* Độ cao thảm cỏ khi thu hoạch (cm)
Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cỏ, đồng thời có thể dự đoán được năng suất chất xanh của giống cỏ. Đo tất cả các lứa cắt trong năm, cách đo tương tự như như phần đo tốc độ sinh trưởng. Mỗi ô đo 5 điểm theo phương pháp đường chéo lập lại 3 lần và lấy số liệu trung bình (Viện chăn nuôi, 1977) [17].
* Đo chiều cao cỏ thí nghiệm.
Cách theo dòi: Sử dụng phương pháp đường chéo hình chữ nhật, lấy ngẫu nhiên 5 điểm trên đường chéo (như hình vẽ).
Cắm cọc đánh dấu và đo trong suốt thời gian thí nghiệm. Sau khi cắt cỏ thì cứ 10 ngày ta đo một lần, định kỳ 10, 20, 30 , 40, 50 ngày thì đo.
Cách đo: Dùng thước thẳng có chia độ chính xác đến từng mm để đo chiều cao cây. Khi đo đặt thước sát vào gốc cây sao cho thước vuông góc
với mặt đất, rồi đo từ mặt đất đến lá dài nhất. Đo vào buổi sáng sớm khi cỏ đã khô sương, lá cỏ không bị héo và rủ xuống.
* Năng suất chất xanh (tấn/ha)
Được theo dòi qua các lứa cắt trong năm. đó là toàn bộ khối lượng cỏ ngay sau khi cắt, không có nước tự do trên mặt sản phẩm.
Năng suất chất xanh được tính trên toàn bộ diện tích thí nghiệm rồi tính ra sản lượng đạt được/ha/lứa.
b) Phương pháp xử lý cho xác định sản lượng cỏ VA06
Số liệu thu được đem xử lý theo phương pháp:
Xử lý thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện, 2000 [12], trên phần mền Excel 2003.
- Số trung bình ( X )
X x1 x2 .... xn xi
n n
(i=1,2,.....,n)
(2.2)
Trong đó: - X: là số trung bình
- xi : là tổng giá trị mẫu
- x1,x2,....xn: là mẫu
- n: là dung lượng mẫu
* Năng suất chất xanh: là khối lượng chất xanh tính trên một đơn vị diện tích là mét vuông.
Để tính dược chất xanh của cỏ chúng tôi tiến hành cắt và cân từng giống cỏ. Mỗi ô cỏ chúng tôi lấy ngẫu nhiên 5 điểm theo phương pháp đường chéo, mỗi điểm cắt 1 m2, cắt vào buổi sáng, cân và tính năng suất bình quân /1 m2/ lứa như sau:
- Năng suất bình quân/1 m2 =
= x1 x2 ...xn
n
- Năng suất cỏ (kg/1ha/lứa) = Năng suất cỏ bình quân/1 m2 (kg) 10.000 m2
Trong đó: : Năng suất bình quân (kg/ 1 m2/1 lứa cắt)
x1, x2,…,xn : Khối lượng của từng mẫu cắt
n : Dung lượng mẫu
* Sản lượng chất xanh của cỏ: Là tổng khối lượng của cỏ sau khi cắt mỗi lứa tính cho đơn vị diện tích là một ha/ năm.
Sau khi tính được năng suất cỏ/1 m2 sẽ tính được năng suất xanh/ 1 ha/ lứa. Sản lượng chất xanh/1 ha trong 01 năm được tính bằng cách cộng năng suất của tất cả các lứa cỏ trên 1 ha trong 1 năm. Sản lượng cỏ (tấn/ha/năm) =ns lứa 1 +
ns lứa 2 +…+ns lứa n =
năng suất cỏ các lứa/ năm.
c) Xử lý số liệu cho khẩu phần ăn của Ngựa Bạch
Ngựa nói chung, Ngưa bạch nói riêng thường tiêu thụ lượng thực phẩm tương đương 1,5 đến 3% khối lượng cơ thể, trung bình 2,5%. Trung bình, ngựa
cần uống 20-60 lít nước mỗi ngày, nước chiếm khoảng 63% khối lượng con vật. Ở một số bộ phận tỷ lệ nước chiếm 70-80%. Trong một ngày đêm, ngựa lớn cần khoảng 50-60 lít nước, trong đó 12-15 lít từ thức ăn, 40-45 lít từ nước uống. Ngựa nặng khoảng 450 kg (990 lb) nó sẽ ăn từ 7–11 kg (15-24 lb) thức ăn thô mỗi ngày và uống 38 lít nước (8.4 imp gal; 10 US gal) đến 45 lít (9,9 imp gal, 12 US gal).
