Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ HÀ


100


80


60 East

40 West

North

20


0

1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 60 38 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ HOÀI THU


HÀ NỘI – 2013

MỤC LỤC


Trang


LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................

MỤC LỤC.......................................................................................... DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................... MỞ ĐẦ U 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI BẢO HIỂM XÃ HỘI 5

1.1. BHXH – một bộ phận quan trọng của an sinh xã hội 5

1.1.1. Quan niệm về bảo hiểm xã hội 6

1.1.2. Chức năng của bảo hiểm xã hội9

1.1.3. Đặc trưng của bảo hiểm xã hội 11

1.2. Sự điều chỉnh của phát luật đối với bảo hiểm xã hội 14

1.2.1. Nguyên tắc điều chỉnh phát luật đối với bảo hiểm xã hội 14

1.2.2. Nội dung pháp luật Bảo hiểm xã hội 19

1.2.3. Vai trò pháp luật bảo hiểm xã hội 39

1.2.4. Giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội 40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 44

2.1.Thực trạng các qui định pháp luật bảo hiểm xã hội 44

2.1.1.Thực trạng các quy định pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc 44

2.1.2. Thực trạng các quy định pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện 54

2.1.3. Thực trạng các quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp 57

2.1.4. Thực trạng các quy định về quỹ bảo hiểm xã hội 58

2.2. Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật BHXH ở Việt Nam 61

2.2.1. Thực trạng triển khai bảo hiểm xã hội bắt buộc 61

2.2.2. Thực trạng triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện 67

2.2.3. Thực trạng triển khai bảo hiểm thất nghiệp 69

2.2.4. Thực trạng Quỹ bảo hiểm xã hội 72

2.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp về BHXH 75

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ KIẾN NGH Ị NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM .. 79

3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở

Việt Nam 79

3.2. Những phương hướng cơ bản hoàn thiện pháp luật BHXH 82

3.3. Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở

Việt Nam 84

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hiểm xã hội 84

3.3.2. Nghiên cứu một số chế độ bảo hiểm xã hội đáp ứng mục tiêu phát triển

BHXH trong giai đoạn tới 95

3.3.3.Giải pháp về cách thức tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật bảo hiểm

xã hội 96

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt Viết đầy đủ

BHXH Bảo hiểm xã hội

ILO Tổ chức Lao động quốc tế

LLLĐ Lực lượng lao động

NLĐ Người lao động

NSDLĐ Người sử dụng lao động

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

BHYT Bảo hiểm y tế

Quỹ BHXH Quỹ Bảo hiểm xã hội

Luật BHXH Luật bảo hiểm xã hội 2006

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU



bảng


1

Bảng 2.1

Số đối tượng tham gia BHXH giai đoạn 2007 - 2011

61

2

Bảng 2.2

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo loại hình

62



quản lý giai đoạn 2007 – 2011


3

Bảng 2.3

Số tiền thu BHXH từ đóng góp của NLĐ và NSDLĐ giai đoạn 2007- 2011

63

4

Bảng 2.4

Tình hình nợ đóng, chậm đóng BHXH giai đoạn 2007- 2011

64

5

Bảng 2.5

Mức đóng bình quân BHXH tự nguyện giai đoạn

68



2008- 2011


6

Bảng 2.6

Tình hình giải quyết bảo hiểm thất nghiệp năm 2010,

70



2011


7

Bảng 2.7

Cân đối thu chi quỹ BHXH giai đoạn 2007 – 2011

73

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay - 1

STT Số hiệu

Tên bảng Trang


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

BHXH là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, vì vậy việc hoàn thiện chính sách BHXH đóng vai trò to lớn trong việc góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho cán bộ, công chức, quân nhân và NLĐ. Đối với nước ta bảo đảm ngày càng tốt hơn hệ thống an sinh xã hội luôn là chủ trương, nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của đất nước.

