Chiến Lược Quảng Bá Sản Phẩm Và Thương Hiệu Của Doanh Nghiệp

4.2.5. Chiến lược quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp

Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp có rất nhiều phương án để thực thi bao gồm: quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, hội chợ triễn lãm và tiếp thị trực tiếp... Đây là hoạt động có nhiều công cụ nhất để doanh nghiệp giới thiệu đến khách hàng các hoạt động môi trường đã thực hiện trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, công cụ xúc tiến hữu hiệu nhất là quảng cáo và quan hệ công chúng (PR). Thông qua quảng cáo, quan hệ công chúng...người tiêu dùng sẽ biết nhiều đến chất lượng môi trường của các sản phẩm cũng như thấy được sự khác biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp với các sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm cùng loại khác. Việc tuyên truyền bằng nhiều hình thức cũng sẽ giúp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng cũng như nhận biết sản phẩm sinh thái của doanh nghiệp tốt hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên công bố rõ ràng những lợi ích môi trường của sản phẩm và dịch vụ của mình, và đảm bảo rằng những gì họ tuyên bố trên quảng cáo TV phải được hỗ trợ trên bao bì và trên trang web.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM‌‌


I. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM:

1. Sự cần thiết khách quan của việc xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế thế giới đang phát triển song hành vì cả mục tiêu kinh tế và mục tiêu môi trường cho nên Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chiến lược thân thiện môi trường là một chiến lược kinh doanh của tương lai, vì tương lai, nó không những đáp ứng mục tiêu cạnh tranh và lợi nhuận mà còn thể hiện tính trách nhiệm của những “công dân doanh nghiệp” hiện đại. Có thể tóm lược những nguyên nhân chính cho việc cần thiết phải xây dựng chiến lược thân thiện môi trường trong các doanh nghiệp ở Việt Nam như sau:

Áp lực từ môi trường

Mặc dù Việt Nam đã có Luật bảo vệ môi trường từ những năm 1993, được sửa đổi năm 2005, cùng hàng loạt các văn bản dưới Luật nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn ngày càng trầm trọng. Chúng ta đang phải đối mặt với hầu hết những vấn đề nghiêm trọng nhất về môi trường như: môi trường, đặc biệt là môi trường đô thị và công nghiệp, ngày càng bị ô nhiễm; tài nguyên đất, nước, rừng và đa dạng sinh học tiếp tục bị suy giảm; sự cố môi trường ngày càng gia tăng; mà hầu hết đều có sự tham gia của bàn tay con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Theo báo cáo công bố cuối năm 2008, Ngân hàng Thế giới cho rằng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã lên đến mức trầm trọng sau nhiều năm tăng

trưởng kinh tế cao, có thể chịu mức tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP hàng năm trong khi chi phí xử lý môi trường chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế, dù chính phủ đã rất nỗ lực. Ví dụ, chỉ có khoảng 450 triệu USD (1% chỉ tiêu ngân sách) được dành cho xử lý ô nhiễm môi trường năm 2004, trong khi chi phí cần thiết phải lên đến 2,5 tỉ đôla. Ngoài ra, theo ước tính của tổ chức này, tổng thiệt hại kinh tế nói chung do vệ sinh kém bằng khoảng 2,3% GDP của Việt Nam hàng năm, tương đương 780 triệu đôla Mỹ. [12]

Xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường trong doanh nghiệp - 6

Có thể nói ô nhiễm môi trường và vệ sinh kém đang ăn vào thành quả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Các doanh nghiệp cũng cần phải có trách nhiệm đối với những hệ quả của môi trường mà một phần do doanh nghiệp gây ra.

Áp lực cạnh tranh

Hiện nay, khi mà các chiến lược cạnh tranh đã được các doanh nghiệp áp dụng hầu hết, cùng với mối quan tâm về môi trường của toàn thế giới, các doanh nghiệp đã và đang xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh mới mẻ và bền vững. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Một số doanh nghiệp hiện đã khai thác yếu tố môi trường trong chiến lược kinh doanh của mình và có được những thành công nhất định nhờ việc khai thác sự khác biệt của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp như Toyota, Honda với dòng xe tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường, công ty Phích nước Rạng Đông với sản phẩm bóng đèn compact tiết kiệm điện năng v.v...Việc các đối thủ cùng ngành và các doanh nghiệp khác đang đi theo xu hướng thân thiện môi trường sẽ mở ra một yêu cầu mới đối với các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy các doanh nghiệp này lồng ghép yếu tố môi trường vào chiến lược để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ở thị trường quốc tế thì yếu tố “xanh” của sản phẩm, dịch vụ cung cấp rất quan trọng nhất là khi nó đang được

sử dụng như một rào cản kỹ thuật để thay thế cho các hàng rào thuế quan. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang gặp phải những khó khăn khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng đáp ứng chất lượng môi trường cao. Đây là một bất lợi cho các doanh nghiệp chúng ta khi tham gia vào thương mại quốc tế nhưng cũng cho thấy một thực tế là các doanh nghiệp của chúng ta chưa chú ý đến các vấn đề môi trường, cũng là áp lực bắt buộc các doanh nghiệp phải có kế hoạch xây dựng chiến lược sản phẩm thân thiện với môi trường.

Áp lực từ chính phủ

Tháng 9/1999, Việt Nam đã ký Tuyên bố quốc tế về sản xuất sạch hơn và qua đó khẳng định lại cam kết của Việt Nam về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, trong khi đó, Trung tâm sạch quốc gia đã được thành lập với sự hỗ trợ của UNIDO năm 1998.

Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhưng đối mặt với những thách thức nảy sinh từ vấn đề môi trường đặc biệt ôi nhiễm môi trường do hoạt động của các khu công nghiệp, chính phủ đã ban hành những quy định chặt chẽ hơn đối với các dự án xin phép đầu tư, để tránh tình trạng các cá nhân, tổ chức mang công nghệ lạc hậu vào hoạt động sản xuất trong nước. Cụ thể, văn bản số 465/BC-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình chính phủ về tình hình đầu tư FDI trong 3 năm 2006-2008 và định hướng thu hút FDI cho năm 2009-2010 đã nêu rõ sẽ không cấp phép cho những dự án có công nghệ lạc hậu hoặc tác động xấu tới môi trường.

Ngoài ra, chính phủ cũng đề ra một số giải pháp nhằm quản lý chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp đang hoạt động như: tăng cường kiểm tra kiểm soát các cơ sở sản xuất đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường; chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng; xử phạt

thật nặng hoặc đóng cửa các doanh nghiệp “đen” gây ô nhiễm môi trường cũng như tuyên dương khen thưởng đối với các doanh nghiệp “xanh”.


Áp lực từ người tiêu dùng

Hiện nay người tiêu dùng Việt Nam, nhất là người tiêu dùng thành thị đang ngày càng quan tâm tới chất lượng các sản phẩm hàng hóa, công nghệ thân thiện môi trường để hưởng sự tiện ích cũng như tạo ra một không gian gia đình sạch hơn. Điều này phản ánh qua Hội chợ triển lãm quốc tế về sản phẩm sinh thái 2008 (EPIF 2008), lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam; hội chợ đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Một ví dụ nữa là việc công ty Vedan xả nước thải xuống sông Thị Vải, biến nơi đây thành dòng sông chết, đã gây phẫn nộ trong dư luận, làm thay đổi thái độ của mọi người dân về môi trường. Trên các diễn đàn, báo chí, nhiều thành phần người tiêu dùng Việt Nam lên tiếng phản đối hành vi vi phạm của các công ty làm lợi trên tài nguyên đất nước, phản đối việc hy sinh môi trường để đổi lấy phát triển kinh tế. Một số người tiêu dùng đã lên tiếng phản đối, tẩy chay sản phẩm của các công ty vi phạm, gây ô nhiễm môi trường. Điều này gây áp lực cho các doanh nghiệp, bắt buộc các doanh nghiệp phải chú ý hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Áp lực từ người tiêu dùng có thể thấy rõ nhất đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu. Người tiêu dùng nước ngoài có yêu cầu rất cao với các sản phẩm, dịch vụ không chỉ chất lượng của sản phẩm mà còn là chất lượng môi trường. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn để được tiêu dùng những sản phẩm sinh thái. Với yêu cầu khắt khe như vậy, hiện nay việc xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải những khó khăn bởi vấn đề môi trường đã được sử dụng làm hàng rào kỹ thuật để hạn chế và kiểm soát hàng hóa của các doanh nghiệp vào các thị trường này. Vấn đề đặt ra cho các doanh

nghiệp xuất khẩu là phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đáp ứng thị hiếu của thị trường quốc tế.


2. Thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Giống như nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường tương đối nặng nề và hơn lúc nào hết vấn đề trách nhiệm xã hội của các nhà sản xuất, các hãng kinh doanh đang được bàn luận rất nhiều trên các hệ thống truyền thông trong nước. Một điều dễ nhận thấy là công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam đang càng ngày càng trở nên chặt chẽ và hoàn thiện hơn, kể cả trên phương diện hệ thống pháp luật, các cơ quan đặc trách về môi trường. Có thể xem đây là những cảnh báo nhằm vào các doanh nghiệp nhưng mặt khác cũng là lúc cho các ý tưởng sáng tạo. Một chiến lược kinh doanh về môi trường hợp lý vào thời điểm này, khi cả xã hội, chính phủ, truyền thông và người dân đều đang quan tâm với vấn đề môi sinh, sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện hình ảnh mà còn tạo ra nhiều lợi ích khác.

Chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường được áp dụng khá phổ biến ở các quốc gia phát triển trên thế giới và cũng đang dần được chú ý ở Việt Nam nhưng vẫn đang trong giai đoạn sơ khai. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã lồng ghép mục tiêu bảo vệ môi trường vào trong chiến lược kinh doanh của mình, nhưng vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhắm đến các thị trường xuất khẩu:

- Các doanh nghiệp lớn của Việt Nam xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với ưu thế về nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý, các doanh nghiệp này đang hướng đến việc tiếp cận thân thiện môi trường theo hướng từ trên xuống; chú trọng vào việc tìm kiếm các nguồn năng lượng, tìm kiếm và

cải tiến công nghệ sử dụng ít hoặc tiết kiệm năng lượng hay sử dụng năng lượng sạch, phát minh sáng chế ra các sản phẩm thân thiện môi trường. Các doanh nghiệp này lại có được lợi thế là được tiếp nhận công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường từ Tập đoàn mẹ. Ví dụ, Honda Việt Nam với dòng xe Honda Civic đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam có thể thỏa mãn tiêu chuẩn khí thải Euro 4 và giảm tiếng ồn một cách hiệu quả nhờ áp dụng hệ thống mới về lắp đặt động cơ trên ô tô.

Ngoài ra, một số Tập đoàn lớn trong nước như Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Sài Gòn, Tổng Công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Hà Nội, Tổng Công ty Chè Việt Nam, Tổng Công ty Xây lắp Máy Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam...cũng đã xây dựng các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và đầu tư sản xuất sản phẩm an toàn và thân thiện môi trường.

- Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai là các thị trường có chất lượng môi trường rất cao, khách hàng rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe và an toàn (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Singapore...). Do vậy, ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, hàng hóa Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức rất lớn để đáp ứng các yêu cầu môi trường trong việc tiếp cận các khu vực thị trường nói trên. Những nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Nhiều lô hàng thủy sản, thịt, rau quả của ta xuất sang EU, Hoa Kỳ, Úc trong những năm vừa qua bị trả lại hoặc bị cảnh cáo do còn chứa dư lượng độc tố và vi sinh cao, chất lượng bao bì không đảm bảo, quy trình vận chuyển, bảo quản chưa khoa học...

Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đều đã tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường theo các cấp độ khác nhau: có doanh nghiệp đầu tư công nghệ thân thiện môi trường, đầu tư các trang thiết bị xử lý, hạn chế ôi

nhiễm, áp dụng các quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn thực hành về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm như ISO 14000, SA 8000, HACCP. Có thể thấy, các doanh nghiệp này đều đang tiếp cận môi trường chủ yếu theo hướng từ dưới lên, đi từ năng lực đáp ứng các yêu cầu môi trường hiện tại của doanh nghiệp, khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn môi trường thay vì tìm kiếm các giải pháp tìm kiếm các sản phẩm thân thiện môi trường vì những hạn chế về tài chính, nhân sự, khoa học công nghệ...

Các doanh nghiệp Việt Nam đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu tiếp cận thân thiện môi trường theo hướng tập trung vào quá trình sản xuất trong đó nổi bật là giải pháp cải tiến quy trình sản xuất theo hướng sản xuất sạch hơn, tìm kiếm các giải pháp tối đa hóa việc sử dụng nguyên liệu đầu vào và giảm thiểu chất thải. Theo thống kê của Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, hiện cả nước mới có khoảng 200 doanh nghiệp thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn, và đều được thông qua các dự án hỗ trợ từ phía Chính phủ và các quốc gia phát triển khác như Thụy Sĩ, Đan Mạch...Còn đại đa số trong hơn 400.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang áp dụng công nghệ gây tác động xấu đến môi trường (tương đương với tỷ lệ 1/2000 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường).

Một điều cơ bản dễ nhận thấy ở các doanh nghiệp đầu tư cho vấn đề môi trường đó là việc các doanh nghiệp đầu tư, thực hành sản xuất để đạt được các chứng nhận về môi trường đặc biệt là chứng chỉ ISO 14000. Các doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 14000 đa số là các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài như Honda, Toyota, Panasonic,... Hiện nay, chứng chỉ ISO 14000 cũng đang được cấp cho khá nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong đó các ngành nghề như chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát...), điện tử, hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), vật liệu xây dựng, du lịch - khách sạn đang chiếm tỷ lệ lớn và sau hơn 10 năm triển khai

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí