Thực Trạng Các Quy Định Về Xử Lý Tang Vật Và Cứu Hộ Động Vật Hoang Dã

của vi phạm hoặc đối tượng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự (chưa được xóa án tích) cho một số hành vi tương tự như hành vi phạm tội mà còn vi phạm thì mới đáp ứng cấu thành tội phạm theo Điều 153, 154, 155 BLHS. Theo đó, Điều 153, 154, 155 BLHS chỉ áp dụng cho vi phạm đối với “hàng cấm” nếu „hàng cấm” này “có số lượng lớn” trở lên. Cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể khối lượng, số lượng ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm như thế nào thì được coi là “hàng cấm” “có số lượng lớn”, “có số lượng rất lớn” hoặc “hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn”.

Chính vì vậy , môt

số lươn

g lớn các vu ̣án buôn lâu

̀ ng tê giác , ngà voi từ

nước ngoài về Viêṭ Nam hiên đang không thể xử lý , làm giảm ý nghĩa răn đe ,

phòng ngừa đối với loại tội phạm này.


Vụ việc tham khảo

Chỉ tính riêng từ năm 2010 đến nay , cơ sở dữ liệu của ENV đã ghi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

nhâṇ 76 vụ vi phạm liên quan đến vận chuyển /buôn lâụ ngà voi và̀ ng tê giác được phát hiện . Tuy nhiên, ENV chỉ ghi nhâṇ 2 vụ vi phạm về ngà voi

đươc̣ đưa ra xé t xử . Trong cá c vu ̣ viêc̣ đã đươc

Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam - 9

̣ đưa ra

xét xử , các cơ quan

chứ c năng đều tiến hà nh điṇ h giá số ngà voi bi ̣tic̣ h thu để á p duṇ g khung hình phạt cho đối tượng vi phạm (tuy rằng đây là măṭ hà ng cấm kinh doanh nên không có giá thi ̣trườ ng để đối chiếu ). Hình phạt tối đa đươc̣ á p duṇ g đối vớ i môṭ đối tươṇ g vi phaṃ là 18 tháng tù treo.

Cơ sở dữ liệu Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV).

Lưu ý : Số liêụ trên đươc̣ thống kê trên cơ sở̃ liêụ quốc gia của ENV thiết lâp̣ từ năm 2005. Không loaị trừ trườ ng hơp̣ môṭ số vu ̣ viêc̣ đã đươc̣ xé t xử nhưng không đươc̣ ENV ghi nhâṇ .

Năm 2014, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã chủ trì soạn thảo Thông tư hướng dẫn về khối lượng ngà voi, sừng tê giác như thế nào thì được coi là “lớn”, “rất lớn” hoặc “đặc biệt lớn”. Thông tư hướng dẫn này ra đời sẽ tạo

điều kiện rất thuận lợi cho việc áp dụng các quy định tại Điều 153, 154, 155 để xử lý đối với các vi phạm liên quan đến sừng tê giác và ngà voi. Tuy nhiên, quy định này lại không hề có ý nghĩa đối với các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được coi là “hàng cấm” khác.

Thứ ba, quy định “Tội huỷ hoạ nguồn lợi thuỷ sản” tại Điều 188 vẫn còn nhiều thiếu sót.

Điều 188 BLHS quy định về “Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản” theo đó, một trong các hành vi được xem là cấu thành tội phạm theo quy định của Điều này là hành vi “Khai thác các loài thủy sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ” nếu hành vi này “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”. Tính tới thời điểm hiện tại, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Danh mục các loài thủy sinh quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ (đính kèm Quyết định 82/2008/QĐ- BNN, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 01/2011/TT-BNNPTNT) và Danh mục các loài thủy sinh bị cấm khai thác (Phụ lục Thông tư 62/2008/TT-BNN). Ngoài ra, Chính phủ cũng ban hành Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong đó có liệt kê một số loài thủy sinh nguy cấp, quý, hiếm như rùa biển. Chính việc có nhiều danh mục các loài “thủy sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ” trong khi không có hướng dẫn nào về việc thực thi Điều 188 BLHS dẫn đến việc các cơ quan thực thi pháp luật gần như không thể áp dụng quy định này để xử lý đối với các vi phạm liên quan đến loài “thủy sản quý hiếm bị cấm” như trong cấu thành Điều 188 BLHS bởi lo sợ “áp dụng nhầm” Danh mục, không đúng dụng ý của nhà làm luật.