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nư ớc của dân, do dân và vì dân; mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều nhằm phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động, của toàn dân. Chính sách BHXH là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm phục vụ cho

mục đích an sinh xã hôi của Đảng và Nhà nước . Vì vậy, chính sách BHXH đã

được Đảng, Nhà nước ta hết sức chú trọng và liên tục hoàn thiện kể từ khi Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập cho đến nay. Luật BHXH đã được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua và Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh số 13/2006/L-CTN ngày 12/7/2006 công bố Luật BHXH có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007. Như vậy sau hơn 60 năm từ khi thành lập nước, đến nay nước ta đã có khung pháp lý cao nhất để điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động BHXH, tạo cơ sở mới cho việc mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, ngày một đáp ứng nhu cầu của NLĐ nói riêng và của toàn dân nói chung.

Qua hơn năm năm có hiệu lực, Luật BHXH đã phát huy tác dụng với vai trò điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực BHXH, góp phần vào việc giải quyết chế độ đối với NLĐ đang tham gia BHXH trong toàn quốc. Tuy nhiên,

pháp luật về BHXH bên cạnh những ưu điểm vẫn còn còn nhiều điểm bấp cập: nội dung Luật BHXH sau hơn năm năm thực hiện đang bộc lộ những điểm chưa phù hợp, cần khắc phục; nhiều qui định trong không phát huy tác dụng trong thực tế, một số qui định gây khó khăn cho cơ quan quản lý BHXH trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình; đặc biệt, một số qui định hạn chế quyền của NLĐ trong quá trình đóng và hưởng BHXH; nhiều vấn đề cụ thể về BHXH chưa rõ ràng, nhiều khúc mắc, kiến nghị của NLĐ chưa được giải quyết thỏa đáng.

Để hoàn thiện hơn nữa những nội dung về BHXH góp phần đưa ra kiến nghị cho việc sửa đổi hoàn thiện Luật BHXH trong thời gian tới, tôi lựa chọn đề tài: “Pháp luật về Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay”. Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, tôi tập trung nghiên cứu vấn đề lí luận của pháp luật về BHXH, không tập trung đi sâu vào vấn đề kinh tế của pháp luật BHXH.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

BHXH không phải là vấn đề mới nhưng nó trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Trong thời gian gần đây, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến BHXH đã có nhiều bài viết, công trình khoa học nhằm đóng góp ý kiến xây dựng hệ thống BHXH ở nước ta: cuốn sách “Pháp luật an sinh xã hội- những vấn đề lí luận và thực tiễn” của Tiến sĩ Nguyễn Hiền phương, Luận văn thạc sĩ của Phạm Lan Hương “Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và Nguyễn Thị Lan Hương với nội dung: “Pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay”. Bên cạnh đó, rất nhiều bài viết của các nhà khoa học trên các tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành về nội dung BHXH: tạp chí BHXH; tạp chí Luật học; tạp chí Nhà nước và pháp luật.

Luận văn này tập trung nghiên cứu nội dung pháp luật BHXH ở Việt Nam trên cơ sở Luật BHXH hiện hành, đánh giá một cách tổng thể những ưu thế và tìm ra những điểm hạn chế cần sửa đổi, bổ sung trong hệ thống pháp luật về BHXH thời gian tới.

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu vấn đề lí luận BHXH và chính sách về BHXH ở nước ta hiện nay: các chế độ BHXH bắt buộc; BHXH tự nguyện, BHTN được qui định trong pháp luật - Thực trạng áp dụng qui định pháp luật về BHXH trong thực tế, những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục để đảm bảo BHXH là công cụ hữu hiệu nhất của sàn an sinh xã hội ở nước ta trong thời gian tới.

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả pháp luật về BHXH; đóng góp những ý kiến đề xuất cho việc sửa đổi Luật BHXH để phù hợp thực tế cuộc sống và sự phát triển của nước ta trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật BHXH (trong đó bao gồm BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN) đối với NLĐ – là đối tượng tham gia BHXH được qui định trong các văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay.

b. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung vào các vấn đề lí luận của pháp luật về BHXH đối với NLĐ đang được qui định trong Luật BHXH năm 2006 và các văn bản hướng dẫn. Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, đề tài còn tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật BHXH cũng như thực tiễn áp dụng các quy định này trong thực tế ở nước ta hiện nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023