Thực Trạng Tình Hình Phát Triển Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã Và Bán Hoang Dã Của Trại


trạm bơm điện và hệ thống ống dẫn nước cho sản xuất. Chính vì vậy, diện tích sản xuất của Trang trại được đảm bảo về nước tưới.

2.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Trại chăn nuôi động vật bán hoang giã tại xã Tức Tranh thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi. Đây là một trung tâm phục vụ cho sự phát triển ngành chăn nuôi của các tỉnh trung du và miền núi. Trang trại có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đề tài và cải tiến khoa học kỹ thuật sáng tạo ra những phương pháp cải tiến trong chăn nuôi và sản xuất chính vì vậy nguồn thu kinh tế từ sản xuất kinh doanh là không nhiều. Chính vì thế mà đời sống về vật chất của trang trại còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trang trại đã từng bước khẳng định mình và tạo được thế đứng trong xã hội bằng cách ngày càng nhân rộng các mô hình, áp dụng các khoa học kỹ thuật vào thực tiến sản xuất. Đến nay trang trại đã khẳng định được sự tồn tại, vị thế của mình trong sự nghiệp phát triển chăn nuôi khu vực miền núi và nền kinh tế thị trường.

2.2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn

a. Thuận lợi

Trại chăn nuôi động vật bán hoang giã tại xã Tức Tranh thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi có các chuyên gia (thầy) chuyên ngành dầy dặn kinh nghiệm, năng động sáng tạo trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Đội ngũ sinh viên với lòng nhiệt tình và ham học hỏi kinh của các thầy đã và đang thực hiện các đề tài tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học, luôn áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi. Với nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất, trang trại từng bước rút ra những kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, kế thừa những thành quả đạt được của những người đi trước.

Sau hơn 8 năm xây dựng và trưởng thành, trang trại đã khắc phục mọi khó khăn gian khổ và từng bước trưởng thành, đồng thời có những thay đổi quản lý để phù hợp với sự phát triển của xã hội.


b. Khó khăn

Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa hai mùa là rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến cây thức ăn trong mùa khô. Trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của gia súc, sự thay đổi thời tiết đột ngột gây nhiều ảnh hưởng đến đàn gia súc. Đồng thời, một khó khăn hiện hữu nữa là tỷ lệ đẻ của hươu và ngựa thường thấp, thời gian chửa dài, thời gian nuôi thành con giống dài do vậy sản phẩm thu không thường xuyên, kinh phí quay vòng sản xuất chậm. Do có dòng sông cầu bồi đắp nên đất pha nhiều cát cho nên khi mưa thì ngập úng nhưng chưa nắng thì đất đã khô cằn chính vì vậy tốn nhiều công, điện, nước trong công tác tưới tiêu, chăn nuôi của trại.

2.2.2 Thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi động vật hoang dã và bán hoang dã của Trại

Mặc dù mới đi vào hoạt động một số năm trở lại đây nhưng Trại chăn nuôi động vật bản địa ở xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã xây dựng được trang trại chăn nuôi bề thế rộng trên 5 ha.

Không dừng lại ở đó, Chi nhánh còn mở thêm mô hình Hợp tác xã tại địa bàn xóm và một số huyện bên cạnh. Cụ thể là hiện nay đã kết nạp thêm 12 xã viên thành thành viên HTX. Thu hút các trang trại vệ tinh với quy mô hơn 1 ha, chủ yếu nuôi lợn rừng, hươu, ngựa bạch…

Thời gian gần đây, Chi nhánh còn là nơi để ứng dụng các đề tài nghiên cứu các cấp (cấp Quốc gia về Gà cánh củm; Dê bán chăn thả; Bưởi da xanh...), cấp tỉnh về Phát triển đàn ngựa bạch về mặt sinh sản và số lượng con…

Số liệu bảng 4.4 cho thấy: Từ khi thành lập Chi nhánh số lượng đàn động vật hoang dã và bán hoang dã có sự thay đổi rò rệt theo từng năm và từng giai đoạn phát triển. Cụ thể là can cứ theo tình hình dịch bệnh và nhu cầu của thị trường theo đó Chi nhánh cũng đã nắm bắt và điều chỉnh số lượng đàn phù hợp với thị trường và nhu cầu của người chăn nuôi. Theo đó, đàn hươu sinh sản của Chi nhánh và hợp tác xã đã phát triển lên gần 400 con và đàn lợn rừng duy trì trên 500 con, tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương với thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng.


Bảng 2.3 Tình chăn nuôi động vật hoang dã của Trang trại


Giai đoạn phát triển

Hươu

Lợn rừng

2007

30

-

2008

35

-

2009

50

-

2010

70

40

2011

110

155

2012

148

210

2013

180

300

2014

200

320

2015

210

280

2016

250

300

2017

250

350

2018

270

400

2019

330

480

2020

380

550

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - 6

(Nguồn: Số liệu thừa kế và điều tra tại Chi nhánh 2020)

2.2.3 Thực trạng phát triển đàn Ngựa bạch của Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương

Số lượng Ngựa bạch phân loại mục đích chăn nuôi như sau:

Số liệu bảng trên cho thấy: Từ khi thành lập (2007- 2020) số lượng Ngựa bạch của Trại ngày một tăng lên. Từ năm 2007 chỉ có 20 con ngừa bạch, đến năm 2020 đã tăng lên 80 con ngựa bạch.

Mục đích của việc chăn nuôi ngựa bạch dùng để giết thịt, thịt ngựa bạch ăn cũng giống như thịt ngựa thường; những phần lợi ích là xương nấu cao (Theo thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng – Chủ tịch BCH Trung ương Hội Đông y Việt Nam cho biết: Cả cao ngựa bạch và cao ngựa thường đều có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, mạnh gân, cường cơ, phòng chống loãng


xương, bồi bổ cơ thể. Theo ý lý truyền thống, cao ngựa bạch có tác dụng tốt hơn ngựa thường. Đó có thể do cấu trúc thành phần vi chất, khoáng chất trong xương ngựa bạch khác xương ngựa thường. Tuy vậy, nhưng cao ngựa bạch vẫn chỉ là thực phẩm chức năng không thay thế được thuốc chữa bệnh).

Sau khi trừ đi số ngựa đã được giết thịt, nấu cao thì hàng năm với 60 con ngựa bạch nuôi sinh sản, mỗi năm tổng đàn vẫn tăng từ 3-6 cá thể cho thấy sự phát triển bền vững.

Bảng 2.4 Số lượng Ngựa bạch phân theo mục đích chăn nuôi


Giai đoạn

Tổng số (con)

Phân theo mục đích chăn nuôi

Sinh sản

Giết thịt (Nấu cao)

Từ 2007- 2008

20-25

20

0

Từ 2008- 2009

25-29

23

2

Từ 2009- 2010

29-33

26

3

Từ 2010- 2011

33-38

30

3

Từ 2011- 2012

38-42

33

5

Từ 2012- 2013

42-47

36

6

Từ 2013- 2014

47-51

41

6

Từ 2014- 2015

51-56

45

6

Từ 2015- 2016

56-60

49

7

Từ 2016- 2017

60-63

53

7

Từ 2017- 2018

63-68

55

8

Từ 2018- 2019

68-74

59

9

Từ 2019- 2020

74-80

65

9

Từ 2020- nay

80

70

10

(Nguồn: Số liệu thừa kế và điều tra tại Chi nhánh 2020)


Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giống cỏ VA06 và Ngựa bạch được nuôi trồng tại Trại chăn nuôi động vật bán hoang giã tại xã Tức Tranh thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi.

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Chỉ nghiên cứu khả năng cung cấp sản lượng cỏ VA06/ha/năm và khẩu phần ăn của Ngựa bạch để cân đối diện tích trồng cỏ tại Chi nhánh.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

-Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2020 đến tháng 06 năm 2020.

-Địa điểm nghiên cứu: Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, tỉnh Thái Nguyên.

3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Cách tiếp cận của đề tài

- Đánh giá, tìm hiểu về tình hình sản xuất chung của trang trại

+ Cơ sở vật chất của trang trại

+ Chức năng, nhiệm vụ của trang trại

+ Tình hình khí hậu- thủy văn tại khu vực nghiên cứu

+ Sơ lược tình hình sản xuất của trang trại

- Xác định sản lượng cỏ VA06 (kg/01 ha/năm) tại Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi.


- Xác định khẩu phần ăn của 01 Ngựa bạch (kg/con/năm) và Cân đối khẩu phần thức ăn của Ngựa bạch với diện tích cần trồng cỏ VA06 tại chi nhánh nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương.

- Đề xuất một số biện pháp tăng năng suất và kỹ thuật trồng một số loại cỏ nhằm phát triển Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương.

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng cách tiếp cận như sau:

- Tiếp cận lịch sử và logic: Kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, học hỏi kinh nghiệm gây trồng cỏ VA06 và kỹ thuật chăn nuôi Ngựa bạch.

- Tiếp cận định tính và định lượng: Thông qua điều tra lựa chọn giống cỏ VA06 chất lượng tốt đang trồng; để xác định sản lượng chất xanh/ha/năm. Khảu phần ăn trung bình/năm của 01 con ngựa bạch và hươu tại Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương.

- Tiếp cận hệ thống và tiếp cận phân tích và tổng hợp: Thông qua tham khảo các công trình nghiên cứu, kinh nghiệm trồng cở VA06 và chăn nuôi Ngựa bạch nhằm đề xuất diện tích (số lượng Ngựa bạch) cho trang trại.

3.3.3 Phương pháp điều tra thực địa

a) Phương pháp điều tra khẩu phần ăn của Ngựa bạch tại Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương

Sử dụng phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến của lãnh đạo địa phương (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục kiểm lâm hai tỉnh, Phòng NN&PTNT và Hạt kiểm lâm các huyện, các xã, các nông hộ) nơi có người dân nuôi Ngựa bạch để tìm hiểu về các loại cỏ dùng làm thức ăn cho Ngựa bạch....

+ Điều tra theo mẫu: Cả 3 lứa cỏ trên đều được cắt cùng độ tuổi. Ở các lứa cỏ số lượng cỏ cho ngựa bạch ăn mỗi ngày là 200kg, chọn ra 10 con ở các


lứa tuổi nhốt 2 con vào 1 máng tối nay cho ăn công thức này thì ngày mai lại đổi cho ăn công thức khác cứ như thế cho hết 10 ngày, được cắt vào buổi chiều tối cỏ tươi không ướt. Số cỏ dư thừa được cân vào buổi sáng bằng cách nhạt toàn bộ những cành nhỏ rơi xuống chuồng lên, dùng chổi rẽ quét sạch máng ngựa đựng toàn bộ số cỏ dư thừa vào bao tải rồi cân lên (đã cân vỏ bao trước khi cho cỏ vào bao). Khẩu phần ăn về cỏ (kg/con/ngày); Khẩu phần các loài dinh dưỡng khác/con/ngày; Quy đổi ra khẩu phần ăn/con/năm

+ Tìm hiểu kinh nghiệm chăn nuôi của trại…

b) Phương pháp điều tra về kỹ thuật trồng cỏ VA06 và sản lượng chất xanh/ha/năm

+ Phương pháp điều tra kiến thức bản địa kỹ thuật gây trồng và giá trị sử dụng cỏ VA06: Tìm hiểu kỹ thuật trồng (trồng, chăm sóc, bón phân), sinh trưởng, đặc điểm hình thái, đặc điểm tái sinh, ra hoa và giá trị sử dụng giống cỏ VA06 tại Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương.

+ Điều tra nguồn cây giống cỏ VA06: Tại trại tiến hành điều tra đo đếm những nội dung sau:

- Diện tích, mật độ, lịch sử nhân giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc,…

- Điều tra đặc điểm hình thái: Chiều cao, đường kính trung bình thân cây; Số lá (kích thước lá); thời kỳ và đặc điểm ra chồi (chồi gốc, chồi ngọn); sản lượng chất xanh/ha/năm

- Xác định một số đặc điểm sinh thái: Độ cao so với mực nước biển, vị trí phân bố hoặc gây trồng (chân, sườn, đỉnh, khe), độ dốc, hướng dốc.

- Điều tra tái sinh: Đo đếm thống kê tái sinh hạt (nếu có), nhân giống bằng phương pháp giâm hom...

Mỗi hộ đào 01 phẫu diện đất, mô tả ngoài thực địa, lấy 3 mẫu tại độ sâu (0-30 cm; 30-60 cm) xác định các chỉ tiêu thành phần cơ giới, pH, Chất hữu cơ, Đạm, P2O5, K2O, Ca, Mg, độ ẩm, dung trọng theo phương pháp thông dụng, dự kiến đào 60 phẫu diện. Cụ thể như sau:

+ Độ ẩm, Dung trọng đất: TCVN 6860: 2001

+ Thành phần cơ giới: TCVN 8567: 2010.


+ Chất hữu cơ: TCVN 4050-85

+ Đạm tổng số: TCVN 6498

+ Đạm dễ tiêu: TCVN 5255: 2009

+ pH của đất: TCVN 5979: 2007

+ Ca, Mg trao đổi: TCVN 6646: 2000

+ P2O5 dễ tiêu: 10TCN 373-1999

+ K2O dễ tiêu: TCVN 8662: 2011

3.3.4 Phương pháp phân tích & xử lý số liệu

a) Phương pháp bố trí thí nghiệm

Được bố trí theo các lứa cỏ và tiến hành chăm sóc như nhau ở cả 3 lứa cắt khác nhau, sau đó theo dòi các chỉ tiêu đánh giá.

-Lứa 1: Là vụ đông ( từ 5/12/2013-24/01/2014)

-Lứa 2: Là vụ đông- xuân (từ 29/01-21/03/2014)

-Lứa 3: Là vụ xuân-hè (từ 26/03 -13/5/2014)

3.3.2.4 Phương pháp theo dòi

*Tốc độ tái sinh (cm/ngày ): Tốc độ tái sinh của cỏ cho biết tốc độ mọc lại của cỏ từ lứa cắt trước cho tới lứa cắt sau. (Viện chăn nuôi,1977).[17].

+ Xác định bằng cách: Sau khi cắt lứa trước định kỳ cứ 10 ngày đo 1 lần bằng thước gậy cho tới khi cắt lứa tiếp theo (50 ngày một lứa cắt). Tốc độ tái sinh của cỏ trong 1 lần đo được tính bằng tốc độ tái sinh trung bình của tổng số cây thí nghiệm (ứng với 1 vụ nghiên cứu), cứ tiếp tục như vậy cho đến khi được cắt (50 ngày).


L (cm/ngày) =

L 2 - L1

T

(2.1)


Trong đó: L: Tốc độ tái sinh

L1 : Chiều cao cỏ đo lần trước L 2 : Chiều cao cỏ đo lần sau

T: Khoảng cách giữa 2 lần đo (10 ngày)

Xem tất cả 82 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí