Điều Kiện Niêm Yết Của Doanh Nghiệp Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam


hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên (theo qui định tại Luật Chứng khoán). Đây là 2 Sở GDCK tập trung và thứ cấp, thực hiện chức năng của một TTCK tập trung, nơi diễn ra các hoạt động mua bán các cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp đủ điều kiện và được phép niêm yết trên thị trường.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, ngày 24/6/2009, Chính phủ cho phép vận hành thị trường Upcom trên Sở GDCK Hà Nội, cho phép cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết được giao dịch qua hệ thống có quản lý, hạn chế rủi ro cho các NĐT.

Với lịch sử ra đời như vậy, TTCK Việt Nam được đánh giá rất non trẻ, đang trong các bước đầu hoàn thiện về tổ chức, hoạt động và môi trường pháp lý. Tuy nhiên, trải qua 12 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã đạt được những bước tiến nhất định và khẳng định vai trò quan trọng của thị trường tài chính bậc cao trong nền kinh tế, thể hiện ở mức độ tăng trưởng DNNY, khối lượng cổ phiếu niêm yết, tổng giá trị niêm yết, số lượng tài khoản giao dịch của NĐT.

Biểu 2.1: Khối lượng và giá trị giao dịch cổ phiếu niêm yết qua các năm


Qua 12 năm sự hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam có thể được khái 1

Qua 12 năm, sự hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam có thể được khái quát qua 2 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: Từ năm 2000 đến năm 2005 là giai đoạn ban đầu hình thành và phát triển TTCK Việt Nam, số lượng các DNNY còn ít, nhu cầu về kiểm toán BCTC của DNNY chưa nhiều. Giai đoạn này, Nghị định Số 48/1998/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và TTCK chỉ qui định “BCTC của doanh nghiệp xin cấp phép phát hành chứng khoán ra công chúng bắt buộc phải được kiểm toán bởi


CTKT độc lập được chấp thuận”. Đến năm 2004, tại Nghị định Số 144/2003/NĐ- CP ngày 28/11/2003 thay thế Nghị định Số 48 về chứng khoán và TTCK được ban hành, mới yêu cầu tất cả các tổ chức tham gia TTCK (trong đó có các DNNY) bắt buộc phải kiểm toán BCTC hàng năm bởi CTKT được chấp thuận.

- Giai đoạn 2: Từ năm 2006 đến nay, nhất là trong hai năm 2006-2007, TTCK phát triển mạnh, làm gia tăng số lượng các DNNY, yêu cầu bắt buộc các BCTC của DNNY và công ty đại chúng chưa niêm yết phải kiểm toán theo quy định của pháp luật. Số liệu báo cáo thường niên của UBCK qua các năm cho thấy, số lượng DNNY tăng hàng năm, năm 2006 là 186 công ty, năm 2007 là 250 công ty, năm 2008 là 338 công ty; năm 2009 là 453 công ty; năm 2010 là 642 công ty, năm 2011 là 673 công ty và tính đến hết 31/12/2012 là 708 DNNY. Biểu 2.2 phản ánh số lượng DNNY trên TTCK Việt Nam từ năm 2006 đến 2012.

Biểu 2.2: Số lượng các DNNY trên TTCK Việt Nam từ năm 2006- 2012



800

700

600

500

400

300

200

100

0


186 250


338


453

642 673 708

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012


Nguồn: Tổng hợp từ Website của UBCKNN


DNNY này là những công ty cổ phần đại chúng đáp ứng đủ các điều kiện để được niêm yết cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. Theo đó, nhu cầu kiểm toán BCTC của các DNNY và doanh nghiệp có lợi ích công chúng tăng mạnh và NĐT đã bắt đầu quan tâm tới chất lượng kiểm toán BCTC DNNY trong vai trò đảm bảo độ tin cậy của thông tin phục vụ cho các quyết định đầu tư của họ.


2.1.2. Điều kiện niêm yết của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp niêm yết muốn được niêm yết cổ phiếu và trái phiếu của mình phải đáp ứng các tiêu chuẩn tùy thuộc từng quốc gia. Tại Việt Nam, DNNY muốn niêm yết cổ phiếu trước hết phải là công ty cổ phần. Qui định công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết trên TTCK trước đây được thực hiện theo qui định tại Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007. Tuy nhiên, sau khi Luật Chứng khoán được áp dụng, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định Số 58/2012/NĐ-CP ngày 15/9/2012, Hướng dẫn thực hiện Luật Chứng khoán, theo đó các điều kiện đã được nâng cao và chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư (Bảng 2.1). Bảng 2.1 nêu các điều kiện để một DNNY được niêm yết cổ phiếu trên hai SGDCK TP. HCM và Hà Nội, theo đó, nếu DNNY đã đáp ứng điều kiện niêm yết cổ phiếu sẽ đáp ứng các điều kiện niêm yết trái phiếu. Ngoài ra, Nghị định 58/CP cũng qui định điều kiện niêm yết trái phiếu đối với công ty TNHH, trái phiếu của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, chứng chỉ quĩ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty chứng khoán đại chúng. Qui định niêm yết trái phiếu của Chính phủ hay chính quyền địa phương được Bộ Tài chính qui định riêng [17].

Theo các qui định tại Bảng 2.1 dưới đây cho thấy, thông tin trên các BCTC của DNNY là rất quan trọng để xác định doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết và duy trì niêm yết trên 2 Sở GDCK Việt Nam. Do đó, chất lượng thông tin tài chính trên các BCTC của doanh nghiệp niêm yết là vấn đề được đặc biệt quan tâm, trong đó qui định cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ bị hủy bỏ niêm yết nếu tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán (trước đây tại Nghị định Số 14/2007/NĐ-CP không có qui định này) hoặc có ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm gần nhất. Trước đó, cổ phiếu của DNNY bị đưa vào dạng cảnh báo, mạnh hơn là vào diện kiểm soát nếu xuất hiện tình trạng BCTC đã kiểm toán cho thấy, kết quả kinh doanh thua lỗ từ 1-2 năm liên tiếp, hoặc DNNY không chấp hành chế độ công bố thông tin, nhưng chưa đến mức bị hủy niêm yết. Điều này cũng cho thấy vai trò quan trọng của kiểm toán độc lập đối với BCTC của DNNY trên TTCK Việt Nam.


Bảng 2.1: Điều kiện DNNY trên TTCK Việt Nam theo Nghị định Số 58/2012/NĐ-CP


Chỉ tiêu

Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên HSX

Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên HNX

Vốn điều lệ

>= 120 tỷ (trước đây là 80 tỷ

đồng theo NĐ 14/2007/NĐ-CP)

>=30 tỷ đồng (trước đây là 10 tỷ

đồng)

Hoạt động dưới hình thức công ty

cổ phần (trừ DNNN cổ phần hóa)

Ít nhất 2 năm

Ít nhất 1 năm

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn

chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất

ROE >=5%

Hoạt động kinh doanh

Lãi 2 năm liên tiếp trước khi niêm yết

Nợ quá hạn

Không có nợ quá hạn trên 1 năm

Lỗ lũy kế

Không có lỗ lũy kế


Tỷ lệ sở hữu

Tối thiểu có 20% cổ phần có quyền biểu quyết do 300 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm

giữ (trừ DNNN cổ phần hóa)

Tối thiểu có 15% cổ phần có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ


Cam kết của cổ đông nội bộ

Cổ đông là thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, kế toán trưởng, cổ đông lớn có liên quan đến các thành viên trên phải cam kết nắm giữ 100% cố phiểu trong thời gian 6 tháng từ ngày niêm yết và

50% trong 6 tháng tiếp theo.


Qui định Hủy bỏ niêm yết

- Ngừng các hoạt động kinh doanh chính trên 1 năm trở lên.

- Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong trong BCKiT.

- Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán (trước đây tại NĐ 14/2007/NĐ-CP không có qui định này) hoặc có ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm gần nhất.

- Tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp BCTC năm trong 03 năm liên tiếp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Nguồn: Website của UBCKNN

2.1.3. Đặc điểm doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ảnh hưởng tới kiểm toán

Xét trên góc độ quan tâm của kiểm toán, các DNNY trên TTCK Việt Nam, ngoài việc mang những đặc trưng của DNNY nói chung, còn có những đặc trưng riêng của một TTCK non trẻ như ở Việt Nam, do đó ảnh hưởng tới vai trò, cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán độc lập đối với BCTC, thể hiện trên các đặc điểm chính sau (Xem thêm Phụ lục 12):

Một là, các DNNY là các công ty cổ phần đã có đủ điều kiện niêm yết theo qui định về qui mô vốn điều lệ, kết quả hoạt động kinh doanh, tuân thủ các qui định về công bố các thông tin trên TTCK, trong đó có liên quan tới kết quả công bố từ các BCTC đã được kiểm toán.

Qui định DNNY tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP cho thấy, qui mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của các DNNY là lớn, tối thiểu vốn điều lệ là 70 tỷ đồng trở lên (trên HSX) và 10 tỷ trở lên (HNX), theo chuẩn niêm yết mới từ áp dụng cho các DNNY lên sàn từ 15/9/2012 là 120 tỷ (HSX) và 30 tỷ (HNX).


DNNY còn có thể là các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ trên 50% vốn cổ phần, ví dụ, các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (mã chứng khoán VCB), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (mã chứng khoán ICB), vốn Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước đại diện nắm giữ, hay các tổng công ty Nhà nước như Tổng Công ty Vinaconex (mã VCG), vốn Nhà nước do Tổng Công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đại diện nắm giữ. Tuy nhiên, đã được coi là DNNY, các doanh nghiệp phải hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (qui định cho công ty cổ phần) và theo qui định của Luật Chứng khoán, hay các qui định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động như Luật Các tổ chức tín dụng. Khối DNNY là các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa đã giúp tạo ra khối lượng hàng hóa quan trọng cho TTCK Việt Nam, nhất là trong những năm đầu phát triển thị trường.

Nói chung, các DNNY hầu hết được đánh giá có lịch sử hoạt động tốt, là những doanh nghiệp mạnh, tình hình tài chính minh bạch và có nhu cầu vốn để mở rộng kinh doanh nên lựa chọn con đường niêm yết. Tuy nhiên, gần đây khi tình hình kinh doanh xấu đi, một số DNNY không đạt đủ các điều kiện đã phải rời sàn. Theo thống kê của hai Sở GDCK Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch TP. Hồ Chí Minh (HSX), trong năm 2012, 15 cổ phiếu đã bị hủy niêm yết trên sàn, phần lớn số này (như các DNNY có mã chứng khoán BAS, CAD, VKP) rời sàn vì kết quả kinh doanh thua lỗ liên tiếp 3 năm, các KTV nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục hoặc giao dịch không phát sinh trong 12 tháng, vi phạm quy định về công bố thông tin (ví dụ DNNY có mã chứng khoán MCV chưa công bố BCTC của công ty mẹ từ quí IV/2011- đã bị nhắc nhở 3 lần). Trong thời gian tới, sẽ có thêm tên nhiều cổ phiếu của DNNY nữa phải rời sàn do kinh doanh thua lỗ. Bên cạnh đó thì cũng có nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp tiếp tục được niêm yết.

Một trong những vai trò của kiểm toán BCTC DNNY là giúp đánh giá khả năng DNNY có đủ điều kiện niêm yết và duy trì niêm yết trên TTCK hay không. Do đặc trưng của DNNY là số lượng và trình độ đối tượng quan tâm và có lợi ích đối với BCTC là lớn và phức tạp, do vậy, rủi ro kiểm toán thường là cao hơn, mức sai sót trọng yếu cần xác định thấp hơn, chi phí kiểm toán cao hơn, vì nếu các BCTC đã được KTV xác nhận còn chứa đựng các sai sót trọng yếu có thể gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho các NĐT cũng như lòng tin đối với TTCK. Do đó, đối với TTCK, yêu cầu về chất lượng kiểm toán là cao hơn, theo đó chỉ có các KTV thuộc công ty kiểm toán đủ tiêu chuẩn mới được chấp thuận kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp niêm yết.


Hai là, DNNY kinh doanh đa ngành nghề, tính chất nghiệp vụ phức tạp, phát sinh nhiều

Các DNNY hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Phổ biến là doanh nghiệp hoạt động đa ngành với lĩnh vực kinh doanh chính là công nghiệp chế tạo, chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất (như các doanh nghiệp với mã chứng khoán KDC, AAM, BBC), tiếp đến là các ngành kinh doanh thương mại (DIC, HTL), bất động sản (DIG, NBB), xây dựng (CDC, HBC), vận tải kho bãi (PVT, DXG), tài chính- ngân hàng và bảo hiểm (STB, SSI). Nhiều ngành kinh doanh của DNNY khá phức tạp, nghiệp vụ phát sinh thường xuyên nhiều, hàng tồn kho vật chất lớn. Việc phân loại DNNY trên Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh theo nhóm ngành năm 2011 tại Bảng 2.2 cho thấy minh chứng về tính chất đa ngành nghề của khối DNNY trên TTCK Việt Nam.

Đặc điểm này dẫn đến BCTC của DNNY thường có nhiều chỉ tiêu phức tạp, đặc thù theo chuyên ngành, với nhiều ước tính kế toán, dẫn đến việc bảo đảm chất lượng kiểm toán khó khăn hơn, theo đó yêu cầu KTV phải có kinh nghiệm, qui trình kiểm toán chuyên nghiệp, KTV hiểu biết sâu đa lĩnh vực kinh doanh của khách hàng (DNNY), qua đó có thể đánh giá rủi ro kiểm toán cũng như đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán.

Bảng 2.2: DNNY trên Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh phân theo nhóm ngành


Nhóm ngành

Số lượng DNNY

Mã chứng khoán

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

6

DPR, HRC, NSC, SSC, TNC, EVE

Khai khoáng

5

BMC, DHA, KSB, NNC,PVD

Công nghiệp chế biến, chế tạo

91

AAM, BBC, KDC...

SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và

điều hòa không khí

10

BTP, PGD,SBA,SJD,TBC...

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải

2

CLW, TDW

Xây dựng

25

BCE, CDC, CLG, HBC…

Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, xe có động cơ khác

34

HTL, PTB, SVC, CNT, DIC…

Vận tải kho bãi

21

GTT, SBC, STT, VNA, VOS…

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

4

HOT, NVT, VNG, VPL

Thông tin và truyền thông

4

CMG, CMT, ELC, FPT

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

16

AGR, BSI, CTG, SSI, VCB, STB…

Hoạt động kinh doanh bất động sản

31

ASM, BCI, DIG, KAC, NBB…

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

2

APC, TVI

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

1

PAN

Dịch vụ vui chơi và giải trí

2

RIC, DSN

Tổng

308


(Nguồn: Website SGDCK TP.HCM: http://www.hsx.vn/hsx/Default.aspx, số liệu năm 2011 )

Ba là, DNNY thường có qui mô lớn và tổ chức phân tán

Các DNNY có qui mô hoạt động khác nhau, có thể là các công ty mẹ với nhiều công ty con, đầu tư chéo, hoạt động trên qui mô rộng khắp cả nước, nhất là


các ngành tài chính- ngân hàng- bảo hiểm (STB, ACB), kinh doanh công nghiệp, thương mại (BBC, DIC). Theo đó, các BCTC của các DNNY này phải bao gồm báo cáo hợp nhất từ các công ty con, công ty liên kết. Điều này gây khó khăn cho việc hợp nhấp BCTC, cũng như kiểm toán BCTC hợp nhất của DNNY.

Theo một kết quả nghiên cứu (Bảng 2.3), một trong những nguyên nhân khiến KTV phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần (ngoại trừ) do có giới hạn phạm vi kiểm toán hay gặp nhất là đơn vị được kiểm toán chưa thu thập đủ BCTC đã kiểm toán của các công ty con, công ty liên kết, các khoản góp vốn dài hạn, dẫn tới các BCTC hợp nhất không bao gồm BCTC của một số công ty con, hoặc được hợp nhất dựa trên các BCTC chưa được kiểm toán, hoặc ghi nhận đầu tư vào công ty liên kết theo giá gốc. Do vậy, để bảo đảm chất lượng kiểm toán, các KTV cần có kinh nghiệm, khả năng chuyên sâu, thận trọng, tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cũng như độc lập trong việc thu thập và đánh giá các bằng chứng từ các BCTC của công ty con về BCTC hợp nhất của công ty mẹ.

Bảng 2.3: Các vấn đề giới hạn phạm vi kiểm toán thường gặp trong ý kiến chấp nhận từng phần đối với BCTC của DNNY trên SGDCK TP. HCM (2007- 2011)

STT

Nội dung các điểm giới hạn phạm vi kiểm toán

Tỷ lệ

%

1

Không có BCTC đã kiểm toán của công ty con, công ty liên kết

22

2

Không có giá tham chiếu cổ phiếu OTC làm cơ sở trích lập dự phòng các

khoản đầu tư

16

3

Không thu thập đủ xác nhận công nợ phải thu, phải trả

16

4

Không có cơ sở xác định số dư đầu kỳ

15

5

Không thực hiện được kiểm kê hàng tồn kho

11

6

Chưa có đủ quyết toán, biên bản nghiệm thu cho các công trình xây dựng

cơ bản dở dang

5

7

Không có đủ cơ sở xác định dự phòng giảm giá hàng tồn kho

5

8

Không có đủ cơ sở xác định dự phòng phải thu

3

9

Không có đủ sổ chi tiết, chứng từ làm căn cứ cho các số dư nghiệp vụ

3

10

Chưa kiểm kê hàng tồn kho, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

2

11

Không thực hiện được kiểm kê tiền mặt

2

(Nguồn: Đề tài “Phân tích thực trạng BCKiT DNNY trên SGDCK TP. HCM”- Học viện Ngân hàng, 2012)


Bốn là, hệ thống kiểm soát nội bộ DNNY còn nhiều điểm yếu

Hệ thống kiểm soát nội bộ của DNNY được đánh giá là còn nhiều điểm yếu dẫn đến chất lượng thông tin trên các BCTC chưa kiểm toán vẫn còn chưa tốt. Một kết quả nghiên cứu (Bảng 2.4) cho thấy, có nhiều điểm chưa thống nhất giữa KTV và ban lãnh đạo DNNY trong việc hạch toán, ghi nhận các khoản doanh thu, chi phí [31]. Điều này thể hiện, hệ thống kiểm soát nội bộ DNNY yếu khiến cho chất lượng thông tin trên BCTC có khả năng tiềm ẩn nhiều sai sót, dẫn đến công việc kiểm toán gặp nhiều khó khăn hơn, qua đó có thể ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Do vậy, để đảm bảo chất lượng kiểm toán, cần có phương pháp tiếp cận rủi ro phù hợp cũng như sự thận trọng cần thiết trong việc đánh giá các bằng chứng do DNNY cung cấp.

Bảng 2.4: Các vấn đề chưa thống nhất thường gặp trong ý kiến chấp nhận từng phần đối với BCTC của DNNY trên SGDCK TP. HCM (2007-2011)

STT

Nội dung vấn đề chưa thống nhất

Tỷ lệ

%

1

Các chi phí (trừ chi phí lãi vay, dự phòng, chênh lệch tỷ giá) bị ghi nhận thiếu

11

2

Lãi vay không được ghi nhận vào kết quả kinh doanh

10

3

Phương pháp ghi nhận doanh thu, giá vốn không phù hợp

8

4

Không lập đủ dự phòng phải thu khó đòi

8

5

Chính sách kế toán không nhất quán

6

6

Phương pháp kế toán các khoản đầu tư không phù hợp

6

7

Phương pháp kế toán tài sản vô hình không phù hợp

6

8

Lỗ chênh lệch tỷ giá không ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh

5

9

Trích lập thiếu dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

5

10

Trích lập thiếu dự phòng giảm giá hàng tồn kho

3

11

Doanh thu, thu nhập ghi nhận thiếu

4

12

Chi phí ghi nhận cao hơn thực tế

2

(Nguồn: Đề tài “Phân tích thực trạng BCKiT DNNY trên SGDCK TP. HCM”- Học viện Ngân hàng, 2012)

Năm là, DNNY phải đáp ứng yêu cầu khắt khe hơn về công bố thông tin báo cáo tài chính

Các DNNY tuân theo Thông tư Số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2012. Trước đó, việc công bố thông tin liên quan đến BCTC đã được kiểm toán của các DNNY tuân theo Thông tư Số 09/2010/TT-BTC ngày 15/1/2010 Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK (có hiệu lực đến ngày 01/6/2012). Theo quy định của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022