Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay - 2

- Các phương pháp khác: Thu thập tài liệu, tư liệu, số liệu; phân tích tổng hợp; so sánh; đồ thị; tham khảo ý kiến chuyên gia.

6. Tính đóng góp của đề tài

- Hoàn thiện luận văn này, tôi hi vọng những kiến thức khoa học trong luận văn sẽ đánh giá một cách khái quát thực trạng pháp luật BHXH cũng như thực tiễn áp dụng các quy định này trong thực tế ở nước ta hiện nay;

- Tôi mong rằng những kiến nghị được đề xuất trong luận văn này sẽ là những ý kiến đóng góp vào việc sửa đổi Luật BHXH trong thời gian tới.

7. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục viết tắt, luận văn gồm 3 phần:

Chương 1: Khái quát chung về bảo hiểm xã hội và sự điều chỉnh của pháp luật đối với bảo hiểm xã hội

Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội ở VN hiện nay

Chương 3: Một số phương hướng và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.

CHƯƠNG 1‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.1. BHXH – một bộ phận quan trọng của an sinh xã hội

Pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay - 2

Trong xã hội, con người là trung tâm của mọi sự phát triển xã hội, vừa là đối tượng trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội, vừa là đối tượng tiêu dùng. Con người có nhiều nhu cầu khác nhau và để thỏa mãn những nhu cầu đó phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính mỗi người. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống cũng như trong quá tình sản xuất ngoài những điều kiện thuận lợi, con người gặp nhiều rủi ro như: ốm đau, tai nạn, bệnh tật, dịch bệnh mất việc làm mất khả năng lao động, già cả, bị chết…. Để vượt qua những hoàn cảnh khó khăn tác động đến bản thân, gia đình con người cần có sự đùm bọc, chia sẻ từ xã hội. Khi nền công nghiệp phát triển thì đội ngũ công nhân làm thuê tăng lên và từ đây xuất hiện mối quan hệ giữa NLĐ làm thuê và người chủ sử dụng. Trước những biến cố có thể ảnh hưởng đến thu nhập như: ốm đau, tai nạn, rủi ro, mất việc làm hoặc hết độ tuổi lao động thì NLĐ đã tìm cách khắc phục bằng những biện pháp: thành lập các quỹ tương tế, hội đoàn…đồng thời làm xuất hiện các tổ chức bảo trợ cho khoản tiền tiết kiệm của NLĐ giúp NLĐ cả lúc sống cũng như khi họ chết. Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của NLĐ để đảm bảo sự ổn định cho nguồn thu nhập ngay cả khi họ gặp những rủi ro bất ngờ, NSDLĐ và nhà nước cũng có sự đóng góp vào một quỹ nhằm đảm bảo cuộc sống cho NLĐ. Việc quy định, chủ và thợ cùng đóng vào một quỹ và có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước nhằm đảm bảo quyền lợi của NLĐ khi họ gặp những rủi ro trong cuộc sống ảnh hưởng đến kinh tế của họ và gia đình đó là BHXH.

Như vậy, BHXH ra đời là một tất yếu khách quan nhằm bảo vệ NLĐ và NSDLĐ. Đồng thời thông qua chính sách BHXH nhà nước có thể điều chỉnh

chỉ tiêu an sinh xã hội được ổn định bền vững và tạo động lực để NLĐ tham gia cống hiến.

1.1.1. Quan niệm về bảo hiểm xã hội

BHXH ra đời vào những năm giữa thế kỉ XIX ở Đức nhằm trợ giúp cho NLĐ do gặp rủi ro biến cố mà bị suy giảm hay mất khả năng lao động dẫn đến bị suy giảm hay mất thu nhập. Trong hệ thống này đã tồn tại các chế độ: chế độ bảo hiểm ốm đau, chế độ tai nạn lao động, chế độ bảo hiểm tuổi già và tàn tật. Có thể nói BHXH của Đức ra đời, tồn tại và phát triển đã đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển hệ thống BHXH trên thế giới, đặc biệt việc ghi nhận cơ chế ba bên trong việc đóng góp quỹ BHXH, bao gồm: giới chủ, giới thợ và Nhà nước. Do tác dụng tích cực của chính sách BHXH mà nhiều nước thiết lập hệ thống quốc gia về BHXH như Pháp (1930), Hoa Kỳ (1935)… Liên hợp quốc đã ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền 1948 (10/12/1948) như sau: Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội đều có quyền hưởng BHXH. Quyền đó được đặt trên sự thỏa thuận các quyền về kinh tế - xã hội và văn hóa cần cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người. Công ước số 102 (1952) của Tổ chức Lao động Quốc tế là công ước quy định các quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội, trong đó các chế độ BHXH là nòng cốt, đưa ra khuyến nghị về các chế độ BHXH đối với các nước thành viên.

Theo quan điểm của ILO

BHXH là Sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con 25]

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư:

BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH có sự bảo hộ của nhà nước theo pháp luật nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội 29].

Trong Luật BHXH: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” 28.

