Đánh Giá Pháp Luật Đầu Tư Trong Giáo Dục Đại Học Tại Việt Nam

giáo dục 100% vốn nước ngoài; cơ sở giáo dục liên doanh; hợp tác trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới. Cụ thể được quy định tại Thông tư số 14/2005/TT-BGD&ĐT-BKH&ĐT như sau:

+ Thành lập các cơ sở giáo dục nước ngoài có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức 100% vốn nước ngoài (gọi tắt là cơ sở giáo dục 100% vốn đầu tư nước ngoài). Cơ sở này thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tự quản và tự chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động giáo dục đào tạo.

+ Thành lập cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh ký giữa hai bên hoặc nhiều bên để đầu tư thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo tại Việt Nam (gọi tắt là cơ sở giáo dục đào tạo liên doanh).

+ Hợp tác đầu tư trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư thực hiện hoạt động giáo dục đào tạo tại việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.

Hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư trực tiếp được quy định trong pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục. Trong Luật Đầu tư 2005, Khoản 16 Điều 3 quy định: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BBC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hình thức hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân”[14]. Đây là hình thức đầu tư dễ tiến hành, các bên tham gia quan hệ đầu tư chỉ ràng buộc với nhau về quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận mà không có sự giàng buộc về mặt tổ chức nên nhà đầu tư có thể nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ, có sự linh hoạt, ít phụ thuộc vào đối tác khi có vấn đề liên quan đến dự án đầu tư. Như vậy, hình thức đầu tư theo hợp đồng BBC phù hợp với những dự án đầu tư ngắn, có thời gian triển khai nhanh. Tuy nhiên, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục thường có thời

gian dài, đối tượng đầu tư vô hình, lợi nhuận chưa nhìn thấy trước mắt nên thực tế còn có rất ít nhà đầu tư lựa chọn hình thức này.

Điều 20, Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 09 năm 2012 của Chính phủ quy định về hình thức đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Cụ thể nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư trực tiếp thành lập cơ sở giáo dục quy định tại Điều 21 của Nghị định này theo các hình thức cơ sở giáo dục 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài và cơ sở giáo dục liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Cơ sở giáo dục 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo các hình thức quy định có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.

Theo Biểu cam kết các ngành dịch vụ khi Việt Nam gia nhập WTO thì cơ sở giáo dục đại học 100% vốn nước ngoài chính thức được phép thành lập hoạt động từ 1/1/2009 [3]. Đây là cơ hội để giáo dục đại học tiếp cận gần hơn với chất lượng quốc tế, tạo môi trường học tập tích cực nhưng cũng là thách thức với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và các cơ sở giáo dục đại học trong nước khi cạnh tranh để thu hút người học.

2.4. Các quy định về thủ tục đầu tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Luật Đầu tư 2005, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 và Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 09 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư. Trong lĩnh vực giáo dục, thẩm quyền thành lập trường đại học công lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là đầu tư có điều kiện, nên các dự án đầu tư phải tiến hành thủ tục thẩm tra đầu tư theo quy định chung. Dự án thuộc diện thẩm tra áp dụng chung cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nươc ngoài.

Điều 49 Luật đầu tư 2005 quy định về thủ tục thẩm tra chung đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, trong đó có lĩnh vực giáo

Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam - 9

duck. Nội dung thẩm tra còn được quy định cụ thể hơn nữa tại điều 46 và Điều 47 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2005. Nghị định 108 quy định về nội dung thẩm tra khả năng đáp ứng điều kiện quy định tại Luật đầu tư và pháp luật có liên quan, quy định trách nhiệm của các Bộ quản lý ngành trong từng lĩnh vực đầu tư cụ thể trong việc thẩm tra các điều kiện của dự án đầu tư [20].

Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học là hoạt động đầu tư phải được Thủ tướng chính phủ chấp nhận chủ trương đầu tư. Thủ tục đầu tư không chỉ được quy định trong Luật đầu tư mà còn được quy định trong Luật Giáo dục. Ngoài việc quy định chung về thủ tục đầu tư trong Luật đầu tư, các nhà đầu tư phải căn cứ vào các văn bản pháp luật trong lĩnh vực giáo dục để thực hiện hoạt động đầu tư. Ví dụ việc đầu tư xây dựng một trường đại học tư thục, nhà đầu tư cần căn cứ vào thủ tục quy định tại Quyết định 61/2009/QĐ- TTg về quy chế trường đại học tư thục [36]. Theo đó, việc thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia tách, giải thể trương đại học tư thục thực hiện theo quy định tại Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia tách, giải thể trường đại học. Tại Điều 3, Quyết định số 07/2009/QĐ – TTg thì thủ tục thành lập một trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quyết định [35]. Cụ thể:

- Bước tiến hành:

+ Bước 1: Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận Dự án đầu tư thành lập trường, thẩm định các điều kiện trình Thủ tướng chính phủ xem xét, phê duyệt chủ chương đầu tư thành lập trường.

+ Bước 2: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định dự án đầu tư thành lập trường và các điều kiện được quy định tại Quyết định này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thành lập trường.

- Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường đại học tư thục gồm:

+ Tờ trình đề nghị thành lập trường đại học trong đó cần nêu rõ: tên trường bằng tiếng Việt và Tiếng Anh. Tên trường phải gắn với địa danh nơi đặt trụ sở chính của trường hoặc gắn với lĩnh vực đào tạo hoặc danh nhân văn hóa, lịch sử;

+ Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận về việc thành lập trường tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phải nêu rõ về sự cần thiết, tính phù hợp của việt thành lập trường so với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; dự kiến địa điểm, đát đai xây dựng trường và khả năng phối hợp, tạo điều kiện của địa phương đối với việc xây dựng và phát triển trường;

+ Dự án đầu tư thành lập trường đại học đáp ứng yêu cầu chất lượng nội dung, hình thức. Nội dung dự án cần làm rõ về sự cần thiết thành lập trường; tính phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường đại học và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; mục tiêu, nhiệm vụ , giải pháp thực hiện; ngành nghề, quy mô đào tạo, tuyển sinh trong từng giai đoạn; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành; số lượng, trình độ giảng viên, cán bộ quản lý; đất đai, vốn điều lệ, dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động; quy hoạch và kế hoạch xây dựng, phát triển trường trong từng giai đoạn.

Trong dự án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học trong 3 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo; có thuyết minh rõ ràng về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển nhà trường trong từng giai đoạn;

+ Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương giao đất để xây dựng trường, trong đó cần làm rõ về địa điểm, danh giới của khu đất;

+ Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng trường, bảo đảm phù hợp với quy mô đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng việc học tập, giảng dạy;

+ Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về khả năng tài chính và điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật của người đầu tư thành lập trường;

+ Đối với việc thành lập các trường đại học tư thục, hồ sơ phải có các văn bản sau đây được lập theo mẫu thống nhất do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

+ Danh sách các thành viên sáng lập;

+ Biên bản cử đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn;

+ Bản cam kết góp vốn xây dựng trường của cá nhân, tổ chức và ý kiện đồng ý của người đại diện đứng tên thành lập trường;

+ Danh sách các cổ đông cam kết góp vốn điều lệ;

+ Danh sách các cổ đông góp vốn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận dự án đầu tư thành lập trường, thẩm định không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư thành lập trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo kết quả thẩm định hồ sơ cho chủ dự án xin thành lập trường. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định đầu tư thành lập trường đại học tư thục trên địa bàn sau khi có văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường của Thủ tướng chính phủ. Giấy chứng nhận đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần được gửi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài

nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Ban Quản lý dự án để triển khai các dự án đầu tư thành lập trường đại học tư thục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, chuẩn bị các điều kiện cần thiết và hồ sơ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, ra quyết định thành lập trường.

Hồ sơ đề nghị Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập trường và quy trình ra quyết định thành lập trường đại học tư thục được quy định rất chặt chẽ tại Điều 3 Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg và Điều 39 của Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền cho phép thành lập trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, Nghị định 73/2012/NĐ-CP cũng hướng dẫn chi tiết liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, cho phép thành lập, mở phân hiệu, mở văn phòng đại diện và đình chỉ tuyển sinh, chấm dứt hoạt động, giải thể, chia tách, sát nhập, hợp nhất cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

2.5. Đánh giá pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học tại Việt Nam

2.5.1. Đánh giá pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam từ góc độ bảo đảm các nguyên tắc

- Đảm bảo tính hệ thống, đầy đủ

Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực đầu tư giáo dục đại học Việt Nam không chỉ có có Luật giáo dục 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục 2005, Luật đầu tư 2005, Luật Giáo dục đại học 2012, Các Quyết định, Chỉ thị, Thông tư,... Tất cả các văn bản luật này tạo thành một hệ thống nhất quán, phù hợp với Hiến pháp, thống nhất trong nội bộ hệ thống pháp luật và tương thích với các văn bản luật thuộc các lĩnh vực khác như lao động, khoa học và công nghệ, đầu tư, thương mại, môi trường v.v… Hệ thống văn bản dưới luật về giáo dục đại học của Việt

Nam khá phong phú và đầy đủ. Quan hệ giữa pháp luật giáo dục đại học và các luật khác trong hệ thống pháp luật giáo dục là quan hệ bổ sung cho nhau. Điều đó có nghĩa là pháp luật giáo dục đại học sẽ bổ sung mà không lặp lại những quy định đã có trong các luật khác về giáo dục, về đầu tư.

- Đảm bảo tính tự chủ cho các cơ sở giáo dục

Ở Việt Nam, từ năm 2005, quyền tự chủ của trường đại học đã được Luật Giáo dục 2005 ghi nhận với nội dung tương tự quan niệm của các nước phát triển: “Trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt động sau đây: 1. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo; 2. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng; 3. Tổ chức bộ máy nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên; 4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; 5. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ” [15].

Quyền tự chủ được tái khẳng định trong Luật Giáo dục đại học (GDĐH) năm 2012: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, KH&CN, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học”[16]. Về học thuật, lần đầu tiên các trường được tưu chủ xây dựng , thẩm định , ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng , đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; tự chủ xác

định chỉ tiêu tuyển sinh; tự in phôi bằng, cấp bằng cho tất cả các trình độ mà

trường đào tạo.

Cũng theo quy định tại Điều 9, trường đại học được xếp hạng theo khung xếp hạng do Chính phủ ban hành. “Thủ tướng Chính phủ công nhận

xếp hạng đối với đại học, trường đại học; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT công nhận xếp hạng đối với trường cao đẳng”[16]. Việc cơ quan nhà nước gánh lấy trách nhiệm xếp hạng các trường vừa tước bỏ quyền tự chủ của cộng đồng đại học trong hoạt động này, vừa ảnh hưởng tới thanh danh của cơ quan nhà nước, bởi vì đối với giới chuyên môn, kết quả xếp hạng của những tổ chức xếp hạng có uy tín mới thật sự có giá trị.

Cùng với việc phân tầng, xếp hạng, Luật Giáo dục đại học cũng quy định mức độ tự chủ khác nhau giữa các trường và để ngỏ khả năng “thu hồi quyền tự chủ”. Điều 32 quy định: “1. Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, KH&CN, hợp tác quốc tế , bảo đảm chất lượng giáo dục đại học . Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với

năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lương giáo dục . 2. Cơ

sở giáo dục đại học không còn đủ năng lực thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, tùy thuộc mức độ, bị xử lý theo quy định của pháp luật”[16].

- Đảm bảo nguyên tắc phi lợi nhuận

Năm 2012 khi Luật Giáo dục đại học (GDĐH) được ban hành, khái niệm “phi lợi nhuận” mới “thể chế hoá” và định nghĩa cụ thể lần đầu tiên. Mục 7 điều 4 của Luật GDĐH 2012 giải thích rằng: Cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học, các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ [16].

• Điều 20 luật Giáo dục 2005 và khoản 3 điều 11 của Luật GDĐH 2012 đều cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi. Trong khi

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí