Hiện Trạng Quản Lý Tài Nguyên Nước Của Sông Thương Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Giang.


Vào tháng 10/2016, Coliform là chỉ số vẫn có giá trị vi phạm QCCP tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với thời điểm tháng 5/2017. Điều này cũng có thể giải thích ngoài các ảnh hưởng bới các chất ô nhiễm, thì do Coliform phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nhiệt độ, chất thải là phân động vật nên thời điểm tháng 5/2017, do lượng nước mưa bề mặt sẽ rửa trôi nhiều nguồn thải xuống sông nên chỉ số Coliform tăng nhanh và biến động liên tục.

Nhận xét:

Qua các biểu đồ so sánh diễn biến các thông số ô nhiễm theo thời gian nhận thấy các thông số biến động theo hai dạng: Các thông số có xu hướng giảm dần từ tháng 10/2016 đến tháng 5/2017: pH; DO; COD;BOD5, TSS và Các thông số có xu hướng tăng dần từ tháng 10/2016 đến tháng 5/2017: Cl-,

Fe, Coliform.


Đặc biệt, các thông số đều tăng đột biến tại khu vực thành phố Bắc Giang, đến điểm cuối của sông Thương thì giá trị các thông số đều giảm, điều này khẳng định sự ảnh hưởng của các nguồn thải tới chất lượng nước sông Thương và theo dòng chảy được pha loãng, giảm nồng độ ô nhiễm dần về cuối dòng, nơi ít tập trung các nguồn thải hơn (khả năng tự làm sạch của sông).

5.3. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước của sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

5.3.1. Công tác ban hành các cơ chế, chính sách


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Để thực hiện công tác quản lý môi trường nước trên địa bàn tỉnh nói chung và môi trường nước lưu vực sông Thương nói riêng, thời gian qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều chương trình, dự án, đề án, kế hoạch như:


Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - 10

- Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 02/7/2013 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường.

- Quyết định số 584/2013/QĐ-UBND ngày 06/11/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp công tác quản lý môi trường Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Quyết định số 1495/QĐ-UBND ngày 25/9/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Quyết định số 1287/QĐ- TTg ngày 02/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Quyết định số 1565/QĐ-UBND ngày 11/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Kế hoạch số 2976/KH-UBND ngày 07/11/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Quyết định số 97/QĐ-UBND ngày 23/01/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án nâng cao năng lực thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Báo cáo số 244-BC/TU ngày 28/4/2014 của Tỉnh ủy tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2014 của Bộ chính trị (khóa IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


- Báo cáo số 32/BC-UBND ngày 10/7/2014 của UBND tỉnh tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12/6/2009 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

- Quyết định số 508/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 – 2020.

- Nghị quyết số 139-NQ/TU ngày 01/9/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020.

5.3.2. Công tác tuyên truyền


Công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường thường xuyên chú trọng và tăng cường dưới nhiều hình thức: tổ chức các lớp tập huấn, phát tờ rơi, tài liệu; tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày lễ về môi trường như: Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Ngày Trái đất, Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày khí tượng thế giới, ngày nước thế giới,….. Ngoài ra, tỉnh Bắc Giang duy trì thường xuyên hoạt động xét tặng và trao giải thưởng môi trường cấp tỉnh, cấp huyện cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, nổi bật trong công tác bảo vệ môi trường. Năm 2015, tham mưu tổ chức hội nghị triển khai Luật bảo vệ môi trường năm 2014 cho Lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố và các doanh nghiệp trên địa bàn.

5.3.3. Công tác phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm


Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã tích cực đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường, ngay từ khi các dự án đầu tư (tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; đăng ký bản cam kết


bảo vệ môi trường), tăng cường quản lý các nguồn thải công nghiệp, y tế, làng nghề, nông thôn, tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường. Số doanh nghiệp, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh nộp thuế tài nguyên giai đoạn 2011-2015 là 20 cơ sở, với tổng số tiền đã nộp là 160.013 triệu đồng; phí BVMT trong khai thác khoáng sản là 26.997 triệu đồng; số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là 11.564 triệu đồng; đã thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp được trên 22 tỷ đồng/150 cơ sở.

- Định kỳ hàng năm tổ chức thực hiện mạng lưới quan trắc môi trường toàn tỉnh, đánh giá thực trạng và diễn biến chất lượng môi trường của tỉnh, đề xuất các giải pháp quản lý trong thời gian tiếp theo được hiệu quả.

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm; Qua kiểm tra kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm (qua 03 năm 2012- 2014 đã tổ chức kiểm tra về BVMT đối với trên 150 lượt cơ sở, xử phạt 43 lượt cơ sở với tổng số tiền phạt trên 3 tỷ đồng). Đồng thời, yêu cầu các cơ sở thực hiện đúng, đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường.

5.3.4. Công tác triển khai thực hiện các dự án khắc phục ô nhiễm trên địa bàn

- Công tác điều tra cơ bản, thống kê nguồn thải, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông và làng nghề được quan tâm thực hiện. Sở TNMT tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện khảo sát, thống kê các nguồn thải, đánh giá chất lượng nước thải của một số nguồn thải và nước mặt gồm các áo,hồ sông, suối trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường ở các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh; điều tra xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm trên địa bàn; điều ta các nguồn thải, đánh giá sức chịu


tải của các ao, hồ, sông Lục nam, sông Thương; xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và triển khai kế hoạch điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường đối với 19 làng nghề trên địa bàn tỉnh đã được công nhận.

- Các dự án khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường đã tích cực được triển khai thực hiện. Dự án khắc phục ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với Bãi xử lý và 67ong lấp rác thải tập trung thành phố Bắc Giang và dự án đầu tư, xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp khu xử lý rác thải huyện Yên Thế đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; dự án đầu tư, xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp khu xử lý rác thải huyện Việt Yên, huyện Hiệp Hòa, dự án khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề nấu rượu truyền thống xã Vân Hà, huyện Việt Yên, dự án cải tạo, nâng cấp Bệnh viện tâm thần tỉnh, bệnh viện Lao và Bệnh phổi Bắc Giang và Bệnh viện đa khoa tỉnh đang được triển khai thực hiện.

Ngoài ra, UBND tỉnh Bắc Giang đã yêu cầu các Sở, ban, ngành của tỉnh tham mưu xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh gắn với bảo vệ môi trường, thực hiện chiến lược phát triển bền vững.

Như vậy hiện tại công tác quản lý tài nguyên nước của sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có những định hướng quan trọng giúp bảo vệ tài nguyên nước sông Thương, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như là trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn một số bất cập như: việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cơ chế chịu trách nhiệm; Công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp về tổng thể chưa đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường; hoạt động của nhiều khu công nghiệp còn gây ô nhiễm do chất thải. Thêm vào đó, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ; mạng lưới quan trắc, thống kê nguồn thải chưa đáp ứng yêu cầu, cơ sở dữ liệu còn thiếu đồng bộ.


Chính vì còn những tồn tại như vậy, và từ thực tế hiện trạng các nguồn tác động cũng như hiện trạng chất lượng nước sông Thương từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã tổng hợp và xin đưa ra các giải pháp để bảo vệ nguồn nước sông Thương một cách tổng quát nhất.

5.4. Đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ nguồn nước sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

5.4.1. Giải pháp chính sách, quản lý;


a. Về điều tra đánh giá tài nguyên nước


- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, ưu tiên thực hiện trước đối với những vùng, những khu vực có nguy cơ ô nhiễm;

- Từng bước, xây dựng, quản lý, khai thác mạng quan trắc, giám sát diễn biến về số lượng, chất lượng nguồn nước, kết hợp với mạng quan trắc tài nguyên nước của Trung ương trên địa bàn tỉnh.

b. Về tăng cường quản lý, cấp phép trong lĩnh vực tài nguyên nước

- Thực hiện việc rà soát, kiểm tra thường xuyên, phát hiện các tổ chức, cá nhân khai thác nước mặt, xả nước thải vào nguồn nước chưa có giấy phép hoặc chưa đăng ký, để có biện pháp xử lý, hướng dẫn cấp phép phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước;

- Xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra, kiểm tra hằng năm, kết hợp với công tác kiểm tra đột xuất, chú trọng đối với các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước lớn; kiên quyết xử lý vi phạm về việc xả nước thải vào nguồn nước không theo quy định của pháp luật;

c. Về cơ chế chính sách trong bảo vệ nguồn nước sông Thương

- Rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, trong đó tập trung vào cơ chế, chính sách


trong lĩnh vực tài nguyên nước, đặc biệt cơ chế chính sách cụ thể trong lĩnh vực xả nươc thải vào nguồn nước;

- UBND cấp huyện, cấp xã phải tăng cường công tác kiểm tra, quản lý tài nguyên nước sông Thương, kịp thời phát hiệt và xử lý các hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến lưu lượng và chất lượng nguồn nước.

d. Về truyền thông

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến pháp luật về tài nguyên nước trong các cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ cấp cơ sở, chú trọng đối với cấp huyện, cấp xã, nhất là cán bộ địa chính xã;

- Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên tới cấp xã, chủ yếu lựa chọn trong các tầng lớp thanh thiếu niên, giáo viên, cán bộ y tế sở tại. Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo trang bị kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ tuyên truyền và kiến thức cơ bản về tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước;

- Thực hiện truyền thông trên quy mô rộng rãi, thường xuyên. Hình thức truyền thông đa dạng, nội dung đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Phối hợp các chiến dịch, truyền thông của các đoàn thể khác như Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên;

- Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư ở cấp cơ sở chủ động, tích cực tham gia giám sát các hoạt động liên quan đến tài nguyên nước nói chung và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn nói riêng.

e. Giải pháp tài chính

- Xây dựng đề án huy động các nguồn lực để bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh, trước mắt huy động từ vốn ngân sách nhà nước bao gồm cả Trung ương và địa phương; các giai đoạn tiếp theo huy động nguồn lực của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ và sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp sử dụng nguồn nước trên địa bàn tỉnh, từng bước thực hiện xã


hội hoá công tác bảo vệ tài nguyên nước.

- Tranh thủ tối đa các nguồn vốn tài trợ của Trung ương, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong công tác quản lý tài nguyên nước trên toàn tỉnh.

5.4.2. Giải pháp công nghệ

a. Đối với các nguồn đang xả nước thải vào sông Thương:

- Hiện nay, các cơ sở xả nước thải trực tiếp vào sông Thương như công ty TNHH MTV phân đạm Hà Bắc, công ty cổ phần Habada là những cơ sở có lượng xả nước thải vào sông Thương lớn, cần có một số biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ ô nhiễm cho nguồn nước sông Thương như sau:

+ Đối với các cơ sở đã có hệ thống xử lý nước thải, nhưng một số chất ô nhiễm sau khi xử lý vẫn chưa đạt quy chuẩn cho phép, nên cần phải xử lý các chỉ tiêu này đạt quy chuẩn Việt Nam theo quy định hiện hành (QCVN 40:2011/BTNMT, cột A) mới được phép xả nước thải vào sông Thương;

+ Đối với những cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải thì cần phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải đảm bảo xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định (theo QCVN 40:2011/BTNMT, cột A) trước khi xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận.

+ Hàng năm các cơ sở phải có báo cáo định kỳ tình hình xả nước thải vào nguồn nước về cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước (sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang).

b. Đối với các cơ sở sản xuất xây dựng mới:

- Đối với tất cả các cơ sở sản xuất xây dựng mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung và dọc sông Thương nói riêng cần phải xây dựng ngay hệ thống xử lý nước thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường (QCVN 40:2011/BTNMT, cột A) trước khi xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/10/2023