Cơ Sở Giáo Dục Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Được Tổ Chức Giảng Dạy:

Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

- Thứ nhất, điều kiện về chủ thể:

Nhà đầu tư nước ngoài được quy định bao gồm: Cơ sở giáo dục nước ngoài; tổ chức kinh tế, cá nhân người nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, luật quy định về điều kiện quy định đối với các nhà đầu tư như sau:

+ Nhà đầu tư có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân và được xác nhận của cơ quan chính quyền sở tại (đối với pháp nhân phải có giấy chứng nhận thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các hồ sơ pháp lý liên quan đối với cá nhân phải hợp pháp hóa Lãnh sự các giấy tờ liên quan). Các văn bản xác nhận của cơ quan nước ngoài cấp cho các nhà đầu tư phải được hợp pháp hóa tại Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết có quy định khác.

+ Có dự án đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo của Việt Nam đã được phê duyệt của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi dự kiến đặt cơ sở đồng ý bằng văn bản. Trong trường hợp dự án xin đầu tư để đào tạo ở các trình độ cao đẳng, đại học chưa có quy hoạch mạng lưới thì Bộ kế hoạch và Đầu tư và Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu từng trường hợp cụ thể để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

+ Có đủ tài chính để thực hiện dự án đầu tư (có văn bản xác nhận của cơ quan có trách nhiệm, ngân hàng báo cáo kiểm toán tài chính của 02 năm liền kề gần nhất).

+ Có đủ điều kiện ban đầu về đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, cơ sở vật chất phù hợp để thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo.

Việc quy định cụ thể điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài vô cùng quan trọng. Với mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển sự nghiệp giáo dục, bên cạnh đó phải đặt ra những tiêu chí để chọn lọc nhà đầu tư, không làm ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và văn hóa dân tộc.

- Thứ hai, điều kiện về vốn cơ sở vật chất:

Theo quy định tại Thông tư 14/2005/TT-BGD&ĐT- BKH&ĐT, nhà đầu tư nước ngoài muốn góp vốn thành lập cơ sở giáo dục tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện về vốn đầu tư và cơ sở vật chất:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

+ Dự án xin thành lập mới các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là trường cao đẳng, đại học (hoặc chi nhánh của các trường cao đẳng, đại học nước ngoài tại Việt Nam) phải có suất đâu tư tối thiểu là 700 USD/sinh viên (không bao gồm chi phí sử dụng đất). Số lượng sinh viên được sử dụng để tính toán theo quy mô sinh viên quy đổi toàn phần thời gian tại thời điểm của phân kỳ đầu tư cuối cùng của dự án, kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.

+ Đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới chỉ thuê lại hoặc bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư tối thiểu phải đạt 60% các mức quy định tại điều kiện về vốn trên. Việc thuê lại cơ sở vật chất để hoạt động không kéo dài quá 5 năm đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đào tạo các trình độ cao đẳng và đại học (bao gồm cả chi nhánh của cơ sở giáo dục có vốn nước ngoài).

Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam - 8

+ Đối với những dự án liên doanh. Hợp đồng hợp tác liên doanh giữa một bên đối tác nước ngoài và bên đối tác Việt Nam là các cơ sở giáo dục tương ứng với trình độ mà các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài xin phép để đào tạo và giảng dạy thì suất đầu tư tối thiểu sẽ được xem xét cụ thể theo dự án được xây dựng bởi các nhà đầu tư.

+ Cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động trên 20 năm tại Việt Nam phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của trường, trung tâm và được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đồng ý bằng văn bản về việc cấp đất để tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở giai đoạn đầu tối đa là 5 năm các cơ sở này phải có hợp đồng (hoặc thỏa thuận nguyên tắc) thuê cơ sở ổn định để triển khai đào tạo, giảng dạy và đảm bảo việc đầu tư cơ sở vật chất theo đúng tiến độ của dự án.

Các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động dưới 20 năm và không xây dựng cơ sở riêng thì phải có hợp đồng hoặc nguyên tắc thuê trường, lớp, nhà xưởng các diễn tích phù howpjv à dổn định trong thời gian tối thiểu là 5 năm.

