Các Yếu Tố Chi Phối Pháp Luật Đầu Tư Trong Giáo Dục Đại Học

nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện đầu tư về giáo dục đại học ở Việt Nam, được bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trong Luật đầu tư và Luật Giáo dục đều căn cứ vào vai trò, chức năng của Chính phủ, giao cho chính phủ việc quy định chi tiết các vấn đề về hợp tác đầu tư trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng của các nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam. Thời gian qua, chính phủ với nhiệm vụ của mình đã có những hoạt động tích cực, hiệu quả trong việc ban hành những văn bản dưới luật, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học. Trong hệ thống các văn bản dưới luật, cũng có rất nhiều văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, cụ thể hóa quy định về đầu tư trong Luật Đầu tư 2005 và Luật giáo dục 2005.

Luật Giáo dục đại học 2012 (GDĐH) Việt Nam, được ban hành và có hiệu lực từ 1-1-2013, đã xác định rõ chủ trương của Nhà nước về xây dựng một hệ thống GDĐH có tính chất đa dạng, với những loại trường khác nhau nhằm thực hiện những sứ mạng khác nhau và đáp ứng những nhu cầu khác nhau của xã hội. Trong ba loại trường ĐH (nghiên cứu, ứng dụng và thực hành), trường ĐH nghiên cứu có vai trò đặc biệt trong việc duy trì sự ưu tú, tạo ra những kiến thức mới, ý tưởng mới, sáng tạo mới nhằm dẫn dắt tiến bộ xã hội cũng như thúc đẩy sự giàu mạnh của quốc gia. Do vai trò đặc biệt đó, trường ĐH nghiên cứu cần có những đặc quyền, không chỉ về nguồn lực, mà còn là một môi trường hỗ trợ nhằm bảo đảm cho nó thực hiện được những nhiệm vụ trọng yếu của mình.

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012, chính thức có hiệu lực năm 2013 (Điều 64) quy định rõ về nguồn tài chính của các cơ sở giáo dục đại học bao gồm ngân sách nhà nước; học phí và lệ phí tuyển sinh; thu từ các hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; Tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các cá nhân, tổ chức trong nước và nước

ngoài; Đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật[16].

Nghị định 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học.

Nghị định của chính phủ số 06/2000 ngày 06/03/2000 về việc hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục [21];

Thông tư liên tịch Bộ giáo dục và Đào tạo – Bộ kế hoạch và Đầu tư số 14/2005/TTLT – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 14 tháng 04 năm 2005 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2000/NĐ- CP ngày 06/03/2000 của chính phủ về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Đối với việc thu hút đâu tư trong nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành những văn bản quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài quốc dân. Việc tổ chức và thành lập các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài ngân sách nhà nước này hoạt động theo quy chế riêng, theo điều lệ tương ứng với cấp học và bậc học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục [33].

Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Trường đại học [34].

Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam - 6

Từ những văn bản quy quạm pháp luật trên, hoạt động góp vốn thành lập các cơ sở giáo dục nói chung và các cơ sở giáo dục đại học nói riêng của các nhà đầu tư trong nước chủ yếu được quy định chi tiết ở các bản quy chế, điều lệ. Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu điều chỉnh của các quy định về hợp tác quốc tế trong Luật giáo dục và các văn bản hướng dẫn. Trong hệ thống các văn bản quy phạp pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục không thể không kể đến những điều ước quốc tế, những bản cam kết mà Việt Nam đã ra nhập. Tiêu biểu nhất là Biểu cam kết cụ thể về thuwong mại dịch vụ - là kết quả đàm phám quan trọng giữa Cộng hòa xã hội Việt Nam với các thành viên WTO và là phụ lục của Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam. Biểu cam kết dịch vụ gồm 3 phần: Cam kết chung, cam kết cụ thể và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (MFN) [3].

1.4. Các yếu tố chi phối pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học

1.4.1. Yếu tố kinh tế

Sự phát triển khoa học công nghệ làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động trong xã hội. Những thay đổi này đòi hỏi ngành giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải luôn điều chỉnh chương trình đào tạo, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ, hình thức tổ chức đào tạo, phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế tri thức đang hình thành. Một khi phương tiện internet đã trở nên thông dụng, mọi thứ đều có thể trình diễn trên internet thì giáo dục từ xa là một hình thức học tập phổ biến cho tất cả mọi người.

Sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế, xã hội, công nghệ, các trường đại học phải điều chỉnh vai trò của mình như là trung tâm nâng cao tri thức để đáp

ứng nhu cầu nhận thức của mỗi quốc gia. Vai trò truyền thống của các trường đại học như là người canh giữ tri thức của nhân loại hay là người truyền thụ những kiến thức thu nhận được sẽ không còn phát huy được trong thời đại ngày nay. Nhiệm vụ của các trường đại học không chỉ đơn thuần là đào tạo nhân lực mà điều quan trọng hơn là đào tạo được các nhà chuyên gia giỏi và thích ứng nhanh, có khả năng làm chủ và điều khiển được các tình huống thay đổi đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Kinh tế hàng hóa phát triển, thị trường là động được hình thành, Người đi học và người sử dụng lao động có khả năng thu được lợi ích khi tham gia thị trường lao động. Vì vậy họ phải chia sẻ kinh phí cho hoạt động giáo dục đào tạo. Đó là cơ hội cho giáo dục đại học có thêm nguồn lực để phát triển. Như vậy cả người học lẫn người sử dụng đều phải đối mặt với bài toán chi phí

– lợi ích. Tất cả điều đó ảnh hưởng đến quyết định động cơ học tập, việc lựa chọn ngành nghề, tác động đến quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội.

