Những Vấn Đề Lý Luận Về Pháp Luật Đầu Tư Trong Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam

Theo Luật đầu tư 2005 về ưu đãi đầu tư giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng được coi là ngành nghề được khuyến khích trên cơ sở có chọn lọc giữa các ngành trong toàn xã hội. Nhà nước dành cho GDĐH một cơ chế ưu tiên, tạo điều kiện để thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Những quy định về ưu đãi đầu tư được ghi nhận cả trong pháp luật về đầu tư và pháp luật về giáo dục, tạo nên một khung pháp lý chung cho các nhà đầu tư trên cơ sở không phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nội dung của ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực GDĐH bao gồm ưu đãi về tài chính, về đất đai cho xây dựng trường học, ưu đãi về thuế thu nhập; đảm bảo về cân đối ngoại tệ đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.

Về điều kiện đầu tư, gồm điều kiện đối với chủ thể đầu tư, điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giáo dục, điều kiện về vốn đầu tư và cơ sở vật chất,…Tuy trên thực tế chúng ta hướng tới mục đích đảm bảo đối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nhưng trong lĩnh vực GDĐH là lĩnh vực đầu tư đặc biệt, vẫn có sự phân biệt nhất định giữa hai loại chủ thể đầu tư này.

1.3. Những vấn đề lý luận về pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam

1.3.1. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động đầu tư trong giáo dục đại học

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh được xem là một quy luật tất yếu, là nền tảng phát triển. Cung và cầu thị trường đóng vai trò nền tảng trong phát triển, phân phối và sử dụng các nguồn lực xã hội.

Quan điểm của các nhà đầu tư là chi phí cực tiểu và đạt lợi ích tối đa cả về phương diện cá nhân và xã hội, được lấy làm thước đo cho việc tính toán,

xem xét và đưa ra quyết định đầu tư một ngành, nghề hay lĩnh vực đào tạo cụ thể nào đó.

Môi trường pháp luật với khung pháp lý hoàn chỉnh và hệ thống các văn bản pháp quy minh bạch điều chỉnh các mặt hoạt động của thị trường dịch vụ sản phẩm GDĐH sẽ bảo đảm và giúp cho thị trường này hoạt động an toàn, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia thị trường. Hệ thống pháp luật đầy đủ sẽ hạn chế một cách hữu hiệu sự nảy sinh các hiện tượng bất công trong xã hội nói chung, trong lĩnh vực GDĐH nói riêng. Chỉ có dựa trên một hệ thống công cụ pháp luật đầy đủ và vững chắc, nhà nước mới có thể điều tiết xã hội thực hiện phân phối lại những kết quả hoạt động kinh tế theo hướng bảo đảm công bằng xã hội cho các nhóm lợi ích bình đẳng trước cơ hội nhập học. Chỉ có một hệ thống luật pháp vững chắc thì nhà nước mới có thể xây dựng được cơ chế, chính sách tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, có trật tự, kỷ cương cho các chủ thể tham gia quản lý, điều hành các hoạt động GDĐH để huy động và phát huy các nguồn lực xã hội phát triển GDĐH.

Nghiên cứu các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, khi những người nghèo không có cơ hội và điều kiện tiếp cận GDĐH, nhà nước thông qua các chính sách phát triển điều chỉnh lại mức độ thụ hưởng các giá trị định hướng trong các mối quan hệ xã hội giữa các thành viên trong cộng đồng, cả về phương diện vật chất, cũng như về phương diện tinhh thần. Nhà nước sử dụng công cụ pháp luật đầu tư trong lĩnh vực GDĐH để tác động, can thiệp vào quá trình vận động của hệ thông GDĐH nhằm loại bỏ, hoặc hạn chế những ảnh hưởng xấu của kinh tế thị trường, bảo vệ lợi ích công cộng của GDĐH.

Thông qua hệ thống pháp luật đầu tư trong lĩnh vực GDĐH, nhà nước định hướng cho GDĐH phát triển theo đúng mục tiêu và tạo lòng tin cho các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển GDĐH, đồng thời nó còn là cơ sở tạo ra một sân chơi bình đẳng, cho các nhà đầu tư trong toàn xã hội tham gia phát triển GDĐH. Thực tế của các nước phát triển chỉ ra rằng, GDĐH chỉ có thể phát triển bền vững, lành mạnh và đúng định hướng dựa trên nền tảng của một hệ thống thể chế, pháp luật đầy đủ, ổn định. Với ý nghĩa đó, việc hoàn chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật, các quy phạm pháp luật đầu tư GDĐH ở cấp độ vĩ mô cần được tiến hành thường xuyên để theo kịp với quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Hệ thống thể chế mới càng phải tăng cường chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước, đồng thời nâng cao quyền chủ động cho các cơ sở đào tạo. Nhà nước chỉ nên thể hiện vai trò, chức năng của người trọng tài điều khiển hơn là trực tiếp tham gia.

Tuy nhiên hiện nay, việc chi đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước quá lớn, đứng trước bối cảnh suy thoái kinh tế, việc xã hội hóa đầu tư cho giáo dục đại học là cần thiết, để đáp ứng các yêu cầu nâng cao cả về số lượng và chất lượng đào tạo, đảm bảo tính công bằng trong giáo dục đào tạo, vừa giảm bớt gánh nặng chi từ ngân sách, vừa khuyến khích được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các nhà hảo tâm, và của chính người học.

Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam - 4

Ngoài ra, khi hội nhập vào khu vực ASEAN và thế giới, muốn tồn tại và phát triển bắt buộc chúng ta phải có sức mạnh cạnh tranh. Muốn có sức mạnh cạnh tranh cao và dài hơi, bắt buộc chúng ta phải đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục, nhất là giáo dục đại học và phải bắt đầu ngay tức thì để có chất lượng ngày càng cao.

Theo Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Số: 760 /BC-BGDĐT) ngày 29 tháng 10 năm 2009 cả nước có 376 trường, đến nay trên cả nước chúng ta đã có trên 412 trường ĐH và CĐ. Hầu hết các tỉnh thành chúng ta đều có trường ĐH, CĐ. Từ quy mô như trên chúng ta có thể khẳng định, công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng được đẩy mạnh, nguồn lực trong xã hội đầu

tư cho giáo dục được huy động ngày càng nhiều. Sự phân bố các cơ sở giáo dục đại học đã dần rộng khắp trên phạm vi cả nước. Điều này là hết sức quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ có chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của từng địa phương và cả nước.

Ngày 15/5, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hữu Đức cho biết theo Bảng xếp hạng QS (Quacquarelli Symond) vừa công bố kết quả xếp hạng các trường đại học châu Á năm 2014, lần đầu tiên, Việt Nam có ba cơ sở giáo dục đại học được lọt vào danh sách năm nay gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội. Về xếp hạng, Đại học Quốc gia Hà Nội thuộc nhóm 161-170, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thuộc nhóm 191-200 và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm 251-300. Hai năm trước đây, Việt Nam chỉ mới có Đại học Quốc gia Hà Nội xếp trong nhóm 201-250 [11]. Tuy nhiên, ở nước ta, các đại học lớn vẫn chưa được đứng trong bảng xếp hạng 150 trường đại học tốp đầu châu Á, trong khi nhiều trường đại học của các nước láng giềng như Philippin, Inđônêsia đã có mặt. Đặc biệt, theo Bảng xếp hạng QS năm 2014, tốp những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của châu Á là Đại học Quốc gia Singapore (NUS), tiếp đến là Viện Khoa học Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), Đại học Hong Kong, Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, Đại học Công nghệ Nanyang (NTU - Singapore), Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (POSTECH - Hàn Quốc) và thứ 10 là Đại học Tokyo (Nhật Bản)[11].

Theo Giáo sư Hoàng Tụy, trên Tuổi trẻ Online (ngày 25/10/2007): “… Có lẽ chỉ 15 - 20% số tiến sĩ có trình độ thật sự tương xứng với bằng cấp đó trên quốc tế. Tương tự, cũng chỉ 15 - 20% số giáo sư, phó giáo sư có trình độ

thật sự tương xứng. Còn lại không chỉ thấp, mà có đến hơn một phần ba thấp đến tệ hại, nhiều người không đứng nổi trong phạm trù “dạy đại học”, dù ở mức thấp. Rất nhiều tiến sĩ của ta trình độ không hơn gì cử nhân ở các nước, rất đông phó giáo sư của ta không so sánh nổi với trợ giảng mới ra trường của họ” . Bài viết của tác giả Chi Mai, trên vietnam.net ngày 3/3/2014: “24.000 tiến sỹ Việt Nam đang làm gì?” đã đưa ra số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sỹ, trong đó có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học, còn khoảng 15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu? Bài viết cũng chỉ ra đích danh một số tên dỹ rởm “bị lộ” hiện nay đang làm việc ở đâu [17].

Mặt khác theo Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngân sách Nhà nước cấp cho các trường đại học thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tăng hằng năm (năm 2006: hơn 259,5 tỷ, năm 2008: hơn 264 tỷ đồng, năm 2011: 151,200 tỷ đồng, năm 2012: 170.349 tỷ đồng). Tuy nhiên, nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ của các trường đại học từ năm 2006 đến năm 2008 còn rất thấp, chỉ chiếm 3,92% trong tổng nguồn tài chính của các trường đại học. Thực tế vẫn chưa có một thống kê nào đánh giá cụ thể tỷ lệ các đề tài nghiên cứu được đưa vào áp dụng, nhưng theo các chuyên gia nhận định, có khoảng 60% kết quả nghiên cứu khoa học được đưa vào ứng dụng, nghĩa là còn 40% kết quả nghiên cứu phải “trùm mền”. Các nhà khoa học không biết giới sản xuất đang cần gì ở họ, còn các doanh nghiệp cũng chẳng hiểu công nghệ mình cần trong nước đã có hay chưa và không thể chủ động đưa ra yêu cầu của mình. Hậu quả là doanh nghiệp tìm đến với công nghệ nước ngoài, nhà khoa học nghiên cứu theo sở thích và chuyện kết quả nghiên cứu “trùm mền” chẳng có gì là khó hiểu[45].

Tại “Đối thoại giáo dục VN: Cải cách giáo dục ĐH” diễn ra trong hai ngày 31/7 và 1/8/2014, là chủ đề được lựa chọn cho hội thảo do Nhóm đối thoại giáo dục phối hợp với Lãnh sự quán Hoa Kỳ tổ chức tại Trung tâm Hoa Kỳ (TP.HCM). Tại đối thoại GS Ngô Bảo Châu và gần 100 học giả, các giáo sư và đại diện các trường ĐH trong và ngoài nước đều nhất chí giáo dục ĐH trong nước đã và đang tụt hậu ngay trong khu vực [4]. Theo PGS.TS Phan Thanh Bình, giám đốc ĐHQG TP.HCM, Việt Nam đang xếp trong nhóm các nước tụt hậu về giáo dục trong ASEAN[11].

Ngoài ra, vấn đề đang được các nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia, các nhà đầu tư và của người dân quan tâm, đó chính là câu chuyện “phi lợi nhuận” trong giáo dục đại học.

Xin được trích dẫn một phần trong bài viết của tác giả Thuận Nhiên được báo Diễn đàn doanh nghiệp đăng ngày 9/8/2014 với nhan đề: “Đầu tư giáo dục nhìn từ trường ĐH Hoa Sen: Mập mờ lợi nhuận-phi lợi nhuận”.

“Có DN phi lợi nhuận?

Trường Đại học Hoa Sen được thành lập năm 2006 với tên gọi Trường Cao đẳng Bán công Hoa Sen. Tiền thân của trường là cơ sở đào tạo nghiệp vụ tin học và quản lí Hoa Sen, có mặt kể từ năm 1991. Khi thành lập, Hoa Sen hoạt động theo tôn chỉ là môi trường tư thục hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, trực thuộc UBND TP HCM và có cơ chế tự chủ tài chính. Theo quy định của Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực từ năm 2013, các trường đại học tư thục sẽ được tổ chức theo mô hình DN, tức có cổ đông và đại hội đồng cổ đông quyết định các chính sách lớn của nhà trường, bầu ra hội đồng quản trị, ban kiểm soát, và hội đồng quản trị bầu ra ban giám hiệu. Nói một cách khác ở một khía cạnh nào đó, ĐH Hoa Sen còn chịu quy định của Luật Đầu tư và Luật DN, Luật Chứng khoán, khi Trường vừa hoạt động trong một lĩnh vực đặc thù vừa như một DN, dù là DN…“phi lợi nhuận”.

Sự bất nhất ngay từ ban đầu của các quy định pháp lí và chịu sự chi phối của nhiều Luật khác nhau khiến hoạt động của Hoa Sen dễ bị xáo trộn, càng dễ bị rơi vào trường hợp sao nhãng mục tiêu ban đầu là hoạt động phi lợi nhuận. Trên thực tế Trường được cơ quan chủ quản địa phương hỗ trợ nhiều chính sách và ưu đãi, song thay vì đầu tư toàn phần cho các hạng mục phát triển giáo dục, khoa học, công nghệ, Trường đã mở ra một số các công ty dựa trên cổ phần vốn góp của mình để thực hiện các thu chi tài chính trái quy định, trong đó có thu vượt học phí của sinh viên – một sai phạm hoàn toàn không đáng có ở một Trường mang danh không vì mục tiêu lợi nhuận - ngoại trừ mục đích rất đáng hoan nghênh của Trường là liên kết mở thêm chương trình để đa dạng hóa nội dung đào tạo đáp ứng nhu cầu của sinh viên”[27].

Như vậy, xuất phát từ lý luận và thực tiễn pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học có ý nghĩa quan trọng trong thể hiện vai trò, định hướng mục tiêu phát triển của Đảng và Nhà nước, góp phần hoàn thiện và đổi mới giáo dục đại học; đảm bảo tính khách quan, công bằng, dân chủ cho các nhà đầu tư; là yếu tố quan trọng trong việc phát huy vai trò của các trường đại học, cao đẳng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; và cũng là cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế về giáo dục đại học. Việc điều chỉnh các quy định của pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học để giải quyêt những vấn đề mang tính hệ thống và cụ thể như hiện nay là cần thiết.

1.3.2. Các nguyên tắc của pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học

- Nguyên tắc phi lợi nhuận

Khái niệm “đại học phi lợi nhuận” đã được nhắc đến nhiều lần trong hơn 20 năm trở lại đây – kể từ khi đại học ngoài công lập đầu tiên ra đời năm 1989, đến năm 2012 khi Luật Giáo dục đại học được ban hành, khái niệm “phi lợi nhuận” mới được “thể chế hoá” và định nghĩa cụ thể lần đầu tiên.

Mục 7 điều 4 của Luật Giáo dục đại học 2012 giải thích: Cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học, các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ [16].

Điều 20 Luật Giáo dục 2005 và khoản 3 điều 11 của Luật GDĐH 2013 đều ghi rõ việc cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi.

Điều 6, Nghị định số 141 ngày ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định “Cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận” [25].

Theo quan điểm của giáo sư Trần Văn Thọ trên báo tuổi trẻ ngày 7/8/2014 “Những người có vốn muốn kinh doanh nên tránh xa lĩnh vực giáo dục và nhà nước phải có cơ chế để những người đó không kinh doanh được trong giáo dục”[43].

Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của đầu tư giáo dục nói chung, và giáo dục đại học nói riêng là đầu tư phát triển, đầu tư mang tính đặt thù riêng, không giống như đầu tư trong các lĩnh vực khác. Nguyên tắc phi lợi nhuận cần phải thực hiện đúng với chủ chương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Nguyên tắc công bằng, dân chủ

Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi hoặc hỗ trợ có điều kiện, có thời hạn đối với việc đào tạo một số ngành nghề quan trọng, thiết yếu, một số mục tiêu, một số địa bàn, không phân biệt thành phần kinh tế. Xóa bỏ độc quyền và đặc quyền của các trường đại học công lập và bảo đảm cho các trường đại học công lập được thật sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động đào tạo,

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí