Thực Tiễn Thi Hành Các Quy Định Xử Lý Vi Phạm Pháp Luật Về Động Vật Hoang Dã

Thứ ba, việc tạm giữ phương tiện vận chuyển khó áp dụng trên thực tế

Việc tạm giữ phương tiện vận chuyển lâm sản trái pháp luật gặp khó khăn trong trường hợp chủ phương tiện đã thế chấp phương tiện, giấy tờ xe tại ngân hàng. Một số vụ đáng phải áp dụng hình thức tịch thu xe ô tô nhưng do chủ sở hữu không có lỗi nên các cán bộ chuyên ngành cho rằng không thể áp dụng. Thực tế giao dịch giữa chủ phương tiện với người vi phạm và quan hệ giữa người vi phạm và cơ quan chức năng là hai quan hệ pháp luật độc lập. Điều này khiến nhiều đối tượng vi phạm lợi dụng, thường xuyên câu kết, thuê, mượn xe của các đối tượng khác để sử dụng trong việc vận chuyển ĐVHD trái phép.

2.2.2. Thực tiễn thi hành các quy định xử lý vi phạm pháp luật về động vật hoang dã

Thứ nhất, việc áp dụng các quy định xử phạt đối với các vụ vi phạm pháp luật còn không hợp lý. Từ các khó khăn đã được phân tích ở mục 2.1.2 bao gồm không xác định được giá trị tang vật, không có quy định nào để áp dụng xử lý hành vi vi phạm trong thực tế, các quy định của pháp luật chồng chéo. Các khó khăn này đã dẫn đến việc xử lý không thống nhất, thậm chí là trái luật các vi phạm về ĐVHD. Một ví dụ điển hình là vụ việc đã gây tranh cãi trong hệ thống ngành toà án thành phố Hà Nội - vụ việc đối tượng Bàn Văn Phúc bị bắt tại Hà Nội ngày 20/11/2013 khi đang trên đường vận chuyển 2 cá thể rắn hổ mang chúa – loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đi tiêu thụ. Tại Bản án sơ thẩm số 65 ngày 10/4/2014, Toà án nhân dân quận Cầu Giấy đã xử Phúc tội Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ với mức phạt 30 tháng tù. Tuy nhiên, sau khi bị cáo kháng cáo xin hưởng án treo, Toà án nhân dân Hà Nội đã ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm và yêu cầu định giá 2 cá thể rắn hổ mang chúa (trên 100 triệu đồng mới xử lý hình sự) áp dụng Nghị định 157/2013/NĐ-CP trong khi Nghị định này đã trái với quy định của

BLHS. Hiện vụ án đang được Viện Kiểm sát nhân dân Cầu Giấy kháng nghị giám đốc thẩm và được tiến hành xét xử sơ thẩm trở lại, trong đó, Toà án nhân dân quận Cầu Giấy đã tuyên y án sơ thẩm đối với vụ việc.

Thứ hai, việc áp dụng quy định xử lý hình sự các vi phạm về ĐVHD tại Điều 190 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) chưa đủ sức răn đe

Theo kết quả đánh giá 93 vụ việc vi phạm về ĐVHD bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong khoảng thời gian từ tháng 1/2010 tới tháng 12/2013 của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), có 30 vụ việc có hình thức xử lý là tù giam đối với (các) đối tượng tham gia vào vụ việc. Các đối tượng trong 63 vụ việc còn lại bị xử lý tù giam nhưng cho hưởng án treo (sau đây gọi tắt là tù treo), cải tạo không giam giữ hoặc xử lý hình sự với hình thức phạt tiền [21].

Cũng theo đó, với tổng số 160 đối tượng bị đưa ra xét xử, 52 đối tượng bị xử phạt tù giam và 108 đối tượng chỉ bị xử phạt tù cho hưởng treo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tiền. Mức phạt tù giam trung bình là 24 tháng, trong đó mức phạt thấp nhất là 5 tháng tù, mức cao nhất là 7 năm tù dành cho một đối tượng tái phạm lần thứ 2 [21].

Biểu đồ 2 1 Số lượng vụ việc và đối tượng bị xử lý hình sự vi phạm 1

Biểu đồ 2.1: Số lượng vụ việc và đối tượng bị xử lý hình sự vi phạm về ĐVHD trong giai đoạn 2010-2013

(Nguồn: Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (2014), Báo cáo “Phân tích kết quả xử lý hình sự tội phạm về động vật hoang dã).

Trong khi đó, cũng theo thống kê của Cục Kiểm lâm và Vụ Thống kê

– Tổng hợp Toà án nhân dân tối cao, số lượng vi phạm liên quan đến loài ĐVHD quý hiếm rất lớn nhưng số lượng các vụ án bị truy tố, xét xử còn ít. Trong số các vụ việc đó, hình phạt tù cũng thường ít được áp dụng. Có thể thấy cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.1: Số lượng vụ vi phạm liên quan đến động vật rừng trong giai đoạn 2006-2014

Năm

Số vụ

ĐV hoang dã

ĐV quý hiếm

2006

1528

Không thống kê

Không thống kê

2007

1242

7701

1007

2008

1406

7848

587

2009

1285

12.930

724

2010

876

12.936

508

2011

1019

18.088

895

2012

942

19.132

1.081

2013

579

13.319

600

2014

432

8.051

598

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

(Nguồn: http://kiemlam.org.vn).


Bảng 2.2: Số lượng bị cáo và vụ việc liên quan đến ĐVHD bị đưa ra xét xử trong giai đoạn 2009-2013

Năm

Số vụ xét xử và bị cáo

Hình phạt từ

03 năm trở xuống

Hình phạt từ 3 – 7 năm

Án treo và các hình phạt khác

2009

63 vụ/65 bị cáo

35 bị cáo

3 bị cáo

57 bị cáo

2010

65 vụ/ 92 bị cáo

37 bị cáo

4 bị cáo

51 bị cáo

2011

57 vụ/91 bị cáo

22 bị cáo

01 bị cáo

68 bị cáo

2012

68 vụ/106 bị cáo

21 bị cáo

7 bị cáo

78 bị cáo

2013

74 vụ/136 bị cáo

44 bị cáo

4 bị cáo

88 bị cáo

(Nguồn: Phạm Minh Tuyên (2014), Tham luận “Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ - Thực tiễn xét xử ở Việt Nam và một số kiến nghị)

Vai trò của các đối tượng bị xử lý (52)

4%

19%

37%

Săn bắt (19)


Buôn bán (21)

40%

Vận chuyển (10)


Vai trò khác (2)

Các con số thống kê nêu trên cho thấy việc áp dụng các quy định của pháp luật trong xét xử các tội phạm về ĐVHD còn chưa nghiêm khắc, chưa đem lại sự răn đe mạnh mẽ đối với các đối tượng vi phạm. Kết quả xét xử các vụ việc cũng cho thấy những hạn chế trong việc điều tra, xử lý các đối tượng đầu sỏ đứng sau các đường dây buôn bán và vận chuyển ĐVHD. Điểm đáng chú ý là toàn b ộ các đối tượng bị xét xử trong 93 vụ án nói trên đ ều không phải là các đối tượng đầu sỏ trong các đường dây buôn bán ĐVHD lớn.


Biểu đồ 2.2: Vai trò các đối tượng bị xử lý hình sự vi phạm về ĐVHD

(Nguồn: Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (2014), Báo cáo “Phân tích kết quả xử lý hình sự tội phạm về động vật hoang dã).


Như vậy, vì nhiều nguyên nhân khác nhau , các cơ quan chứ c năng đa

chưa tâp̣ buôn lâu

trung điều tra và ̉ lý những đối tươn ĐVHD lớn.

g cầm đầu các đường dây

2.2.3. Thực tiễn thi hành các quy định xử lý tang vật và cứu hộ động vật hoang dã

Thứ nhất, việc xử lý tang vật hiện còn gặp nhiều khó khăn. Đó là khó khăn trong việc giám định xác định loài, nhận dạng đối với sản phẩm từ ĐVHD. Công tác bảo quản tang vật là bộ phận của ĐVHD bị tịch thu chưa đảm bảo, thiếu phương tiện để đảm bảo tang vật không bị hư hỏng. Các cơ

