Thứ ba, cơ quan chứ c năng không nhậ n đươc cá c hỗ trợ cần thiết va
hướ ng dâñ vê ̣ĐVHD
kip
thờ i để thá o gỡ khó khăn trong viêc
á p dun
g phá p luât
về bảo
Trong bối cảnh pháp luâṭ về bảo vê ̣ĐVHD còn chưa hoàn thiên
, các
cơ quan chứ c năng đia
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Các Quy Định Về Xử Lý Tang Vật Và Cứu Hộ Động Vật Hoang Dã
- Thực Tiễn Thi Hành Pháp Luật Về Bảo Vệ Động Vật Hoang Dã Ở Việt Nam
- Thực Tiễn Thi Hành Các Quy Định Xử Lý Vi Phạm Pháp Luật Về Động Vật Hoang Dã
- Giải Pháp Hoàn Thiện Các Quy Định Về Xử Lý Tang Vật, Cứu Hộ Động Vật Hoang Dã
- Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam - 14
- Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
phương laị không đ ược hướng dẫn tháo gỡ những khó
khăn vướng mắc trong viêc
Vụ việc tham khảo
áp dun
g pháp luâṭ .
Ngày 19/11/2015 và 19/12/2014, theo tin bá o từ ngườ i dân đươc̣ chuyển giao bởi ENV , các chiến sỹ thuộc C ục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường - Bộ Công An và Công an tỉnh Khá nh Hòa đã phát hi ện
cơ sở sản xuất đồ mỹ nghê ̣tai xã Phướ c Đồng , thành phố Nha Trang đang
lưu giữ trái phép gần 7000 xác (tương đương vớ i hơn 10 tấn) rùa biển quý
hiếm. Bướ c đầu, Hoàng Tuấn Hải đứ ng ra nhân là chủ sở hữu của cơ sở nà y .
Ngày 7/8/2015, sau hơn 8 tháng vụ việc được phát hiện , Công an tỉnh
Khánh Hòa mới có thể ra quyết định khởi tố vụ việc . Sự châm trễ trong viêc
khởi tố môt phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa không biết
nên á p dun
g quy điṇ h tai
Điều 190 hay Điều 155 để xử lý hình sự đối tượng
vi pham
. Tuy nhiên
vu ̣ viêc
đã đươc
khởi tố nhưng viêc
khởi tố , truy tố và xé t
xử đối tươn
g vi phạ m vân
chưa thể tiến hà nh do cá c cơ quan chứ c năng đia
phương tiếp tuc
tranh cãi về viêc
á p dun
g Điều , Khoản của BLHS. Vụ việc có
thể đươc
xử lý sớ m và nhanh gon
hơn nếu cá c Bộ , ban, ngành ở Trung ương
kịp thời hướng dẫn cơ quan chứ c năng tỉnh Khá nh Hòa để á p dung đú ng đắn
quy điṇ h hiên
hà nh của phá p luâṭ .
Hồ sơ số 2001/ENV – Cơ sở dữ liệu Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)
Thứ tư, công tác phối hợp liên ngành trong xử lý vi phạm còn chưa hiệu quả. Những khó khăn gặp phải trong hoạt động phối hợp liên ngành với các lực lượng liên quan khi tham gia quá trình xử lý các vụ vi phạm pháp luật
được chỉ ra phần lớn do thiếu cơ chế chia sẻ, trao đổi thông tin, không có hướng dẫn quy trình phối hợp cụ thể và hạn chế kỹ thuật tài chính, không có hướng dẫn quy trình phối hợp cụ thể,và hạn chế về kỹ thuật tài chính, sự phức tạp trong chuyển giao hồ sơ và chồng chéo trong chức năng nhiệm vụ. Ngoài các khó khăn kể trên, một số khó khăn cần xem xét khác đó là do địa bàn hoạt động tại vùng sâu, biên giới, đồi núi nên quá trình phối hợp với các lực lượng liên quan gặp khá nhiều hạn chế do đi lại khó khăn, trao đổi thông tin hạn chế.
Thực tiễn cho thấy các khó khăn phát sinh trong quá trình phối hợp để xử lý vi phạm được giải thích bởi sự phân cấp không tương đồng giữa các cơ quan chức năng có liên quan. Cụ thể, Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông
nghiêp
và Phát triển Nông thôn , trong khi lực lượng Quân đội và Công an
trực thuộc UBND tỉnh; công tác phối hợp không thể diễn ra xuyên suốt vì mỗi ngành, đơn vị đều có các công tác riêng của ngành; hạn chế về tài chính, mỗi ngành đều có công việc khối lượng lớn nên việc phối hợp không thể kéo dài; việc phối hợp thực thi pháp luật hiện nay chưa thực sự nhịp nhàng.
Thứ năm, thiếu thốn trong cơ sở vật chất, kỹ thuật về bảo vệ ĐVHD. Một ví dụ cụ thể là các khó khăn gặp phải trong công tác cứu hộ ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm phần lớn là do thiếu kinh phí và thiếu hướng dẫn quy trình kỹ thuật cụ thể. Ngoài ra việc phối hợp các bên liên quan và xác định cơ sở cứu hộ nơi gần nhất, quy định phức tạp cũng là nguyên nhân làm cho công tác cứu hộ gặp khó khăn. Ngoài ra, những khó khăn được liệt kê thêm là do không có trang thiết bị cứu trợ phù hợp để bảo vệ an toàn cho ĐVHD. Thực tế các lực lượng có liên quan đều thiếu cán bộ chuyên ngành về bảo tồn ĐDSH, thiếu kiến thức quản lý thú y đối với ĐVHD. Đặc biệt hiện nay thiếu hệ thống chuyên ngành về cứu hộ, tạm nhốt ĐVHD tại các địa phương trong quá trình xử lý vụ việc.
Chương 3
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VIỆT NAM
3.1. Sự cần thiết phải hệ thống hoá và xây dựng khung pháp luật thống nhất về bảo vệ động vật hoang dã
Hội nghị CoP16 đã rút ra nhận định vì lợi nhuận cao (không kém ma túy) mà hình phạt thấp và không bị coi là tội phạm nguy hiểm ở nhiều quốc gia, nên nhiều tổ chức tội phạm buôn lậu ma túy, buôn bán người đang chuyển hướng hoạt động sang buôn lậu các loài hoang dã xuyên quốc gia. Tội phạm trong lĩnh vực này đang diễn ra ngày một phổ biến với mức lợi nhuận khổng lồ, ước tính khoảng 150 tỷ đô la Mỹ mỗi năm [24].
Trong hoàn cảnh nói trên, pháp luật về bảo vệ ĐVHD của Việt Nam lại chưa hoàn thiện thể hiện ở các điểm sau (i) các quy phạm về bảo vệ ĐVHD không được quy định tập trung mà nằm rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành; (ii) các quy định pháp luật hiện hành cũng còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo và (iii) nội dung một số văn bản còn chưa phù hợp với năng lực thực thi và hiện trạng bảo tồn các loài ĐVHD ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc hoàn thiện khung pháp lý là hết sức cần thiết nhằm tạo tiền đề để bảo vệ toàn diện các loài ĐVHD.
3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã
Thứ nhất, việc hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về quản lý bảo vệ ĐVHD cần phải chú trọng đến yếu tố nguy cấp của các loài ĐVHD. Theo đó, đối với từng nhóm loài với mức độ ưu tiên bảo vệ khác nhau cũng cần phải xây dựng các chế độ quản lý khác nhau. Ngoài ra, cần tuỳ thuộc vào tình hình thực tiễn để xây dựng, điều chỉnh danh mục các loài ĐVHD như loài nằm trong danh mục ưu tiên bảo vệ và loài nằm ngoài danh mục. Cũng theo
đó, tùy vào mức độ ưu tiên mà các loài nằm trong danh mục “được ưu tiên bảo vệ” phải bị nghiêm cấm tuyệt đối việc khai thác, tiêu thụ, gây nuôi vì mục đích thương mại. Đối với các loài nguy cấp quý hiếm những nằm ngoài danh mục ưu tiên bảo vệ cũng phải có chế độ quản lý phù hợp, dần dần hạn chế việc tiêu thụ hay việc gây nuôi.
Thứ hai, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ ĐVHD cũng cần cân nhắc đến tính cấp bách, kịp thời phải có những quy phạm pháp luật điều chỉnh để khắc phục những khoảng trống pháp luật, những điểm chồng chéo bức thiết trước mắt và xem xét xây dựng một khung chiến lược lâu dài trong vòng vài năm tới. Chính vì vậy, với những khoảng trống, điểm thiếu yếu bất cập hiện nay có thể ban hành các văn bản hướng dẫn hoặc kịp thời sửa đổi, bổ sung những văn bản hiện đang gây ra chồng chéo. Cần xem xét một cách hệ thống hoá để tiến hành sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản từ Luật đến các Nghị định, Thông tư. Trong quá trình sửa đổi các văn bản này cần tránh tình trạng cục bộ, phân biệt giữa các bộ, ngành. Các bộ, ngành có liên quan phải phối hợp chặt chẽ và vì một mục tiêu chung để tránh chồng chéo, mâu
thuẫn về phân công quản lý đặc biệt là giữa Bộ Nông nghiêpNông thôn với Bộ Tài nguyên Môi trường.
và Phát triển
Trong thời gian lâu dài, cần xem xét xây dựng luật chung về bảo vệ ĐVHD như một giải pháp ưu việt làm cơ sở khắc phục những trùng lặp, chồng chéo liên quan đến quản lý ĐVHD như đã nêu và là cầu nối đặt vấn đề bảo vệ ĐVHD trong hệ thống quy phạm về bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường.
Thứ ba, việc ban hành, sửa đổi bổ sung các quy định cần đi đôi với việc tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật để tránh tình trạng không nắm bắt kịp thời và hiểu đúng các quy định mới được, sửa đổi, bổ sung ban hành thay thế. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả thực thi, Chính phủ cần theo dõi sát sao hoạt động bảo vệ ĐVHD và kịp thời ra các Chỉ thị, Nghị quyết cần thiết cũng như điều phối sự phối hợp liên ngành trong bảo vệ ĐVHD.
3.3. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định về quản lý bảo vệ động vật hoang dã
Thứ nhất, cần ban hành các thông tư hướng dẫn về tổ chức, hướng dẫn việc khảo sát, quan trắc đánh giá tình trạng các loài ĐVHD thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;
Thứ hai, cần điều chỉnh và thay thế Nghị định 32/2006/NĐ-CP để đáp ứng yêu cầu quản lý các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ngoài phạm vi loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Thứ ba, liên quan đến việc gây nuôi ĐVHD vì mục đích thương mại, pháp luật cần thể hiện rõ ràng và nhất quán quan điểm trong việc quản lý các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam. Theo đó:
- Nghiêm cấm hoàn toàn việc khai thác, gây nuôi, kinh doanh thương mại đối với các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB (chỉ cho phép gây nuôi vì mục đích bảo tồn tại các cơ sở nghiên cứu khoa học với sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước).
- Cho phép khai thác vì mục đích nghiên cứu giống ban đầu, gây nuôi và kinh doanh thương mại hạn chế đối với các sản phẩm ĐVHD nhóm IIB có nguồn gốc gây nuôi nhân tạo (từ thế hệ F2) và thiết lập cơ chế chặt chẽ để kiểm soát việc gây nuôi, đảm bảo việc gây nuôi thương mại các loài này không làm ảnh hưởng đến quần thể loài trong tự nhiên.
Quan điểm này cần thiết được ghi nhận tại một trong các văn bản pháp luật “nguồn” về bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm của Việt Nam để tránh sự “không rõ ràng, không nhất quán” trong đường lối của Nhà nước về bảo vệ ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và cũng tạo điều kiện cho người dân, các cơ quan thực thi pháp luật hiểu được quan điểm rõ ràng của Nhà nước để chấp
hành theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước. Trong hoàn cảnh đó, việc nghiêm cấm gây nuôi thương mại đối với các loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB như phân tích ở trên là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học của đất nước. Người dân vẫn được khuyến khích và tạo điều kiện gây nuôi các loài ĐVHD thông thường và một số loài nguy cấp, quý, hiếm khác vì mục đích thương mại do đó, quan điểm này không hề vi phạm các quyền của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp.
Thứ tư, cần ban hành hướng dẫn về quản lý hoạt động gây nuôi bảo tồn các loài ĐVHD. Trong đó cần nhấn mạnh các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, đề xuất tiêu chí xác định, đánh giá, thành lập và đóng cửa cơ sở bảo tồn/gây nuôi ĐVHD; hướng dẫn kỹ thuật về tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động của cơ sở bảo tồn ĐDSH; hướng dẫn kỹ thuật đối với nuôi trồng và tái thả lại nơi sinh sống tự nhiên đối với loài ĐVHD thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
Thứ năm, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật đối với việc vận chuyển ĐVHD thuộc loài danh mục được ưu tiên bảo vệ. Theo đó, cần hướng dẫn cụ thể quy định tại Khoản 6, Điều 12 Nghị định 160/2013/NĐ-CP và thay thế một phần quy định về vận chuyển tại Thông tư 01 /2012/TT-BNNPTNT quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, Thông tư 42/2012/TT- BNNPTNT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT- BNNPTNT ngày 04/01/2012 Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định xử lý vi phạm pháp luật về động vật hoang dã
Thứ nhất, cần sửa đổi kịp thời quy định tại Điều 190 BLHS.
Quy định tại Điều 190 BLHS đã được xây dựng khá khoa học, theo cấu thành hình thức, có nghĩa là mọi hành vi (được liệt kê trong Điều 190) đối với
loài động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ sẽ bị xử lý hình sự bất kể khối lượng, số lượng hay giá trị tang vật của các loài ĐVHD này. Quy định như vậy đã phần nào đáp ứng mục tiêu răn đe, ngăn chặn tội phạm liên quan đến các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm. Tuy nhiên, quy định này cũng tồn tại một số hạn chế về mức độ, khung hình phạt, đối tượng bị tác động của tội phạm, mô tả các hành vi vi phạm và do đó gây khó khăn cho các cơ quan thực thi trong việc áp dụng quy định này để bảo vệ toàn diện các loài ĐVHD.
Do đó, để tiếp tục kế thừa những điểm mạnh và nâng cao hiệu quả thực thi Điều 190 BLHS, tác giả nhận thấy cần phải có sự sửa đổi theo hướng:
- Mở rộng đối tượng bị tác động của tội phạm theo Điều 190 BLHS gồm:
+ ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I của Công ước CITES và sản phẩm, bộ phận, dẫn xuất, trứng của loài này bất kể số lượng, khối lượng, giá trị tang vật (như quy định hiện hành tại Điều 190 BLHS);
+ ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm khác theo quy định của Chính phủ (không đồng thời thuộc “Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ”), ĐVHD thông thường và sản phẩm, bộ phận, dẫn xuất, trứng của loài này nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm hoặc giá trị tang vật vi phạm vượt quá giới hạn xử phạt vi phạm hành chính.
- Quy định rõ ràng khung hình phạt theo ba nhóm liên quan đến tang vật vi phạm:
+ Vi phạm đối với cá thể ĐVHD (nguyên con, còn sống hay đã chết);
+ Vi phạm đối với bộ phận của ĐVHD;
+ Vi phạm đối với sản phẩm, dẫn xuất, trứng của ĐVHD.
Hành vi vi phạm đối với cả cá thể ĐVHD (còn sống hay đã chết) mang tính chất nghiêm trọng hơn nhiều so với vi phạm liên quan đến bộ phận, sản
phẩm, dẫn xuất của loài ĐVHD. Do đó cần có sự phân biệt và cụ thể hóa mức hình phạt đối với vi phạm liên quan đến từng loại đối tượng của tội phạm. Ví dụ, đối với các vi phạm liên quan đến cá thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (nguyên con, còn sống hay đã chết) hình thức xử phạt duy nhất nên áp dụng là “phạt tù” (không được hưởng án treo) với thời hạn phạt tù phụ thuộc số lượng cá thể ĐVHD bị vi phạm. Các vi phạm liên quan đến cá thể loài ĐVHD khác (nguyên con, còn sống hay đã chết), hình thức xử phạt có thể được áp dụng là “cải tạo không giam giữ” hoặc “tù có thời hạn” (cho hưởng án treo). Trong khi đó, đối với bộ phận, sản phẩm hay dẫn xuất của các loài ĐVHD, hình phạt này có thể là “phạt tiền”, “cải tạo không giam giữ” hoặc “phạt tù” tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng.
Ngoài ra, với các vi phạm liên quan đến bộ phận của loài ĐVHD, cần xem xét mức xử phạt nặng hơn, tương đương với mức hình phạt cho vi phạm đối với cá thể ĐVHD nếu tang vật là các bộ phận của loài ĐVHD nhưng chỉ có thể có được từ việc giết hại loài ĐVHD đó. Ví dụ, một bộ xương hổ hay voọc hoàn chỉnh cần bị xem xét xử lý như vi phạm đối với cá thể voọc hay cá thể hổ.
- Bổ sung hành vi mua, tàng trữ/lưu giữ và chế biến ĐVHD trong quy định tại Điều 190 BLHS để xem xét xử lý hình sự. Theo đó, giả kiến nghị các hành vi sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 190 BLHS sửa đổi bao gồm:
+ Hành vi săn, bắt, giết, chế biến, vận chuyển, nuôi, nhốt, tàng trữ/lưu giữ, mua, bán ĐVHD;
+ Hành vi tàng trữ/lưu giữ, trưng bày, vận chuyển, mua, bán, chế biến sản phẩm, bộ phận, dẫn xuất, trứng của ĐVHD.
- Tăng mức xử phạt đối với vi phạm theo Điều 190 BLHS lên 15 năm tù.
Theo quy định tại Điều 8 BLHS, tội phạm mô tả trong Điều 190 BLHS là loại “tội phạm nghiêm trọng” - gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt là đến bảy năm tù. Điều này có nghĩa là dù hành vi