Định Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Đầu Tư Trong Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam

học nói riêng. Các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam tăng nhanh cả về số lượng, quy mô đào tạo, lĩnh vực đào tạo. Nhiều trường thu hút được nhiều nguồn vốn trong nước và ngoài nước đã từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, các chế độ chính sách cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và ngay cả chính sinh viên đang theo học tại trường, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng đạo tạo, đã dần khẳng định được thương hiệu, có thế đứng vững trãi trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bên cạnh đó, nhiều trường đại học đối với cả công lập và tư thục vẫn chậm đổi mới quan điểm, trì trệ, trông chờ vào nhà nước, dậm chân tại chỗ, thậm chí một số trường tư thục không thu hút, tuyển sinh được sinh viên phải đóng cửa trường. Đặc biệt những bất cập đang là vấn đề nổi cộm tại các trường ngoài công lập như trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học tư thục Hùng Vương TPHCM và nhiều trường khác hiện nay làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, chất lượng giáo dục nước nhà, làm mất lòng tin của người học, của các nhà đầu tư và của cả xã hội.

Hệ lụy của các vấn đề nổi cộm nêu trên xuất phát từ việc môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, rườm rà, chưa thực sự giao quyền tự chủ cho các trường đại học, thiếu công khai minh bạch đã dẫn đến kết quả đạt được trên các mặt đều hạn chế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nước nhà, đồng thời chưa đáp ứng được đòi hỏi của hội nhập kinh tế thế giới, giảm sức hút từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM


3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật để bảo đảm thực hiện được chính sách đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới

Cùng với thực hiện Luật Giáo dục Đại học, cần thể chế hóa các quy định pháp luật về giáo dục đại học như: quy định về quản lý giáo dục đại học theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các cơ sở giáo dục đại học; chỉ tiêu tuyển sinh, phương pháp tuyển sinh, quản lý cấp phát bằng, chứng chỉ trên cơ sở tăng tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của nhà trường trước người học và xã hội; quy định nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn lực có trình độ cao và hội nhập quốc tế; quy định và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học, giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học trong lĩnh vực tài chính nhằm tạo điều kiện cho các trường chủ động xây dựng và phát triển; quy định về nghiên cứu khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hội nhập với hệ thống giáo dục đại học khu vực và thế giới; quy định về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục. Xây dựng cơ chế, chính sách để tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục; quy định rõ về loại hình "trường quốc tế" trong văn bản pháp luật; quy định rõ chức năng quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo với các cơ sở giáo dục có 100% vốn nước ngoài.

Cụ thể các quan điểm chỉ đạo và chủ trương, nhiệm vụ, định hướng phát triển giáo dục nước nhà trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã

được xác định trong Nghị quyết TW2 (khoá VIII), Kết luận Hội nghị TW6 (khoá IX), Nghị quyết Đại hội X, Nghị quyết Đại hội XI để xác định phương hướng để hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt nam hiện nay. Đó là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Thể chế quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đại học là nguyên tắc và phương hướng để hoàn thiện pháp luật giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Các quan điểm của cơ bản và chủ trương của Đảng trong các văn kiện về phát triển sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ mới cần được thể chế hoá trong văn bản pháp luật về giáo dục đại học. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm (2011 – 2015) là: tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vất chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó, nhiệm vụ chủ yếu đối với giáo dục là phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức.

- Cụ thể hoá và phát triển các quy định về giáo dục đại học quy định trong Luật giáo dục hiện hành: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, thể hiện ở sự tập trung cho giáo dục về đầu tư tài chính, đầu tư cán bộ, ban hành các chính sách ưu tiên và tổ chức quản lý giáo dục. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước và nhân dân đã rất quan tâm phát triển giáo dục. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hình thức hoạt động cơ bản nhất của Nhà nước mang tính sáng tạo cao nhằm tạo ra công cụ quản lý: các văn bản quy

Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam - 11

phạm pháp luật. Với tư cách là công cụ của Nhà nước, do Nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, văn bản pháp luật về giáo dục nói riêng và quy phạm pháp luật nói chung là sản phẩm chủ quan của quá trình nhận thức các quy luật khách quan, quá trình phân tích sâu sắc thực trạng kinh tế – xã hội và nhu cầu quản lý Nhà nước làm cơ sở cho việc xác định thái độ, biện pháp tác động cụ thể của Nhà nước đối với các quan hệ xã hội.

- Pháp luật về giáo dục đại học phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành: Việc hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các luật chuyên ngành khác, đặc biệt là các luật mới ban hành trong những năm gần đây (Bộ luật dân sự, Luật khoa học và công nghệ, Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam...). Nhiều vấn đề đang yêu cầu được luật hoá, nhiều điều luật chung đòi hỏi phải được quy định cụ thể, nhiều vấn đề chưa đủ điều kiện ban hành Luật thì cần có các văn bản dưới uật để điều chỉnh các hoạt động thực tế. Vấn đề mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, hội nhập với các nước khu vực và quốc tế là vấn đề thời sự và hết sức cần thiết hiện nay. Nhưng khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động đó chưa đầy đủ và đủ mạnh để quản lý, kiểm tra các hoạt động giáo dục như liên kết đào tạo với 18 các cơ sở giáo dục nước ngoài, quản lý du học tự túc… Trong nhiều lĩnh vực khác, có nhiều vấn đề được quy định chung trong một văn bản luật, đã được cụ thể hoá bằng một pháp lệnh.

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời gian vừa qua

Việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005 và Luật Giáo dục 2005, Luật Giáo dục đại học 2012 là một bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam. Tuy

nhiên một số quy định của Luật và quá trình thực hiện Luật còn tồn tại một số hạn chế nêu trên. Luật Đầu tư cần được hoàn thiện theo hướng:

+ Sửa đổi nhóm các quy định chung của Luật (về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dự án đầu tư ...) làm cơ sở cho việc áp dụng thống nhất điều kiện, thủ tục đầu tư, kinh doanh, khắc phục tình trạng xung đột giữa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Giáo dục và các Luật có liên quan;

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện đầu tư và lĩnh vực đầu tư có điều kiện (đầu tư giáo dục đại học) phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế;

+ Hoàn thiện các quy định về lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, ưu tiên thực hiện các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai ...; quy định thống nhất danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư làm cơ sở để áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, tiền thuê đất, sử dụng đất...

+ Sửa đổi quy định về thủ tục đầu tư theo hướng bãi bỏ quy định Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoàn thiện các quy định về thủ tục đăng ký, thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhằm làm rõ hồ sơ, quy trình, thủ tục, thời hạn thực hiện..., đồng thời bổ sung tiêu chí thẩm tra dự án phù hợp với quy hoạch và yêu cầu quản lý nhằm tránh tình trạng cấp phép tùy tiện, phá vỡ quy hoạch.

+ Hoàn thiện các quy định về phân cấp cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo hướng đảm bảo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch vùng lãnh thổ; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thẩm tra và quản lý hoạt động của dự án.

+ Hoàn thiện các quy định về thủ tục thực hiện dự án đầu tư, đặc biệt là các quy định về thủ tục góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư và các thủ tục có liên quan đến việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, chuyển đổi hình thức đầu tư, hình thức doanh nghiệp ...

+ Bổ sung các quy định về xúc tiến đầu tư nhằm hình thành khung pháp lý về xúc tiến đầu tư đáp ứng yêu cầu vận động thu hút đầu tư trong thời gian tới.

“…Trong khi chưa tìm ra mô hình cụ thể, chủ trương của Chính phủ là khuyến khích các nhà đầu tư tham gia (thể hiện qua việc cho phép thành lập Trường ĐH Fulbright ở VN mới đây). Riêng về tự chủ (học phí và tài chính), trong khi việc vượt trần chi 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục (cả phổ thông và ĐH) là “khó mà nâng được”, việc tìm các giải pháp xây dựng nguồn thu cho ĐH “còn đang nghĩ”, bộ vừa quyết định tháo gỡ mức “trần học phí” quy định trong hàng chục năm qua. Mới đây, bộ đã ban hành Thông tư số 23/2014/TT - BGDĐT về đào tạo chất lượng cao trình độ ĐH, theo đó các trường đã chính thức bước vào giai đoạn tự chủ hoàn toàn trong việc thu học phí. “Vấn đề còn lại là đảm bảo cho chất lượng giảng dạy tương xứng” - ông Ga kết luận”. (Pham Cầm – tuoitre.cn).

