Hợp Đồng Học Nghề-Cơ Sở Phát Sinh Quan Hệ Pháp Luật Về Học Nghề.


thấp hơn 13 tuổi. Tùy mức độ đòi hỏi về thể lực và trí lực của nghề đào tạo, đặc trưng của nghề đào tạo, mức độ phức tạp của ngành nghề mà pháp luật có những giới hạn độ tuổi khác nhau trên độ tuổi chuẩn là 13 tuổi. Bộ luật lao động chỉ đưa ra tiêu chí định hướng chung trong điều kiện bình thường, còn trong điều kiện cụ thể, ngành nghề cụ thể đã có các tiêu chí riêng biệt do Bộ lao động-thương binh xã hội quy định.

Cơ sở dạy nghề là một bên trong quan hệ pháp luật về học nghề với chức năng cơ bản là dạy nghề. Tuy nhiên việc dạy nghề đạt hiệu quả cao hay thấp lại phụ thuộc vào chất lượng giảng dạy của người dạy và thái độ ý thức của người học nghề. Trong đó hoạt động dạy và học nghề thường diễn ra ở một địa điểm nhất định, không gian cụ thể gắn với cơ sở đào tạo. Người học nghề tìm đến các cơ sở đào tạo nghề để xin vào học, còn cơ sở dạy nghề tiếp nhận học viên, bố trí giáo viên dạy. Nhiều trường hợp người dạy nghề không thể tự mở các cơ sở đào tạo nghề tư nhân và cũng không có điều kiện để trực tiếp ký kết hợp đồng học nghề với người học mà thường làm việc cho các trung tâm dạy nghề. Nếu người dạy nghề trực tiếp mở cơ sở dạy nghề thì họ là đại diện cho cơ sở dạy nghề của chính mình. Theo Điều 1 quy chế hoạt động của cơ sở dạy nghề ban hành kèm theo quyết định số 1114/LĐ-TBXH-QĐ ngày 12/9/1996 của Bộ trưởng Bộ lao động-thương binh xã hội thì cơ sở dạy nghề được hiểu là một tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng dạy nghề, bổ túc nghề, bồi dưỡng nghề cho người lao động, theo hợp đồng học nghề.

Chức năng của cơ sở dạy nghề bao gồm: Dạy nghề mới và dạy lại

nghề.


Dạy nghề mới: là dạy nghề cho những người chưa qua học nghề đó.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Dạy lại nghề: là dạy nghề cho những người đã có nghề, nhưng do yêu cầu sản xuất, tiến bộ kỹ thuật mà nghề đang làm không còn đáp ứng đòi hỏi của công việc được giao.

. Thứ hai, xét về mặt nội dung, quan hệ pháp luật về học nghề quy định quyền và nghĩa vụ của người học nghề và cơ sở dạy nghề theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam - 3

. Thứ ba, xét về mặt hình thức, các bên khi tham gia quan hệ pháp luật về học nghề thiết lập quyền và nghĩa vụ cụ thể phát sinh trên cơ sở sự thỏa thuận trong hợp đồng học nghề và các quy định của pháp luật lao động bao gồm những vấn đề như mục tiêu đào tạo, địa điểm, học phí, thời gian học, bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng.

Như vậy, có thể xem hợp đồng học nghề là căn cứ pháp lý quan trọng làm phát sinh, thiết lập quan hệ giữa người có nhu cầu học nghề và người có khả năng, điều kiện dạy nghề.

. Thứ tư, trong quá trình sử dụng lao động, người sử dụng có trách nhiệm đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, đào tạo lại, bổ túc nghề cho người lao động.

Tóm lại, quan hệ pháp luật về học nghề là bộ phận cơ bản thiết yếu, có mối quan hệ chặt chẽ với các quan hệ khác như việc làm, bảo hiểm xã hội...để tạo nên những quan hệ liên quan đến quan hệ lao động. Đây là quan hệ quan trọng không thể thiếu được trong luật lao động.

1.2. HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ-CƠ SỞ PHÁT SINH QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ HỌC NGHỀ.


Theo từ điển tiếng Việt 1995, thì hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận, giao ước giữa hai hay nhiều bên quy định các quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia, thường được viết thành văn bản.

Bản chất của hợp đồng nói chung là sự thỏa thuận giữa các bên. Chỉ coi sự thỏa thuận khi cam kết mà các bên đưa ra phù hợp với ý muốn đích thực của họ. Các cam kết đưa ra do tác động của sự lừa dối, nhầm lẫn cưỡng bức thì không được coi là sự thỏa thuận. Sự thỏa thuận của các bên phải phù hợp với những gì các bên cam kết. Tất cả các hợp đồng đều là sự thỏa thuận, song không phải sự thỏa thuận nào cũng là hợp đồng.

Hợp đồng học nghề cũng là một loại hợp đồng cho nên nó mang bản chất của một hợp đồng. Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật lao động: “Việc học nghề phải có hợp đồng học nghề giao kết giữa người học nghề với người dạy nghề hoặc đại diện cơ sở dạy nghề. Hợp đồng học nghề có thể ký kết bằng văn bản hoặc bằng miệng”. Nếu việc ký kết bằng văn bản, thì hợp đồng làm thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản. Hợp đồng học nghề sẽ là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật về học nghề, đồng thời nó cũng là căn cứ quan trọng để giải quyết tranh chấp bất đồng xảy ra.

Theo Điều 28 Nghị định 02/CP ngày 09/01/2001 thì “hợp đồng học nghề thể hiện các cam kết giữa cơ sở dạy nghề và người học nghề hoặc giữa cơ sở dạy nghề và tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào tạo nghề về quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên trong thời gian dạy nghề”. Như vậy, chủ thể của hợp đồng học nghề theo Điều 28, Nghị định 02/CP ngày 09/01/2001 bao gồm: người học nghề và cơ sở dạy nghề.

Người học nghề: là công dân từ đủ 13 tuổi trở lên có quyền giao kết hợp đồng học nghề. Trong một số trường hợp đặc biệt độ tuổi này có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy tính chất công việc do Bộ lao động quy định.


Cơ sở dạy nghề: bao gồm các cá nhân, pháp nhân phải có đăng ký hoạt động hoặc được cấp giấy phép hành nghề thỏa mãn những quy định của pháp luật.

Nội dung chủ yếu của hợp đồng học nghề, bao gồm:


- Tên nghề học.


- Mục tiêu học.


- Thời gian học lý thuyết và thực hành.


- Loại máy móc, thiết bị dùng cho học tập, cách tổ chức thực tập, phương tiện an toàn vệ sinh lao động.

- Nơi học và nơi thực tập.


- Số học phí phải trả, mức học phí được miễn hoặc giảm (nếu có), cách trả học phí.

- Hướng giải quyết việc làm cho người học nghề sau khi học xong.


- Bồi thường phí học nghề do vi phạm hợp đồng học nghề theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng học nghề, nếu người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không có lý do chính đáng, thì không được lấy lại học phí đã nộp.

Trong trường hợp doanh nghiệp nhận người vào học nghề để sử dụng thì hợp đồng học nghề phải có cam kết về thời gian làm việc cho doanh nghiệp và phải đảm bảo ký kết hợp đồng lao động sau khi học xong. Người học nghề sau khi học xong, nếu không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường phí dạy nghề. Phí dạy nghề bao gồm các khoản chi phí cho


thầy dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc, thiết bị và vật liệu thực hành.

Tóm lại, hợp đồng học nghề là một loại “hợp đồng lao động đặc biệt”, nó là cơ sở phát sinh quan hệ pháp luật về học nghề, tạo lập nên quyền và nghĩa vụ của người học nghề và người dạy nghề.

1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC NGHỀ.


Ngày nay quan điểm “phi đại học bất thành nhân” đang dần được khắc phục trong các tầng lớp dân cư. Không phải ai cũng có đủ điều kiện để học qua bậc đại học hoặc cao hơn nữa. Thực tế cho thấy, đại đa số thanh niên sau khi học hết phổ thông trung học không vào được đại học phần đông trong số họ đã lựa chọn cho mình con đường đến với trường nghề nhằm tạo điều kiện tìm kiếm cơ hội có việc làm. Nhu cầu về học nghề của thanh niên trong giai đoạn hiện nay ngày càng gia tăng. Trong xu thế của thời đại, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 2-khóa VIII về “Định hướng phát triển giáo dục và đạo tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ năm 2000” đã khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa-hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Nghị quyết Trung ương Đảng cũng nêu ra quan điểm, định hướng, giải pháp và chiến lược phát triển đào tạo nghề trong giai đoạn mới để tạo ra nguồn nhân lực dồi dào trong thế kỷ 21 phát triển cả về chất và về lượng.

Bước sang thế kỷ mới, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng, khoa học và công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống xã hội, chính vì vậy cơ cấu kinh tế xã hội có những thay đổi. Vai trò, tầm quan


trọng của vấn đề đào tạo nghề hơn bao giờ hết đứng trước những thách thức lớn và đang được toàn Đảng, toàn dân quan tâm. Đào tạo nghề có ý nghĩa thiết yếu không chỉ đối với bản thân người lao động mà hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa cả về phương diện kinh tế xã hội và phương diện pháp lý.

1.3.1. ý nghĩa về kinh tế-xã hội.


Khi nghiên cứu lý thuyết về sự phát triển, mọi người đều nhận thức rằng, một trong những vấn đề cơ bản nhất trong cấu trúc của nó là phát triển nguồn nhân lực, coi đó là đỉnh cao nhất, là mục tiêu cuối cùng của

mọi quá trình phát triển [6,8]. Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và môi

trường Chu Tấn Nhạ cũng cho rằng: “Yếu tố quan trọng nhất của nền kinh tế tri thức là nguồn nhân lực có chất lượng cao, được giáo dục và đào tạo tốt để đáp ứng những yêu cầu phát triển của nền kinh tế mới”.

Như vậy, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phải đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay là kinh tế lao động sức người, kinh tế tài nguyên và kinh tế tri thức. Và muốn có đuợc nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa trong thời đại thông tin- toàn cầu hóa và hội nhập, thị trường hóa và giao lưu điều cơ bản thiết yếu đầu tiên là đổi mới công tác đào tạo nghề, kết hợp với phát triển giáo dục. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực thể hiện ở nhiều mặt với các mục tiêu cụ thể, trong đó các chính sách giải quyết trong phạm vi phát triển kỹ năng lao động và lao động thích nghi với việc làm như phát triển lao động kỹ thuật, phát triển việc làm, tăng thu nhập trực tiếp và gián tiếp tác động tới số lượng, chất lượng, nguồn nhân lực. Trong các chính sách trên thì đào tạo nghề có ảnh hưởng lớn tới chính sách phát triển kỹ năng lao động, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực.


Hoạt động đào tạo nghề đã tạo lập một đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề, chất lượng cao, đủ khả năng tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị kỹ thuật hiện đại, có khả năng cạnh tranh trong thị trường sức lao động trong nước và quốc tế. Điều này, góp phần giúp cho nền kinh tế có những bước phát triển đáng kể, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Tuy nhiên, một thực tế đáng quan tâm hiện nay là cấu trúc đào tạo ở Việt Nam còn thấp so với khu vực và quốc tế. Tính đến năm 2000 mới chỉ có gần 6 triệu người (chiếm 15,51% số lao động) đã qua đào tạo từ sơ cấp học nghề trở lên. Nếu năm 1996 cấu trúc đào tạo là 1-1,7-2,4 (ứng với một lao động có trình độ cao đẳng, đại học thì có 1,7 trung học chuyên nghiệp và có 2,4 sơ cấp, công nhân kỹ thuật); năm 2000 cấu trúc đào tạo là 1-1,2- 1,7. Trong khi đó tỷ lệ này ở các nước phát triển là 1-4-10 [24]. Chính vì vậy, trong phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 đã chỉ rõ nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30%, số học sinh công nhân kỹ thuật tăng 11-12%/ năm.

Tóm lại, phải thực sự coi dạy nghề là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nguồn nhân lực, đồng thời coi dạy nghề cũng là bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Phát triển dạy nghề phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn gắn với nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, gắn với thị trường sức lao động theo quan hệ cung-cầu trong nước và quốc tế.

Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước thì đào tạo nghề còn góp phần giải quyết việc làm, tạo việc làm cho xã hội.


Việc làm đã, đang và sẽ là vấn đề của toàn cầu, ít ra cũng là trong mấy thập kỷ đầu thế kỷ 21 này. Thất nghiệp và thiếu việc làm ở Việt Nam vẫn là vấn đề bức xúc và gay gắt.

Trong 40 triệu lao động cả nước (số tròn năm 1999) đến 80% là lao động nông nghiệp tức 32 triệu lao động mà bình quân canh tác chỉ 1.000m2/ đầu người (1/10 ha). Với phương thức canh tác chủ yếu như hiện nay đã dư ra 30% số lao động nông nghiệp. Mỗi năm, số người bước vào tuổi lao động ở nước ta khoảng 1,4 triệu, nhưng chỉ 35 vạn người hết tuổi lao động. Nước ta đang chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số vàng (70% số dân là lực lượng lao động) vào những năm cuối thập kỷ của thế kỷ 21. Đó cũng là một tiềm năng rất lớn về lao động của đất nước,

nhưng cũng là gánh nặng quá tải về giải quyết việc làm”. [21]

Như vậy, để giải quyết tốt việc làm cho người lao động có rất nhiều biện pháp, nhưng trong đó đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là một biện pháp chiến lược để giải quyết tốt vấn đề này. Thông qua quá trình đào tạo nghề sẽ giải quyết việc làm cho người lao động chưa có việc làm, sắp xếp lại việc làm, đào tạo lại nghề cho người lao động. Quan điểm trọng dụng người hiền tài, người lao động cơ bắp, người thợ tài giỏi cũng đã được tôn vinh và được đãi ngộ như đối với người trí thức. Trong thực tế, với người lao động phải giỏi một nghề, biết nhiều nghề để chủ động đáp ứng sự biến động về việc làm khó lường trước của kinh tế thị trường.

Giải quyết việc làm cho người lao động chính là đòn bẩy phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời, đây thực chất là giải bài toán về kinh tế xã hội. Hơn bao giờ hết, trong giai đoạn hiện nay, với hoạt động dạy nghề và học nghề đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề là giải pháp quan trọng trong việc bảo đảm việc làm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023