng cao trình độ, chưa có quy định bắt buộc các Dự án lớn về đào tạo nghề phải lồng ghép chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên… Ngoài ra, chúng ta chưa có nhiều diễn đàn hợp tác quốc tế về nghiên cứu và triển khai trong lĩnh vực đào tạo giáo viên, chưa có chính sách thu hút sự hỗ trợ từ các chuyên gia quốc tế trong việc đào tạo giáo viên dạy nghề tại Việt Nam; Việc tăng cường trao đổi giáo viên giữa các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài nước còn hạn chế.

Từ những phân tích ở trên, cho thấy hiện nay phương thức đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề còn chậm đổi mới về chính sách trong khi đó để đảm bảo chất lượng giảng dạy cho học viên thì công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Do đó, cần nhanh chóng đổi mới chính sách công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt là đối với các nghề trọng điểm để nâng cao trình độ và chất lượng của công tác dạy nghề hiện nay.


sự hơp

Thứ ba, chính sách khuyến khích , thu hú t hoc lý và linh hoaṭ

viên hoc

nghề chưa thưc

Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính

sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ đào tạo nghề cho người dân, cũng như khuyến khích người dân nói chung và các nhóm đối tượng đặc thù tham gia đào tạo nghề nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, giảm nghèo ở Việt Nam. Tuy nhiên, các chính sách dạy nghề cũng như các giải pháp dạy nghề chưa hấp dẫn và chưa đủ sức thuyết phục với xã hội. Mặc dù đã có một số chính sách cho người học, tạo sức hút đối với người học như chính sách miễn, giảm học phí; cơ chế dạy nghề “mở” (vừa học vừa làm, học từ xa, liên thông dọc, ngang trong hệ thống…), hình thức học tập đa dạng (chính quy, thường xuyên), nội dung học tập phong phú (vừa học nghề, vừa học văn hóa) bảo đảm quyền học nghề của mỗi người, song những chính sách này còn chưa đủ mạnh, chưa sát với đặc điểm, tính chất của dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay. Do vậy, ngoài các cơ chế, chính sách nêu trên nên mở rộng phạm vi điều chỉnh, bổ sung thêm các chính sách cho người học sau khi tốt nghiệp (chính sách tiền lương cho người học sau tốt nghiệp, tôn vinh người lao động .v.v…) để người lao động chuyên tâm với nghề. Đây cũng là cách để thu hút người học đến với học nghề.

Thứ tư, công tác quản lý nhà nước về dạy nghề chưa được p hát huy

đú ng yêu cầu đăt ra

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thi hành pháp luật về dạy nghề

Còn một số Bộ, ngành, địa phương vẫn chưa nhận thức đúng mức về vai trò của dạy nghề trong việc đào tạo nhân lực kỹ thuật là một trong những nhân tố quyết định thành công và phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Vì vậy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện pháp luật về dạy nghề tại một số nơi vẫn còn chậm, chưa kịp thời, sâu sát, hiệu quả còn hạn chế.

Tại một số địa phương, một số nội dung chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Luật vẫn chưa thực sự phù hợp với quy định của pháp luật về dạy nghề hoặc chưa cụ thể, chi tiết cho các đối tượng áp dụng cụ thể tại địa phương.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề ở cấp tỉnh và cấp huyện chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao; năng lực của một số cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp. Đến nay vẫn còn 01 tỉnh chưa có phòng dạy nghề trong Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Rất nhiều quận huyện chưa có cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về dạy nghề nên hiệu quả việc chỉ đạo triển khai thực hiện pháp luật về dạy nghề còn hạn chế.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật dạy nghề

Mặc dù pháp luật về dạy nghề đã được tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nhưng thực tế cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dạy nghề vẫn còn những hạn chế nhất định. Cụ thể như sau:

Ở một số Bộ, ngành, địa phương, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dạy nghề còn chưa được chú trọng, chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc các nội dung của pháp luật về dạy nghề đến các đơn vị, cá nhân cấp dưới, do vậy khi triển khai thực hiện pháp luật về dạy nghề trong thực tiễn đã bộc lộ sự lúng túng, một số nơi triển khai thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật về dạy nghề.

Ở nhiều cơ sở dạy nghề chưa phổ biến, giới thiệu pháp luật về dạy nghề cho giáo viên và học sinh, sinh viên dẫn đến nhận thức về pháp luật về dạy nghề còn nhiều hạn chế, chưa hiểu biết các quy định của pháp luật về dạy nghề nhất là các quy định về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện pháp luật về dạy nghề trong thực tiễn.

Kinh phí dùng cho tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dạy nghề còn hạn chế, nên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục và phạm vi, đối tượng được tham gia thụ hưởng hoạt động này còn quá ít so với nhu cầu thực tiễn.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí