Hiện Trạng Thu Giữ, Phá Bẫy Động Vật Hoang Dã Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Pu Canh (Khu Giáp Ranh Vùng Hồ Thủy Điện Hòa Bình)


Bảng 4.14: Hiện trạng thu giữ, phá bẫy động vật hoang dã tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh (Khu giáp ranh vùng hồ thủy điện Hòa Bình)

STT

Loại hình

Đơn vị

tính

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Thu giữ động vật

Vụ

13

8

0

2

Phá lán trại

Lán

7

4

2

3

Phá bẫy

Bẫy

430

385

314


Tổng cộng:


450

397

318

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình - 12

(Nguồn: Ban quản lý Khu bảo tồn Pu Canh)

Qua bảng trên cho thấy, tình hình săn bắn động vật hoang dã tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm, tuy nhiên các hoạt động trái phép này vẫn còn diễn ra, công tác theo dõi, quản lý vẫn cần theo dõi chặt chẽ.

Các hoạt động du lịch không gây ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến động vật lớn nhưng các tác động kèm theo có thể gây ảnh hưởng như các loài chim, động vật có thể bị săn bắt do ý thức kém của các du khách đi du lịch mà không có sự hướng dẫn của hướng dẫn viên. Hay việc khách du lịch gây ra tiếng ồn khi trong thấy một loài chim, thú trong hành trình sẽ làm cho các loài động vật bị hoảng sợ và sự xuất hiện của các du khách làm chúng tránh xa khu vực đường mòn hơn. Việc phát tuyến đường mòn tham quan, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh sống và tập tính kiếm ăn của các loài động vật. Gây ra hiệu ứng đường biên, thu hẹp khoảng cách di chuyển kiếm ăn, sinh sống của các loài xung quanh đường mòn.

Từ số liệu tổng hợp cho thấy cơ hội nhìn thấy các loài động vật hoang dã tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình giảm đi, thậm chí một số loài động vật hiện nay không còn nhìn thấy tại đây. Những loài động vật mà du khách nhìn thấy hầu hết là các loài chim.


Như vậy, hoạt động của khách du lịch đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống cũng như sự đa dạng của các loài sinh vật sinh sống tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Đặc biệt, việc tiêu thụ các sản phẩm từ rừng của du khách là một trong những nguyên nhân làm giảm số lượng và thành phần các loài động thực vật của VQG.

4.3.2. Khai thác quá mức các loài động, thực vật nhằm phục vụ nhu cầu của du khách

Do khu du lịch vùng hồ thủy điện Hòa Bình có diện tích rừng khá lớn, lực lượng kiểm lâm, cán bộ ban quản lý rừng phòng hộ lại tương đối mỏng nên tình trạng săn bắn, khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và buôn bán động vật hoang dã đã và đang diễn ra mạnh mẽ, đe dọa tới đa dạng sinh học. Nhiều loài động vật đang trong tình trạng nguy cấp bị săn bắn và đánh bẫy đang có nguy cơ tuyệt chủng. Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pu canh, trong các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, đội kiểm lâm phải thường xuyên tuần tra, bảo vệ, phát hiện, ngăn chặn và nghiêm cấm các hoạt động gây hại đến hệ động thực vật; tháo gỡ các loại bẫy đặt trong rừng. Qua khảo sát 10 nhà hàng tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình, thống kê được một số loài bị sử dụng làm thực phẩm cho khách du lịch, kết quả điều tra tại 10 nhà hàng như sau:

Bảng 4.15: Thống kê các loài động vật rừng được buôn bán trái phép (Khảo sát tại 10 nhà hàng đặc sản)

TT

Loài

Hình thức chế biến

Số nhà hàng có bán

Ghi chú

1

Rắn hổ mang

Món ăn, rượu rắn

3/10


2

Nhím, Don, Dũi

Món ăn

5/10


3

Sóc, chuột

Món ăn

10/10

Theo mùa

4

Cầy

Món ăn

2/10


5

Chim rừng

Món ăn

4/10


(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Hình ảnh một số loài động, thực vật rừng được buôn bán tại các nhà hàng, chợ, tuyến du lịch thuộc vùng hồ thủy điện Hòa Bình:




Hình 4.14: Rắn Hổ Mang, Kỳ Đà ngâm rượu tại 1 nhà hàng ở Hòa Bình

Hình 4.15: Sóc, chuột rừng khô được bày bán vào dịp Lễ hội



Hình 4.16: Một nhà hàng ở Hòa Bình có món ăn từ thịt thú rừng

Hình 4.17: Lan rừng được bày bán trên tuyến du lịch Hòa Bình - Tân Lạc -

Mai Châu



Hình 4.18: Cây thuốc được bày bán ở

chợ Bờ

Hình 4.19: Thú rừng bị nhốt ở một nhà

hàng

(Nguồn: Bùi Ánh Hồng, 2020)


4.3.3. Đánh giá tác động tổng hợp của hoạt động du lịch tại đến tài nguyên môi trường

Để đánh giá tác động tổng hợp của hoạt động du lịch tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình đến tài nguyên môi trường, đề tài dụng phương pháp ma trận môi trường.