Có thể tính tổng nhu cầu trong chế độ ăn uống hằng ngày của ngựa (thức ăn gia súc và bột) để xác định lượng thức ăn cung cấp cho ngựa hằng ngày bằng công thức.
Cân nặng của ngựa/100 x 2,5 = Tổng số nhu cầu thức ăn thô hằng ngày
Thường cho Ngựa bạch ăn cỏ vào lúc 10 giờ sáng và 17 giờ chiều, khoảng từ 4 – 10 kg cỏ/con/ngày; lúc 14 giờ cho thức ăn tinh (cám gạo hoặc cám ngô…) khoảng 1,0 - 1,5kg/ngày/con.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Sơ lược về tình hình phát triển của Chi nhành Chăn nuôi động vật bán hoang dã tại xã Tức Tranh, huyện Phú lương, tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Tình hình sản xuất của của cây thức ăn chăn nuôi
Từ năm 2006 đến nay trang trại đã có chủ trương đưa cây thức ăn có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao vào sản xuất. Từ chỗ thiếu thức ăn, đến nay trang trại đã có thể cung cấp đủ thức ăn, đến nay trang trại đã có thể cung cấp đủ thức ăn vào mùa mưa và dự trữ vào mùa khô. Trang trại hiện có hàng chục giống cây thức ăn như: Cỏ Mulato, VA06, voi, ghinê, , ghinê TD-58, Năng suất cỏ đạt trung bình 4kg/m2/lứa cắt.
Hàng năm trang trại đã chuyển giao hàng chục tấn cỏ giống cho các hộ nông dân trên địa bàn và các tỉnh trong cả nước. Trang trại không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng cây thức ăn. Trang trại vẫn tiếp tục nghiên cứu và đưa vào sản xuất giống cây thức ăn có năng suất và chất lượng cao hơn. Đến nay mô hình này đã bước đầu cho kết quả ưu việt, đã và đang được nghiên cứu và tiếp tục phát triển.
4.1.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi ngựa
Nước ta có điều kiện tư nhiên đặc thù, nên ngựa là một con gia súc gắn bó với đời sống của nhân dân và các dân tộc miền núi từ lâu đời. So với gia súc khác con ngựa có giá trị toàn diện. Ngoài ra ngựa còn đóng vai trò quan trọng ngựa đóng vai trọng trong lĩnh vực y học văn hoá. Thịt, xương ngựa có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên đàn ngựa nước ta còn phát triển chậm, số lượng ít, tầm vóc nhỏ.
Tổng đàn ngựa của trang trại gồm: 80 con ngựa giống quốc gia
- Đực giống có 3 con.
- Ngựa cái giống có 50 con
- Ngựa con có 21 con trong đó có 12 con đẻ trong năm 2019, 9 con đẻ trong năm 2020 (tính đến tháng 5 năm 2020).
-Ngựa thịt có 6 con.
4.1.3. Công tác thú y
a. Tình hình vệ sinh phòng bệnh
Để phòng tránh và hạn chế do dịch bệnh gây ra. Hàng năm trang trại đã thực hiện nghiêm ngặt phòng bệnh trên đàn gia súc. Thường xuyên tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Vì vậy mà từ trước đến nay chưa xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, của trang trại.
Chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh là việc làm hết sức quan trọng nhằm đảm bảo sức khoẻ và khả năng chống đỡ bệnh tật ở mức cao nhất. Do đó, vấn đề vệ sinh phòng bệnh luôn được đề cao và quan tâm hàng đầu.
Trong khu vực trại chăn nuôi, chuồng nuôi được thiết kế theo kiểu chuồng kín có rèm che, có hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống nước sạch luôn được đảm bảo. Nền chuồng luôn khô ráo và được vệ sinh sạch sẽ. Cống rãnh xung quanh khu vực chuồng nuôi luôn được khơi thông thoáng, trước cửa chuồng có hố sát trùng bằng vôi bột.
* Phòng bệnh:
Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trang trại đã thực hiện triệt để quy trình vệ sinh thú y nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra. Tất cả đàn gia súc, đều được tiêm phòng đầy đủ, theo lịch phòng bệnh của trang trại thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn Nuôi. Đồng thời, định kỳ cho uống thuốc phòng một số bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá và hô hấp, bổ sung Vitamin, tăng cường sức đề kháng cho đần gia súc.
- Hàng năm trang trại tiêm phòng định kỳ vào 2 đợt: đợt 1 vào tháng 3,4; đợt 2 vào tháng 9,10.
- Tiêm phòng ký sinh trùng đường máu cho ngựa 2 lần/năm.
- Tiêm phòng cho đàn lợn rừng theo lịch phòng bệnh của trang trại.
b. Công tác điều trị bệnh
Hằng ngày các bộ phận quản lý luôn kiểm tra theo dòi sát sao đàn gia súc để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời mang lại kết quả cao.
* Những bệnh thường xảy ra ở trang trại:
- Đối với ngựa thường mắc các bệnh: đau bụng ngựa, táo bón, đau mắt, tiên mao trùng...
- Đối với lợn thường mắc các bệnh : ỉa chảy, viêm phổi...
- Đối với hươu thường mắc bệnh chướng hơi.
* Công tác điều trị và kết quả điều trị:
- Bệnh nội khoa đạt tỷ lệ khỏi 94-97% như: Chướng bụng đầy hơi, tắc nghẽn thực quản, cảm nắng…
- Bệnh sản khoa tỷ lệ khỏi đạt 100% như: Viêm tử cung, sát nhau…
4.2. Khả năng cho năng suất của giống cỏ VA06 qua các thời vụ trong năm
4.2.1 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cỏ VA06 qua các thời vụ
Sau một thời gian chăm sóc và theo dòi khả năng sinh trưởng về chiều cao của giống cỏ VA06 qua 3 thời vụ khác nhau. Tôi đã thu được bảng số liệu như bảng 4.1 dưới đây:
Qua số liệu bảng 4.1 cho thấy: Thời vụ có ảnh hưởng rò rệt đến sự sinh trưởng của cỏ VA06. Các vụ 1, 2, 3 trong bảng trên được thể hiện qua các mùa vụ khác nhau. Về chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao, ta có thể thấy sự chêch lệch khá lớn giữa 3 lứa cắt khác khau. Ở vụ 1 tốc độ tăng trưởng chiều cao qua các độ tuổi là thấp nhất (233,6cm ở 41-50 ngày tuổi) và đạt tối đa ở vụ thứ 3. Sở dĩ có sự khác biệt đó là do Lứa 1 là vụ đông tháng 12 đến tháng 2 ở lứa này cỏ phát triển rất chậm còi cọc, thân nhỏ và cứng. Chính vì vậy chiều cao của cỏ thấp hơn hẳn so với 2 lứa còn lại.
47
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cỏ VA06 qua các thời vụ
Chiều cao (cm) | Số lá/thân | Số nhánh/khóm | |||||||||||||
0-10 ngày | 11-20 ngày | 21-30 ngày | 31-40 ngày | 41-50 ngày | 0-10 ngày | 11-20 ngày | 21-30 ngày | 31-40 ngày | 41-50 ngày | 0-10 ngày | 11-20 ngày | 21-30 ngày | 31-40 ngày | 41-50 ngày | |
Lưa 1 | 26,6 | 78 | 107,8 | 180,8 | 233,6 | 5 | 8 | 12 | 15 | 16 | 3 | 6 | 8 | 9 | 11 |
Lứa 2 | 35,0 | 89,4 | 120,6 | 211,4 | 248 | 7 | 9 | 12 | 15 | 17 | 9 | 11 | 18 | 25 | 26 |
Lứa 3 | 35,9 | 95,6 | 142,7 | 208,4 | 254,1 | 7 | 10 | 13 | 16 | 17 | 9 | 15 | 20 | 26 | 28 |
Trung bình 3 lứa | 32,5 | 87,6 | 123,7 | 200,2 | 245,2 | 6,3 | 9 | 12,3 | 15,3 | 16,6 | 7 | 10,6 | 15,3 | 16,6 | 21,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Nghiên Cứu Trên Thế Giới Và Ở Việt Nam
- Đặc Điểm Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh Thái Nguyên
- Thực Trạng Tình Hình Phát Triển Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã Và Bán Hoang Dã Của Trại
- Năng Suất Của Cỏ Va06 Qua Các Thời Vụ (Tấn/ha/vụ)
- Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - 9
- Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - 10
Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.
Ở vụ 2 là vào cuối tháng 2 đến tháng 4 lứa này thời tiết ấm áp hơn nên cỏ phát triển khá nhanh, chiều cao thân của cỏ trội hơn hẳn so với cỏ vụ đông (248cm so với 233,6 cm ở độ tuổi 41-50 ngày).Còn ở lứa thứ 3 là vào thời gian mà cỏ phát triển mạnh mẽ nhất, nóng ẩm mưa nhiều, cường độ quang hợp cao vì vậy chiều cao cỏ ở thời gian này so với 2 vụ trước đạt được ở mức tối đa (254,1cm ở độ tuổi 41-50 ngày). Qua đó, có thể thấy được thời vụ có ảnh hưởng khá lớn về chiều cao của cỏ VA06.
Về chỉ tiêu số lá/thân: qua bảng ta có thể thấy ở vụ 1 (vụ đông) số lá trên thân là thấp nhất còn ở vụ 2 và vụ 3 không có sự chêch lệch quá lớn về chỉ tiêu này. Tuy nhiên, nếu so sánh vụ 1 với vụ 3 thì có thể thấy được sự chêch lệch giữa 2 lứa này là khá lớn. Ở thời vụ 1 do thời tiết lạnh nên cỏ phát triển chậm và còi cọc,vì vậy số lá trên thân cũng thấp hơn vụ 2 và 3. Ở vụ 2, thời tiết trong giai đoạn này đã ấm áp hơn nên cỏ phát triển nhanh hơn hẳn so với vụ đông, số lá trên thân ở vụ này cũng cao hơn ( trung bình đạt 16,4 lá). Còn ở vụ 3 là giai đoạn mà cỏ phát triển mạnh nhất, số lá trên cây có thể đạt 16-18 lá ở độ tuổi 41-50 ngày.
Về chỉ tiêu số nhánh/khóm: Ở vụ 1 ta có thể thấy số nhánh là ít nhất,ở vụ 2 thì chỉ tiêu này ở mức trung bình so với vụ 1 và 3. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy là do điều kiện thời tiết giữa 2 thời vụ này có sự sự khác biệt. Vụ 1 là vụ đông nên khả năng sinh trưởng của cỏ kém hơn và tốc độ mọc mầm cũng rất chậm vì vậy số lượng nhánh/khóm cũng không cao do vậy mật độ cỏ ở vụ này thấp. Còn vụ 3 là giai đoạn mà điều kiện thời tiết có lợi nhất, mưa nhiều số giờ nắng cao, ẩm độ cũng cao cỏ sinh trưởng phát triển mạnh, từ khi vừa cắt đến giai đoạn 10 ngày tuổi số mầm đã rất cao .Chính vì vậy số nhánh/khóm cao hơn hẳn so với 2 vụ còn lại, mật độ cỏ ở thời vụ này cũng đạt mức tối đa.
Qua các chỉ tiêu về sinh trưởng của cỏ VA06 ở 3 lứa khác nhau, có thể dự đoán được rằng năng suất của cỏ ở vụ 1 sẽ là thấp nhất, vụ 2 sẽ cho năng suất trung bình và vụ 3 sẽ cho năng suất tối đa.