Đối Tượng Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Là Người Lao Động Và Người Sử Dụng Lao Động

1.1.3.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là người lao động và người sử dụng lao động

BHXH là cách thức tổ chức có sự tham gia của NLĐ và NSDLĐ nhằm mục đích mang lại lợi ích trước tiên cho NLĐ; chính vì lẽ đó, BHXH hướng tới đối tượng NLĐ (đặc biệt NLĐ có quan hệ lao động).

NLĐ tham gia vào hệ thống BHXH gắn trực tiếp quyền lợi của bản thân và gia đình họ, được bảo hiểm đồng thời cả trong và sau quá trình lao động. NLĐ được đảm bảo khi ốm đau, trợ cấp tai nạn lao động khi bị tai nạn trong quá trình lao động; đồng thời, sau quá trình lao động, khi hết tuổi lao đôṇ g họ được hưởng tiền lương hưu, khi NLĐ chết, thân nhân được hưởng tiền mai táng và trợ cấp tuất.

NSDLĐ tham gia vào hệ thống BHXH trước hết nhằm thực hiện nhiệm vụ theo qui định của pháp luật đối với NLĐ; nhưng bên cạnh đó còn vì lợi ích của chính họ. Do có sự san sẻ giữa những NSDLĐ với nhau nên quá trình sản xuất của họ không bị ảnh hưởng khi phát sinh nhu cầu bảo hiểm đối với NLĐ trong đơn vị. Như vậy, đối tượng tham gia vào hệ thống BHXH gồm: NSDLĐ và NLĐ, nhưng đối tượng thụ hưởng là NLĐ.

1.1.3.2. Hoạt động của bảo hiểm xã hôi

nhằm mục đích phi lợi nhuận

Các hình thức bảo hiểm trong thực tế hoạt động với mục đích mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư; tuy nhiên, sự tồn tại của BHXH lại nhằm mục tiêu xã hội. Trên thực tế chức năng này được thể hiện thông qua tổ chức quản lý BHXH, đây là tổ chức dịch vụ công do Nhà nước thành lập và hoạt động

nhằm phục vụ mục đích do nhà nư ớc đặt ra. Quỹ BHXH được quản lý tập trung thống nhất, việc đầu tư quỹ BHXH không nhằm mục đích kinh doanh, không mang lại lợi ích cho cá nhân khi thực hiện hoạt động đó và mục tiêu cuối cùng là nhằm phục vụ sự nghiệp BHXH.

1.1.3.3. Đối tượng được bảo hiểm xã hôi

là người lao động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

BHXH là hệ thống bảo đảm các khoản thu nhập thay thế cho NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm, vì vậy dẫn đến mất hoặc giảm khoản thu nhập, qua đó cũng bảo đảm nhu cầu sinh sống cần thiết cho họ cùng gia đình. Những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập của NLĐ ở đây là những biến cố từ lao động như: mất việc làm, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già.

Đối tượng được bảo hiểm là thu nhập NLĐ vì vậy trong một số trường hợp thân nhân của NLĐ là đối tượng được hưởng trợ cấp từ BHXH. NLĐ và gia đình được hưởng các khoản bù đắp khi họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH và đáp ứng điều kiện do Luật định. NLĐ đóng góp BHXH trên một mức lương hoặc thu nhập nào đó, có nghĩa là mức lương và thu nhập đó đã được bảo hiểm, nếu mức thu nhập này bị giảm hoặc mất do các nguyên nhân được pháp luật qui định thì người tham gia được quỹ BHXH đảm bảo bù đắp

Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay - 3

hoặc thay thế phần thu nhập bị mất đó.

1.1.3.4. Người lao động và người sử dụng lao động đóng góp hình thành nên quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH là quỹ đảm bảo an toàn thu nhập cho NLĐ nhưng được hình thành do sự đóng góp của ba bên. NLĐ đóng góp vào quỹ BHXH đảm bảo cho bản thân và gia đình họ trước biến cố, NSDLĐ đóng vào quỹ BHXH để thực hiện trách nhiệm của họ đối với NLĐ làm việc trong đơn vị.

Nhà nước đóng góp vào quỹ BHXH với hai tư cách: nhà nước với tư cách là NSDLĐ đóng góp vào quỹ BHXH cho đội ngũ cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước; bên cạnh đó, với tư cách là chủ thể bảo hộ của quỹ BHXH Nhà nước có trách nhiệm đóng góp nhằm bảo toàn sự hoạt động của quỹ.

1.1.3.5. Hoạt động bảo hiểm xã hôi

có s ự tham gia của cơ chế ba bên

chịu sự quản lí của Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ.

Mối quan hệ trong BHXH xuất phát từ mối quan hệ lao động và có sự tham gia của các chủ thể: bên tham gia BHXH, bên BHXH, bên được BHXH. Bên tham gia BHXH gồm NLĐ, NSDLĐ và nhà nước có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ BHXH. Bên BHXH là bên nhận tiền đóng BHXH từ những người tham gia BHXH và có trách nhiệm chi trả các khoản trợ cấp cho bên được

BHXH khi có sự kiện phát sinh , đồng thời ho ̣có nghĩa v ụ đầu tư nhằm phát triển quỹ BHXH. Bên được BHXH là NLĐ và thân nhân của họ là những người nhận các khoản trợ cấp khi phát sinh nhu cầu BHXH.

Các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước quản lý và bảo hộ các hoạt động BHXH. BHXH chịu sự giám sát chặt chẽ của NLĐ (thông qua tổ chức công đoàn) và NSDLĐ (thông qua tổ chức của giới chủ) theo cơ chế ba bên. Đây cũng là đặc trưng rất riêng của BHXH. Cơ chế ba bên được thể hiện thông qua việc hình thành quỹ, trách nhiệm đóng quỹ. Sự bảo hộ của nhà nước được thể hiện thông qua việc quản lý hoạt động BHXH (quản lý hoạt động quỹ BHXH).‌

1.2. Sự điều chỉnh của phát luật đối với bảo hiểm xã hội

1.2.1. Nguyên tắc điều chỉnh phát luật đối với bảo hiểm xã hội

Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật đối với BHXH là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt và chi phối toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật BHXH trong việc điều chỉnh quan hệ BHXH, những nguyên tắc điều chỉnh pháp luật BHXH thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề đảm bảo ổn định đời sống, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi nguyên tắc BHXH có nội dung riêng, phản ánh những quy luật khách quan khác nhau của chính sách BHXH, tuy nhiên chúng luôn tồn tại mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành một hệ

thống thống nhất, việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc khác. Vì vậy, trong hoạt động BHXH cần phải kết hợp thực hiện giữa các nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý tổ chức, thực hiện các chính sách BHXH.

1.2.1.1. Nhà nước thống nhất quản lý BHXH

Sự quản lý của Nhà nước không chỉ xuất phát từ nhu cầu đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững của hệ thống BHXH mà còn xuất phát từ chức năng của Nhà nước. Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu cao nhất, người đại diện cho toàn xã hội phải thực hiện trách nhiệm đối với công dân của mình, quản lý toàn bộ các lĩnh vực an sinh xã hội trong đó có BHXH, chỉ có Nhà nước mới có đầy đủ các điều kiện, khả năng thực hiện trọng trách này. Mặt khác, sự tham gia của Nhà nước vào hoạt động BHXH thể hiện sự tiến bộ và tính thần nhân đạo của mỗi quốc gia.

Sự thống nhất quản lý BHXH trước hết thể hiện ở chỗ Nhà nước định ra các chính sách, cụ thể hóa bằng việc ban hành hệ thống pháp luật về BHXH điều chỉnh trực tiếp, chi tiết các quan hệ bảo hiểm, quy định về cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện đó, ban hành ra các văn bản pháp luật quy định hình thức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực BHXH. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý của Nhà nước còn thể hiện thông qua việc thành lập ra tổ chức BHXH (BHXH Việt Nam), quản lý toàn bộ hệ thống tổ chức và hoạt động của cơ quan BHXH.

Với vai trò là chủ sử dụng của những NLĐ trong khu vực nhà nước đóng góp vào quỹ BHXH, Nhà nước còn có vai trò là người bảo trợ, hỗ trợ tài chính cho quỹ BHXH nhằm bảo toàn sự tăng trưởng của quỹ. Ngoài ra, Nhà nước thống nhất tổ chức, quản lý sự nghiệp BHXH cho toàn xã hội nhưng không bao cấp, không lấy ngân sách chi trả mà chỉ hỗ trợ một phần.

Vai trò quản lý của Nhà nước là hết sức quan trọng, tuy nhiên, tùy từng điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi thời kì mà Nhà nước tiến hành quản lý với những phạm vi, mức độ khác nhau và vẫn đảm bảo sự phát triển toàn diện của hệ thống BHXH. Tuy nhiên, Nhà nước thống nhất nhưng không loại trừ sự tham gia của NLĐ, NSDLĐ trong quá trình hoạt động BHXH thông qua cơ chế khởi kiện, khiếu nại.

1.2.1.2. Mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng BHXH

Cơ sở của nguyên tắc xuất phát từ mục đích ra đời của BHXH, đảm bảo bù đắp một phần thu nhập cho những rủi ro khi NLĐ gặp phải, không có sự phân biệt giữa các thành phần xã hội. Quyền hưởng BHXH đã được quy định trong Tuyên ngôn về Nhân quyền của Liên hợp Quốc 10/12/1948 “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH”. Ở Việt nam, quyền tham gia và hưởng BHXH là quyền của mọi NLĐ được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 (Điều 56) và Bộ Luật lao động (Điều 7) 29].

Nguyên tắc đảm bảo quyền tham gia BHXH thể hiện rõ nhất ở việc quy định phạm vi đối tượng áp dụng BHXH. Nguyên tắc này được thể hiện trong các quy định cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, theo đó những đối tượng chưa thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc sẽ thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện 29].

Đối với những người có quan hệ lao động, quyền tham gia BHXH của NLĐ đã được quy định cho chủ sử dụng lao động. NSDLĐ có NLĐ thuộc diện tham gia BHXH thì có nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho NLĐ, đối với những trường hợp không tuân thủ theo quy định thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Đối với những người không tham gia quan hệ lao động hoặc không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thì có cơ hội tham gia và hưởng bảo hiểm trong loại hình BHXH tự nguyện.

1.2.1.3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm và chia sẻ giữa những người tham gia

BHXH là một trong những hình thức phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH nên cần xác định một cách công bằng hợp lý, tức mức hưởng căn cứ vào mức đóng góp và thời gian đóng góp vào quỹ BHXH. Mức hưởng BHXH cần có sự tương xứng giữa mức đóng góp và sự hưởng thụ của NLĐ, hạn chế sự bù đắp của Nhà nước với quỹ BHXH, tránh tình trạng ngân sách Nhà nước phải bảo trợ cho những mức BHXH cao, vì vậy, mức đóng quỹ thường được khống chế ở mức trần nhất định.

Vai trò của BHXH đối với xã hội là nhằm mục đích chia sẻ rủi ro, mang tính tương trợ cộng đồng, vì vậy không phải ai tham gia đóng BHXH đều được hưởng tất cả các chế độ, mặc dù cùng mức đóng. Mức trợ cấp BHXH không được cao hơn mức tiền lương, tiền công khi NLĐ đang làm việc, tránh tình trạng gây khó khăn cho quỹ BHXH trong việc cân đối thu chi và tạo tâm lý ỷ lại của NLĐ, trông chờ vào khoản tiền BHXH. Việc kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc chia sẻ rủi ro trong cộng đồng và mức hưởng trên cơ sở mức đóng còn được thể hiện ở việc điều chỉnh mức trợ cấp, tuy nhiên phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho NLĐ và gia đình họ.

Như vậy, mức hưởng BHXH phải được tính toán hợp lí trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ cộng đồng, phải đảm bảo ý nghĩa bù đắp thu nhập, cân đối tài chính giữa thu và chi BHXH, tránh tình trạng ỷ lại vào BHXH. Đồng thời, khi tính toán mức hưởng phải căn cứ vào tình hình thực tế nền kinh tế - xã hội của nước ta, phù hợp với luật pháp quốc tế.

1.2.1.4. Bảo hiểm xã hội thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít

Quỹ BHXH là một quỹ tài chính tập trung được tồn tích dần bởi sự đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và có sự hỗ trợ một phần của Nhà nước. Tuy nhiên, NSDLĐ đóng vào quỹ BHXH không phải trực tiếp cho bản thân họ mà cho

NLĐ do mình sử dụng. NLĐ đóng vào quỹ BHXH để bảo hiểm cho rủi ro của bản thân họ. Tuy thế, không phải bất kì ai tham gia đóng BHXH đều được hưởng các chế độ mà chỉ khi họ gặp rủi ro và đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định mới được hưởng. Thông thường, số người không được hưởng trợ cấp BHXH thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số những NLĐ tham gia đóng góp, trong số đông những người tham gia đóng góp thì chỉ có NLĐ gặp phải rủi ro mới được hưởng.

Nhờ đảm bảo nguyên tắc số đông bù số ít trên cơ sở hình thành quỹ BHXH tập trung độc lập do NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước đóng góp mà BHXH thực hiện được phương thức vốn có của mình là chia sẻ rủi ro theo nhiều chiều, tạo điều kiện phân phối lại thu nhập, trên cơ sở đó, mục đích bản chất BHXH được thể hiện. Nguyên tắc số đông bù số ít là nguyên tắc thể hiện tính nhân đạo và cộng đồng của hoạt động BHXH, có tác dụng điều hòa thu nhập, tạo ra sự ổn định chung cho xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách toàn diện và bền vững.

1.2.1.5. Quỹ Bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai và hạch toán độc lập

BHXH là chính sách ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, chứa dựng cả nội dung kinh tế, nội dung xã hội và nội dung pháp lý. Để đảm bảo thực hiện hài hòa các nội dung trên và đạt được những mục tiêu thì một trong những vấn đề cần được quan tâm là việc quản lý và sử dụng quỹ BHXH. Việc quản lý và sử dụng quỹ trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản lý, hạch toán theo quy định của pháp luật, độc lập với ngân sách Nhà nước. Trong cơ cấu của quỹ BHXH, mỗi một quỹ thành phần có yêu cầu sử dụng, đối tượng và chế độ hưởng khác nhau, do đó việc sử dụng quỹ phải đúng mục đích.

Đồng thời, quỹ BHXH được lập theo mô hình lập quỹ tồn tích cộng đồng nên việc hạch toán của từng quỹ thành phần được thực hiện theo hàng

năm và thông báo định kỳ với cơ quan quản lý. Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập tự thu, tự chi, sau khi thành lập quỹ độc lập với ngân sách Nhà nước, có sự kiểm tra, giám sát của đại diện các bên tham gia: NSDLĐ, NLĐ và Nhà nước.

1.2.2. Nội dung pháp luật Bảo hiểm xã hội

Khi tham gia vào quan hệ BHXH, các bên có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ về quyền lợi và trách nhiệm BHXH. Nhà nước quản lý và bảo hộ các hoạt động của BHXH; ngoài ra, hoạt động BHXH còn chịu sự giám sát chặt chẽ của NLĐ (thông qua tổ chức công đoàn) và NSDLĐ (thông qua tổ chức của giới chủ) theo cơ chế ba bên. Những mối quan hệ nội tại của hệ thống BHXH là mối quan hệ xuyên suốt trong hoạt động BHXH được pháp luật điều chỉnh, gọi là quan hệ pháp luật BHXH. Quan hệ pháp luật về BHXH là mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi giữa ba bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH.

1.2.2.1. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên tham gia BHXH

Bên tham gia bảo hiểm là bên có trách nhiệm đóng góp BHXH theo quy định của pháp luật BHXH. Một số nước quy định bên tham gia BHXH bao gồm: NLĐ, NSDLĐ và Chính Phủ. Bên tham gia BHXH là đối tượng áp dụng BHXH được pháp luật hầu hết các quốc gia quy định. Theo đó đối tượng áp dụng BHXH là mọi NLĐ trong xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế do điều kiện kinh tế - xã hội của các quốc gia khác nhau mà phạm vi đối tượng áp dụng cụ thể có những giới hạn nhất định. Nhóm đối tượng mà pháp luật BHXH quốc gia thường tiếp cận đầu tiên là NLĐ trong bộ máy nhà nước, NLĐ thuộc khu vực chính thức (có quan hệ lao động). Song song với việc quy định phạm vi áp dụng là NLĐ pháp luật BHXH xác định rõ trách nhiệm của NSDLĐ với nghĩa vụ đóng góp cụ thể.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023