quan chức năng không có trang thiết bị để chăm sóc sức khỏe, cơ sở vật chất thức ăn nước uống phù hợp, môi trường sống phù hợp, điều kiện kiểm dịch, thú y kinh nghiệm chăm sóc, duy trì sức khỏe, sự sống cho các ĐVHD còn sống là tang vật tịch thu nên các động vật bị yếu đi, bị bệnh, tăng nguy cơ nhiễm bệnh hoặc ốm chết trong thời gian chờ quyết định xử lý. Hiện nay cũng không có quy trình kỹ thuật hướng dẫn xử lý, cứu hộ và bảo quản, đặc biệt khó khăn về địa bàn ở vùng sâu, vùng xa và thiếu hệ thống chuyên ngành về cứu hộ, tạm nhốt ĐVHD tại các địa phương trong quá trình xử lý vụ việc. Các trung tâm cứu hộ lại hạn chế về số lượng. Không những vậy, thủ tục chuyển giao ĐVHD phức tạp cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng ĐVHD bị chết trong quá trình chờ chuyển giao. Điển hình là vụ việc xảy ra vào tháng 3/2015, cơ quan cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiểm tra và phát hiện 8 cá thể cu li bị nuôi nhốt trái phép. Tuy nhiên, phải sau hơn 1 tháng kể từ ngày bị phát hiện các cá thể này mới được chuyển giao về Trung tâm cứu hộ linh trưởng Đảo Tiên – Vườn Quốc gia Cát Tiên. Thời gian dài chờ cứu hộ đã dẫn đến việc một cá thể cu li chết trước khi được chuyển giao. Ngoài ra, việc xác định nơi cưu trú của ĐVHD để cứu hộ và tái thả đồi hỏi các phương pháp kỹ thuật, công nghệ phức tạp, tốn kém nên trong nhiều trường hợp tái thả, phương pháp này không được áp dụng và do đó làm giảm khả năng sống sót của ĐVHD sau khi chúng được thả về tự nhiên.

Thứ hai, tình trạng xử lý tang vật trái quy định pháp luật còn xảy ra tại nhiều địa phương. Ví dụ, mặc dù đã được nâng cấp thành loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (không được phép bán đấu giá tang vật theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP) nhưng tang vật tê tê vàng tê tê Java (còn sống) vẫn thường xuyên được các cơ quan chức năng địa phương bán đấu giá do áp dụng quy định tại Thông tư 90/2008/TT-BNN đối với loài “động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm” nhóm IIB (Nghị định 32/2006/NĐ-CP). Việc ngày

02/02/2015, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Ninh bán đấu giá “ngay trong đêm toàn bộ 42 cá thể tê tê Java sau khi nhận chuyển giao từ Cục cảnh sát môi trường – Bộ Công An đã gây phẫn nộ trong dư luận và được đưa tin trên hơn 110 trang báo trong nước. Bên cạnh tình trạng “bán đấu giá” ĐVHD trái pháp luật như trên, trong mọi trường hợp khi pháp luật quy định được phép bán đấu giá ĐVHD (tuy không phải là biện pháp được ưu tiên áp dụng), các cơ quan chức năng liền ngay lập tức bán đấu giá tang vật. Cụ thể, theo quy định tại Mục B Thông tư 90/2008/TT-BNN, nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý tang vật là thực hiện theo thứ tự từ trước đến sau, chỉ thực hiện biện pháp sau khi không thể xử lý được bằng biện pháp trước. Đối với tang vật là loài động vật rừng nhóm IIB còn sống, các biện pháp được liệt kê theo thứ tự như sau:

(i) Thả lại nơi cư trú tự nhiên; (ii) Trong trường hợp động vật rừng bị thương, ốm, yếu cần cứu hộ thì chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ động vật; (iii) Chuyển giao cho các cơ sở nghiên cứu khoa học (bao gồm cả cơ sở nghiên cứu nhân giống), giáo dục môi trường; (iv) Bán cho các vườn thú; đơn vị biểu diễn nghệ thuật; cơ sở gây nuôi sinh sản động vật; tổ chức, cá nhân kinh doanh động vật rừng hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thứ tự đó không được thực hiện trong thực tế mà động vật rừng còn sống sẽ ngay lập tức được bán. Đặc biệt là khi Nghị định 157/2013/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực từ cuối tháng 12/2013 đã cho phép đối với tang vật là vật phẩm tươi sống, động vật rừng bị yếu, bị thương không thuộc nhóm IB được ngay lập tức bán đấu giá (Điều 6) thì tình trạng này càng trở nên phổ biến. Biện pháp “bán đấu giá” ĐVHD sau khi tịch thu, đặc biệt đối với các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm là một vấn đề pháp luật cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi rõ ràng nó kích thích nhu cầu tiêu thụ các loài ĐVHD từ đó gia tăng nạn săn bắt và đẩy ĐVHD vào con đường tuyệt chủng.

2.2.4. Nguyên nhân của hiện trạng thực thi pháp luật về động vật hoang dã

Từ sự phân tích tại mục 2.2.1, 2.2.2 và 2.2.3 có thể thấy khả năng thực thi pháp luật về bảo vệ ĐVHD hiện nay còn khá yếu. Bên caṇ h khó khăn do

mâu thuẫn trong nôi

taị các quy pham

pháp luâṭ v ề bảo vệ ĐVHD – nguyên

nhân chủ yếu làm giảm sút hiệu quả thực thi, tác giả còn nhận thấy có một số nguyên nhân khác là (i) trình độ nhận thức và cập nhật văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD củ a cơ quan chứ c năng còn thấp ; (ii) các cơ quan

chứ c năng chưa nhân

thứ c đúng tầm quan tron

g của viêc

bảo vê ̣ĐVHD ; (iii)

cơ quan chứ c năng không nhân

đươc

các hỗ trơ ̣ cần thiết và hướng dân

kip

thời để tháo gỡ khó khăn trong viê ̣c áp dung pháp luâṭ về bảo vê ̣ĐVHD ; (iv)

công tác phối hợp liên ngành trong xử lý vi phạm còn chưa hiệu quả; (v) thiếu thốn trong cơ sở vật chất, kỹ thuật về bảo vệ ĐVHD.

