Cơ Cấu Cho Vay Của Gp.bank Vũng Tàu Năm 2012 Và 4 Quý Năm


Bảng 2.1: Cơ cấu cho vay của GP.Bank Vũng Tàu năm 2012 và 4 quý năm

2013

Đơn vị tính: Triệu đồng


Cho vay

Năm 2012

Quý

I/20131

Quý

II/2013

Quý

III/2013

Quý

IV/2013

1.Theo hình thái

kinh tế


360.150


371.165


384.381


389.797


397.865

Cho

VND

vay

bằng

360.030

371.032

384.272

389.675

397.718

Cho vay bằng ngoại tệ (quy đổi

VND)


120


133


109


122


147

2. Theo thành

phần kinh tế


360.150


371.165


384.381


389.797


397.865

Quốc doanh

0

0

0

0

0

Ngoài

doanh


quốc

102.852

101.360

90.684

90.684

102.827

Cá nhân hộ gia

đình

257.298

269.805

293.697

299.113

295.038

3. Theo thời hạn

cho vay


360.150


371.165


384.381


389.797


397.865

Ngắn hạn

205.750

217.634

233.186

241.220

257.260

Trung, dài hạn

154.400

153.531

151.195

148.577

140.605

Tổng dư nợ

360.150

371.165

384.381

389.797

397.865

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Phân tích rủi ro của Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu Chi nhánh Vũng Tàu và giải pháp giảm thiểu rủi ro - 9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm 2013 – GP.Bank )

Tỷ trọng nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ đang có xu hướng giảm dần do GP.Bank Vũng Tàu hạn chế cho vay trung và dài hạn, tập trung cho vay ngắn hạn trong vòng 12 tháng. Dựa trên nguyên tắc đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và an toàn vốn vay, phù hợp với chủ trương của Nhà nước là khuyến khích phát triển


kinh doanh các làng nghề, thủ công, kinh doanh hộ gia đình.

Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng nhưng trên thực tế vấn đề nợ quá hạn cũng đang là điều mà GP.Bank Vũng Tàu phải quan tâm giải quyết hàng đầu vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH.

2.2.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn của GP.Bank Vũng Tàu

Như tất cả các thành phàn kinh tế, Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của GP.Bank Vũng Tàu. Nguồn vốn hoạt động của NH tăng trưởng vừa tạo ra điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng, vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.

Để hiểu rõ tình hình huy động vốn của GP.Bank Vũng Tàu, ta xem xét bảng 2.2


Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của GP.Bank Vũng Tàu

Đơn vị tính: Triệu đồng



Chỉ tiêu


2012


2013

Tỷ lệ so sánh

2013/2012

Chênh lệch

%

Tổng nguồn vốn huy động cuối kỳ

464.327

487.956

23.629

4,84

+ Theo thành phần kinh tế

464.327

487.956

23.629

4,84

Tiền gửi cá nhân

321.682

356.872

35.190

11

Tiền gửi của ĐCTC

106.925

112.761

5.836

5,5

Tiền gửi DN, TCKT

35.720

18.323

-17.397

-49

+ Theo cơ cấu nguồn vốn

464.327

487.956

23.629

4,84

HĐV ngắn hạn

448.259

469.237

20.978

4,68

HĐV trung dài hạn

16.068

18.719

2.651

16,5

+ Theo loại tiền tệ

464.327

487.956

23.629

4,84

VND

435.682

453.984

18.302

4,2

USD (đã quy đổi VND)

28.645

33.972

5.327

18,6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 – GP.Bank)


- Sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động:

Tổng lượng vốn huy động của NH năm sau cao hơn năm trước và có xu hướng tăng dần đều. Năm 2013 lượng vốn huy động cuối kỳ là 464.327 triệu đồng tăng 4,84% so với năm 2012. Do NH GP.Bank Vũng Tàu có lợi thế mang tên là ngân hàng Dầu khí Toàn cầu, địa bàn Vũng Tàu người dân chủ yếu giàu lên nhờ dầu khí, nên số đông người dân khi biết đến tên NH Dầu khí Toàn cầu thì đều tin tưởng và ủng hộ “Người trong ngành”. Chính vì vậy, tiền gửi cá nhân chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nguồn vốn của GP. Bank Vũng Tàu, năm 2013 tăng 11% so với năm 2012. Trong khi đó, tiền gửi của DN và TCKT khá khiêm tốn so với tổng vốn huy động, thậm chí còn có xu hướng giảm đi khá mạnh từ 35.720 triệu đồng năm 2012 xuống còn 18.323 triệu đồng (tương đương 49%). Điều này là do các doanh nghiệp trên địa bàn họ tập trung giao dịch với các NH lớn, đã có uy tín cao, có nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, mang lại cho họ nhiều tiện ích….nên GP.Bank Vũng Tàu rất khó để cạnh tranh trong thị trường này. Trong khi đó, huy động vốn của định chế tài chính cũng khá tốt do ban lãnh đạo GP.Bank Vũng Tàu có mối quan hệ rộng với Bảo hiểm xã hội tỉnh và một vài công ty Bảo hiểm nên lượng tiền gửi khá ổn định và tăng nhẹ (5,5%) so với năm 2012.

Trong chiến lược phát triển lâu dài, GP.Bank Vũng Tàu luôn trú trọng tập trung phát triển theo chiều hướng tăng cường tỷ trọng huy động vốn từ khu vực dân cư, giảm dần tỷ trọng khu vực doanh nghiệp và các định chế tài chính. Đây là chiến lược đúng đắn vì nguồn vốn dân cư ổn định hơn nguồn vốn từ khu vực doanh nghiệp, điều này là tốt cho hoạt động tín dụng. Tính đến thời điểm 31/12/2013 huy động vốn tăng 4,84% so với năm 2012 chủ yếu tăng từ dân cư. Còn khu vực doanh nghiệp và các tổ chức tài chính thì có xu hướng giảm tương đối mạnh. Sự điều chỉnh này cho thấy dấu hiệu của sự tăng trưởng hợp lý, phù hợp với hướng phát triển trong tương lai của chi nhánh.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động:

Qua bảng 2.2 ta thấy, cơ cấu nguồn vốn có sự mất cân đối khi nguồn vốn

ngắn hạn chiếm chủ yếu trong tổng vốn huy động. Tỷ trọng nguồn vốn dài hạn


trong tổng nguồn vốn huy động tăng nhẹ qua các năm. Huy động vốn ngắn hạn năm 2012 và năm 2013 chiếm lần lượt là 97% và 96% trong tổng vốn huy động trong khi vốn huy động dài hạn chỉ chiếm lần lượt là 3% và 4% qua các năm. Điều này cho thấy có nguy cơ tiểm ẩn rủi ro là khi GP.Bank Vũng Tàu cho vay trung và dài hạn thì lượng vốn huy động ngắn hạn không thể bù đắp cho các khoản vay có kỳ hạn dài được. Trong một thời điểm nào đó, nếu xảy ra tình trạng khách hàng rút tiền ồ ạt thì khi đó GP.Bank Vũng Tàu mất khả năng thanh khoản là rất cao. Do vậy, chủ trương của GP.Bank Vũng Tàu cũng như toàn hệ thống từ năm 2012 đã rất hạn chế cho vay đối với các khoản vay trung và dài hạn, và qua năm 2013 chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn trong vòng 12 tháng để đảm bảo tính thanh khoản cho toàn hệ thống. Cơ cấu kỳ hạn huy động vốn năm 2013 xem bảng 2.3


Bảng 2.3: Cơ cấu kỳ hạn huy động vốn năm 2013 của GP.Bank Vũng Tàu

Đơn vị tính: Triệu đồng


Thời điểm


Huy động vốn


2013

Tỷ trọng

Kỳ hạn

Tổng vốn huy động

Không kỳ hạn

7.138

1.5%

1 tháng

246.814

50.6%

2 tháng

76.862

15.8%

3 tháng

89.972

18.4%

4-6 tháng

35.634

7.3%

7-11 tháng

6.735

1.4%

12 tháng

15.658

3.2%

Trên 12 tháng

9.143

1.9%

Tổng vốn huy động

487.956

100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết huy động vốn năm 2013 – GP.Bank)

Qua bảng 2.3 ta thấy, lượng vốn huy động chủ yếu tập trung vào kỳ hạn


ngắn từ 01-03 tháng, đặc biệt là huy động ngắn hạn 1 tháng chiếm tới 50,6% trên tổng số tiền huy động. Tiếp đó là các kỳ hạn 2 tháng, 3 tháng và 4-6 tháng, đây là các kỳ hạn mà khách hàng thường xuyên tham gia vào các chương trình khuyến mãi của GP.Bank. Kỳ hạn 7-11 tháng chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ chiếm 1.4% vì đây là kỳ hạn mà khách hàng gửi cho là không mang lại cho họ nhiều ưu đãi và lợi tức. Các khoản này chủ yếu ở dạng bảo lãnh cho con cái đi du học trong thời gian 6 tháng đến 1 năm theo yêu cầu của nước cấp visa du học. Kỳ hạn 12 tháng cũng chiếm khá cao trong tổng vốn huy động là 3,2%. Đây là kỳ hạn mà khách hàng cũng tham gia các chương trình khuyến mãi “Gửi kỳ hạn dài, hưởng ưu đãi lớn” của GP.Bank. Trong khi kỳ hạn trên 12 tháng chiểm tỷ trọng ít, chỉ dừng lại ở mức 1,9% trong tổng vốn huy động. Như vậy, việc nguồn vốn của chi nhánh tập trung vào kỳ hạn ngắn, các kỳ hạn dài chiếm tỷ trọng không đáng kể sẽ gây bất lợi cho hoạt động cho vay của NH. Bởi khách hàng có nhu cầu vay trung và dài hạn tương đối nhiều trong khi nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu này lại hạn chế, chủ yếu là ngắn hạn. Nếu chấp nhận cung ứng tín dụng cho những dự án này thì ngân hàng sẽ phải “đánh cược” với bài toán rủi ro thanh khoản.

Hạn chế thấp nhất rủi ro có thể lường trước được là yêu cầu đầu tiên của ngân hàng khi đi vào hoạt động. Vì vậy, mục tiêu sắp tới của GP.Bank Vũng Tàu là phải cơ cấu lại nguồn vốn huy động. Tăng tỷ trọng của nguồn vốn dài hạn. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động đi vay và cho vay của ngân hàng.

- Về loại tiền tệ:

Nguồn vốn VND luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu, chiếm trên 94% năm 2012 và 93% năm 2013 trên tổng vốn huy động. Nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng tăng nhẹ. Đến cuối năm 2013 huy động ngoại tệ đạt 33.972 triệu đồng (lượng USD huy động được quy đổi ra tiền VND theo tỷ giá NH tại thời điểm quy đổi) chiếm 7% của tổng vốn huy động. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa nội tệ và ngoại tệ là do GP.Bank Vũng Tàu ít chú trọng vào việc huy động ngoại tệ vì hầu như tín dụng ngoại tệ là không có ở chi nhành. Nếu có huy động được thì chi nhánh cũng chỉ gửi Hội sở hoặc cho vay liên ngân hàng để lấy lãi chênh lệch.


- Phân tích tỷ lệ tổng mức huy động/ tổng vốn cho vay:

Thực hiện việc phân tích tỷ lệ này nhằm mục đích xét tỷ lệ giữa tiền gửi huy động trên tổng cho vay để biết được trên tổng dư nợ có bao nhiêu phần trăm tiền gửi. Tỷ lệ này cũng cho ta biết mức độ an toàn, hiệu quả của hoạt động cho vay của chi nhánh. Tỷ lệ vốn cho vay trên tiền vốn huy động của GP.Bank Vũng Tàu được thể hiện trên bảng 2.4


Bảng 2.4: Tỷ lệ vốn cho vay trên vốn huy động của GP.Bank Vũng Tàu năm

2012 và 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm

Giá trị

2012

2013

Tiền gửi

464.327

487.956

Cho vay

360.150

397.865

Chênh lệch cho vay và tiền gửi

104.177

90.091

Tỷ lệ cho vay/ tiền gửi (%)

77,56

81,53

(Nguồn: Báo cáo tổng kết cho vay năm 2013 – GP.Bank)

Từ bảng 2.4 ta thấy, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi tiết kiệm chiếm 77,56% năm 2012 và tăng lên 81,53% năm 2013. Chỉ tiêu vốn cho vay trên vốn huy động của ngân hàng ở ngưỡng khoảng 80% thì đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động cho vay. Theo các chỉ số ở trên, do năm 2012 và năm 2013 là hai năm khó khăn của ngành tài chính ngân hàng nói chung, việc thắt chặt cho vay được áp dụng rộng rãi trên toàn hệ thống. Tuy chỉ số tín dụng năm 2013 có cao hơn năm 2012 nhưng do bị thắt chặt và lựa chọn khách hàng nên tỷ lệ dư nợ cho vay so với huy động vẫn có sự chênh lệch đáng kể. GP.Bank Vũng Tàu có lợi thế về huy động vốn khá tốt so với các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn nên lượng vốn huy động dư không cho vay hết thường gửi lại hội sở và cho vay liên ngân hàng để lấy lời. Tuy nhiên, việc gửi vốn cho Hội sở lại phát sinh việc khi GP. Bank Vũng Tàu cần vốn giải ngân thường phải đăng ký trước 1 ngày để chuẩn bị nguồn. Điều này dẫn đến việc nguồn vốn phải lệ thuộc, khi cần giải ngân gấp lại phải huy động từ nguồn khác có chi phí cao


hơn so với lãi suất huy động hoặc làm chậm tiến độ giải ngân cho khách hàng.

Một bài toán khác đặt ra cho chi nhánh là việc cân đối được kỳ hạn tiền gửi và kỳ hạn tiền vay. Như ta đã biết, rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời hoặc cung ứng với chi phí cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản là ngân hàng đã chuyển hóa tiền gửi kỳ hạn ngắn đem cho vay kỳ hạn dài hơn. Vì vậy, nghiên cứu kỳ hạn tiền gửi và kỳ hạn cho vay sẽ cho ta thấy được tính cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Từ đó cho thấy được mức độ an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Bảng 2.5 phản ánh kỳ hạn cho vay của GP.Bank Vũng Tàu.

Bảng 2.5: Kỳ hạn cho vay của GP.Bank Vũng Tàu năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng


Kỳ hạn cho vay

2013

Tỷ trọng

%

1 tháng

0

0

2 tháng

0

0

3 tháng

0

0

4-6 tháng

18.991

5,1

7-11 tháng

42.784

11,5

12 tháng

287.693

77,5

Trên 12 tháng

21.697

5,9

Tổng cộng

371.165

100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết cho vay năm 2013 – GP.Bank)

Từ bảng 2.5 cho thấy, ở GP.Bank Vũng Tàu các kỳ hạn từ 1 tháng cho đến 3 tháng không có dư nợ. Chủ trương của chi nhánh là tập trung cho vay thời gian ngắn nhất là 6 tháng cho đến 1 năm. Còn tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng sử dụng vốn, nếu trong vòng 1 năm khách hàng muốn tất toán khoản vay vào thời điểm nào thì tùy vào khả năng tài chính của khách hàng. Hoạt động cho vay của chi nhánh tập trung nhiều nhất vào kỳ hạn 12 tháng chiếm đến 77,5% tổng dư nợ cho


vay. Trong khi đó, từ bảng 2.3, bảng kỳ hạn huy động vốn cho ta thấy huy động vốn của chi nhánh tập trung hơn 50% vào kỳ hạn 1 tháng và 18% vào kỳ hạn 3 tháng. Đây là 2 kỳ hạn chiếm hệ số cao nhất trong tổng vốn huy động. Từ đây có thể thấy được sự mất cân đối giữa kỳ hạn tiền gửi và tiền cho vay. Tiền gửi của chi nhánh tập trung chủ yếu ở kỳ hạn 1-3 tháng trong khi cho vay lại chủ yếu ở kỳ hạn từ 4-12 tháng, đặc biệt là 12 tháng. Điều này hàm chứa rất lớn về rủi ro tín dụng. Bởi lẽ, khi đến hạn thanh toán, khoản tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng mà khách hàng không có nhu cầu gửi lại trong khi phần vốn này đã được chi nhánh đem cho vay với kỳ hạn dài hơn từ 6-12 tháng mà chủ yếu là 12 tháng thì phần thiếu hụt tạm thời này, chi nhánh sẽ phải mua vốn từ hội sở với chi phí cao. Từ đó lại quay lại bài toán hiệu quả cho vay của GP.Bank Vũng Tàu.

Kỳ hạn trên 12 tháng chiếm 5,9%, tỷ lệ khá thấp so với tổng dư nợ. Sở dĩ có tỷ lệ này là do GP.Bank Vũng Tàu trước đây có cho vay trung hạn, từ năm 2011, do chính sách tạm thời ngừng cho vay đối với các khoản vay trung và dài hạn nên tỷ lệ này cũng giảm theo thời gian. Tuy nhiên, nhìn vào Bảng 2.3: Cơ cấu kỳ hạn huy động vốn năm 2013 và Bảng 2.5: Kỳ hạn cho vay của GP.Bank năm 2013 cho thấy tỷ trọng tiền gửi chỉ chiếm 1,9% trong tổng vốn huy động, trong khi đó các khoản cho vay với kỳ hạn trên 12 tháng lại chiếm 5,9%. Rõ ràng, tiền gửi dài hạn không đủ đáp ứng được nhu cầu vay dài hạn của khách hàng nên GP.Bank Vũng Tàu phải sử dụng đến vốn huy động ngắn hạn để bù vào phần thiếu hụt này.

Tóm lại, phân tích tỷ lệ tiền gửi trên tổng vốn cho vay của chi nhánh

GP.Bank Vũng Tàu đang tồn tại một số vấn đề sau:

+ Thiếu sự chủ động về vốn, còn phải lệ thuộc vào chính sách vốn của hội sở.

+ Chi nhánh đang sử dụng tiền gửi kỳ hạn ngắn 1-3 tháng để cho vay kỳ hạn dài hơn 6-12 tháng.

+ Vốn huy động sử dụng cho vay trung dài hạn của chi nhánh đang rất hạn

chế.

Những tồn tại trên cần phải được giải quyết nhanh chóng do tính cấp thiết của nó.

Nếu tiếp tục vấn đề này, chi nhánh sẽ gặp phải rủi ro trong tín dụng. Hiệu quả sử

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 06/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí