KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Sự kết hợp linh hoạt giữa các bộ luật cùng với các văn bản pháp lý có liên quan đã tạo điều kiện rất lớn trong thực tiễn thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập tại Việt Nam trong thời gian qua. Chương 2 của luận văn đã chỉ ra được một số khác biệt của việc thành lập và quản lý điều hành một doanh nghiệp KH&CN trong CSGDĐH so với các doanh nghiệp KH&CN khác trên thị trường, để từ đó phân tích đánh giá những điểm tốt và điểm còn vướng mắc, hạn chế trong các quy định pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp này trong thời gian vừa qua. Có thể thấy rằng, doanh nghiệp KH&CN trong CSGDĐH mang lại rất nhiều lợi ích cho nhiều bên, từ sinh viên cho đến chính CSGDĐH và về cả mặt kinh tế, đời sống xã hội. Tuy nhiên, các CSGDĐH công lập cần phải có những xem xét và phân tích kỹ càng hơn về các khía cạnh pháp lý trước khi đưa mô hình doanh nghiệp này vào hoạt động tại cơ sở giáo dục của mình.
Bên cạnh đó, ta có thể thấy được bức tranh toàn cảnh của các doanh nghiệp KH&CN hiện đang hoạt động trong các CSGDĐH công lập trong suốt thời gian vừa qua trên nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Trên cơ sở áp dụng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm, một số CSGDĐH công lập đã thành lập doanh nghiệp được thiết kế theo mô hình vừa và nhỏ, phù hợp với chuyên môn đào tạo tại cơ sở giáo dục và ứng dụng trong tương lai. Không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của doanh nghiệp KH&CN đối với hoạt động chung của CSGDĐH công lập, nhất là đối với các cơ sở có định hướng nghiên cứu ứng dụng khi họ đã sẵn sàng về nguồn lực và tài nguyên cho việc đưa các kết quả nghiên cứu khoa học của mình tới gần với đời sống xã hội hơn, thông qua việc chuyển giao công nghệ và thương mại hóa các sản phẩm có nguồn gốc từ kết quả nghiên cứu khoa học. Hơn nữa, doanh nghiệp này còn đóng vai trò là cầu nối giữa nhà trường, sinh viên và doanh nghiệp trong ngành, đảm bảo nguồn lực chất lượng cao cho công cuộc sản xuất và phát triển.
Tuy nhiên, vấn đề thực thi pháp luật đối với doanh nghiệp KH&CN và các CSGDĐH công lập cũng gặp không ít trở ngại khi pháp luật chưa có những quy định cụ thể hỗ trợ riêng cho hoạt động của các doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập. Hành lang pháp lý đã được xây dựng thông qua Luật GDĐH, tuy nhiên để
đi sâu vào chi tiết từng hạng mục thì pháp luật Việt Nam chưa có sự thống nhất và hoàn thiện giữa các bộ luật. Mặc dù trong thời gian qua đã có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, nhưng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như một số văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo và thiếu sự thống nhất; một số quy định chưa kịp điều chỉnh để phù hợp với thực tế; tính khả thi của một số quy định còn thấp. Việc này mang lại không ít vướng mắc và khó khăn cho các CSGDĐH công lập và các doanh nghiệp KH&CN trực thuộc. Do vậy, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập là một yêu cầu phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỰC THUỘC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM
3.1. Xu thế phát triển doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập
Ngày nay, tri thức đã trở thành nguồn tài nguyên chủ chốt cho sự phát triển của nền kinh tế và gia tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp lớn nhỏ trên thị trường. Với xu hướng này, các trường đại học dần trở thành nguồn cung cấp tri thức mới và khẳng định vai trò quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, vì vậy sự kết nối giữa doanh nghiệp và đại học đang ngày càng trở nên khăng khít hơn. Bên cạnh đó, KH&CN đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của từng quốc gia, do vậy mối quan hệ giữa hai đối tượng doanh nghiệp KH&CN và trường đại học ngày càng gắn bó khi cả hai bên cùng mang lại lợi ích cho nhau.
Thông qua hoạt động nghiên cứu và đào tạo cùng với chuyển giao công nghệ, các cơ sở giáo dục mang trong mình một vai trò lớn trong việc chia sẻ tri thức. Tuy nhiên, việc cơ sở giáo dục tự mình khai thác và chuyển giao tri thức cũng chứa đựng một số nhược điểm. Thứ nhất, bản chất của công nghệ mới có thể không dễ dàng được cấp bằng sáng chế và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thông qua hợp đồng li-xăng. Thứ hai, các cơ sở giáo dục có thể không nắm giữ được đầy đủ giá trị của kết quả nghiên cứu của họ thông qua việc chuyển giao cho bên khác. Do đó việc thành lập doanh nghiệp giúp các cơ sở đào tạo được phép tham gia trực tiếp vào công tác thương mại hóa công nghệ mới từ các kết quả nghiên cứu của chính mình (Lockett & Wright, 2005).
Có thể bạn quan tâm!
- Thẩm Quyền Quyết Định Thành Lập Doanh Nghiệp Trực Thuộc
- Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam - 7
- Thực Tiễn Thi Hành Pháp Luật Về Thành Lập Và Quản Lý Điều Hành Doanh Nghiệp Kh&cn Trực Thuộc Đại Học Công Lập
- Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Thành Lập Và Quản Lý Điều Hành Doanh Nghiệp Kh&cn Trực Thuộc Csgdđh Công Lập
- Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam - 11
- Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, số lượng doanh nghiệp trong trường đại học được hình thành ngày càng gia tăng. Ở Châu Âu, con số các doanh nghiệp spin-off tăng liên tục tại các quốc gia, trong đó: tại Vương quốc Anh, tính đến thời điểm 2019-2020 hiện có 1,756 doanh nghiệp spin-off đang hoạt động, trong đó riêng nước Anh đã chiếm con số 1,277 doanh nghiệp (bao gồm cả những doanh nghiệp đã chuyển nhượng hoàn toàn)1; tại Ý, tính đến cuối năm 2015 đã có 1.254 doanh nghiệp
1 Số liệu từ Cục Thống kê Giáo dục Anh (Higher Education Statistics Agency – HESA), truy cập tại: https://www.hesa.ac.uk/data-and-analysis/providers/business-community/chart-1.
được thành lập, trong đó tổng số doanh nghiệp hình thành trong giai đoạn 2011-2014 là 1.115 doanh nghiệp. Tại Mỹ, kể từ khi đạo luật Bayh-Dole được phê chuẩn, trung bình mỗi năm có hơn 200 doanh nghiệp spin-off được thành lập từ 132 trường đại học khác nhau, đóng góp 33,5 tỉ USD cho nền kinh tế và tạo ra 280.000 việc làm cho thị trường lao động. Mỹ được coi là một trong những quốc gia đứng đầu về hình thành các doanh nghiệp spin-off trên cơ sở các nghiên cứu khoa học ở các lĩnh vực (Văn Toàn, 2019).
Tại Châu Á, có thể nhắc đến Trung Quốc với những sự nổi bật về thành công trong hoạt động phát triển mô hình doanh nghiệp URE. Quá trình phát triển này xuất phát từ một nghị quyết chung vào năm 1995 giữa chính phủ và Đảng cầm quyền nhằm thúc đẩy sự phát triển KH&CN trên quy mô quốc gia, theo đó khuyến khích các trường đại học và viện nghiên cứu sử dụng năng lực phát triển KH&CN của mình để thành lập các doanh nghiệp công nghệ cao, nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển trong mối liên kết giữa giới học thuật và doanh nghiệp. Đến cuối năm 2001, có đến
5.039 doanh nghiệp URE tại Trung Quốc, và có rất nhiều doanh nghiệp trong số đó phát triển thành các doanh nghiệp lớn và được niêm yết trên sàn chứng khoán. Rất nhiều doanh nghiệp URE được lọt vào danh sách top 100 doanh nghiệp khoa học kỹ thuật trong những năm 2000. Mặc dù cuối năm 2001, chính sách mới được chính phủ đưa ra với mục đích kêu gọi doanh nghiệp này tách ra khỏi trường đại học và viện nghiên cứu, nhưng không thể phủ nhận việc các doanh nghiệp URE đã nhận được rất nhiều lợi ích từ các trường đại học trong suốt những năm hoạt động trực thuộc (Eun, Lee & Woo, 2006).
Xu hướng mô hình GDĐH tại Việt Nam đang dần chuyển hướng từ giáo dục nặng về hàn lâm sang định hướng gắn kết với thực tiễn. Các CSGDĐH lớn tại Việt Nam đang mở rộng mạng lưới và tham gia vào mô hình liên kết giữa trường đại học với các ngành nghề và doanh nghiệp. Mô hình này có lẽ không còn lạ lẫm gì với các quốc gia có nền giáo dục phát triển, tuy nhiên tại Việt Nam thì vẫn còn rất mới mẻ và chưa thực sự có nhiều tác động rõ rệt tới chất lượng đào tạo trong nhà trường cũng như đóng góp cho đời sống và sản xuất.
Trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày nay, các CSGDĐH nên được nhìn nhận như một chủ thể kinh doanh đặc biệt. Đây là nơi đào tạo nguồn nhân
lực cho xã hội, là nơi cung cấp kiến thức, kĩ năng và tư duy cho người lao động, tạo tiền đề cho họ tham gia vào thị trường lao động vốn đã rất khắc nghiệt. Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đánh giá về thực trạng giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay “vẫn còn thấp so với yêu cầu”, nhất là trong GDĐH. Hệ thống giáo dục và đào tạo “thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành” và “thiếu sự gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, giáo dục được khẳng định là quốc sách hàng đầu: “Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học - công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động.” Định hướng của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới sẽ xây dựng một nền giáo dục hiện đại, thực học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước.
Một thực tế đang tồn tại hiện nay đó là tình trạng sinh viên không kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp trong khi các doanh nghiệp lại không tuyển được nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Nguyên nhân chủ yếu do sinh viên không được đào tạo đủ về kỹ năng thực hành gắn liền với thực tiễn công việc khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều này không chỉ gây khó khăn cho chính sinh viên mà còn là gánh nặng cho doanh nghiệp khi phải lên kế hoạch đào tạo từ đầu. Do vậy, việc có doanh nghiệp trực thuộc trong các CSGDĐH chính là mô hình giúp gắn kết sinh viên định hướng cho nghề nghiệp tương lai của mình, tạo cơ hội phát triển về kĩ năng thực tiễn và tay nghề, từ đó nâng cao khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Hơn nữa, đây cũng là một sợi dây gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận với nguồn lao động chất lượng cao và phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Không chỉ giải quyết vấn đề chất lượng nguồn nhân lực, mục đích chính và quan trọng nhất của việc thành lập doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH là để
tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện thương mại hóa sản phẩm từ các kết quả nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục. Cơ chế doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà khoa học rất nhiều trong công tác chuyển giao trên cơ sở thương mại hóa, thúc đẩy quá trình đào tạo nghiên cứu khoa học gắn liền với thị trường. Việc mở rộng quy định cho phép thành lập doanh nghiệp trong các CSGDĐH công lập sẽ tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các cơ sở giáo dục được đưa các sản phẩm khoa học công nghệ của mình phục vụ cho sự phát triển chung của xã hội. Hơn nữa, thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực của CSGDĐH trực thuộc, các cán bộ và giảng viên cũng có cơ hội tăng thêm thu nhập cho bản thân với những chính sách đãi ngộ từ phía doanh nghiệp, từ đó tạo động lực cho các cá nhân này được thể hiện mình và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu KH&CN tại chính CSGDĐH mà họ đang công tác.
3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập
Thực tiễn cho thấy, hiện nay xu hướng phát triển doanh nghiệp KH&CN trong CSGDĐH nói chung đang mang đến nhiều tín hiệu tích cực về giá trị mà nó mang lại, đặc biệt nó thúc đẩy việc chuyển giao tri thức và công nghệ giữa tổ chức đào tạo và nghiên cứu với thực tiễn cuộc sống. Trong bối cảnh xu thế đổi mới giáo dục theo mô hình 4.0, cùng với việc các CSGDĐH đang dần thay đổi phong cách quản trị và dần học hỏi và tiếp nhận các mô hình quản trị tiên tiến tại các nước phát triển, trong đó phải kể đến mô hình đại học doanh nghiệp – tập trung vào đẩy mạnh tự chủ quản trị cũng như tổ chức vận hành theo hướng khởi nghiệp gắn liền với đổi mới sáng tạo. Việc đổi mới mô hình quản trị đại học gắn liền với việc phát triển nền kinh tế tri thức với tính chất đổi mới, sáng tạo và tăng nhanh năng suất lao động, trong đó GDĐH đóng vai trò trụ cột xây dựng nên nền móng phát triển cho nền kinh tế. Điều này đáp ứng yêu cầu khách quan và đem lại lợi ích cho các bên liên quan, Nhà nước và xã hội. Hơn nữa, trong một xã hội tri thức với đặc trưng thiếu ổn định tạo ra bởi tốc độ thay đổi chóng mặt của công nghệ, việc dựa dẫm vào các chính sách và trợ cấp của chính phủ với sự tập trung chính vào các ngành đang sẵn có không còn là một giải pháp tối ưu. Giờ đây, các CSGDĐH và các đơn vị khác trong lĩnh vực nghiên cứu tiên tiến đang dần trở thành nền tảng của sự phát triển kinh tế mới, bao gồm cả việc truyền tải các kỹ thuật mới vào các ngành công nghiệp hiện có. Do vậy, việc phát
triển doanh nghiệp trong CSGDĐH có thể coi là một hướng đi hiệu quả cho xu hướng phát triển nói trên.
Etzkowitz và Zhou (2017) đã nghiên cứu về mô hình xoắn thể hiện vai trò và mối quan hệ chiến lược giữa ba bên Chính phủ - Đại học – Doanh nghiệp trong việc khuyến khích và đổi mới phát triển nền kinh tế tri thức, được gọi tên là mô hình Triple Helix. Đây là một mô hình cải tiến thể hiện được mối quan hệ tương hỗ trong quá trình vốn hóa tri thức. Sự tích hợp giữa ba tác nhân chính trong hệ thống - cụ thể là trường đại học, doanh nghiệp và chính phủ - được coi là chìa khóa cho sự đổi mới và tăng trưởng trong nền kinh tế tri thức. Các quốc gia và lãnh thổ nuôi dưỡng thúc đẩy kết nối các tác nhân theo mô hình này thường được hưởng lợi thế cạnh tranh về việc sáng tạo và tận dụng tối đa nguồn tri thức (Li & Zhao, 2020). Theo đó, chính phủ là nơi tạo nền móng hỗ trợ cho việc phát triển và đổi mới tri thức thông qua việc xây dựng các quy định và chính sách, cùng với đó là thiết lập các trung gian đổi mới và cung cấp hỗ trợ thể chế. Mô hình xoắn tại Việt Nam hiện đang đi theo hướng chính phủ nắm giữ quyền kiểm soát (hay còn gọi là statist model), nên sẽ có lợi thế trong việc thúc đẩy các dự án đổi mới với quy mô lớn, tạo sự đồng thuận và xây dựng nền tảng cho đổi mới trong khu vực. Vì vậy, vai trò của Nhà nước trong việc đưa ra các chính sách và xây dựng hành lang pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng nhất nhằm củng cố và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập cũng như nền GDĐH tiên tiến của nước nhà.
Hình 3. Statist model theo mô hình xoắn Triple Helix
(Nguồn: Etzkowitz & Zhou, 2017)
Hệ thống quy định pháp luật Việt Nam đã có những sự biến chuyển tích cực phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện tại và với các thông lệ quốc tế, tuy nhiên vẫn chưa hoàn chỉnh và còn ẩn chứa nhiều hạn chế. Do vậy cần đặt ra yêu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập để phù hợp với điều kiện phát triển và định hướng của nước ta. Để làm được điều đó cần đảm bảo những yếu tố sau:
Đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống các quy định pháp luật.
Hệ thống pháp luật Việt Nam đi theo định hướng civil law, với hệ thống các văn bản pháp luật đồ sộ và có sự tham gia của nhiều cơ quan chủ trì xây dựng các quy định pháp luật. Do vậy, không thể tránh được tình trang xảy ra các quy định mâu thuẫn, chồng chéo nhau nếu không có công tác thẩm định, thẩm tra kỹ càng. Vì vậy, yêu cầu tối quan trọng khi hoàn thiện pháp luật là phải đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời nhất quán trong chính văn bản pháp luật được hoàn thiện.
Để đảm bảo tính hệ thống và hiệu quả thực thi các quy định pháp luật, cần xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành thống nhất và đầy đủ về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp KH&CN cũng như việc quản lý điều hành doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH công lập. Vấn đề này vẫn được coi là mới mẻ nên chưa có những quy định cụ thể, đặc biệt liên quan đến việc quản lý điều hành doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH.
Đảm bảo các quy định pháp luật và chính sách hỗ trợ phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.
Để đảm bảo thực thi hiệu quả các quy định pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập, cần phải hiểu rõ về các đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Hiện nay, nền kinh tế nước ta vẫn được coi là một nền kinh tế non trẻ và đang trên đà phát triển, hơn nữa mô hình doanh nghiệp KH&CN chủ yếu của nền kinh tế nước ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy việc xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật về doanh nghiệp KH&CN nói chung và về doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH nói riêng phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam là điều vô cùng cần thiết, nhằm thúc đẩy sự đổi mới