Thứ nhất, trình độ nhận thức và cập nhật văn bản quy phạm pháp luậ t về bảo vê ̣ĐVHD của cơ quan chứ c năng còn thấp

Một trong các khó khăn trong thực thi pháp luật về bảo vệ ĐVHD là

viêc

các cơ quan chứ c năng đia

phương không thường xuyên chủ đôn

g tiếp

câṇ , câp

nhâṭ và hướng dân

cu ̣thể về cách thức áp dụng văn bản pháp luật .

Môt

ví du ̣của viêc

thiếu câp

nhâṭ các văn bản quy pham

pháp luâṭ về

bảo vệ ĐVHD gây hậu quả nghiêm trọng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học là việc giải quyết mối quan hệ giữa BLHS, Nghị định 157/2013/NĐ-CP

và Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Như đã đề câp ở trên , theo quy điṇ h taị Điêù

190 BLHS, vi pham

đối với loài nguy cấp , quý, hiếm đươc

ưu tiên bảo vê ̣se

bị ngay lập tức xem xét truy cứu trách nhiệm hì nh sự bất kể số lương , khối

lươn

g, giá trị tang vật . Danh muc

loài này chính là Danh muc

ban hành kèm

theo Nghi điṇ h 160/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định 157/2013/NĐ-CP lai

quy điṇ h vi pham

đối với loài nguy cấp ,quý hiếm thu ộc nhóm IB của Ngh ị

định 32/2006/NĐ-CP sẽ bi ̣xử phaṭ hành chính và chỉ có thể chuyển sang xư

lý hình sự nếu có giá trị trên 100 triêu

đồng . Do hầu hết các loài ĐVHD

thuôc

nhóm IB của Nghi ̣điṇ h 32/2006/NĐ-CP đều đã đươc

liêt

kê trong

Danh mục loài nguy cấp , quý, hiếm đươc

ưu tiên bảo vê ̣ban hành kèm theo

Nghị định 160/2013/NĐ-CP nên viêc Nghi ̣điṇ h 157/2013/NĐ-CP không loai

trừ nhóm loài này khỏi pham vi điêù chỉnh là trái với quy điṇ h của BLHS .

Theo quy định tại Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Như vậy, nếu có sự khác biệt giữa Nghị định 157/2013/NĐ-CP và BLHS về việc xử lý tội phạm về ĐVHD thì các cơ quan chức năng địa phương cần áp dụng quy định trong BLHS và Nghi ̣điṇ h 160/2013/NĐ-CP. Thế

nhưng, do không đươc

câp

nhâṭ về nôi

dung Nghi ̣điṇ h 160/2013/NĐ-CP và ý

nghĩa của v ăn bản này trong viêc

̉ lý hình sự các tôi

pham

về ĐVHD nên

hầu hết các đia

phương vân

tiếp tuc

̉ phaṭ hành chính các vi pham

nghiêm

trọng liên quan đến loài nguy cấp , quý, hiếm đươc

ưu tiên bảo vê ̣cho đến khi

Nghị định 157/2013/NĐ-CP đươc

̉ a đổi bởi Nghi ̣điṇ h 40/2015/NĐ-CP.

Thứ hai, các cơ quan chứ c năng chưa nhân của việc bảo vệ ĐVHD.

thứ c đú ng tầm quan trong

Do thường không coi vi pham

về ĐVHD là các vi pham

nghiêm

trọng nên trong quá trình thưc

thi , các cơ quan ch ức năng địa phương còn

chưa thưc

sự thể hiên

sự quan tâm đến viêc

giải quyết các vi pham

này . Ví

dụ, hành vi quảng cáo đ ộng vật rừng trái pháp luâṭ hay bày bán các bình

rươu

ngâm đ ộng vật rừng là các vi phạm phổ biến , đươc

quy điṇ h xử lý

bằng các biên pháp hành chính theo quy điṇ h taị Điêù 15 và Điều 23 Nghị

điṇ h 157/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên , các vi phạm này thường xuyên không bị xem xét xử lý .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2024