Mặt khác, một trong các trường hợp để hành vi “khai thác thủy sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ” được truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 188 BLHS là hành vi đó phải “gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuy

nhiên, tương tự như đối với “danh mục loài thủy sản quý hiếm bị cấm”, hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc khai thác với hậu quả “bao nhiêu” và “như thế nào” thì được coi là khai thác “gây hậu quả nghiêm trọng” hay “hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” để áp dụng các khung hình phạt của Điều 188 BLHS. Chính vì thế, tuy có quy định tại Điều 188 BLHS nhưng hầu hết các vi phạm liên quan đến các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm đều chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 103/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 12/09/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản (sau đây gọi tắt là “Nghị định 103”).

Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành của BLHS, chỉ hành vi “khai thác” các loài thủy sản quý, hiếm bị cấm gây hậu quả nghiêm trọng mới được xem xét xử lý hình sự. Các hành vi giết, mua bán, vận chuyển, tàng trữ/lưu giữ, nuôi, nhốt, chế biến không thể xem xét xử lý hình sự do không đáp ứng được các hành vi cấu thành tội phạm quy định tại Khoản 1 Điều 188 BLHS.

Xét đến mục đích cao nhất của Điều 188 BLHS là nhằm bảo vệ và duy trì số lượng quần thể các loài thủy sản quý, hiếm bị cấm, trong khi đó các hành vi giết, mua bán, vận chuyển, tàng trữ/lưu giữ, nuôi, nhốt, chế biến cũng dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng số lượng quần thể của các loài này.

Thêm vào đó, xem xét trên tính hợp lý, hoạt động khai thác “gây hậu quả nghiêm trọng” sẽ luôn đi kèm với các hành động giết, mua bán, vận chuyển, tàng trữ/lưu giữ, nuôi, nhốt, chế biến bởi bản thân hoạt động này không mang lại nhiều lợi ích cho các đối tượng vi phạm. Nói cách khác, hoạt động khai thác “gây hậu quả nghiêm trọng” chỉ là hoạt động kéo theo do nhu cầu mua, nuôi nhốt và được trợ giúp bởi hoạt động vận chuyển, tàng trữ/lưu giữ, giết, chế biến. Các hành vi này có liên hệ một cách chặt chẽ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng quần thể các loài thủy sinh nguy cấp, quý hiếm

bị cấm và cần được quản lý một cách đồng bộ. Tuy nhiên, xử phạt hành chính là không đủ sức răn đe so với tính chất nguy hiểm cho xã hội của các hành vi khai thác, giết, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ/lưu giữ, nuôi, nhốt, chế biến các loài thủy sản quý hiếm bị cấm. Tương tự như các loài ĐVHD khác, các loài thủy sinh hoang dã quý hiếm trong nước sẽ sớm tuyệt chủng nếu như pháp luật không có những sửa đổi kịp thời nhằm đưa ra những chế tài nghiêm khắc, đủ tính răn đe cho các đối tượng vi phạm. Vì vậy, việc không quy định xử lý hình sự hành vi giết, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ/lưu giữ, chế biến, nuôi, nhốt các loại thủy sản quý hiếm bị cấm nếu gây hậu quả trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự mà còn tiếp tục vi phạm là không tương thích với các quy định pháp luật khác của BLHS liên quan đến “hàng cấm” và “loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Thứ năm, quy định về xử lý vi phạm hành chính trùng lặp, mâu thuẫn

Hiện tại các quy định về xử lý vi phạm hành chính về quản lý bảo tồn ĐVHD được quy định rải rác trong rất nhiều văn bản pháp luật nên nguy cơ trùng lặp, mâu thuẫn giữa chúng với các quy định là điều khó tránh khỏi. Cụ thể là:

- Xử lý vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm được thực hiện theo quy định của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Xử lý vi phạm các quy định về bảo vệ các loài thuỷ sản được thực hiện theo Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/09/2013 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản;

- Xử lý vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm là “hàng cấm” được thực hiện theo Nghị định số 185/2013/NĐ- CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Xử lý vi phạm về lưu giữ sản phẩm, bộ phận loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được thực hiện theo quy định tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Điều 42, 43, 44).

Ví dụ cụ thể về sự mâu thuẫn, chồng chéo là hành vi buôn bán loài ĐVHD thuỷ sinh thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như rùa biển có thể xử lý theo quy định tại Điều 190 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Nghị định 103/2013/NĐ-CP. Thậm chí, do rùa biển cũng đồng thời thuộc danh mục đối tượng thuỷ sản cấm khai thác và Danh mục thuỷ sinh nguy cấp quý, hiếm cần được bảo vệ, bảo tồn và phát triển nên có đến hai quy định xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định 103/2013/NĐ-CP có thể được đồng thời áp dụng cho hành vi “buôn bán” rùa biển là Điều 7 và Điều 28.

Thứ sáu, căn cứ xử lý vi phạm hành chính bất hợp lý

Hiện nay, giá trị bằng tiền là căn cứ xử lý hầu hết các vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường nói chung và bảo vệ ĐVHD nói riêng. Cụ thể, hầu hết các mức hình phạt để xử lý vi phạm đối với ĐVHD nguy cấp, quý hiếm đều căn cứ vào giá trị quy ra tiền của động vật, bộ phận hoặc dẫn xuất của chúng (Nghị định 157/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định 179/2013/NĐ- CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường). Điều này là bất hợp lý khi quy định của Nghị định 157/2013/NĐ-CP được áp dụng với các vi phạm liên quan đến loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB và Nghị định 179/2013/NĐ-CP được áp dụng đối với loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Bởi lẽ theo quy định của Nghị định 32/2006/NĐ-CP, các loài động vật rừng nhóm IB là loài “nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại” và theo quy định của Luật Đầu tư 2014

(có hiệu lực từ ngày 01/07/2015), kinh doanh loài thuộc Phụ lục 3 của Luật (bao gồm tất cả các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ) là ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh. Điều này có nghĩa là các loài này là “hàng cấm” và không có giá chính thống trên thị trường. Việc pháp luật cấm buôn bán các loài này nhưng lại xử lý vi phạm liên quan đến “hàng cấm” đó dựa trên giá trị xác định từ các giao dịch trái pháp luật là phi logic. Nếu pháp luật thừa nhận giá trị giao dịch đó là có tồn tại thì cũng đồng nghĩa thừa nhận có một thị trường chứa đựng giao dịch phi pháp đang tồn tại song song (thực tế được gọi là thị trường chợ đen). Vấn đề đặt ra là nếu cơ quan thẩm quyền không xác định được giá trị quy ra tiền của tang vật vi phạm là động vật, bộ phận hay dẫn xuất của chúng thì đồng nghĩa với việc không xử lý được hành vi vi phạm. Thực tế đã chứng minh hầu hết các vụ việc không xử lý được vì không xác định được giá trị làm căn cứ vi phạm. Vì vậy, việc thay đổi căn cứ để xem xét xử lý vi phạm là cần thiết. Trong đó, các yếu tố về trọng lượng (gam, kilogam), yếu tố bộ, họ, loài hay số lượng cá thể động vật là tang vật, hoàn toàn có thể áp dụng để xử lý hiệu quả để tránh được tình trạng trên. Ví dụ, quy định về áp dụng kilogam tại Điều 7 Nghị định 103/2013/NĐ-CP có thể là một giải pháp phù hợp với các loài nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác, kinh doanh vì mục đích thương mại.

Thứ bảy, có sự chênh lệnh trong mức xử phạt vi phạm hành chính giữa loài động vật rừng và ĐVHD thuỷ sinh.

Tuy cùng là các loài nguy cấp, quý, hiếm cần bảo vệ nhưng loài thủy sinh có mức phạt thấp hơn nhiều so với loài động vật rừng. Ví dụ, mức tối đa của khung hình phạt theo Nghị định 103 là 100 triệu đồng đối với cá nhân (200 triệu đồng đối với tổ chức) chỉ bằng 1/5 mức tối đa của khung hình phạt theo Nghị định 157 là 500 triệu đồng đối với cá nhân (1 tỷ đồng đối với tổ chức). Điều này cũng phản ánh mức độ quan tâm tới bảo vệ các ĐVHD thủy sinh còn chưa được tương xứng.

2.1.3. Thực trạng các quy định về xử lý tang vật và cứu hộ động vật hoang dã

Thứ nhất, hiện nay, Thông tư 90/2008/TT-BNN ngày 28/08/2008 của

Bộ Nông nghiêp

và Phát triển Nông thôn hướng dẫn xử lý tang vật là động

vật rừng sau khi xử lý tịch thu (sau đây gọi tắt là “Thông tư 90”) đang được coi là “cẩm nang” được các cơ quan chức năng địa phương (chủ yếu là lực lượng Kiểm lâm) áp dụng để tiến hành xử lý tang vật ĐVHD. Tuy nhiên, văn bản này hiện đang bộc lộ nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo tồn các loài ĐVHD, cụ thể:

- Văn bản này hiện chỉ giới hạn phạm vi điều chỉnh trong việc xử lý tang vật đối với các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB và IIB ban hành kèm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (sau đây gọi tắt là “Nghị định 32”), các loài động vật rừng thuộc Phụ lục I và II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES) và các loài động vật rừng thông thường “sau khi xử lý tịch thu của các vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”. Điều này đồng nghĩa với việc Thông tư 90 không thể áp dụng đối với tang vật loài động vật rừng tịch thu trong các vụ án hình sự và với tất cả các loài ĐVHD thuỷ sinh.

- Thông tư 90 hiện đang cho phép “bán” và “bào chế thuốc” từ tang vật ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm. Theo quy định tại Điểm c, d Khoản 1 và Điểm c, d Khoản 2 Chương I, Phần B, Thông tư 90, tang vật là các loài ĐVHD thuộc Nhóm IB – IIB còn sống sau khi tịch thu được phép bán cho các vườn thú; đơn vị biểu diễn nghệ thuật; cơ sở gây nuôi sinh sản động vật; “tổ chức, cá nhân kinh doanh động vật rừng hợp pháp” theo quy định của pháp luật. Sản phẩm, bộ phận hoặc cá thể loài thuộc Nhóm IB - IIB đã chết được phép chuyển giao

cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, cơ quan quản lý chuyên ngành, trung tâm cứu hộ loài đó để làm tiêu bản hoặc chuyển giao cơ sở y tế để nghiên cứu, bào chế thuốc. Phương pháp này được áp dụng tương tự với các loài thuộc Phụ lục I và Phụ lục II CITES.

Nhóm IB theo quy định tại Nghị định 32 là nhóm ĐVHD bị nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì ĐVHD (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến) thuộc Phụ lục Công ước CITTES và danh mục cấm khai thác và sử dụng theo quy định của Nghị định 32/2006/NĐ-CP đều được liệt kê là hàng cấm. Theo Điều 5, Nghị định 59/2006/NĐ-CP, việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Như vậy, việc cho phép “bán” tang vật là các loài thuộc nhóm IB và Phụ lục Công ước CITES là không phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước. Ngoài ra, việc cho phép “bán” tang vật là các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm

sẽ vô tình biến các cơ quan chức năng trở thành một mắt xích để “hợp pháp

hóa” tang vật ĐVHD bất hợp pháp và đưa các tang vật này trở lại lưu thông trên thị trường với tư cách là “sản phẩm hợp pháp”. Điều đó có nghĩa là “chuỗi buôn bán trái phép ĐVHD” sẽ không cắt đứt sau khi đối tượng bị xử phạt. Do đó, trong trường hợp này, việc tịch thu tang vật ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm không có ý nghĩa răn đe mà chỉ làm giảm lợi nhuận của các đối tượng vi phạm khi phải “mua lại” ĐVHD bị tịch thu từ cơ quan chức năng.

Quan tron

g hơn cả , hình thức xử lý này không phù hợp với mục tiêu bảo tồn

mà vô tình kích thích nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm ĐVHD và do đó tiếp tục thúc đẩy hoạt động buôn bán, tiêu thụ trái phép ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm.

Tương tự như vậy, việc cho phép chuyển giao ĐVHD nhóm IB và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2024