Thực Tiễn Thi Hành Pháp Luật Về Bảo Vệ Động Vật Hoang Dã Ở Việt Nam

nhóm IIB đã chết, sản phẩm, bộ phận của chúng cho các cơ sở y tế để bào chế thuốc, sau đó đưa sản phẩm vào sử dụng hay bán ra thị trường cũng góp phần kích thích nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ĐVHD và vô hình trung thúc đẩy hoạt động khai thác trái phép các loài ĐVHD.

+ Thông tư 90 quy định việc áp dụng các biện pháp xử lý tang vật theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới, trong đó chỉ xem xét áp dụng biện pháp liệt kê sau khi không thể xử lý được bằng biện pháp liệt kê trước. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ quan chức năng không tiến hành tuần tự các bước như theo quy định trong văn bản pháp luật. Thay vào đó, khi tịch thu các loài ĐVHD bị thương, yếu, các cơ quan chức năng thường chọn phương án bán đấu giá (biện pháp liệt kê sau) thay vì liên hệ với các cơ sở bảo tồn, cơ sở nghiên cứu khoa học hay bảo tàng nhằm mục đích trưng bày, giáo dục môi trường (biện pháp liệt kê trước).

Thứ hai, hướng dẫn về xử lý tang vật chưa đầy đủ đối với tất cả các nhóm loài ĐVHD. Bên cạnh việc các vấn đề của văn bản nguồn, hiện chưa có một văn bản thống nhất hướng dẫn xử lý tang vật chung đối với ĐVHD theo phân nhóm (động vật rừng, ĐVHD thủy sinh), cấp độ bảo vệ (ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; ĐVHD quý hiếm khác; ĐVHD thông thường) và theo chủng loại (cá thể, trứng, ấu trùng, bộ phận cơ thể, dịch thể hoặc các sản phẩm, dẫn xuất). Ngoài ra, tác giả cũng ghi nhận nhiều vấn đề về xử lý tang vật ĐVHD trong các văn bản khác. Ví dụ, về hình thức xử lý tang vật là các loài thủy sinh trong vụ việc vi phạm hành chính, Nghị định 103/2013/NĐ-CP chỉ có quy định về việc tái thả những cá thể sống về môi trường tự nhiên, tịch thu số thủy sinh quý hiếm và sản phẩm của chúng trong trường hợp vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về hình thức xử lý sau tịch thu tang vật nào được ban hành. Xét Nghị định 160/2013/NĐ-CP, các

quy phạm về xử lý tang vật chỉ áp dụng trong trường hợp ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ khi phát hiện còn sống, yếu, bị thương hoặc chết trong quá trình cứu hộ mà không có quy định về việc xử lý đối với tang vật là các cá thể đã chết (khi được phát hiện) hoặc trứng, ấu trùng, bộ phận cơ thể, dịch thể hoặc các sản phẩm, dẫn xuất của các loài này.

Đồng thời, trong các văn bản về xử lý tang vật là ĐVHD hiện còn chồng lấn. Mặc dù sau khi Nghị định 160 có hiệu lực, hơn 49 loài ĐVHD đang được quản lý bởi Nghị định 32/2006/NĐ-CP đã chuyển sang chế độ bảo vệ tại Nghị định 160/2013/NĐ-CP, các văn bản về xử lý tang vật lại không kịp thời cập nhật thay đổi này. Việc này dẫn đến thực trạng nhiều loài ĐVHD vẫn chưa được hưởng đầy đủ chế độ bảo vệ theo Nghị định 160. Lấy hai loài tê tê Việt Nam làm điển hình, trong khi “tê tê vàng” và “tê tê Java” đã được “nâng cấp” bảo vệ từ loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB thành loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160, các cơ quan chức năng vẫn áp dụng quy định tại Thông tư 90 (đối với nhóm IIB) để xử lý “phát mại” tê tê ngay khi phát hiện. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác bảo tồn loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm này.

Thứ ba, thờ i điểm xử lý tang v ật trong quá trình giải quyết vụ án hình

sự còn chưa hơp

lý . Theo quy điṇ h taị Điều 76 Bô ̣luâṭ Tố tun

g Hình sự 2003

(BLTTHS), việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử.Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

ghi vào biên bản. Điều này có nghia là trong các vu ̣án bình thườ ng diên ra

theo đúng quy trình (không bi ̣đình chỉ ) thì cơ quan duy nhất có thẩm quyền

Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam - 10

̉ lý vâṭ chứ ng là Hôi

đồng xét xử và vâṭ chứ ng đươc

̉ lý sau khi có quyết

điṇ h/bản án cuối cùng của Hội đồng xét xử. Trong thời gian điều tra, xử lý vu ̣

án, các cơ quan có liên quan có trách nhiệm bảo quản vật chứng nguyên v ẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng (Điều 75 BLTTHS). Tuy nhiên, xét tính

chất tang vâṭ ĐVHD nguy cấp , quý, hiếm đươc

ưu tiên bảo vê ,

đối với các ca

thể còn sống cần ngay lâp

́ c đươc

́ u hô ̣và sau đó theo quy trình có thể

tiến hành tái thả về tự nhiên hoặc các cá thể chết cần được tiêu hủy. Viêc phải

tiếp tuc

lưu giữ cá thể ĐVHD còn sống đã đủ điều kiên

tái thả về tự nhiên

hoăc

cá thể ĐVHD đã chết đến khi có quyết điṇ h /bản án cuối cùng của Hội

đồng xét xử (có thể kéo dài đến vài tháng hoặc vài năm ) là không cần thiết và

gây lan

g phí. Đây hiên

cũng là môt

vấ n đề cần thiết có hướng dân

của các cơ

quan chứ c năng có thẩm quyền.

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

2.2.1. Thực tiễn thi hành các quy định về quản lý bảo vệ động vật hoang dã

Thứ nhất, các cơ quan chức năng địa phương không nắm rõ thứ tự ưu tiên áp dụng pháp luật khi có mâu thuẫn giữa các văn bản có liên quan.

Khi Nghị định 160/2013/NĐ-CP (do Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất) được ban hành, đây được coi là Danh mục các loài ĐVHD được bảo vệ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vị trí này trước đây thuộc về Nghị định 32/2006/NĐ-CP (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất). Theo quy định tại Khoản 3, Điều 19 của Nghị định 160/2013/NĐ-CP:

Chế độ quản lý đối với loài thuộc danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp quý hiếm được xác định là loài ưu tiên bảo vệ được áp dụng theo quy định tại Nghị định này [10].

Như vậy, bất kỳ sự khác biệt nào về chế độ quản lý đối với loài ưu tiên bảo vệ quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP với Nghị định 160/2013/NĐ-

CP thì sẽ áp dụng Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ quan chức năng địa phương vẫn không hề áp dụng quy định tại Nghị định 160/2013/NĐ-CP mà luôn coi danh mục loài được bảo vệ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam là Danh mục động vật rừng của Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Vụ việc tham khảo

1. Vụ việc vận chuyển 16 bộ xương hoàn chỉnh của Vooc chà vá chân đen đã được phát hiện ngày 12/11/2013 tại tỉnh Cao Bằng: vụ việc sau đó được đưa lên Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng xét xử. Tuy nhiên, áp dụng quy định tại Nghị định 157, vụ việc cuối cùng được chuyển về cho cơ quan kiểm lâm sở tại xử lý hành chính với mức phạt 10 triệu đồng.

2.Vụ việc giết gấu tại Phú Thọ ngày 11/09/2013: Năm 2011 hạt Kiểm lâm Thanh Sơn đã kiểm tra ông Tăng Đức (Thôn Đồng Dài, Xã Cự Thắng, Huyện Thanh Sơn, Tỉnh Phú Thọ) và xử phạt gia đình 10 triệu đồng vì hành vi nuôi nhốt gấu chưa được đăng ký, gắn chíp. Cơ quan này tiếp tục cho phép gia đình nuôi cá thể gấu trên. Ngày10/09/2013 cá thể gấu ngựa (đồng thời thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IB) của gia đình Ông Tăng Đức cắn đứt 2 cánh tay một cháu nhỏ là người thân trong gia đình. Do đó, đến ngày 11/09/2013, ông Tăng Đức đã có giết chết cá thể gấu đang được nuôi nhốt tại gia đình và sau đó chuyển giao xác gấu cho một người tên Kiên ở Lâm Thao.Tháng 04/2014 ông Tăng Đức bị xử phạt 40 triệu VND cho hành vi giết và bán gấu.

3. Vụ việc ông Nguyễn Văn Sơn vận chuyển 26 cá thể rắn hổ mang chúa, trọng lượng 79kg tên khoa học Ophiophagus hannah là loài ĐVHD đồng thời thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và nhóm IB được phát hiện ngày 29/3/2014 tại Quảng Trị với mục đích chở ra Móng Cái để tiêu thụ: áp dụng quy định của Nghị định 157, Chủ tịch UBND


tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Cường đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Sơn với mức phạt 150 triệu đồng cho hành vi vận chuyển động vật rừng trái pháp luật.

Hồ sơ số 4981/ENV, 5395/ENV và 6474/ENV – Cơ sở dữ liệu Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)


Thứ hai, việc quản lý các cơ sở gây nuôi ĐVHD còn lỏng lẻo.

Một trong những vấn đề lớn nhất của việc quản lý gây nuôi ĐVHD tại Việt Nam là chưa có quy định cụ thể về việc nghiêm cấm gây nuôi thương mại các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm. Chính vì vậy, bất chấp khả năng kiểm soát hoạt động phi pháp tại các trang trại gây nuôi ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm,

trên thực tế, hiên nay một số loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo

vệ ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP (nhóm loài được bảo vệ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam) như rắn hổ mang chúa (Ophiophagus Hannah), rùa hộp trán vàng miền bắc (Cuora galbinifrons), tê tê Java (Manis javanica), tê tê vàng (Manis pentadactyla) hay một số loài thuộc Phụ lục I của CITES như rùa đầu to (Platysternum megacephalum) – là các loài cực kì nguy cấp, quý hiếm và gần như không có khả năng sinh sản trong môi trường có kiểm soát vẫn được Chi cục Kiểm lâm một số tỉnh như Hà Nội, Tây

Ninh cho phép gây nuôi vì mục đích thương mại tại các trang trại. Chính các

quy định pháp luật có phần “rộng mở” này đã tạo cơ hội rất lớn cho việc mở trang trại nhằm “hợp pháp hóa” ĐVHD từ tự nhiên và sau đó lưu thông hợp pháp trên thị trường, gây nhiều khó khăn cho các cơ quan thực thi trong việc kiểm soát hoạt động kinh doanh, buôn bán ĐVHD trái phép.

Một số khó khăn khác trong thực thi pháp luật về gây nuôi ĐVHD có thể kể đến bao gồm thiếu hướng dẫn kỹ thuật cụ thể về điều kiện chuồng trại, y tế, chăm sóc đối với các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm cũng như tiêu chí xác định cơ sở nuôi, trại nuôi phù hợp với đặc tính sinh trưởng, phát triển của

loài nuôi. Bên cạnh đó, mẫu giấy phép đăng ký về ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm còn một số bất cập như chưa có hướng dẫn ghi thông tin đối với các trại nuôi nhiều loài và hướng dẫn về cập nhật diễn biến hàng năm trên giấy phép đăng ký. Không những vậy, thiếu thốn về nhân lực, vật lực của cơ quan chức năng địa phương trong khi số lượng các cơ sở gây nuôi với quy mô nhỏ chiếm số lượng lớn khiến các cơ quan chức năng khó khăn không thể kiểm soát tình trạng gây nuôi ĐVHD tại các trang trại.

Liên quan đến vấn đề quản lý, thực thi pháp luật bảo vệ ĐVHD tại các trang trại, bà Nguyễn Thị Kim Hương, Trưởng phòng Bảo tồn thiên nhiên - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai trong một cuộc phỏng vấn đã cho biết:

Phần lớn thịt rừng được bày bán ở các nhà hàng là thú nuôi, tuy nhiên có một số nơi người ta cũng trà trộn thú rừng tự nhiên… Việc quản lý săn bắt, mua bán, vận chuyển động vật hoang dã đã khó, nhưng việc quản lý các sản phẩm từ động vật hoang dã còn khó hơn [34].

Theo thông tin tiết lộ từ một đối tượng chuyên mua bán ĐVHD, một trong những cách thức đối tượng thường sử dụng để “tuồn” ĐVHD vào các trang trại đó là đăng ký tăng đàn với Kiểm lâm. Các trang trại sẽ “mượn tạm” số ĐVHD từ các trang trại khác, sau đó đề nghị Kiểm lâm cấp giấy chứng nhận tăng đàn (do sinh sản). Ngay sau đó, trang trại đã sở hữu một số lượng ĐVHD (trên giấy tờ) rất lớn. Việc “nhập lậu” thêm các cá thể khác cho đúng với số liệu của Kiểm lâm trở nên hết sức dễ dàng. Trong khi đó, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có cơ chế quản lý phù hợp để ngăn chặn tình trạng này.

Một ví dụ khác cũng diễn ra khá phổ biến hiến nay là nuôi nhốt ĐVHD theo kiểu “tiền trảm hậu tấu”. Theo quy trình nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng ĐVHD quy định tại Nghị định 82/2006/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 98/2011/NĐ-CP), chủ trang trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng ĐVHD phải

chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn và thực hiện thủ tục đăng ký trước khi bắt đầu nuôi các loài ĐVHD. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hầu hết các trại nuôi hợp pháp đều được đăng ký theo quá trình ngược lại: nhập ĐVHD bất hợp pháp và nuôi tại các trang trại, đến khi bị phát hiện thì bị xử phạt (nếu có) và được đăng ký trại nuôi. Một vụ việc gần đây là trang trại nhân nuôi rùa Trung bộ của ông Phạm Ngọc Hoàng tại địa chỉ 146 Nguyễn Trãi, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Theo hồ sơ của cơ quan kiểm lâm sở tại, cơ sở chăn nuôi của ông Phạm Ngọc Hoàng đã tiến hành nuôi rùa Trung Bộ từ những năm 1999, sau đó tiếp tục mua bán, nuôi nhốt rùa Trung Bộ mà không được cấp giấy phép kể từ thời điểm đó đến nay (Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản/sinh trưởng ĐVHD thông thường số 01/2007 do Hạt Kiểm lâm Sông Hinh cấp ngày 06/06/2007 và bị thu hồi tháng 4/2011 là Giấy phép được cấp trái quy định pháp luật và không có hiệu lực pháp lý). Thế nhưng vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên đã đề nghị cấp Giấy chứng nhận trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng cho trại nuôi của ông Hoàng [38].

Sự thiếu kiểm soát tình trạng gây nuôi vì mục đích thương mại đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trong quá khứ, gây ảnh hưởng lớn đến danh tiếng của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Tiêu biểu là nạn nuôi nhốt gấu nhằm trích hút mật và nuôi nhốt hổ trước đây. Gấu ngựa gấu chó đều là những loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được pháp luật bảo vệ từ rất sớm, mọi hành vi săn bắt các loài này đều bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, do buông lỏng trong khâu quản lý ĐVHD, trong những năm 1990, tình trạng săn bắt gấu hoang dã và nuôi nhốt nhằm trích hút mật đã xảy ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước. Theo thống kê năm 2005, có khoảng 4500 cá thể gấu hoang dã bị nuôi nhốt tại Việt Nam [46]. Trước phản ứng và áp lực gay gắt từ dư luận quốc tế, từ năm 2005, Nhà nước buộc phải thắt chặt quản lý nuôi nhốt

gấu. Với số lượng gấu nuôi nhốt quá lớn trong khi không có cơ sở vật chất kĩ thuật để tịch thu toàn bộ 4500 cá thể, Nhà nước đã tiến hành gắn chip và đăng ký quản lý cho các cá thể gấu được nuôi nhốt nhằm ngăn chặn nạn tiếp tục săn bắt gấu từ tự nhiên, đồng thời nghiêm cấm mọi hành vi trích hút mật gấu đối với cá thể gấu đang được nuôi. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, tình trạng lén lút trích hút mật gấu trái phép vẫn tiếp tục diễn ra tại các trang trại, vấn nạn du lịch trích hút mật gấu tại điểm du lịch nổi tiếng Hạ Long chỉ kết thúc vào giữa năm 2014. Cũng tương tự như gấu là tình trạng nuôi nhốt hổ. Qua điều tra từ năm 2005 đến nay, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đưa ra đánh giá các cơ quan chức năng địa phương không thể kiểm soát được số lượng cá thể hổ tại tất cả các trạng hổ đăng ký hiện nay. Số lượng cá thể hổ trên giấy tờ không khớp so với số lượng thực tế, số lượng cá thể hổ chết hay được sinh ra tại các trang trại. Sau gần 10 năm, số lượng hổ tại các trang trại hầu như không có thay đổi. Có thể xét đến ví dụ của trang trại nuôi hổ Thanh Cảnh ở tỉnh Bình Dương. Theo hồ sơ lưu tại cơ quan chức năng địa phương cho thấy, tính đến năm 2007 không có con hổ con nào được sinh ra kể từ năm 1999 sau khi có 5 con hổ con ra đời. Tuy nhiên, trong chuyến thăm quan trại hổ này vào tháng 5/2007, cán bộ điều tra của ENV phát hiện một con hổ con nhốt trong chuồng đặt liền kề với khu vực nhà hàng [33]. Điều này chứng tỏ hổ con vẫn được sinh ra tại trang trại nhưng đã không được báo cáo với cơ quan chức năng địa phương và câu hỏi đặt ra là đã có bao nhiêu con hổ được sinh ra mà không được báo cáo và chúng đã đi về đâu? Ngay trong điều tra gần nhất của ENV tại một trang trại hổ, cán bộ Trung tâm này cũng phát hiện một cá thể hổ con bất hợp pháp tại trang trại. Đồng thời, qua phỏng vấn, cán bộ thú y của trang trại cho biết họ thường xuyên buôn bán hổ tại trang trại [20].

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 09/09/2024