Cơ Hội Quan Sát Động Vật Hoang Dã Tại Vqg Cát Bà.


Hình 4.15. Cơ hội quan sát động vật hoang dã tại VQG Cát Bà.

Như vậy, hoạt động của khách du lịch đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống cũng như sự đa dạng của các loài sinh vật sinh sống trong VQG Cát Bà. Đặc biệt, việc tiêu thụ các sản phẩm từ rừng của du khách là một trong những nguyên nhân làm giảm số lượng và thành phần các loài động thực vật của VQG.

b) Tác động đến môi trường nước

Với những đặc điểm vi khí hậu và địa hình của khu vực, nguồn nước tại VQG chủ yếu lấy từ các khe suối, nước mưa và nước biển. Do đó, dẫn đến hiện tượng mùa mưa quá thừa nước nhưng lại thiếu nước trong mùa khô. Việc thiếu nước sử dụng trong sinh hoạt gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường ở tất cả các điểm có sinh hoạt của con người. Vì vậy, việc trữ nước và sử dụng tiết kiệm nước sạch trong mùa khô là một vấn đề quan trọng, góp phần làm sạch môi trường. Ngoài nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm thì khu du lịch Cát Bà còn có rất nhiều bãi biển đẹp cũng đang có dấu hiệu bị ô nhiễm.

- Về nước thải:

Trong toàn bộ khu du lịch Cát Bà: nước thải từ các khu dịch vụ, kinh doanh, khu vực vệ sinh đều không qua xử lý, được dẫn thẳng theo đường ống dẫn hoặc cống rãnh và nhập vào các dòng suối hoặc chảy thẳng ra biển.


Bảng 4.13: Cơ sở lưu trú và nhà hàng phục vụ du lịch.


STT

Các chỉ tiêu

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

1

Tổng số cơ sở lưu trú du lịch

178

189

211

2

Tổng số phòng nghỉ

3.321

3.480

3.888

3

Tổng số giường

6.288

6.641

7.476

4

Nhà hàng phục vụ du lịch

61

62

63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại Vườn Quốc gia Cát Bà - Hải Phòng - 10

(Nguồn: Phòng Văn hóa TT-TT & Du lịch Cát Hải)

Với số lượng lớn các cơ sở lưu trú và nhà hàng phục vụ du lịch như vậy thì nguồn nước thải ra môi trường là rất lớn, nhất là vào mùa du lịch. Nhiều thời điểm không đủ phòng nghỉ cho khách du lịch.

Vấn đề nước thải sinh hoạt không qua xử lý (đặc biệt trong các mùa du lịch) là mối đe dọa với chất lượng nguồn nước nơi đây.

Để đánh giá tác động của du lịch sinh thái tới nguồn nước, tác giả đã thu thập số liệu mẫu phân tích nguồn nước tại một số điểm của khu du lịch Cát Bà.

Bảng 4.14. Vị trí các điểm lấy mẫu.


Vị trí lấy mẫu

Kí hiệu

Tọa độ

Phân loại

Gần khu vực cảng cá Cát Bà.

NB1

2292268X, 634641Y

Vùng bãi tắm, thể

thao dưới nước

Gần khu vực bến Bèo.

NB2

2293481X, 636329Y


Vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh

Trong khu vực vịnh Lan Hạ.

NB3

2297304X, 637259Y

Gần khu vực bến Gia Luận.

NB4

2308187X, 628706Y

Bãi Giai, xã Phù Long.

NB5

2307884X, 622437Y

Trên luồng vào cảng Hải

Phòng (vị trí phao số 21).

NB6

2301848X, 620340Y


Các nơi khác

Trên luồng Lạch Huyện (vị

trí phao số 9).

NB7

2295564X, 624673Y

Trên luồng Lạch Huyện (vị

trí phao số 0).

NB8

2288863X, 629418Y

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc Môi trường thành phố Hải Phòng)

Kết quả điều tra nguồn nước tại khu vực nghiên cứu được thống kê ở bảng dưới đây:


Bảng 4.15: Kết quả xác định chất lượng nước của khu du lịch Cát Bà.



TT


Thông số

Vùng BT, TT

dưới nước

Vùng nuôi trồng thủy sản, bảo

tồn thủy sinh

Các nơi khác

QCVN 10-MT

:2015/BTNM T

NB1

NB2

NB3

NB4

NB5

NB6

NB7

NB8

1

pH

7,30

7,11

7,10

7,20

7,57

7,55

8,36

7,49

6,5-8,5

2

DO

5,60

6,40

5,30

6,15

5,30

5,60

6,05

6,10

5

3

Tổng chất rắn lơ lửng

(TSS)(mg/l)

12,0

12,0

12,2

11,8

50,08

20,0

17,2

13,1

50

4

Amoni (NH4+)(mg/l)

0,21

0,23

0,15

0,13

0,27

0,13

0,18

0,24

0,1

5

3-

Photphat (PO4 )(mg/l)

0,01

0,02

0,02

0,06

0,08

0,04

0,03

0,02

0,2

6

Florua (F-) (mg/l)

2,70

2,60

2,71

2,59

0,64

0,82

2,15

2,49

1,5

7

Xianua (CN-) (mg/l)

ND

ND

ND

ND

ND

ND

ND

ND

0,01

8

Phenol (tổng số) (mg/l)

0,019

0,014

0,020

ND

0,055

0,035

0,031

0,009

0,03

9

Coliform (MPN/100ml)

4

<2

1.600

8

2.400

800

170

220

1.000

10

Tổng dầu mỡ

khoáng(mg/l)

ND

ND

ND

ND

ND

ND

ND

ND

0,5

11

Asen (As) (mg/l)

0,0026

0,0026

0,0008

0,0014

0,0023

0,0027

0,0012

0,0090

0,02


12

Cadimi (Cd) (mg/l)

ND

ND

0,0008

0,0004

0,0004

0,0008

ND

ND

0,005

13

Chì (Pb) (mg/l)

0,0013

0,0020

0,0031

ND

0,0041

ND

ND

0,0022

0,05

14

Tổng Crom (Cr) (mg/l)

0,0088

0,0078

0,0109

0,0085

0,0072

0,0092

0,0070

0,0093

0,1

15

Đồng (Cu) (mg/l)

ND

ND

ND

ND

ND

ND

ND

ND

0,2

16

Kẽm (Zn) (mg/l)

ND

ND

ND

ND

ND

ND

ND

ND

0,5

17

Mangan (Mn) (mg/l)

ND

ND

ND

ND

0,028

0,020

ND

ND

0,5

18

Sắt (Fe) (mg/l)

ND

ND

ND

0,019

0,825

0,672

0,126

0,057

0,5

19

Thủy ngân (Hg) (mg/l)

0,0005

0,0008

0,0007

0,0005

0,0006

0,0002

0,0006

0,0005

0,001

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc Môi trường thành phố Hải Phòng)

Ghi chú: ND: Không phát hiện.


Bảng 4.16: So sánh chất lượng nước ở khu du lịch Cát Bà với QCVN 10- MT: 2015/BTNMT.

Thông số

Số mẫu không đạt

Vượt QCVN 10-

MT:2015/BTNMT

Tổng chất rắn lơ lửng

1/8

Chạm ngưỡng vượt

Amoni

8/8

1,3 - 2,7 lần

Florua

6/8

1,43 -1,81 lần

Phenol

3/8

1,03 – 1,83 lần

Coliform

2/8

1,6 – 2,4 lần

Sắt

2/8

1,34 – 1,65 lần

Qua bảng trên cho thấy nguồn nước ở các vùng khác nhau tại khu vực nghiên cứu đã và đang bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm. Có những thông số bị ô nhiễm ở tất cả các mẫu được lấy như: Thông số Amoni là 8/8 mẫu không đạt và vượt ngưỡng cho phép của QCVN 10-MT: 2015/BTNMT từ 1,3 - 2,7 lần; Thông số Florua có 6/8 mẫu không đạt và vượt ngưỡng cho phép từ 1,43 - 1,81 lần. Ngoài ra còn có thông số Phenol vượt ngưỡng 1,03 - 1,83 lần, Coliform vượt ngưỡng là 1,6 - 2,4 lần, Sắt vượt ngưỡng là 1,34 - 1,65 lần, tổng chất rắn lơ lửng bắt đầu chạm ngưỡng vượt.

Nước thải không qua xử lý được thải thẳng ra môi trường. Do đó, nước thải đã và sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường của VQG Cát Bà. Đây là một vấn đề cần giải quyết càng sớm càng tốt.

c) Tác động đến môi trường không khí

Không khí là một trong các thành phần nhạy cảm đối với hoạt động của con người. Du lịch sinh thái được coi là ngành “công nghiệp không khói”. Tuy nhiên, hoạt động du lịch ảnh hưởng tới môi trường không khí do một số nguyên nhân sau:

- Người và phương tiện giao thông:


Kết quả thống kê số lượng phương tiện đến Cát Bà trong những năm gần đây được tổng hợp ở bảng 4.17:

Bảng 4.17: Số lượng phương tiện giao thông đến Cát Bà.


Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

1. Số lượng phương tiện giao thông đến Cát Bà

- Xe ô tô

52.000

54.000

55.000

- Xe máy

48.000

45.000

46.000

- Tàu chở khách từ đất liền ra

đảo và ngược lại

45

48


55

2. Tổng số các phương tiện giao thông lưu trú tại Cát Bà

- Xe ô tô

70

102

144

- Tàu du lịch tham quan vịnh

(Lưu trú tại Cát Bà)

63

75


81

- Xe máy

22.000

23.500

25.000

(Nguồn: Phòng Văn hóa TT-TT& du lịch Cát Hải)

Như vậy, sự gia tăng của các phương tiện cơ giới đã làm tăng lượng khí CO, CO2, NOx, H2S, Pb, bụi, tiếng ồn... Do sự gia tăng các thành phần gây ô nhiễm này đã làm ảnh hưởng tới chất lượng không khí của VQG Cát Bà. Ngoài những phương tiện từ các nơi khác đến Cát Bà thì vẫn còn một lượng lớn các phương tiện vận chuyển khách du lịch lưu trú tại Cát Bà cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại đây.

Để đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường không khí khu du lịch Cát Bà, đề tài kế thừa số liệu của các dự án đã được thực hiện trong khu vực với các chỉ tiêu đặc trưng: CO, SO2, NO2

- Mẫu 1, vị trí thu mẫu: Cạnh chân núi tháp Kì Đài

Kết quả đánh giá chất lượng không khí được thể hiện trong bảng 4.18.


Bảng 4.18: Chất lượng không khí ở khu du lịch Cát Bà.


STT

Thông số

Đơn vị

Kết quả

QCVN

05:2008/BTNMT

Vị trí thu mẫu: Cạnh chân núi tháp Kì Đài

1

CO

Mg/m3

1117

30000

2

SO2

Mg/m3

42

350

3

NO2

Mg/m3

27

200

4

Độ rung

Cm/s2

0

5,5

5

Độ ồn

dB

63

75*

6

Nhiệt độ

oC

33,5

-

(Nguồn: Viện tài nguyên biển, 2015)

(*) QCVN 26/2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu du lịch Cát Bà cho thấy các chỉ tiêu quan trắc đều thấp hơn QCVN cho phép. Tuy nhiên, từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, do hoạt động du lịch tăng cao nên chỉ tiêu tiếng ồn luôn vượt quá ngưỡng cho phép theo QCVN.

- Mẫu 2, Vị trí tại khu dân cư

Bảng 4.19: Chất lượng không khí ở khu du lịch Cát Bà.


TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

Tiêu chuẩn so sánh

K01

K02

1

Nhiệt độ

oC

32,0

31,5

18-32

2

Độ ẩm

%

68

69

40-80

3

Tốc độ gió

m/s

0,8

0,6

0,2-1,5

4

Bụi toàn phần

Mg/m3

0,157

0,115

4

5

CO

Mg/m3

3,748

3,465

40

6

SO2

Mg/m3

0,107

0,092

10

7

NO2

Mg/m3

0,142

0,122

10

8

Benzen

Mg/m3

0,106

0,089

15

9

Hydrocacbon

Mg/m3

4,231

3,125

300

(Nguồn: Trung tâm Đào tạo và Tư vấn KHCN - BVMT thủy, 5 -2018)


Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu du lịch Cát Bà cho thấy các chỉ tiêu quan trắc đều thấp hơn QCVN cho phép.

Cùng với sự phát triển hoạt động du lịch trong khu vực, lượng phương tiện giao thông sẽ tăng lên đến hơn 1400 phương tiện và nguồn khí thải cũng sẽ tăng lên đáng kể được thể hiện trong bảng 4.20.

Bảng 4.20: Tổng lượng phát thải dự báo đến năm 2020.


Khí thải

Xe tải nặng

Xe nhỏ khác

Tàu, thuyền

Tổng

Khói bụi

1,18

0,2

0,667

2,0

SO2

14,96

4,9

37,376

57,2

NOx

13,40

3,6

8,902

25,9

CO

5,37

176,2

0,004

181,6

VOC

4,27

27,4

0,402

32,1

(Nguồn: Viện tài nguyên biển, 2015)

Qua phỏng vấn khách du lịch về việc sử dụng phương tiện giao thông khi đến thăm VQG Cát Bà đã thu được kết quả sau: 70% đi ô tô, 26,67% đi xe máy, 3,33% đi tàu thủy.

Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm không khí không chỉ phụ thuộc vào số lượng phương tiện giao thông (ô tô, xe máy) nhiều hay ít, mà còn do chất lượng của các phương tiện này (Vấn đề này đề tài chưa có điều kiện để thực hiện nghiên cứu).

Bảng 4.21: Ý kiến của khách du lịch

về việc sử dụng phương tiện giao thông đến VQG Cát Bà.


Chỉ tiêu

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Tổng số

30

100

Sử dụng xe ô tô

21

70,00

Sử dụng xe máy

8

26,67

Sử dụng tàu thủy

1

3,33

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2024