Trong bối cảnh này quyền tự chủ của các trường đại học và việc đảm bảo tự do học thuật phải được tôn trọng. Đây là điều cần thiết để cho các cơ sở giáo dục có thể hoàn thành sứ mệnh của mình, cho hệ thống giáo dục đại học hoạt động có hiệu quả, tăng cường khả năng thay đổi và đón trước. Ở cấp quốc gia, số lượng ngày càng nhiều cơ sở đào tạo hết sức đa dạng cần thiết để đáp ứng các xu hướng đang thay đổi về nhu cầu, sẽ không thể quản lý đúng đắn được chúng nếu không có các cơ chế mềm rẻo, một mức độ phân quyền nhất định. Chính những yếu tốt này ảnh tác động, hưởng đến việc xây dựng và thực hiện pháp luật đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam.

1.4.2. Yếu tố chính trị

Cũng như trong các lĩnh vực đầu tư khác, pháp luật đầu tư GDĐH tồn tại và phát triển song hành với bộ máy cai trị khi xã hội có sự không bình đẳng trong việc phân chia quyền sở hữu dẫn đến xuất hiện các nhóm lợi ích

khác nhau và là sản phẩm của con người. Vì vậy nó luôn luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài hoặc tác nhân môi trường gián tiếp chứa đựng những tư tưởng, động cơ chính trị, năng lực tri thức, ham muốn lợi ích vật chất và tình cảm của con người thông qua bộ máy cai trị và những người làm ra chính sách. Trong xã hội có giai cấp, giáo dục được sử dụng công cụ của giai cấp cầm quyền nhằm duy trì quyền lợi của mình thông qua mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục.

Đảng và Nhà nước ta xác định giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đều hướng tới đáp ứng mục tiêu giáo dục nước nhà. Cụ thể đó là việc chi ngân sách nhà nước hàng năm là nguồn cung cấp tài chính cơ bản để duy trì định hướng sự phát triển hệ thống giáo dục đào tạo quốc dân theo đúng đường lối, chủ chương của Đảng và Nhà nước. Từ năm 2001 đến nay Nhà nước đã dành nguồn ngân sách đầu tư đáng kể cho giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trong tổng chi ngân sách nhà nước tăng dần theo hướng năm sau cao hơn năm trước.

Đảng và Nhà nước quán triệt quan điểm ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở khu vực khó khăn, vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam, đồng thời thực hiện chính sách xã hội hóa mạnh hơn ở khu vực đào tạo.


1.4.3. Yếu tố tâm lý xã hội, ý thức xã hội

Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương rất đúng đắn: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và cũng đã có những biện pháp cụ thể cải cách giáo dục. Tại sao ngành giáo dục vẫn loay hoay lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục? Tại sao khi ta cởi trói cho nông dân và cho các nhà doanh nghiệp, thì nông nghiệp và doanh nghiệp phát triển? Tại sao

chúng ta không cởi trói cho giáo dục để giáo dục phát triển? Ai trói buộc và ai sẽ cởi trói cho giáo dục?

Chính là tư tưởng bao cấp, quan liêu và cào bằng, xa rời thực tế, duy ý chí, phân biệt đối xử cũng như việc lẫn lộn chức năng của cơ quan này với cơ quan khác hiện phổ biến ở nhiều nơi đang tự trói buộc chúng ta. Chẳng hạn như chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục đang lẫn lộn với chức năng thực hành giáo dục của các cơ sở giáo dục. Như hiện nay Bộ đang làm công tác tuyển sinh thay cho các trường đại học trong khi mỗi trường đại học có những yêu cầu khác nhau, lại có một đội ngũ tri thức lớn, làm sao Bộ thay thế nổi.

Những việc cần làm thì chưa làm, hay làm chưa tốt, trong khi lại lấn sân sang công việc của các cơ sở giáo dục, khiến ách tắc, rối bời, làm cho tê liệt tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, làm tăng gấp bội “tinh thần nặng óc khoa cử, luyện thi trong xã hội”, “bệnh thành tích”, “bệnh đối phó”, “bệnh đấu đá”, “bệnh thiếu trung thực” đang tràn lan khắp nơi, ở mọi người kể cả thầy lẫn trò mà hiện tượng quay cóp đang hoành hành, trở thành quốc nạn!

Như một thầy thuốc cần chẩn đoán đúng bệnh và cho đúng thuốc, thuốc đắng giã tật, bệnh nặng đến đâu cũng chữa được! Phải thẳng thắn nhìn vào sự thật những căn bệnh trầm kha của giáo dục Việt Nam nói trên. Và phải biết trị tận căn, mới mong chất lượng giáo dục của Việt Nam được cải thiện.

1.4.4. Yếu tố truyền thống, tập quán xã hội

Yếu tố truyền thống, tập quán xã hội trong chừng mực nhất định có tác động không nhỏ tới sự hình thành quan điểm, đường lối chỉ đạo của các nhà quản lý, nhà giáo dục, người học cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư.

Nhân dân ta từ xưa đã có truyền thống hiếu học, sẵn sàng đầu tư tiền của cho sự nghiệp giáo dục bản thân và nước nhà. Tuy nhiên do lịch sử thời bao cấp và thời chiến tranh để lại. Tình trạng thầy không ra thầy, trò không ra trò, trường không ra trường, lớp không ra lớp là chúng ta hiểu được và đành chấp nhận trong hoàn cảnh lịch sử đó, vì yêu cầu của đấu tranh, một mất một còn, không thể nào khác. Đặc biệt hiện nay trong thời kỳ đổi mới và hội nhập với khu vực và thế giới, yêu cầu hoàn toàn khác, cách làm phải theo quy luật hoàn toàn khác, nếu ta muốn tồn tại và phát triển.

Trong hoàn cảnh đó, yêu cầu của chuyên môn, yêu cầu cao của khoa học kỹ thuật giáo dục chưa phải là yêu cầu hàng đầu.

Ngoài ra, do tư tưởng, con người, cách làm của thời bao cấp, thời chiến tranh manh mún, tùy tiện, quan liêu không dễ gì một sớm một chiều có thể thay đổi ngay được. Đời sống vật chất của giảng viên quá thấp, không ai sống bằng đồng lương, không ai có thể toàn tâm toàn ý và đủ thời gian hoàn thành trách nhiệm chuyên môn của họ. Không thể đòi hỏi nhiều hơn nữa nơi họ vì họ đã chịu đựng như thế là quá phi thường, quá sức chịu đựng của họ rồi, nhất là đối với những người có khả năng và trách nhiệm cao.

Vì vậy, yếu tố truyền thống phong tục tác động không nhỏ tới hoạt động đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam.

1.4.5. Yếu tố hội nhập quốc tế

Toàn cầu hóa và quốc tế hóa đã trở thành xu hướng không thể đảo ngược trong cuộc sống xã hội hiện đại. Thực hiện tốt quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa giáo dục đại học có thể sẽ mang lại ý nghĩa quyết định cho những thành công về giáo dục của đất nước.

Theo Avis et al. (1996), trong xu thế toàn cầu hóa, để không bị mất độc lập và chủ quyền kinh tế, lãnh thổ quốc gia, chính phủ cần duy trì quyền kiểm soát giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, nếu đóng cửa trong hoạch định chính

sách phát triển GDĐH sẽ tạo ra sự lạc hậu của hệ thống. Hơn mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, lĩnh vực GDĐH cần phải hướng ra thế giới bên ngoài, tiếp cận những tinh hoa của thế giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo.

Mở rộng cửa ra thế giới bên ngoài và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, trao đổi quốc tế thực chất là quá trình thực hiện quốc tế hóa nền GDĐH, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng, uy tín và sức cạnh tranh với hệ thống giáo dục thế giới. Nó có vai trò thúc đẩy quá trình hiện đại học và nâng vị thế của cả hệ thống GDĐH. Nó cũng là phương tiện tốt nhất để tạo ra thế chủ động trong việc chống lại chủ nghĩa thực dân mới trong học thuật. Thông qua hội nhập và mở cửa hợp tác quốc tế để từng bước điều chỉnh cấu trúc và cải cách GDĐH theo hướng cạnh tranh quốc tế; phấn đấu đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng đào tạo và học thuật.

Tuy nhiên, vị thế giáo dục đại học nước ta trong thế giới toàn cầu hóa và quốc tế hóa không có nhiều lợi thế. Điều này có nghĩa là giáo dục đại học Việt Nam có thể sẽ bị phụ thuộc nhiều hơn vào các siêu cường học thuật nếu không có những giải pháp hợp lý. Trong nước các trường đại học mạnh luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phân phối kiến thức, trong khi các cơ sở và các hệ thống yếu hơn với nguồn lực ít ở và các chuẩn mực học thuật thấp hơn đành phải chấp nhận sự phụ thuộc.

Vì vậy, hội nhập đồng nghĩa với việc tạo ra áp lực không nhỏ đối với các nhà quản lý, các nhà làm luật, và chính người học. Làm sao tạo môi trường đầu tư thông thoáng, công bằng, dân chủ để khuyến khích đầu tư? Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nước đáp ứng nhu cầu hội nhập? Làm sao để giám sát được chất lượng tổ chức hoạt động giảng dạy và học tập?...Các văn bản quy phạm pháp luật về hoặc động đầu tư cũng như

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2023