trong lĩnh vực giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng cần phải được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với hội nhập quốc tế.
Kết luận chương 1
Trong quá trình phát triển của xã hội với trình độ khoa học kỹ thuật, ngày càng cao, vai trò của giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng ngày càng trở nên quan trọng đối với cá nhân và đối với cả xã hội.
Đầu tư cho giáo dục đại học là việc làm cần thiết không chỉ đối với nhà nước ta mà nó còn ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ cuộc qua nào trên thế giới. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước ta.
Tuy nhiên, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố chính trị, kinh tế, phong tục, tập quán, ý thức xã hội và yếu tố hội nhập quốc tế.
Những nguyên tắc trong đầu tư giáo dục nói chung và đầu tư giáo dục đại học nói riêng phải được giữ vững. Chính vì vậy việc hình thành, xây dựng, bổ sung điều chỉnh chính sách, pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định đến mục tiêu giáo dục nước nhà.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
2.1. Các quy định về chủ thể
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Lý Luận Về Pháp Luật Đầu Tư Trong Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam
- Nội Dung Điều Chỉnh Pháp Luật Đầu Tư Trong Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam
- Các Yếu Tố Chi Phối Pháp Luật Đầu Tư Trong Giáo Dục Đại Học
- Cơ Sở Giáo Dục Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Được Tổ Chức Giảng Dạy:
- Đánh Giá Pháp Luật Đầu Tư Trong Giáo Dục Đại Học Tại Việt Nam
- Những Hạn Chế, Thiếu Sót Và Nguyên Nhân
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
2.1.1. Về nhà đầu tư
Trước đây chủ thể quan hệ đầu tư được quy định khác nhau giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đồng thời chủ đề của quan hệ đầu tư được quy định rải rác ở nhiều văn bản khác nhau. Khi luật đầu tư 2005 ra đời đã mở rộng chủ thể của quan hệ đầu tư và quy định thống nhất về chủ thể của quan hệ đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Theo Khoản 4, Điều 3, Luật Đầu tư 2005, nhà đầu tư được hiểu là tổ chức, cá nhân, thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật đầu tư có hiệu lực; hộ kinh doanh cá nhân; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam [14].
Quy định về nhà đầu tư theo Luật đầu tư năm 2005 thể hiện quan điểm không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế khác nhau, không phân biệt quốc tịch của nhà đầu tư. Đây là cơ sở quan trọng đảm bảo quyền tự do và bình đẳng giữa các nhà đầu tư, đáp ứng yêu cầu bảo đảm và khuyến khích đầu tư trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Điều 13 Luật Giáo dục 2005 quy định: “Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục” [15]. Đó là những quy định chung nhất trong Luật giáo dục, cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về các nhà đầu tư. Cùng với đó, tại Mục 2, Chương VII – Đầu tư cho giáo dục, Luật giáo dục cũng quy định về đầu tư cho giáo dục của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Văn bản luât chỉ dừng lại ở quy định chung chung, chưa chỉ rõ tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài gồm những đối tượng cụ thể nào. Trong các văn bản dưới Luật đã chỉ rõ phạm vi chủ thể, chỉ rõ đối tượng là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Theo Thông tư 14/2005/TT- BGD&ĐT – BKH&ĐT hướng dẫn Nghị định 06/2000/NĐ-CP về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, phạm vi đầu tư được quy định như sau:
- Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: Cơ sở giáo dục nươc ngoài; tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Trong đó có thể hiểu như sau:
+ Cơ sở giáo dục nước ngoài là cơ sở giáo dục được thành lập theo pháp luật nước ngoài;
+ Tổ chức kinh tế nước ngoài là tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật nước ngoài;
+ Cá nhân nước ngoài là người không quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịnh;
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài (Điều 3 – Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ Luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài).
- Nhà đầu tư trong nước bao gồm:
+ Cơ sở giáo dục thuộc hệ tông giáo dục quốc dân;
+ Đơn vị sự nghiệp có chức năng đào tạo;
+ Tổ chức kinh tế bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp; Doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; Hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã. Riêng các doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước 2003; Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi năm 2000 thì áp dụng theo quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2005 sau khi Luật này có hiệu lực.
Như vậy, pháp luật ghi nhận khá cụ thể các chủ thể đầu tư trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên các văn bản này đã ban hành khá nhiều năm về trước nên có những quy định không còn phù hợp với các quy định hiện hành, gây khó khăn cho việc đối chiếu và áp dụng, nếu không có sự liên kết và đối chiếu với pháp luật hiện hành thì sẽ là một trở ngại lớn cho các nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước.
2.1.2. Về cơ quan quản lý nhà nước
Nhóm chủ thể thứ 2 trong các chủ thể cơ bản của quan hệ pháp luật đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Đây là chủ thể thực hiện chức năng quảng lý nhà nước về đầu tư, bao gồm các cơ quan nhà nước khác nhau, với sự phân công, phân cấp về thẩm quyền quản lý cho từng cơ quan một cách phù hợp. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư được phân cấp như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực giáo dục mà mình phụ trách;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục;
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
2.2. Các quy định về điều kiện đối với hoạt động đầu tư trong giáo dục
Điều 29, Luật Đầu tư 2005 quy định về lĩnh vực đầu tư có điều kiện, trong đó có “Phát triển sự nghiệp giáo dục” (Điểm h – Khoản 1)[14].
