Thực Trạng Phát Triển Của Ngành Du Lịch Gia Lai Giai Đoạn 2011 Đến 2015


nên sự phong phú và hấp dẫn của du lịch địa phương. Riêng đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng thì Gia Lai vẫn còn hạn chế cần phải nghiên cứu để phát triển trong thời gian đến.

2.1.2.Thực trạng phát triển của ngành du lịch Gia Lai giai đoạn 2011 đến 2015

+ Đánh giá chung: giai đoạn 2011 - 2015, ngành du lịch được quan tâm đầu tư mạnh bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh. Vì vậy, ngành đã tạo được bộ mặt mới, đưa năng suất lao động cao hơn so với nhiều ngành khác và tăng hơn 1 lần trong giai đoạn vừa qua. Đưa doanh thu ngành tăng từ 30,6 tỷ đồng năm 2011 lên 63,2 tỷ đồng năm 2015 và phấn đấu đạt trên 79 tỷ đồng vào năm 2016, năm 2020 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

+ Về nhận thức, tổ chức quản lý: chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí quan trọng của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội khi tỉnh có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh. Phương pháp tổ chức, quản lý du lịch và đầu tư phát triển ngành còn thiếu đồng bộ giữa hạ tầng cứng (thành phốPleiaKu chưa được quy hoạch hoàn chỉnh để trở thành trung tâm với các hạ tầng nhà để xe, nhà hàng, khách sạn) và hạ tầng mềm, (trong đó đặc biệt là trình độ quản lý, chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao, môi trường văn hóa và văn hóa kinh doanh) [20,tr.50]

a) Thực trạng khách du lịch


Bảng 2.1: Hiện trạng khách du lịch đến Gia Lai và vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2015

Đơn vị: Lượt khách, %


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

Tăng BQ /năm

* Khách đến Gia

Lai


Tổng khách

(Lượt)

173.679

200.911

199.453

211.773

211.372

6,0

Khách quốc

tế (Lượt)

8.755

7.660

8.184

8.496

7.428

-5,0

Khách trong

nước (Lượt)

164.924

193.251

191.269

203.277

203.944

6,5

Tỷ trọng

5,04

3,81

4,10

4,01

3,51

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai - 6



khách quốc tế so với

tổng khách (%)







* Khách đến Tây Nguyên


Tổng khách

(Lượt)

3.388.00

0

4.297.486

5.258.00

3

5.877.473

6.759.094

16,6

Khách quốc

tế (Lượt)

235.850

295.244

349.226

382.875

440.306

15,6

Khách trong

nước (Lượt)

3.152.15

0

4.002.242

4.908.77

7

5.494.598

6.759.094

16,7

* Tỷ khách đến với Gia Lai so với Tây

Nguyên


Tổng khách

(%)

4,73

4,04

3,80

3,60

3,13

-

Khách quốc

tế (%)

4,16

3,0

2,34

2,22

1,69

-

Khách trong

nước (%)

4,77

4,12

3,90

3,70

3,23

-


(Nguồn: Trang thông tin du lịch, Sở VH,TT&DL Gia Lai)

Giai đoạn 2011-2015, du lịch Gia Lai chưa có nhiều chuyển biến, lượng khách đến Gia Lai chủ yếu là khách nội địa, với mục đích công vụ, thương mại, lượng khách du lịch thuần túy chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 20% trong tổng lượt khách). Tốc độ tăng trưởng của khách đạt 6%/năm. Do xuất phát điểm của du lịch Gia Lai quá thấp nên lượng khách đến Gia Lai so với vùng Tây Nguyên còn rất nhỏ, chỉ chiếm tỷ trọng không quá 5%. So với mức tăng của lượng khách toàn vùng Tây Nguyên tốc độ tăng trưởng khách của tỉnh Gia Lai vẫn ở mức thấp và chỉ chiếm 4,24% tổng lượng khách.so với toàn vùng (lượng khách quốc tế chiếm 3,04% và lượng khách nội địa chiếm 4,20%). Thực tế này đặt ra yêu cầu là tỉnh Gia Lai cần tăng cường mở rộng liên kết với các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước, nhất là các doanh nghiệp của khu vực miền Trung-Tây Nguyên để thu hút nguồn khách đến Gia Lai nhiều hơn nữa.


[20,tr.51]


Bảng 2.2 : Hiện trạng cơ cấu khách quốc tế đến Gia Lai theo quốc tịch

ĐVT: %


Quốc tịch

2011

2012

2013

2014

2015

Bình quân/năm

Pháp

13,5

14,2

13,2

24

23

17,16

Campuchia

15,2

18,0

16,5

20,4

21,2

16,20

Nhật Bản

3,3

3,2

3,1

2,1

2,0

2,92

Mỹ

6,2

6,9

8,6

7,1

6,5

7,36

Trung Quốc

12,6

13,2

12,3

8,3

8,0

11,44

Úc

5,0

4,1

5,0

3,0

2,9

4,22

Hà Lan

3,4

2,6

1,5

0,9

1,0

1,0

Anh

2,1

1,8

1,5

2,45

2,5

1,93

Đức

2,8

1,8

2

3

3,0

2,36

Các nước

ASEAN

4,7

5,0

21,47

19,2

19

10,94

Quốc tịch

khác

31,20

29,2

14,6

9,55

10,9

23


(Nguồn: Trang thông tin du lịch, Sở VH,TT&DL Gia Lai)

Trong giai đoạn 2011-2015 du lịch Gia Lai chưa thu hút được nhiều khách quốc tế, tỷ trọng khách quốc tế chiếm bình quân 4,7% so với tổng lượt khách đến tỉnh mỗi năm. Tuy nhiên, phần lớn khách quốc tế là đối tượng khách du lịch thuần túy. Trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Gia Lai thì khách du lịch Châu Âu chiếm phần nhiều hơn, phân theo thứ tự ưu tiên: khách Pháp chiếm 17,16%, Campuchia 16,2%, Mỹ 7,36%, Trung Quốc 11,44%, Úc 4,22%, các nước ASEAN 10,94%... Loại hình du lịch văn hóa và thăm chiến trường xưa là những sản phẩm chính thu hút sự quan tâm của dòng khách này. Trong những năm gần đây quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Campuchia phát triển tốt nên khách Campuchia đến Gia Lai cũng tăng lên đáng kể, chủ yếu là khách thương mại, đôi khi kết hợp với du lịch nhưng không nhiều. So vớivùng Tây Nguyên, khách quốc tế đến Gia Lai rất hạn chế (chiếm 3,04% so với lượng khách quốc tế đến vùng Tây Nguyên).[20,tr.52]

b) Thực trạng hoạt động lữ hành


Hoạt động kinh doanh lữ hành của tỉnh chuyển biến chậm.Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có 13 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 05 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế và 08 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa. Các chương trình du lịch của các công ty lữ hành hoạt động trên địa bàn tỉnh chưa thật sự phong phú và chủ yếu tập trung khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và những giá trị văn hoá bản địa sẵn có của địa phương mà chưa có sự đầu tư xây dựng những chương trình du lịch độc đáo, riêng có của tỉnh Gia Lai. Trong những năm gần đây, bên cạnh việc khai thác các chương trình du lịch nội địa kết nối với TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang… dần thu hút được sự quan tâm của du khách trong nước, các công ty lữ hành của tỉnh đ khai thác được một số chương trình du lịch quốc tế đến các nước Châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia… Do lượng khách lữ hành quốc tế và nội địa còn khiêm tốn nên nguồn thu từ hoạt động lữ hành trên địa bàn tỉnh là không đáng kể, chỉ chiếm bình quân 8% trong tổng doanh thu du lịch.[20,tr.53]

c) Thực trạng tổng thu du lịch và tổng giá trị GRDP du lịch

- Tổng thu du lịch

Tổng thu du lịch của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2015 có mức tăng trưởng bình quân 7,4%/năm (giai đoạn trước bình quân 15,2%/năm) nhưng tổng thu du lịch của tỉnh còn rất thấp so với các tỉnh trong vùng cũng như cả nước. Hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh phụ thuộc phần lớn vào hoạt động kinh doanh khách sạn và nhà hàng vì vậy tổng thu lưu trú và nhà hàng chiếm tỷ trọng chính (73,25%), thực chất về doanh thu nhà hàng chỉ có thể đánh giá ở mức tương đối vì các nhà hàng phục vụ cả khách du lịch và khách địa phương. Doanh thu lữ hành còn rất thấp, chiếm 8% trong tổng thu du lịch. Hoạt động lữ hành yếu làm hạn chế sự tăng trưởng của du lịch.[20,tr.55]


Bảng 2.3: Cơ cấu tổng thu du lịch tỉnh Gia Lai từ 2011-2015


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015


Tổng doanh thu

157,31

178,88

186,83

201,02

170,07

7,40

Lưu trú

44,61

53,85

56,36

69,06

67,40

13,50

Nhà hàng

72,27

79,34

91,13

82,91

55,52

2,30

Lữ hành

13,58

21,08

16,06

25,92

20,98

31,20

Dịchvụkhác

26,85

24,61

23,28

23,13

26,17

1,94

ĐVT: Tỷ đồng (Nguồn: Trang thông tin du lịch,Sở VH,TT&DL Gia Lai)


d) Tổng giá trị GRDP du lịch

Tốc độ tăng trưởng GRDP du lịch thời kỳ 2011-2016 của tỉnh Gia Lai tăng bình quân hơn 25,8%/năm, tuy nhiên GRDP của du lịch so với GRDP toàn tỉnh trong thời kỳ này còn ở mức rất thấp, bình quân chỉ chiếm 2%. GRDP của du lịch so với GRDP ngành dịch vụ trong thời kỳ này chiếm bình quân 5%.[20,tr.55]

Bảng 2.4:Tổng sản phẩm (GRDP) của du lịch Gia Lai 2011-2015 theo giá thựctế

ĐVT: Triệu đồng, %


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

Tổnggiá trị GRDP của tỉnh

26.308.755

27.657.703

29.276.639

31.403.754

33.739.329

Tổng giá trị GRDP ngành dịch vụ


8.727.022


9.497.472


10.268.886


11.012.867


11.856.605

Tổng giá trị GRDP du lịch (lưu trú và ăn

uống)


523.963


558.464


607.303


640.288


689.910

Tỷ lệ GRDP ngành dịch vụ so với GRDP của

tỉnh


33,17


34,34


35,07


35,07


35,14

Tỷ lệ GRDP du

lịch so với GRDP








của tỉnh

1,99

2,02

2,07

2,04

2,04

Tỷ lệ GRDP du lịch so với GRDP

dịch vụ


6,00


5,88


5,91


5,81


5,82


(Nguồn: Niên giám Thống kê Gia Lai)

đ) Thực trạng lao động ngành du lịch

Bảng 2.5: Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Gia Lai (Năm 2015)

ĐVT: người, %


Chỉ tiêu

Tổng cộng

Quản lý

Lữ hành

Lê tân

Buồng

Bàn, Bar

Bếp

Khác

Phân loại

lao động (LĐ)


985


138


53


174


238


60


46


280

Số LĐ

có nghiệp

vụ


395


68


34


85


86


32


20


70

Tỷ trọng

(%)


40,1








Tỷ trọng (%)


59,9








Số LĐ

có ngoại ngữ


235


47


36


65


30


8


4


45

Tỷ trọng (%)

23,86








Số LĐ

chưa có ngoại ngữ


750


91


17


109


208


52


42


235

Tỷ trọng (%)


76,14









Nguồn; Trang thông tin du lịch, Sở VHTT&DL)


Lực lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh Gia Lai ngày càng tăng nhưng với tỷ lệ tăng thấp. Tỷ lệ tăng bình quân hàng năm trong thời kỳ 2011-2015 là 6,5%, năm 2015 có 985 lao động trực tiếp; Theo điều tra về trình độ lao động nghiệp vụ và ngoại ngữ năm 2015, tỷ lệ lao động có nghiệp vụ (bồi dư ng, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học) chiếm 40,1% và có trình độ ngoại ngữ (từ trình độ A trở lên) chiếm 23,86%

Lao động có chuyên môn và ngoại ngữ tập trung chủ yếu ở các khách sạn 1 sao trở lên.Phần lớn các cơ sở lưu trú du lịch có quy mô nhỏ thuộc khu vực tư nhân chưa quan tâm đến đào tạo nghiệp vụ và ngoại ngữ cho người lao động, năng lực của người quản lý còn hạn chế. Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp hoạt động lữ hành còn khá khiêm tốn, bởi hiện nay chỉ có 13 đơn vị kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên thông thạo hai ngoại ngữ trở lên còn hiếm, năng lực cán bộ điều hành và khai thác thị trường còn hạn chế đ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động lữ hành. Ngoài ra, hệ thống nhà hàng ăn uống hiện đang phát triển nhanh về số lượng nhưng cũng chưa chú trọng đến đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên phục vụ. Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh, huyện còn thiếu và năng lực quản lý còn yếu.

e) Đầu tư du lịch

-Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh Gia Lai đã chú trọng đến vấn đề hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch làm tiền đề thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, vấn đề đầu tư hạ tầng du lịch đang ở trong giai đoạn khởi đầu, chủ yếu là đầu tư vào đường giao thông, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, phân bổ dàn trải, mỗi công trình hạ tầng thường kéo dài 3-5 năm mới hoàn thành nên ảnh hưởng đếnhiệu quả đầu tư. Số lượng các dự án đầu tư hạ tầng du lịch của tỉnh còn khá khiêm tốn, một phần là do công tác quy hoạch chưa được triển khai kịp thời, nguồn kinh phí hạn hẹp. Cụ thể tình hình triển khai đầu tư đối với từng dự án như sau:

1. Dự án đầu tư CSHT KDL sinh thái thác Phú Cường (huyện Chư Sê): Hoàn thành đường giao thông 2,5 km và hệ thống điện nước, dự án kết thúc năm 2009 và đã thu


hút được nhà đầu tư Công ty Phú Hưng Thịnh (Gia Lai) đăng ký kinh doanh một số hạng mục của khu du lịch, phục vụ khách tham quan vào những dịp Lễ, Tết

2. Dự án đầu tư CSHT Công viên văn hóa các dân tộc Gia Lai: Công trình đang triển khai và chưa hoàn thành, đến thời điểm hiện nay đã hoàn thành nhánh 1 đường giao thông 1,723 km và nhánh 2 1,4 km. Bước đầu góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng của toàn khu, làm cơ sở thu hút đầu tư các hạng mục, xây dựng điểm vui chơi giải trí của tỉnh.

3. Dự án đầu tư CSHT Khu Lâm Viên Biển Hồ: Đường vành đai Nhánh 2 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo điều kiện cho khách tham quan Biển Hồ và bảo vệ được quỹ đất quy hoạch của dự án, nhánh 1 hiện đang thi công. Trong năm 2015- 2016, dự án kè Biển Hồ đang thi công và dự kiến hoàn thành cuối năm 2016, góp phần vào bảo vệ danh thắng cấp quốc gia này

4. Dự án Khu du lịch Đồi thông Hà Tam (huyện Đak Pơ): Đường giao thông từ quốc lộ đến đồi thông 4,5 km, công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo thuận lợi cho các phương tiện của khách dễ dàng tham quan, dã ngoại.

5. Dự án đường vào VQG Kon Ka Kinh: Công trình này đã hoàn thành cuối năm 2013 và đã đưa vào sử dụng, hiện nay chủ yếu phục vụ cho khách chuyên gia nghiên cứu tìm hiểu, mức độ thu hút du lịch chưa cao.

Công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của tỉnh Gia Lai trong những năm qua còn nhiều hạn chế, nguồn vốn đầu tư quy mô nhỏ, chủ yếu đầu tư vào khách sạn quy mô vừa và nhỏ (1 sao và 2 sao). Đầu tư vào các công viên, khu vui chơi giải trí còn manh mún, hiệu quả kinh doanh không cao. Lĩnh vực đầu tư cơ sở vật chất phần lớn sử dụng nguồn vốn tự có và vốn vay của doanh nghiệp địa phương, chưa thu hút được nguồn vốn nước ngoài và nguồn vốn liên doanh. Một trong những nguyên nhân làm cho vấn đề đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai chưa thu hút các nhà đầu tư là do lượng khách du lịch đến tỉnh còn hạn chế, doanh thu du lịch còn thấp, chính sách thu hút đầu tư kém hấp dẫn..[20,tr.58]

f) Đầu tư bảo tồn tôn tạo chống xuống cấp các di tích, di sản văn hóa-lịch sử

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023