+ Yêu cầu về cơ sở vật chất đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là các trường cao đẳng, đại học: Khu tập thể, thực hành và các cở sở nghiên cứu phải đảm bảo có diện tích dùng cho học tập tối thiểu ở mức bình quân 7m2/người học, bao gồm các giảng đường phù hợp với quy mô các phòng thí nghiệm, phòng thực hành đủ thiết bị theo yêu cầu của ngành đào tạo; thư viện truyền thông, thư viện điện tử); các phòng học tiếng; phòng máy tính có kết nối internet; có khu thể dục thể thao (sân vận động hoặc phòng tập

thể dục – thể thao cho sinh viên); có khu công trình kỹ thuật bao gồm trạm bơm nước, trạm biến thế, xưởng sửa chữa, kho tàng và nhà để xe oto, xe máy, xe đạp; có phòng cho lãnh đạo trường, phòng cho giảng viên, giáo viên, phòng họp diện tích làm việc cho các bộ phận quản lý khác thuộc cơ sở,…[38].

Trên đây là các quy định về điều kiện về vốn và cơ sở vật chất mà các nhà đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo có vốn nước ngoài phải đáp ứng.

- Thứ ba, điều kiện về chương trình và nội dung giảng dạy

Đây là điều kiện đặc biệt quan trọng mà các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân thủ. Chương trình và nội dung giảng dạy phải được thiết kế sao cho phù hợp với mục tiêu của dự án đầu tư đã được phê duyệt đối với cấp học, bậc học, trình độ đào tạo, không có nội dung truyền bá tôn giáo và không trái với pháp luật Việt Nam.

Điều 30, Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 09 năm 2012 của Chính phủ quy định về chương trình giáo dục:

“1. Chương trình giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải thể hiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải đảm bảo điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.

2. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy:

a) Chương trình giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài đối với các cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 2, 3 Điều 21 của Nghị định này;

c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn của nước ngoài; chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 3 Điều 21 của Nghị định này.

4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định các môn học bắt buộc đối với người học là

công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trừ trung tâm dạy nghề) có vốn đầu tư nước ngoài” [24].

- Đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo

Quy định về điều kiện đối với đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo tại Điều 8 – Thông tư 14/2005/TT-BGD&ĐT – BKH&ĐT:

Giám đốc hoặc Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là người lãnh đạo cao nhất về mặt quản lý giáo dục và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam về các hoạt động giáo dục của cơ sở do mình quản lý. Người được đều cử làm giám đốc, Hiệu trưởng phải có kinh nghiệp quản lý cơ sở giáo dục tương đương với ít nhất 5 năm.

Đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đào tạo trình độ cao đẳng, đại học: tỷ lệ sinh viên/ giảng viên phải đảm bảo ở mức 30 sinh viên/giảng viên đối với các ngành công nghệ kỹ thuật. Số giaosngr viên là người nước ngoài phải đảm bảo không ít hơn 55% trên tổng số giảng vieecn của cơ sở trong 5 năm đầu và không ít hơn 30% sau 10 năm hoạt động; ĐỐi với các trường cao đẳng: tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sỹ không ít hơn 40% và giảng viên có trình độ tiến sỹ không ít hơn 25% số giảng viên của cơ sở. Giảng viên phải có kinh nghiệm giảng dạy đại học, cao đẳng ít nhất 3 năm.

Các dự án đầu tư của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải có kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên cho từng giai đoạn phát triển [38].

Ngoài ra còn rất nhiều điều điện khác mà nhà đầu tư phải đáp ứng như điều kiện về ngôn ngữ trong giảng dạy, về chứng chỉ, văn bằng.

Khoản 5, Điều 31 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 09 năm 2012 của Chính phủ quy định về đội ngũ nhà giáo: “Giáo viên ít nhất phải có

trình độ theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Nghị định này; Tỷ lệ sinh viên/giảng viên tối đa là 10 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu, 15 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ, 25 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế - quản trị kinh doanh; Đối với trường cao đẳng thì tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ không ít hơn 60%, trong đó tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 25% tổng số giảng viên của cơ sở; Đối với trường đại học thì tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ không ít hơn 80%, trong đó tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 35% tổng số giảng viên của cơ sở; Cơ sở phải có đủ số lượng giảng viên cơ hữu để đảm nhận ít nhấ t 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành, nghề

đào tạo. Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các cơ sở

đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài ít nhất phải có 05 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy” [24].

Những điều kiện nêu trên có sự phân biệt giữa chủ thể là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, khoản 4, Điều 29 Luật đầu tư 2005 quy định “Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên” [14].

2.3. Các quy định về hình thức đầu tư

Hiện nay đầu tư GDĐH chủ yếu thông qua hình thức đầu tư trực tiếp, đó là thành lập một cơ sở giáo dục, do các nhà đầu tư góp vốn, liên kết để sử dụng tài sản của mình. Các nhà đầu tư trong nước với xu hướng chủ yếu là đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở các cấp học, bậc học. Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

liên doanh; hợp tác trên cơ sở giáo dục 100% vốn nước ngoài; cơ sở giáo dục dưới hình thức thành lập trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới.

- Cơ sở giáo dục dân lập là cơ sở giáo dục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế xin thành lập và huy động các nhà giáo, nhà đầu tư cùng đóng góp công sức, kinh phí và cơ sở vật chất ban đầu từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước. (Điểm b Khoản 1 Điều 48 Luật giáo dục năm 2005).

Theo quy định tại Điều 1 – Quy chế các trường đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg: “Trường đại học dân lập là cơ sở giáo dục đại học do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế (dưới đây gọi chung là tổ chức) xin thành lập và huy động các nhà giáo, nhà đầu tư cùng góp công sức, kinh phí và cơ sở vật chất ban đầu tư nguồn ngoài ngân sách Nhà nước. Trường đại học dân lập là pháp nhân được tự chủ về tổ chức bộ máy, tuyển dụng lao động và tài chính. Tài sản của trường thuộc quyền sở hữu tập thể của những người góp vốn đầu tư, các giảng viên, cán bộ và nhân viên nhà trường”[30].

- Cơ sở giáo dục tư thục là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập ở mọi cấp bậc học, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. Cơ sở giáo dục tư thục được pháp luật quy định có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tìa khoản riêng. (Điểm c, khoản 1 Điều 48 Luật Giáo dục).

Trường đại học tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước hoạt động

theo Quy chế này và Điều lệ trường đại học, các quy định của pháp luật. – Khoản 2, Điều 62 – Điều lệ trường đại học tư thục ban hành kèm theo Quyết định 61/2009/QĐ-TTg.

Hiện nay hình thức cơ sở giáo dục tư thục đang thu hút một lượng lớn người học bởi sự đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đồng thời chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo viên, chất lượng học tập, khẳng định thương hiệu nhà trường. Việc ra đời các trường tư cũng làm giảm bớt gánh nặng cho các cơ sở giáo dục công lập và huy động mọi nguồn lực đầu tư trong xã hội cho giáo dục đã được các cơ sở giáo dục ngoài công lập cơ bản thực hiện. Chất lượng đào tạo ngày một nâng cao và có tính cạnh tranh, tuy chi phí theo học không rẻ nhưng nhiều người học đã lựa chọn mô hình này. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo tính đến năm học 2008-2009 trong tổng số 146 trường đại học thì có 45 trường ngoài công lập, chiếm 30,82% (năm 2007-2008 là 28,57%).

- Mô hình “trường của doanh nghiệp” cũng là hình thức đầu tư phổ biến hiện nay do các doanh nghiêp hiện nay do các doanh nghiệp trực tiếp đầu tư để tạo nguồn lực theo nhu cầu bởi chính doanh nghiệm mới hiểu rõ mình cần những người lao động như thế nào. Đây là một hình thức cung cấp nguồn lao động có chất lượng cao cho doanh nghiệp, đang càng được nhân rộng và chủ yếu do các doanh nghiệp lớn, khu công nghiệp và chế xuất trực tiếp đầu tư và quản lý. Khi thành lập các cơ sở giáo dục này cam kết với ban quản lý các khu công nghiệp – các doanh nghiệp trên địa bàn về việc cung cấp lao động. Ví dụ, trường cao đẳng công nghiệp Sonadezi là một trong những trường đầu tiên của Việt Nam thực hiện mô hình trường của doanh nghiệp do Công ty phát triển Khu công nghiệp Biên Hòa đầu tư và trực tiếp quản lý.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, khi tham gia hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, hình thức đầu tư chủ yếu là thành lạp cơ sở

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí