cách quy định mở đó cũng không đảm bảo cho việc xác lập giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Phần quy định về hợp đồng bảo hiểm con người của luật này cũng như Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm không đề cập tới giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng bảo hiểm. Về bản chất, thế chấp hợp đồng bảo hiểm là một dạng đặc biệt của thế chấp quyền đòi nợ nên về lý thuyết có thể thiết kế một hợp đồng thế chấp hợp đồng bảo hiểm dưới dạng một hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ. Tuy vậy, do điều 322 của BLDS năm 2005 chỉ nêu một trường hợp duy nhất liên quan đến giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng bảo hiểm như đã phân tích ở trên nên khả năng này ít nhiều tiềm ẩn rủi ro.
1.2. Khái niệm, đặc điểm bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng
1.2.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng
Với đặc thù là đi vay và cho vay lại, hoạt động của các tổ chức tín dụng luôn mang sẵn trong mình nhiều rủi ro. Để hạn chế rủi ro cho mình, các TCTD thường yêu cầu khách hàng phải ký kết giao dịch bảo đảm song song với việc cấp tín dụng cho khách hàng.
Theo nghĩa khách quan, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là tổng hợp các quy định pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện trong đó quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Về mặt chủ quan, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thỏa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra. Ngoài ra, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự còn có tính chất bắt buộc đối với các bên trong giao dịch.
Trên phương diện hợp đồng, theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 406 BLDS năm 2005 và Điều 15 Nghị định số 163 thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đều là những hợp đồng mang tính chất tài sản và là hợp đồng phụ theo đó các biện pháp bảo đảm về mặt tài sản chỉ được xử lý khi có hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của một bên trong quan hệ nghĩa vụ.
Trong hoạt động cho vay của TCTD, bảo đảm tiền vay hiểu theo nghĩa chung nhất là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho bên vay vay.
Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ là việc bên bảo đảm dùng quyền đòi nợ thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ vay của bên vay đối với TCTD. Hay nói nôm na là lấy nợ để bảo đảm nợ.
Như vậy, bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ thực chất là việc TCTD áp dụng biện pháp dân sự vào hoạt động cho vay, biện pháp cụ thể ở đây là dùng quyền đối với một khoản nợ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay của bên vay.
1.2.2 Đặc điểm của bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam - 1
- Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam - 2
- Phân Biệt Quyền Đòi Nợ Với Một Số Quyền Tài Sản Khác
- Nội Dung Của Pháp Luật Về Bảo Đảm Tiền Vay Bằng Quyền Đòi Nợ Tại Tổ Chức Tín Dụng
- Quy Định Của Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Liên Quan Đến Bảo Đảm Tiền Vay Bằng Quyền Đòi Nợ
- Đối Với Hợp Đồng Mua Bán, Cho Thuê Tài Sản Hoặc Cung Cấp Dịch Vụ
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
1.2.2.1. Là biện pháp bảo đảm được thiết lập nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay của bên vay vốn đối với bên cho vay là TCTD.
Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ không tồn tại độc lập mà luôn phụ thuộc và gắn liền với một nghĩa vụ, đó là nghĩa vụ trả nợ tiền vay của bên vay vốn đối với bên cho vay là TCTD. Nghĩa vụ trả nợ tiền vay phát sinh từ hợp đồng chính là hợp đồng vay.
Khi bên vay và TCTD thiết lập hợp đồng vay thì TCTD cho bên vay vay một khoản tiền với điều kiện bên vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền vay đó cộng thêm lãi phát sinh trên khoản tiền vay, kèm theo các chi phí khác liên
quan đến khoản vay khi hết thời hạn vay. Trong mối quan hệ này, TCTD có quyền yêu cầu và bên vay có nghĩa vụ trả nợ vay theo quy định tại hợp đồng vay. Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay có đúng, đầy đủ hay không lại phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính (nguồn trả nợ) và thiện chí hợp tác của bên vay, mặc dù, trước khi quyết định cho vay TCTD đã thực hiện thẩm định, phê duyệt khoản vay theo quy chế và quy trình rất chặt chẽ. Chính vì vậy, trong quan hệ cho vay, khi thiết lập hợp đồng vay, TCTD luôn đặt ra yêu cầu bên vay phải thực hiện biện pháp bảo đảm để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của mình.
Tùy thuộc vào tính chất của từng khoản cho vay (số tiền vay, thời hạn vay, mục đích vay,...), tùy thuộc vào khả năng tài chính của bên vay mà họ đưa ra các biện pháp bảo đảm phù hợp để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Trong bảy biện pháp bảo đảm được quy định trong BLDS 2005 thì biện pháp thế chấp được các TCTD sử dụng thông dụng nhất, được lựa chọn hầu hết trong các giao dịch dân sự về bảo đảm nghĩa vụ. Nếu như trong biện pháp cầm cố tài sản, bên có nghĩa vụ phải “giao tài sản” cho bên có quyền thì trong quan hệ thế chấp bên bảo đảm chỉ “dùng tài sản để bảo đảm” mà “không chuyển giao tài sản đó” cho bên có quyền. Dùng tài sản để bảo đảm mà không phải chuyển giao mà lợi ích của các bên trong quan hệ dân sự vẫn đạt được là một giải pháp hữu hiệu mà chỉ có ở biện pháp thế chấp. Hơn nữa, với biện pháp cầm cố thì đối tượng của cẩm cố phải là một tài sản hữu hình, phải cầm nắm được.
1.2.2.2. Tài sản dùng để bảo đảm tiền vay là quyền đòi nợ
Tương tự như thế chấp một tài sản thông thường, thế chấp quyền đòi nợ là việc một bên (sau đây gọi là Bên thế chấp) dùng tài sản là quyền đòi nợ của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là Bên nhận thế chấp) và không chuyển giao quyền đòi nợ đó cho Bên nhận thế chấp.
Thế chấp quyền đòi nợ cũng có các đặc điểm như thế chấp một tài sản thông thường và để tham gia vào giao lưu dân sự, cũng tương tự như các tài sản khác, quyền đòi nợ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Quyền đòi nợ do các bên thỏa thuận phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Bên bảo đảm thường là bên có nghĩa vụ hoặc là người thứ ba mà người này cam kết dùng quyền đòi nợ của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Nếu quyền đòi nợ thuộc sở hữu chung của nhiều người thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu đó.
- Quyền đòi nợ không phải là đối tượng bị tranh chấp về quyền sở hữu. Nếu quyền đòi nợ đang có tranh chấp thì chỉ khi nào các tranh chấp đó được giải quyết bằng văn bản thỏa thuận giữa các bên hoặc thông qua phán quyết của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới được đưa vào làm đối tượng của các biện pháp bảo đảm.
- Quyền đòi nợ phải phát sinh từ những giao dịch, hợp đồng hợp pháp. Điều kiện này đòi hỏi, quyền đòi nợ để trở thành đối tượng của các biện pháp bảo đảm phải được phát sinh từ hợp đồng hợp pháp. Có nghĩa là hợp đồng đó phải có hiệu lực pháp luật. Phải đáp ứng đủ các điều kiện của một giao dịch dân sự có hiệu lực theo như điều 122 BLDS năm 2005 gồm: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Đối với điều kiện này, tùy thuộc vào từng TCTD sẽ có những quy định nội bộ khác nhau đặt ra để quyền đòi nợ trở thành đối tượng của biện pháp bảo đảm. Điều kiện này là rất quan trọng. Nếu quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng bị vô hiệu do theo quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu hoặc đối tượng Hợp đồng là hàng hóa, dịch vụ bị
cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, nhập khẩu; tài sản bị tranh chấp về quyền sở hữu hoặc tài sản bị cấm cho thuê hoặc cho thuê lại.
Như đã nêu ở phần trên, bảo đảm tiền vay bằng tài sản là việc bên bảo đảm dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ vay của bên vay đối với TCTD. Tài sản dùng để bảo đảm là tài sản theo quy định của pháp luật, có thể là động sản, bất động sản, tài sản hiện hữu hoặc tài sản hình thành trong tương lai,…Đối với bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ thì tài sản bảo đảm đã được xác định chính là quyền đòi nợ. Bên bảo đảm dùng tài sản là quyền đòi nợ thuộc sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay của bên vay đối với TCTD. Quyền đòi nợ được dùng làm tài sản bảo đảm tiền vay là hoàn toàn phù hợp với quy định của BLDS năm 2005, Nghị định số 163 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Quyền đòi nợ hình thành trong tương lai: Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 163 chưa được sửa đổi bởi Nghị định số 11 thì: “Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm” [8, khoản 2 Điều 4].
Nghị định số 11 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 163 đã sửa đổi khoản 2 Điều 4 nêu trên và quy định lại theo hướng liệt kê các tài sản nào là tài sản hình thành trong tương lai và tài sản nào không là tài sản hình thành trong tương lai, cụ thể như sau:
Tài sản hình thành trong tương lai gồm: a) Tài sản được hình thành từ vốn vay; b) Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm; c) Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký
quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.
Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất [10, khoản 2 Điều 1].
Rất dễ nhận thấy danh sách các tài sản hình thành trong tương lai này có vẻ chỉ hướng đến các tài sản hữu hình (cụ thể hơn là nhà ở và các công trình xây dựng), có vẻ khá trùng lặp và chưa bao quát hết các loại tài sản có thể coi là tài sản tương lai, đặc biệt là các quyền tài sản. Rất khó có thể xác định một quyền đòi nợ nào đó có phải là quyền đòi nợ tương lai nếu dựa vào danh sách này. Cần lưu ý một khoản nợ sẽ được thanh toán trong tương lai theo quy định tại một hợp đồng đã được ký kết là một quyền đòi nợ hiện tại chứ không phải là một quyền đòi nợ tương lai.