Bảng 4.16: Đánh giá tác động của hoạt du lịch đến tài nguyên môi trường


Các hoạt động


Các thành phần MT

Cắm trại

Lữ hành

Dịch vụ ăn uống

Lưu trú

Mua sắm


Tổng

1. Môi trường vật lý

-3

-1

-1

-1

0

-6

- Đất

-2

-1

0

0

0

-3

- Nước

-1

0

-1

-1

0

-3

- Không khí

0

0

0

0

0

0

2. Rác thải

-2

-1

-2

-2

0

-7

- Rác thải sinh học

-1

0

-1

-1

0

-3

- Rác thải hóa học

-1

-1

-1

-1

0

-4

3. Đa dạng sinh học

-4

-3

-2

0

-3

-12

- Động vật rừng

-1

-1

-1

0

-1

-4

- Thực vật rừng

-2

-1

0

0

-1

-4

- Hệ sinh thái

-1

-1

-1

0

-1

-4

Tổng điểm (1+2+3):

-9

-5

-5

-3

- 3

- 25

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Từ bảng tổng hợp trên, điểm số phân thành 3 bậc: bậc 1 từ (-5) - (-10) điểm, bậc 2: từ (-3) - (-5) điểm, bậc 3 < (-3) điểm. Mỗi bậc có mức độ tác động khác nhau. Mức độ tác động được đánh giá như sau:


Bảng 4.17: Đánh giá mức độ tác động của hoạt động du lịch tới môi trường


TT

Mức độ tác động

Điểm số

1

Tác động mạnh

(-5) - (-10)

2

Tác động trung bình

(-3) - (-5)

3

Ít tác động

< (-3)

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Các hoạt động cắm trại, lữ hành, mua sắm, có tác động xấu tới đa dạng sinh học tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Đánh giá tổng hợp về tác động của hoạt động du lịch đối với các đối tượng bị tác động là -10. Như vậy, có thể kết luận hoạt động du lịch có tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình.

Hoạt động du lịch tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình đã đem lại nhiều tác động tích cực cho sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, cũng gây ra không ít những tác động tiêu cực như: rác thải, nước thải, nguy cơ phá vỡ môi trường cảnh quan sinh thái. Đây là những vấn đề nổi cộm mà cộng đồng địa phương, khách du lịch đang rất quan tâm, cần sớm có những biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực này.

Sự xuất hiện của khách du lịch làm phát sinh các chất thải rắn, nước thải: Theo Ngân hàng thế giới, ước tính mỗi năm Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành Du lịch, do hệ thống xử lý vệ sinh nghèo nàn và ô nhiễm môi trường. Nước thải tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch không được xử lý đổ thẳng ra môi trường, là nguyên nhân đe dọa tới các hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Rác thải nhựa, túi nilon phát sinh trong quá trình gói, đựng đồ và sử dụng thức ăn, đồ uống đóng hộp của khách du lịch nếu không được thu gom, phân loại và xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ đe dọa các loại động vật đặc biệt là các loài động vật dưới nước nếu chúng vô tình ăn phải hoặc mắc vào thân thể.


4.4. Định hướng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực hồ thủy điện Hòa Bình.

4.4.1. Những cơ sở cho việc định hướng

4.4.1.1. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình

Hoạt động du lịch tại tỉnh Hòa Bình cần đảm bảo tôn trọng những mục tiêu quản lý của tỉnh Hòa Bình đã được quy định như sau:

- Bảo vệ các khu cảnh quan và tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế nhằm phục vụ cho mục đích du lịch, giáo dục, khoa học và tín ngưỡng.

- Duy trì bền vững trong trạng thái tự nhiên đảm bảo tính đa dạng và bền vững của hệ sinh thái. Duy trì tính thẩm mỹ, tôn giáo, địa mạo và sinh thái nhằm đảm bảo quy hoạch.

- Cho phép khách tham quan với mục đích gây hứng thú, giáo dục văn hóa và giải trí ở mức độ có thể duy trì khu vực trong điều kiện tự nhiên.

- Loại trừ ngăn cản sự khai thác hay những hành động trái với mục đích đã định.

- Chú ý đến nhu cầu địa phương, bao gồm cà việc sử dụng tài nguyên lâu dài và không gây ảnh hưởng có hại đen mục tiêu quy hoạch quản lý.

Như vậy, hoạt động quy hoạch du lịch không những phải đảm bảo không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên, những giá trị văn hóa cộng đồng dân tộc trong tỉnh mà còn là phương tiện để giáo dục môi trường và hỗ trợ bảo tồn mọi giá trị của tỉnh Hòa Bình. Rõ ràng với mục tiêu trên, phát triển Du lịch sinh thái theo đúng nghĩa của nó sẽ là loại hình du lịch phù hợp nên được khuyến khích đầu tư phát triển trong tỉnh Hòa Bình.

4.4.1.2. Kế hoạch phát triển, quản lý du lịch tỉnh Hòa Bình

Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ với các sản phẩm đặc trưng là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, thể thao giải trí, nghỉ dưỡng, gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện “Chiến lược phát triến du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tinh. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm nâng cao năng lực quản


lý Nhà nước về du lịch; công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch; tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch. Theo đó xác định đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch gồm: sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa đầu tư bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sừ văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh gắn với hoạt động dịch vụ phục vụ cho du lịch và du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình.

4.4.1.3. Sức chứa du lịch

Để phát triển du lịch đạt hiệu quả, vấn đề về “sức chứa du lịch” cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thành công. Yếu tố này gắn chặt với khái niệm không gian du lịch và đóng vai trò vô cùng thiết yếu trong việc tạo cơ sở ban đầu giúp xây dựng các tiêu chí, chỉ số kỹ thuật cần thiết liên quan mỗi khi tiến hành quy hoạch, thiết kế các dự án du lịch. Khi những chỉ số trên được tính toán một cách kỹ lưỡng, các công năng của dự án và các cơ sở dịch vụ sẽ đảm bảo được phát huy tối đa; toàn bộ hệ thống cung cấp dịch vụ sẽ được vận hành đồng bộ, hợp lý, mang lại hiệu suất cao. Hơn thế nữa, việc xác định rõ khả năng sức chứa cũng giúp các nhà quản lý điểm du lịch và các nhà điều hành cơ sở cung cấp dịch vụ quản trị hiệu quả và duy trì sự cân bằng giữa nguồn cung và cầu về dịch vụ, hàng hóa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Từ đó tránh được tình trạng quá tải dẫn tới sự suy giảm chất lượng dịch vụ, dư thừa hoặc thiếu hụt về các nguồn lực cần huy động, sự xuống cấp về cơ sở hạ tầng, môi trường tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Thông qua chỉ số chuẩn về sức chứa, các nhà quản lý và điều hành cơ sở dịch vụ có thể lập kế hoạch khả thi, hướng tới tiết kiệm tối đa những chi phí không đáng có, điều hòa được mọi nguồn lực cần thiết, góp phần đáng kể vào việc củng cố và phát triển thương hiệu một cách bền vững.

Vùng hồ thủy điện Hòa Bình là khu du lịch hoạch động cơ bản dựa vào diện tích mặt nước của hồ. Thời điểm mùa nước lũ lượng diện tích mặt nước lên tới 8000 ha, tuy nhiên vào mùa khô hạn diện tích mặt nước cũng giảm đi đáng


kể. Chính vì vậy việc tính toán lượng thuyền và khách du lịch tham quan di chuyển trên mặt hồ là hết sức quan trọng.

Vận dụng các công thức nêu trên và tính toán ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (khí hậu, lượng mưa, tình hình gió, bão; nhiệt độ và độ ẩm…), việc tính toán sức chứa được thực hiện như sau:

- Tính toán sức chứa thời điểm tích nước mùa lũ với dung tích nước trong hồ là 9,5 tỷ m3, diện tích mặt nước tương đương 8000 ha. Yêu cầu tính toán sức chứa thuyền phục vụ khách tham quan trên hồ và số lượng khách tối đa.

Qua khảo sát các thuyền cho thấy chiều dai là 20m, từ bến đến khu vực đón tiếp là 50m, thời gian tham quan thực tế tối đa là 8h, thời gian tham quan khu vực là 12h/ngày.

Nếu gọi X là số lượng thuyền tối đa tham quan trên Hồ Hòa Bình công thức là X.20+(X-1).3=8000 ha, suy ra X = 348 lượt thuyền.

Nếu gọi Y là số nhóm người đi tham quan, trung bình mỗi nhóm có 40 người/01 thuyền đảm bảo an toàn với giả thiết trên.

Theo diện tích mặt nước là 8000 ha, diện tích đi tham quan tối đa là 5600 ha, hàm sau: Y.20 + (Y-1).3 = 5600 ha, suy ra Y = 244 nhóm.

- Thời gian được phép tham quan thực tế 8h/ngày, mỗi lần tham quan 4h, số lượt khách du lịch là 2 (đi và về bến) thì số lượt khách tham quan vào thời kỳ nước cao theo hàm sau: PCC = (X+Y).15.2 = (348+244)*30 = 17760 khách.

Như vậy, số lượng khách du lịch tối đa cho phép tham quan trên Hồ Hòa Bình vào thời cao điểm nước để đảm bảo được bền vững là 17760:3 = 5920 khách/ngày.

Xét các Hệ số giới hạn để tính toán sức chứa thực tế tại Vùng hồ thủy điện Hòa Bình như sau:

Các hệ số giới hạn (mang các giả thiết) gồm:

+ Hệ số giới hạn về thời tiết (Cf1). Tại khu vực Hồ Hòa Bình có 02 tháng xảy ra bão và lũ (tháng 6 và 7), khách du lịch không thể đi tham quan trên hồ do

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2022