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam đáp ứng các yêu cầu hội nhập

Trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giáo dục và nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân đã xuất hiện một số bức xúc do thực tiễn đặt ra cần phải hoàn thiện pháp luật về giáo dục và đặc biệt là hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học tạo cơ sở pháp lý để phát triển mạnh mẽ sự nghiệp phát triển giáo dục, đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá. Pháp luật giáo dục đại học cũng sẽ là hành lang pháp

lý vững chắc cho hoạt động hội nhập quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các cơ sở giáo dục đại học có uy tín trên thế giới thành lập trường, liên doanh, liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục Việt Nam.

Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành chỉ vài tháng trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO và bắt đầu thực hiện lộ trình cam kết với Tổ chức này về mở cửa thị trường đầu tư trong các ngành dịch vụ cũng như các cam kết khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Do tính chất phức tạp, mới mẻ của nhiều cam kết và với thời gian chuẩn bị còn hạn chế, nên việc thực hiện đã không tránh khỏi một số bất cập như: Chưa có quan điểm thống nhất về việc áp dụng cam kết đối với nhà đầu tư không thuộc quốc gia/vùng lãnh thổ là thành viên của WTO; Chưa có quy định cụ thể về việc áp dụng cam kết đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư đã được thành lập tại Việt Nam; Chưa có quy định về việc áp dụng cam kết trong trường hợp nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án đầu tư có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng lại thuộc các ngành/phân ngành dịch vụ được cam kết mở cửa với phạm vi và mức độ không giống nhau; Chưa có quy định về việc áp dụng cam kết đối với các ngành/phân ngành dịch vụ "chưa cam kết" hoặc không được liệt kê trong Biểu cam kết về dịch vụ [20].

Luật Giáo dục 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 thay thế Luật giáo dục 1998 và được Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục 25/11/2009 đây là cơ sở pháp lý quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, hệ thống giáo dục được đổi mới và từng bước kiện toàn; trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao. Tuy nhiên, các quy định trong Luật giáo dục cũng không đáp ứng, thão gỡ được các bất cập trong Luật đầu tư.

Vì vậy, Luật đầu tư trong giáo dục đại học cần được hoàn thiện theo hướng hoàn thiện các quy định về thủ tục thực hiện dự án đầu tư, đặc biệt là các quy định về thủ tục góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư và các thủ tục có liên quan đến việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, chuyển đổi hình thức đầu tư, hình thức góp vốn... Bổ sung các quy định về xúc tiến đầu tư nhằm hình thành khung pháp lý về xúc tiến đầu tư đáp ứng yêu cầu vận động thu hút đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học trong thời gian tới.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam

3.2.1. Giải pháp chung

- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành pháp theo hướng xác định rõ nội dung, thẩm quyền quản lý vĩ mô của Chính phủ và thẩm quyền quản lý nhà nước của từng bộ, cơ quan ngang bộ. Chính phủ tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô về kinh tế - xã hội bằng pháp luật và hướng dẫn thực hiện pháp luật; xác lập cơ chế hữu hiệu để kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình quản lý. Các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan ngang bộ tập trung vào việc xây dựng, ban hành thể chế, kế hoạch, thực hiện quản lý bằng pháp luật trong lĩnh vực đó. Luật hóa việc phân cấp quản lý nhà nước giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Mọi hoạt động quản lý nhà nước đều chịu sự thanh tra, kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên của Chỉnh phủ.

- Tăng cường xã hội hóa hoạt động đầu tư trong giáo dục đại học bằng chính sách, công cụ pháp luật.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2023