Điều kiện chung: Giáo dục đào tạo là lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Đối với những dự án đầu tư có điều kiện thì thủ tục đầu tư phức tạp hơn. Cùng một số vốn đầu tư nhưng nếu là dự án đầu tư có điều kiện thì sẽ phải trải qua thủ tục thẩm tra để được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Do tính chất phức tạp của dự án nên muốn được cấp giấy chứng nhận đầu tư phải giải trình điều kiện cần đáp dứng theo quy trình và thủ tục chặt chẽ. Thêm vào đó, cần tuân thủ những quy định chung về đầu tư. Điều kiện tiếp nhận đầu tư nước ngoài phải đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia, không xâm phạm văn hóa, thuần phong mỹ tục, không vi phạm điều cấm của pháp luật trong nước và luật pháp quốc tế. Đó là những điều kiện chung, còn riêng đối với đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, điều kiện đầu tư phân theo hai nhóm chủ thể đầu tư:
* Điều kiện đối với các nhà đầu tư trong nước
Căn cứ vào điều lệ, quy chế và hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập, điều kiện đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân như sau:
- Thứ nhất điều kiện về chủ thể:
Nhà đầu tư trong nước gồm tổ chức, cá nhân đủ năng lực chủ thể. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều không quy định điều kiện đối với nhà đầu tư trong nước. Chính vì vậy có thể hiểu rằng, một chủ thể muốn được sử dụng nguồn vốn của mình để tham gia hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo
dục thì nếu là cá nhân, phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi đầy đủ, là tổ chức phải được thành lập hợp pháp.
Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và thành lập trường đại học tư thục tại Điều 7 quy định việc thành lập trường đại học tư thục phải có ít nhất từ 3 thành viên (tổ chức hoặc cá nhân) tham gia góp vốn điều lệ, trong đó mỗi thành viên chỉ được tham gia góp vốn điều lệ ở không quá 2 trường đại học, cao đẳng tư thục và mức vốn góp tại mỗi trường tối đa là 51% so với vốn điều lệ của trường đó. Tuy không quy định cụ thể điều kiện của thành viên góp vốn nhưng tại mỗi cơ sở giáo dục có vốn đầu tư ngoài quốc doanh, trong quy chế thành lập và hoạt động đều quy định điều kiện người đứng đầu tổ chức đại diện duy nhất quyền sở hữu của cơ sở giáo dục (là Hội đồng quản trị nếu cơ sở giáo dục có từ hai thành viên góp vốn trở lên). Đối tượng tham gia Hội đồng quản trị là người có vốn xây dựng trường. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu trong số các thành viên hội đồng. Tùy thuộc vào hình thức thành lập cơ sở giáo dục, tùy từng bậc học mà pháp luật quy định khác nhau về điều kiện có thể được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị cơ sở giáo dục. Ví dụ: Chủ tịch hội đồng quản trị ít nhất phải có bằng đại học trở lên [36].
- Thứ hai, điều kiện thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập
Các quy định về điều kiện thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập được chứa đựng trong các văn bản Quy chế, Điều lệ cơ sở giáo dục đại học. Ví dụ: Điều lệ trường đại học tư thục (Ban hành kèm theo quyết định số 61/2009/QĐ-TTg); Quy chế trường đại học dân lập (ban hành kèm theo Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg).
Theo các quy định này thì điều kiện để thành lập một cơ sở giáo dục ngoài công lập nhìn chung vẫn phải phù hợp với mạng lưới cơ sở giáo dục,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương và đất nước; chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước; đủ tiêu chuẩn về diện tích, khuôn viên, đội ngũ giáo viên và người học.
Ví dụ, trước khi Luật giáo dục đại học ra đời, cơ sở giáo dục đại học dân lập, điều kiện thành lập như sau:
“1. Đề án thành lập trường phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học và đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.
2. Mục tiêu, chương trình, quy mô đào tạo phù hợp với định hướng phát triển giáo dục đại học của đất nước.
3. Đủ điều kiện ban đầu về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan quy định cụ thể các điều kiện này.
Nếu là cơ sở giáo dục đại học tư thục, điều kiện xây dựng trường là ngoài những điều kiện chung như phù hợp với quy hoạch mạng lưới, có dự án, có mục tiêu, nội dung, quy mô đào tạo phù hợp nhu cầu và mục tiêu phát triển chung của đất nước; được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận…thì còn phải đáp ứng những điều kiện cụ thể như sau:
“… Có đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành nghề đào tạo, đảm bảo thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục; đáp ứng theo yêu cầu quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo: không quá 10 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ; 25 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế - quản trị kinh doanh,…”.
“…Có tổng diện tích đất xây dựng trường không ít hơn 5 ha; thực hiện mức bình quân tối thiểu diện tích 25 m2/1 sinh viên tính tại thời điểm trường có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch đào tạo giai đoạn 10 năm đầu sau khi thành lập; có sơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt đông của nhà trường.
Địa điểm xây dựng đại học phải đảm bảo về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy, người lao động trong nhà trường,…”
“… Vốn điều lệ chỉ để dành riêng đầu tư xây dựng trường, không kể giá trị về đất đai, phải có tối thiểu là 50 tỷ VNĐ được góp bằng các vốn hợp pháp…” [7].
Điều 22, Luật giáo dục đại học 2012 quy định về điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học phải có đủ các điều kiện: “Có dự án thành lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học đã được phê duyệt; Có chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học về việc thành lập cơ sở giáo dục đại học và xác nhận về quyền sử dụng đất; Có xác nhận về khả năng tài chính đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục đại học của cơ quan có thẩm quyền; Đối với cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài còn phải có Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.
Sau thời hạn 04 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục đại học không được cho phép hoạt động đào tạo thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hết hiệu lực” [16].
Có thể nói điều kiện thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập được quy định khá chi tiết, quy định riêng cho từng cấp học, bậc học nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người học.