Quyền đòi nợ có kỳ hạn không phải là một quyền đòi nợ tương lai mà đơn thuần chỉ là một quyền đòi nợ hiện tại. Chẳng hạn, tiền thuê tài sản mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê không phải là quyền đòi nợ tương lai khi mà hợp đồng thuê tài sản ghi nhận các cam kết của bên thuê tài sản đã được ký kết vì trong trường hợp này, quyền đòi nợ đã phát sinh từ một hợp đồng đã được xác lập, duy chỉ việc quyền đòi nợ đến hạn là diễn ra trong tương lai mà thôi.
Ðối với nghĩa vụ dân sự có điều kiện [24, Ðiều 294], sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ chính là điều kiện mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Do điều kiện này chưa phát sinh tại thời điểm xác lập giao dịch (và có thể không bao giờ phát sinh!) nên về nguyên tắc, có thể xem quyền đòi nợ có điều kiện là một quyền đòi nợ tương lai. Chẳng hạn, quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vừa là một quyền đòi nợ có kỳ hạn (trong trường hợp người được bảo hiểm còn sống khi hết thời hạn quy định trong hợp đồng) vừa là một quyền đòi nợ có điều kiện (trong trường hợp người được bảo hiểm
chết trong thời hạn quy định trong hợp đồng). Do việc người được bảo hiểm chết vốn là sự kiện pháp lý có khả năng làm phát sinh quyền đòi nợ bảo hiểm còn chưa diễn ra vào thời điểm sử dụng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ làm tài sản thế chấp để bảo đảm khoản vay chẳng hạn, nên quyền đòi nợ có điều kiện này là một quyền đòi nợ tương lai. Quyền đòi nợ hình thành trong tương lai là quyền đòi nợ còn chưa phát sinh do giao dịch hay sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh quyền đòi nợ này còn chưa diễn ra. Do quyền đòi nợ hình thành trong tương lai rất khó mô tả trong Hợp đồng bảo đảm nên thực tế rất ít các TCTD nhận thế chấp bằng tài sản này.
1.2.2.3.. Một bên chủ thể trong giao dịch bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ là tổ chức tín dụng
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh thông qua sự thỏa thuận của các bên trong một giao dịch dân sự. Trong giao dịch bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD có sự tham gia của các bên chủ thể trong đó bên bảo đảm (bên vay vốn, người thứ ba) có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác … nhưng bên nhận bảo đảm phải là TCTD cho vay.
Tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành "là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng" [30, khoản 1 Điều 4] (trong đó đặc trưng là hoạt động cho vay). Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Với chức năng cho vay được pháp luật thừa nhận, tổ chức tín dụng cho các cá nhân, pháp nhân, tổ chức khác vay vốn trên cơ sở thu hồi nợ gốc và lãi. Vì vậy, để đảm bảo bên vay thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ vay nhằm bảo toàn "số tiền vốn" và số tiền lãi sẽ thu được đầy đủ, TCTD và bên vay thỏa thuận và ký kết thêm hợp đồng bảo đảm bằng quyền đòi nợ. Trong mối quan hệ bảo đảo này, rõ ràng bên nhận bảo đảm luôn luôn là TCTD đã cho bên vay vay vốn, còn bên bảo đảm có thể chính là bên vay vốn hoặc là người thứ ba có tài sản là quyền đòi nợ và dùng tài sản này làm tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho bên vay.
Có thể khẳng định rằng, trong bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD, TCTD là chủ thể luôn được xác định rõ và là chủ thể đặc biệt. TCTD nhận bảo đảm chính là TCTD cho vay, có thể là ngân hàng (ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã) hoặc TCTD phi ngân hàng (như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác). TCTD là chủ thể đặc biệt do hoạt động của TCTD có độ rủi ro cao nên theo thông lệ quốc tế và thực tế đang được áp dụng ở nước ta, TCTD ngoài việc tuân thủ các quy định chung của pháp luật doanh nghiệp, còn phải tuân thủ các tỷ lệ và giới hạn nhất định theo quy định của pháp luật chuyên ngành nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay có bảo đảm bằng quyền đòi nợ nói riêng.
Trên đây là ba đặc điểm cơ bản của bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD. Các đặc điểm này là cơ sở để phân biệt bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ với bảo đảm tiền vay bằng tài sản khác tại TCTD, với các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự khác không có sự tham gia của TCTD.
1.3. Vai trò của bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng
Thứ nhất, bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ góp phần thúc đẩy hoạt động cho vay của TCTD.
Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay của bên vay, là biện pháp chế tài có chức năng dự phạt, là rào cản đối với những đối tượng đi vay có chủ định lừa đảo. Tài sản bảo đảm tiền vay là quyền đòi nợ như là khoản dự phòng làm giảm bớt tổn thất cho TCTD khi bên vay vì một lý do nào đó không thanh toán được nợ vay thì tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ sẽ được xử lý để thu hồi nợ.
Thứ hai, bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ chính là "cứu cánh" cho bên vay vì nhờ có biện pháp này mà bên vay có thể vay được vốn từ TCTD để đầu tư kinh doanh hoặc nâng cao đời sống. Nếu không có quyền đòi nợ làm tài sản bảo đảm và cũng không có tài sản nào khác hay không có một chủ thể