Tỷ Suất Lợi Nhuận Đầu Tư Vào Giáo Dục- Đào Tạo Đại Học


tay nghề và kiến thức cho nhân dân mình hoặc sử dụng những thứ đó không hữu hiệu thì sẽ không thể phát triển bất kỳ một thứ gì” [100, tr333].

Trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước vững bước tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [42].

Hai là, GD-ĐT đại học góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế một cách toàn diện. Từ các quan điểm biện chứng của học thuyết K. Marx, phương pháp ảnh hưởng của các yếu tố thông qua hàm sản xuất Cobb-Douglas và các quan điểm cơ bản của lý thuyết vốn nhân lực đã cung cấp cho chúng ta những cơ sở lý luận và thực tiễn để khẳng định tầm quan trọng của yếu tố con người - đặc biệt là trình độ chuyên môn và kỹ thuật nghề nghiệp. Chính vì vậy, người ta khẳng định giáo dục đại học có vai trò góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế một cách toàn diện. Vai trò này có thể được nhìn nhận thông qua một số giác độ sau:

- Góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ở mức cao và có tính bền vững: Vấn đề này người ta dựa vào mối quan hệ giữa lao động với năng suất lao động; trong đó lao động giữ vai trò quyết định. Do vậy, với một lực lượng lao động có tiềm năng cao về vốn nhân lực thì cùng với quá trình lao động là quá trình sáng tạo làm cho quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm và dịch vụ ngày càng phát triển, các trang thiết bị càng ngày càng hiện đại, nên tất yếu năng suất lao động phải được nâng cao. Những thuyết tăng trưởng kinh tế mới cho rằng công nghệ thay đổi càng nhanh thì càng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Trong sự tăng trưởng kinh tế, mức độ ảnh hưởng của GD đại học được các nhà kinh tế đánh giá dựa vào tỷ suất lợi nhuận đầu tư của giáo dục nói chung và GD đại học nói riêng. Thuyết tỷ suất lợi nhuận cho rằng: “Đầu tư vào giáo dục rất giống với lợi nhuận của bất cứ dự án đầu tư nào khác; đó là tổng số các chi phí và lợi nhuận của đầu tư vào những thời điểm khác nhau được phản ánh trong doanh thu hàng năm (tính bằng %), tương tự như các tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng hay trái phiếu nhà nước” [5]. Mặc dù tính chính xác của chỉ số tỷ suất lợi nhuận không cao, nhưng nó lại được đa số các nhà nghiên cứu lựa chọn để có được một chỉ số mang tính định lượng cho kết quả đầu tư tài chính của hoạt động giáo dục đại học.

Từ giác độ lợi ích xã hội cho thấy: Các nước Châu Á khi bỏ vốn đầu tư cho GD đại học sẽ thu được trung bình là 11,7% lợi nhuận hàng năm (bảng 1.1)


Bảng 1.1 : Tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào giáo dục- đào tạo đại học

Đơn vị tính : %


Vùng

GD đại học

Cá nhân

1. Tiểu Sahara Châu Phi

11,2

27,8

2. Châu Á

11,7

19,9

3. Châu Âu, Trung đông và Bắc phi

10,6

21,7

4. Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê

12,3

19,7

5.OECD

8,7

12,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.

Quản lý tài chính các trường Đại học công lập ở Việt Nam - 6

Nguồn : Ngân hàng thế giới (1995)

Các lĩnh vực đầu tư khác tỷ suất lợi nhuận thường là ở mức dưới 10%; nên đã làm cho GD-ĐT đại học trở thành lĩnh vực đầu tư tuyệt vời nhất. Cũng nhờ đó mà GD-ĐT đại học đã có đóng góp không nhỏ vào kết quả tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.

Tạo nguồn tài chính để tái đầu tư với qui mô lớn và tốc độ nhanh góp phần làm tăng thêm thu nhập bình quân cho mỗi đầu người. GD-ĐT đại học có khả năng làm tăng thêm thu nhập quốc dân bình quân đầu người, thực chất là hệ quả của sự tăng trưởng kinh tế; trong điều kiện những nhân tố khác không có gì thay đổi đáng kể. Đây cũng là xu thế tất yếu thường xảy ra trong hoạt động thực tiễn, bởi khi giáo dục đại học đã đạt đến một mức độ có khả năng để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng thì cũng là lúc dân trí đã được nâng cao và vòng xoáy của thị trường lao động cuốn hút mọi người phải đi theo tiến độ của nó.

Giáo dục, là cách thức quan trọng quyết định cải thiện chất lượng, lực lượng lao động, tăng tích luỹ vốn cho con người đặc biệt là về mặt kiến thức. Do vậy, nó sẽ tạo điều kiện phát triển các công nghệ mới và là nguồn để duy trì sự tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, yếu tố khoa học công nghệ được đánh giá cao trong quá trình phát triển của các nước. Tăng trưởng kinh tế dài hạn phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Song sự thay đổi của công nghệ lại chịu sự tác động mạnh mẽ của sự thay đổi về chất lượng lao động. GD-ĐT đại học và việc đào tạo lao động có kỹ thuật không chỉ dạy những kỹ năng mới, tốt hơn mà còn sản sinh ra những người có khả năng theo dõi các xu hướng phát triển của công nghệ; đánh giá được những thích ứng của công nghệ đối với triển vọng phát triển của đất nước. Đối với các nước đang phát triển, chiến lược công nghệ thích hợp là chiến lược dựa trên sự tiếp thu công nghệ nước ngoài với giá rẻ và sử dụng chúng có hiệu quả cao trên cơ sở thích nghi với điều kiện trong nước. Nhưng ngay cả trong điều kiện đó


thì cũng cần có một lực lượng lao động được đào tạo với tay nghề tương đối cao, đặc biệt là khi các công nghệ thay đổi rất nhanh chóng.

Thu nhập quốc dân bình quân đầu người tăng sẽ tạo nguồn tài chính cho việc hình thành các hình thức phân phối mới hoặc điều chỉnh lại các mức phân phối của các hình thức đã có theo hướng tăng lên; trong đó thu nhập của mối cá nhân trong xã hội cũng được cải thiện. Nếu chỉ xét riêng về mức tăng trưởng thu nhập cá nhân của những người đã được đào tạo ở trình độ đại học, thì cho thấy tốc độ tăng trưởng thu nhập cá nhân của những người này cao hơn mức độ tăng trưởng trung bình của toàn xã hội. Adam Smith cho rằng: Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường vì “lao động có kỹ thuật cao phải bỏ ra một khoản chi phí về công sức và tiền của để trao đổi nghề nghiệp nhiều hơn, do vậy thu nhập cao là để bù đắp lại những chi phí cho việc học tập và ít nhất cũng có một số lợi nhuận qua đầu tư giáo dục” [1].

Bảng 1.2: Số liệu thống kê thời kỳ 1991-2000, kết quả phân tích đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GDP của Việt Nam


Đơn vị

1991-1995

1996-2000

1991-2000

Nhịp độ tăng GDP

%

8,2

6,9

7,6

Trong đó, đóng góp của:





- Lao động

%

1,19

2,37

1,77

- Tài sản cố định

%

3,7

2,58

3,17

- Quản lý và các yếu tố khác

%

1,90

0,96

1,45

- Giáo dục và đào tạo

%

0,44

0,54

0,49

- Khoa học và công nghệ

%

0,98

0,44

0,72

Nguồn: Ngân hàng thế giới (1995)

Kết quả phân tích cho thấy đóng góp của giáo dục và đào tạo vào tăng trưởng GDP trong giai đoạn 1996-2000 cao hơn giai đoạn 1991-1995. Điều này có thể được lý giải rằng tác động có độ trễ của giáo dục và đào tạo, sau khi được đào tạo thì người lao động cần có thời gian để nâng cao dần kỹ năng và thích ứng dần với thực tiễn.

Mặc dù các yếu tố quản lý, khoa học và công nghệ được tách riêng biệt khỏi yếu tố giáo dục và đào tạo, nhưng xét cho cùng cả hai yếu tố đó đều phụ thuộc vào yếu tố giáo dục và đào tạo. Cho nên, có thể nói rằng trong đóng góp vào tăng trưởng GDP của hai yếu tố quản lý và khoa học-công nghệ có phần rất của yếu tố giáo dục và đào tạo.

Thu nhập hàng năm tăng đáng kể, những người lao động đã tốt nghiệp đại học lại có cơ hội dành một phần thu nhập của mình cho mục đích tái đầu tư nhằm tiếp tục nâng cao (hoặc mở rộng) kiến thức và kỹ năng để có thể đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường lao động ngày


càng trở lên “chật chội và khó tính”; hoặc có thể tham gia đầu tư vào các hoạt động khác của nền kinh tế. Nhờ vậy, nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của mỗi cá nhân được chuyển thành nguồn vốn thuộc quyền sử dụng của các nhà đầu tư khác trong xã hội.

- Góp phần thúc đẩy sự hình thành cơ cấu kinh tế mới của nền kinh tế quốc dân

Thực tế cho thấy, nền kinh tế của mỗi quốc gia đều có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu để dần đạt tới một cơ cấu mới đảm bảo được cả tính cân đối theo ngành và theo vùng. Đó cũng chính là một trong những yêu cầu quan trọng gắn liền với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng trong quản lý điều hành kinh tế ở tầm vĩ mô mà nhà nước phải đạt được.

GD đại học có thể góp phần thúc đẩy sự hình thành cơ cấu mới của nền kinh tế quốc dân là do đã góp phần đáng kể vào việc làm tăng qui mô vốn nhân lực cho mỗi ngành khi ta lượng định được theo hàm sản xuất Cobb-Douglas của ngành đó. Sự phân bố vốn nhân lực có trình độ cao cho mỗi ngành là công việc mà Nhà nước có thể làm được thông qua việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch đào tạo dài hạn cho mỗi ngành. Tương ứng với mức phân bổ về chỉ tiêu cho phép tuyển chọn đầu vào cho mỗi ngành sẽ có được số lượng sinh viên tốt nghiệp nhất định ra làm việc cho mỗi ngành đó, hàng năm hoặc thông qua cơ chế ưu đãi về lợi ích cho người học, người đã tốt nghiệp nhận công tác tại các vùng, các ngành mà Nhà nước cần khuyến khích để tạo sức hấp dẫn và định hướng cho việc chọn ngành, chọn vùng của lao động. Cơ chế này đã được áp dụng trong thực tiễn quản lý giáo dục đào tạo ở Việt Nam như: Không thu học phí đối với sinh viên các trường sư phạm; áp dụng hệ thống lương thu hút đối với những người lên nhận công tác ở miền núi, hải đảo; ưu đãi điểm chuẩn khi thi tuyển sinh vào cao đẳng, đại học theo khu vực.

Để có một cơ cấu kinh tế mới hình thành theo định hướng của Nhà nước thì đi kèm với mức tăng trưởng về vốn nhân lực theo ngành, theo vùng cần phải có sự gia tăng tương ứng của công nghệ (T) và vốn (K), để sao cho giá trị của hàm sản xuất Cobb-Douglas theo ngành, theo vùng cực đại. Vấn đề này lại thuộc vào nghệ thuật trong quản lý điều hành vĩ mô của Nhà nước.

Có thể nói trong những năm gần đây, tỷ lệ chi cho giáo dục - đào tạo có xu hướng tăng lên. Trong giai đoạn 2005 - 2010, bình quân hàng năm chi cho giáo dục, ở Việt Nam tăng 27,9% trong khi tổng chỉ tăng 22,3%/năm. Năm 2010 tỷ trọng chi cho giáo dục chiếm 5,7% GDP. (Biểu đồ 1)



140.870

118.689

118664

95.071

81293

69645

91595

79.527

52.692

64.305

54798

42943

Nguồn chi cho GD-ĐT (Tổng chi cho GD-ĐT)

Ngân sách

NN cho GD-ĐT

2005

2006

2007

2008

2009

2010

năm

Tỷ đồng

Biểu đồ 1.1: Xu hướng gia tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2005 - 2010

Nguồn: Vụ Kế hoạch tài chính- Bộ GD&ĐT


Như vậy, tốc độ tăng tỷ trọng chi cho giáo dục trong tổng chi trong giai đoạn 2005 – 2010 là 0,63%/năm. Nếu đảm bảo giữ được tốc độ tăng này thì đến năm 2014 tỷ trọng chi cho giáo dục trong tổng chi sẽ đạt 20,0%. Như vậy, mục tiêu chiến lược 20% vào năm 2014 sẽ thực hiện được.

- Vai trò của đào tạo đại học đối với sự phát trển xã hội

Thứ nhất, đào tạo đại học có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân và nâng cao vị thế xã hội của một quốc gia trên trường quốc tế. GD đại học được ví như “cỗ máy cái” trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, tham gia vào hoạt động của hệ thống giáo dục quốc dân có hai đối tượng rất quan trọng và không thể không đề cập tới đó là là thầy và trò. Người ta cũng chỉ dễ dàng nhìn thấy sự tồn tại và phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân thông qua hoạt động giảng dạy và học tập. Chính vì vậy, chất lượng của hệ thống giáo dục quốc dân như thế nào cũng chủ yếu được bộc lộ thông qua chất lượng dạy và học.

Một trong những điều quan trọng hàng đầu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các nhà trường của hệ thống giáo dục quốc dân lại là chất lượng giáo viên. Chất lượng giáo viên được thể hiện qua các mức trình độ được đào tạo và mức độ được nâng cao, cập nhật kiến thức cho đội ngũ này như thế nào để đạt được những mức chuẩn của giáo viên trong từng thời kỳ cụ thể. Tất cả những yêu cầu đó chỉ có thể giải quyết được thông qua các chương trình đào tạo ở các mức khác nhau thuộc phạm vi của giáo dục đại học. Đặc biệt khi nền kinh tế càng phát triển ở trình độ cao, càng đòi hỏi trình độ giáo viên cao hơn, ít nhất là một bậc so


với vị trí mà họ được phép đứng giảng. Ví dụ: Giáo viên giảng dạy ở trường khối phổ thông tối thiểu phải tốt nghiệp trình độ cao đẳng; Giáo viên giảng dạy ở các trường cao đẳng tối thiểu phải tốt nghiệp ở trình độ đại học và giáo viên giảng dạy ở bậc đại học ít nhất phải là thạc sĩ trở lên… . Họ được hưởng “vinh quang”, vì họ có vai trò to lớn đối với chất lượng giáo dục của toàn hệ thống giáo dục quốc dân, nhưng đồng thời nền giáo dục phải chịu trách nhiệm nặng nề là làm thế nào để không ngừng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo cho toàn xã hội.

Khi giáo dục phát triển mạnh sẽ làm cho trình độ dân trí của quốc gia không ngừng được nâng cao, đồng thời tác động trực tiếp tới cải thiện chỉ số HDI và làm cho vị thế xã hội của quốc gia trên trường quốc tế được nâng cao. Thực tiễn phát triển giáo dục ở Việt Nam đã cho thấy: “Nhờ những thành tựu của giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác mà chỉ số HDI của nước ta theo bảng xếp loại của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) 10 năm gần đây có những tiến bộ đáng kể : từ 0,456 - xếp thứ 121 tăng lên 0,682 - xếp thứ 101/174 nước” [30].

Thứ hai, đào tạo đại học góp phần tích cực trong việc thiết lập sự công bằng xã hội. Công bằng xã hội được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm rất nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực khác nhau đều phải giải quyết, đặc biệt nhấn mạnh đến một lĩnh vực cũng rất cần phải có sự công bằng xã hội đó là giáo dục đại học. Ở bậc đại học, công bằng về giáo dục làm sao phải đảm bảo quyền được tham dự đại học của mọi người không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo... Nghiên cứu về vấn đề này, Adelman và Morkis (1973) đã cho rằng: đầu tư vào giáo dục để tăng sự công bằng cả về kinh tế và xã hội, vì công bằng trong phân bố giáo dục thường dẫn đến công bằng trong phân phối thu nhập. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở, bởi nó đưa ra ở một số nước có nền kinh tế phát triển, vốn nhân lực đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, một trong những bất công dễ bị lật tẩy nhất là sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội. Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào đại học của cá nhân lại rất cao (bảng 1.1); nên ai được hưởng lợi về dịch vụ này càng nhiều thì càng có cơ hội làm tăng qui mô thu nhập của họ sau đào tạo. Vấn đề công bằng được tập trung vào việc mở rộng và nâng cao việc nhập học cho phụ nữ ở mọi lĩnh vực, đặc biệt đối với ngành khoa học và công nghệ; đồng thời tạo môi trường thuận lợi để trẻ em và thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn có đủ điều kiện cần thiết để có thể nhập học và học có kết quả cao ở bậc đại học.

Muốn tạo điều kiện cho người nghèo có thể theo học đại học, thì cần có những ưu đãi về tài chính thông qua giảm hoặc miễn các khoản đóng góp về học phí, cấp tín dụng với mức lãi suất ưu đãi,... Để tạo điều kiện cho người sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát


triển có thể theo học đại học thì vấn đề cần ưu đãi ở đây là điều kiện xét tuyển vào đại học cho họ ... Đây chính là những cách thức phổ biến mà hoạt động giáo dục đại học thường áp dụng để góp phần thiết lập sự công bằng về xã hội. Khi xem xét tác động của giáo dục với xoá đói giảm nghèo cần phải nhận thức được rằng việc đầu tư cho giáo dục hôm nay chỉ có thể dẫn đến xoá đói giảm nghèo sau một số năm, khi mà vốn nhân lực của những người nghèo được nâng cao và bắt đầu mang lại lợi nhuận từ việc tăng thu nhập, tăng khả năng tự tìm việc làm và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của gia đình.

1.2. Quản lý tài chính các trường đại học công lập

1.2.1.Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của quản lý tài chính các trường đại học công lập

1.2.1.1. Khái niệm quản lý tài chính

Có nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra cách hiểu về tài chính, tuy nhiên cách hiểu được chấp nhận nhiều nhất là:

Tài chính là một thuật ngữ được sử dụng khi đề cập tới vấn đề liên quan đến sự vận động của các dòng tiền phát sinh trên cơ sở các mối quan hệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế.

Hoặc tài chính là quan hệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế về giá trị.

Hoặc Tài chính thể hiện là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.

Quan điểm tài chính như trên cho phép nhìn nhận đầy đủ, toàn diện về tài chính. Quan điểm vừa chỉ ra mặt cụ thể - hình thức biểu hiện bên ngoài “vật chất” của tài chính – là các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ; vừa vạch rõ mặt trừu tượng – bản chất bên trong của tài chính là các quan hệ kinh tế trong phân phối của cải dưới hình thức giá trị. Từ đó cho nhận thức rằng, quản lý tài chính trước hết là quản lý các nguồn tài chính, quản lý các quỹ tiền tệ, quản lý việc phân phối các nguồn tài chính, quản lý việc tạo lập, phân bổ và sử dụng các quỹ tiền tệ một cách chặt chẽ, hợp lý có hiệu quả theo mục đích đã định. Đồng thời, quản lý tài chính cũng chính là thông qua các hoạt động kể trên để tác động có hiệu quả nhất tới việc xử lý các mối quan hệ kinh tế - xã hội nẩy sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính, trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội.

Theo học thuyết về quản lý của các nhà quản trị học hiện đại như: Taylor, Herry Fayol, Harold Koontz,… có thể khái quát: quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo yêu cầu của chủ thể quản lý tới đối tượng của quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện


mục tiêu của tổ chức trong môi trường biến đổi. Theo học thuyết quản lý tài chính của mình, Era Solomon cho rằng: “Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một đơn vị để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch hành động, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể tăng giá trị cho đơn vị đó”[92]

Bản chất của quản lý tài chính trong mọi tổ chức nói chung là giống nhau. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi ngành nên nó có những nét cơ bản riêng. Các trường đại học công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập, song có nhiều loại đơn vị sự nghiệp như: sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề; sự nghiệp y tế; sự nghiệp văn hóa thông tin; sự nghiệp thể dục

– thể thao và đơn vị sự nghiệp khác.

Quản lý tài chính trong trường đại học nói chung và trường đại học công lập nói riêng sẽ có những nội dung giống như quản lý tài chính ở các doanh nghiệp, ví dụ, các trường cần cân bằng giữa chi phí đầu vào và chi phí đầu ra trong một thời gian dài cũng phải chịu các tác động của nhân tố thị trường như: sự rủi ro, lợi nhuận, sự gia tăng giá cả,…

Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về quản lý tài chính trường đại học công như sau: Quản lý tài chính trường đại học công là quá trình tác động của Nhà nước tới hệ thống quản trị đại học công (bộ máy quản trị đại học công) thông qua hệ thống các công cụ của Nhà nước để thực hiện các chức năng cơ bản từ việc lập kế hoạch tài chính, tổ chức tạo nguồn và sử dụng nguồn tài chính đến kiểm tra, giám sát nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.

1.2.1.2. Đặc điểm, sự cần thiết của quản lý tài chính các trường đại học công lập

Cụ thể cho khái niệm trên bằng mô hình về quản lý tài chính như sau:

Lập kế hoạch tài chính

Cơ quan quản lý Nhà nước

Bộ máy quản trị đại học công

Tổ chức thực hiện

Mục tiêu của Nhà nước

Điều khiển

Kiểm tra giám sát tài chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022