BHXH còn được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau:

Dưới góc độ kinh tế, BHXH là một phạm trù kinh tế tổng hợp, được coi là sự bù đắp và thay thế phần thu nhập đảm bảo ổn định cuộc sống cho NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập trên cơ sở thành lập và sử dụng quỹ tiền tệ dự trữ của cộng đồng những người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Trong quá trình lao động, đặc biệt trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì con người luôn gặp phải những khó khăn, rủi ro như: tai nạn lao động, ốm đau, bệnh tật, mất việc làm, thất nghiệp. Chính vì vậy, để ổn định cuộc sống NLĐ phải tìm đến các biện pháp đảm bảo thu nhập cho chính mình trong những trưởng hợp rủi ro nói trên. NLĐ phải có một lượng vật chất đủ để đảm bảo trang trải và bù đắp cho những tổn thất khi xảy ra, hoặc họ sẽ tham gia vào một hệ thống BHXH. Khi đó, NLĐ đóng góp một khoản tiền vào nguồn quỹ chung (gọi là quỹ BHXH), khi họ “gặp rủi ro” bị mất hoặc giảm thu nhập thì quỹ BHXH thực hiện chức năng hỗ trợ bù đắp phần thu nhập đó cho NLĐ, nhằm giúp họ ổn định cuộc sống.

Dưới góc độ xã hội, BHXH là một chính sách nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho NLĐ khi họ không may gặp các “rủi ro xã hội”, nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội....Khi NLĐ gặp phải rủi ro trong cuộc sống thì những nhu cầu được đặt ra như khắc phục khó khăn về kinh tế, chữa bệnh an dưỡng tuổi già…Vì vậy, Nhà nước cần thiết phải có những giải pháp để giải quyết những vấn đề phát sinh xảy ra đối với NLĐ, nhằm giúp NLĐ vượt qua khó khăn, ổn định đời sống; đồng thời cũng là giải pháp nhằm ổn định xã hội. Khi đó, vai trò của BHXH được thể hiện rõ nét, bù đắp thu nhập cho NLĐ, giữ vững nền sản xuất, đảm bảo ổn định xã hội. Như vậy, dưới góc độ xã hội, chúng ta có thể thấy BHXH là một bộ phận trong nội dung của hệ thống bảo đảm xã hội “bảo đảm xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để đối phó khó khăn về kinh tế xã hội do bị ngưng hoặc bị giảm nhiều về thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già và chết, việc cung cấp chăm sóc y tế và việc trợ cấp cho các gia đình đông con”.

Dưới góc độ pháp luật, BHXH là tổng hợp các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ NLĐ; sử dụng nguồn đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm (hoặc gia đình của họ) trong trường hợp ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động hoặc chết. Như vậy, về phương diện pháp lý, BHXH là tổng thể các quy định của Nhà nước quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên khi tham gia vào quan hệ BHXH; mức đóng góp, phương thức đóng góp và mức hưởng đối với những đối tượng áp dụng BHXH…Trên cơ sở các quy định pháp luật, các bên tham gia phải tuân thủ.

Dù tiếp cận dưới góc độ nào thì mục tiêu chính của BHXH cũng được thể hiện rõ, nhằm bảo vệ NLĐ trước những biến cố cuộc sống và được bảo vệ bằng hệ thống chính sách.

Như vậy, có thể thấy BHXH chính là dạng trợ cấp nhằm bảo đảm thu nhập cho NLĐ nên bảo hiểm y tế được tách ra không thuộc khái niệm BHXH. Khái niệm về BHXH nước ta thể hiện rõ mục đích phi thương mại và có sự bảo hộ của nhà nước thông qua quá trình đóng góp và quản lý quỹ BHXH, thông qua đó Nhà nước bảo hộ các hoạt động của quỹ BHXH và nhằm mục đích bảo đảm an toàn xã hội và tạo động lực hữu hiệu để phát triển kinh tế.

Tuy có sự định nghĩa khác nhau về bảo hiểm, nhưng xét về nội dung các khái niệm trên đều bao hàm những nội dung cơ bản của BHXH là sự bù đắp thu nhập cho NLĐ và trong một số trường hợp còn là gia đình của họ trong những trường hợp nhất định mà dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập và dựa trên cơ sở có sự đóng góp vào quỹ BHXH

1.1.2. Chức năng của bảo hiểm xã hội

Mục tiêu của hoạt động BHXH nhằm thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước, bảo đảm cho NLĐ các khoản trợ cấp tối thiểu khi gặp những rủi ro. Chức năng của BHXH được xác định bởi chức năng chung của BHXH kết hợp với tính xã hội cao của nó tạo thành.

1.1.2.1. Bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao

động khi họ bị giảm hoặc mất môt ph ần thu nhập do bị giảm hoặc mất khả

năng lao động hoặc mất việc làm theo những điều kiện xác định.

Đối tượng được bảo hộ là thu nhập của NLĐ, khi thu nhập của NLĐ và gia đình của họ bị mất hoặc giảm vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già thì BHXH bù đắp các khoản thu nhập bị thiếu hụt thông qua việc thực hiện chi trả trợ cấp đối với NLĐ (hay gia đình của họ) thay cho phần thu nhập bị giảm (mất).

Chức năng này của BHXH được thực hiện khi NLĐ rơi vào những trường hợp khó khăn và đáp ứng đủ các điều kiện theo qui định của pháp luật

BHXH. Chức năng của BHXH được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa NLĐ, NSDLĐ; giữa cơ quan BHXH và NSDLĐ – đó là quan hệ ba bên có sự đóng góp của các bên; khi sự kiện pháp lý xảy ra đối với NLĐ, họ sẽ được trợ cấp theo quy định. Đây thực sự là chức năng thiết thực đối với NLĐ, có sức thuyết phục NLĐ tham gia mạng lưới BHXH.

1.1.2.2. Phân phối lại thu nhập giữa người tham gia bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và hỗ

trợ môt ph ần từ phía Nhà nước. Thông qua quỹ này NLĐ tham gia đóng

BHXH được hưởng bảo hiểm khi có đ ủ điều kiện theo pháp luật quy định. Như vậy, NSDLĐ đóng góp vào quỹ BHXH không chỉ để đảm bảo quyền lợi

cho họ mà còn cho NLĐ khác không may găp

khó khăn . Trên thực tế, chỉ môt

số người gặp khó khăn rủi ro và nhận được sự hỗ trợ từ quỹ BHXH; như vậy, BHXH đã thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập theo cả chiều ngang và chiều dọc. Sự phân phối này được thực hiện giữa NLĐ may mắn, ít gặp rủi ro cho những người không may gặp rủi ro; giữa người khỏe mạnh đang làm việc

cho người ốm đau phải nghỉ việc và rộng hơn là giữa số đông người đóng góp vào quỹ BHXH với số ít những người hưởng chế độ trợ cấp theo chế độ xác định (giữa thời kì trẻ trung khỏe mạnh – người tham gia thuộc thế hệ trước; hoặc thời kì già trong cuộc đời NLĐ đó); chức năng này được thể hiện rõ qua

hoạt động thu chi của quỹ BHXH.

1.1.2.3. Góp phần nâng cao năng suất lao động

Khi tham gia vào thị trường lao động, NLĐ luôn mong muốn công sức mà họ bỏ ra phải được đền đáp xứng đáng, tức tiền lương, tiền công họ nhận

được tương đương với sứ c lao đôṇ g mà h ọ bỏ ra. Ngoài ra, khi họ gặp phải những rủi ro dẫn đến nguồn thu nhập bị giảm, bị mất khiến đời sống khó khăn, họ càng cần một cơ chế nhằm giúp đỡ họ vượt qua khó khăn này. Trên thực tế, chỉ có BHXH mới thực hiện tốt được chức năng này. Như vậy, có

BHXH đời sống của NLĐ và gia đình họ luôn được đảm bảo, BHXH đã giúp NLĐ yên tâm, gắn bó cùng công việc, với nơi làm việc, tạo động lực giúp NLĐ phát huy hết năng lực trong công việc.

Đối với NSDLĐ, khi đội ngũ lao động cống hiến cho công việc họ sẽ yên tâm hơn khi đầu tư nâng cao chất lượng máy móc, nâng cao năng suất lao động; qua đó NSDLĐ cũng dự toán được những chi phí dự trù phải chi cho NLĐ, đó chính là chức năng đòn bẩy kinh tế phát triển.

1.1.2.4. Phát huy tiềm năng và gắn bó lợi ích

Tham gia vào hệ thống BHXH thì NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước có nghĩa vụ đóng góp cho cơ quan BHXH, để thành một quỹ tập trung. Thông qua hoạt động của quỹ, một nguồn vốn nhàn rỗi sẽ được đưa vào đầu tư mang lại lợi nhuận, tăng thêm nguồn thu cho quỹ. Với hình thức hoạt động đóng góp và phát triển quỹ BHXH như vậy, BHXH hoàn toàn có thể giúp NLĐ vượt qua những khó khăn khi gặp phải rủi ro góp phần bảo đảm ổn định và an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ.

BHXH giúp giảm thiểu thiệt hại cho số đông trong xã hội đồng thời làm tăng khả năng giải quyết rủi ro, khó khăn cho NLĐ tham gia BHXH. Đối với nhà nước, chi trả BHXH cho NLĐ là cách thức phải chi ít nhất nhưng vẫn giải quyết tốt những rủi ro, khó khăn về đời sống của NLĐ và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất phát triển , xã hội ổn định và an toàn. BHXH đã phát huy tiềm năng của số đông và ưu điểm của nhiều phương thức hoạt động trong kinh tế thị trường để đảm bảo an toàn cho đời sống của NLĐ cũng như cho xã hội – đồng thời cũng tạo ra được sự gắn bó chặt chẽ về lợi ích giữa các bên tham gia BHXH, và giữa các bên đối với Nhà nước.

1.1.3. Đặc trưng của bảo hiểm xã hội

BHXH là hình thức bảo đảm có tính xã hội cao và với những đặc trưng cơ bản sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023